Đến nội dung

bachocdien nội dung

Có 47 mục bởi bachocdien (Tìm giới hạn từ 30-03-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#465326 Nghịch lý monty hall

Đã gửi bởi bachocdien on 19-11-2013 - 20:04 trong Nghịch lý

mình nghĩ ở đây mình không đề cập đến việc có đổi quà hay là không, bản chất nó là xác định xác suất CÓ QUÀ của từng hộp A và B sau khi MC mở hộp rỗng C kia thôi.




#465191 Chứng minh 3 đường thẳng đồng quy

Đã gửi bởi bachocdien on 19-11-2013 - 00:27 trong Hình học

Cho hình vuông $ABCD$. Cho $M$ là một điểm bất kỳ trên $BD$. Từ $M$ kẻ các đường thẳng $ME \perp AB$ và $MF \perp AD$. Chứng minh: $DE, BF, CM$ đồng quy




#464747 Nghịch lý monty hall

Đã gửi bởi bachocdien on 17-11-2013 - 00:28 trong Nghịch lý

Chào mọi người mình mới học xác suất và đây là một bài toán đã quen thuộc (và thậm chí đã có post ở đây rồi) nhưng có 1 chỗ mình chưa hiểu nên muốn hỏi lại mọi người:

Cho 3 hộp giống hệt nhau, và 1 trong 3 hộp này đựng quà. Người chơi chọn 1 trong 3 hộp đó, sau đó thì người dẫn chương trình (người này biết rõ hộp nào có quà) sẽ mở cái hộp không có quà trong 2 hộp còn lại ra, Hỏi người chơi có nên đổi hộp không. 

Ban đầu thì xác suất có quà của mỗi hộp đều là 1/3, (gọi hộp mình chọn là A, hộp có quà là B và hộp còn lại là C) nên tổng xác suất có quà của 2 hộp A và B là 2/3

Nhưng sau khi đổi thì xác suất của cái hộp bị mở là bằng 0 và do đó tổng xác suất có quà của hộp A và B có quà là 1. Do vậy mà xác suất có quà của hộp A hoặc B hoặc cả 2 sẽ phải thay đổi. Vậy xác suất nào đã thay đổi và vì sao lại thay đổi như vậy.  :icon6:




#462222 Toán học và áp lực xã hội

Đã gửi bởi bachocdien on 05-11-2013 - 14:13 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Một nhà toán học đã thực hiện một tính toán để xem xét xem áp lực xã hội ảnh hưởng đến loài người như thế nào.

 

Giáo sư Ernesto Estrada, thuộc phòng thống kê của đại học Strathclyde, đã tính toán những ảnh hưởng của áp lực trực tiếp và áp lực gián tiếp (hay còn gọi là áp lực xã hội) lên những quyết định quan trọng của con người. Sử dụng nhiều mô hình toán học, ông đã phân tích dữ liệu tổng hợp từ 15 mạng lưới khác nhau—từ những người bảo vệ trường học ở Mỹ đến những nông dân Brazil—để mang đến cho chúng ta một cái nhìn khái quát về vai trò của những áp lực xã hội trong cuộc sống ngày nay.

 

Giáo sư Estrada nói: "Xã hội hiện đại của chúng ta một một khối có sự tương tác và liên kết cao độ-- được phát triển từ thời vượn người đến xã hội công nghệ thông tin như ngày nay.”"Việc đạt được sự thống nhất về những vấn đề then chốt ngày nay – như sự nóng lên toàn cấu, chi phí chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm, và những thói quen có lợi cho sức khỏe — là yếu tố quyết định cho sự phát triển của xã hội chúng ta.”

 

"Đó là lý do vì sao nghiên cứu về sự thống nhất này lại thu hút nhiều sự chú ý của nhiều học giả trong nhiều lĩnh vực như vậy, từ những nhà khoa học xã hội đến khoa học tự nhiên, những người đã đưa ra nhiều ví dụ về ảnh hưởng của áp lực xã hội lên phong cách văn hóa, lối sống của chúng ta – như sự thay đổi xu thế thời trang theo thời gan và hành vi của những đám đông ở những trận đấu bóng đá – cũng như việc đưa ra những quyết định chung, và thậm chí là những thói quen, hành vi khi đi bộ."

 

Nghiên cứu của giáo sư Estrada đã chỉ ra rằng những quá trình đưa ra quyết định bắt đầu khi những cá nhân được kết nối trực tiếp với những người khác và đạt được sự đồng thuận – sau đó những áp lực xã hội sẽ tác động một cách gián tiếp đến họ -- cuối cùng cả nhóm sẽ đi đến quyết định chung, thống nhất. Ông nói: "Xét một đứa trẻ đang chịu một áp lực từ phía bạn bè của cô bé (áp lực trực tiếp) trong một buổi tiệc tùng nào đó và một tối thứ 7.""Tuy nhiên, cô bé cũng chịu một tác động gián tiếp khác, là việc biết những cô bé khác cũng làm những việc tương tự trong những bữa tiệc khác. Do đó, áp lực gián tiếp này có thể tạo nên một sự khác biệt trong cách hành xử của cô bé."

 

Nghiên cứu của giáo sư Estrada, được xuất bản trên tạp chí Nature phần Scientific Reports, cũng tính toán xem có bao nhiêu người lãnh đạo có thể hướng dẫn và ra quyết định cho những người khác trong cả một tổ chức. Ông nói: "Nghĩ về sự tồn tại của các nhóm trong những tổ chức khác nhau, như những công ty chẳng hạn. Mọi tổ chức đều có 1 hay nhiều những người lãnh đạo người mà có lẽ, ví dụ, đang cố thuyết phục các công nhân không tham gia (hay tham gia) vào một cuộc biểu tình về một vấn đề gây tranh cãi.""Tổ chức có thể đạt được một sự thống nhất về việc này chỉ khi cân nhắc đến những áp lực trực tiếp từ phía những thành viên của tổ chức và của người lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu những cá nhân trong tổ chức thấy rằng những người công nhân khác ở bên ngoài lại tham gia vào cuộc biểu tình, họ có thể cũng sẽ tham gia – không quan tâm đến áp lực từ phía người lãnh đạo."

 

Trong một tổ chức xã hội nơi mà những áp lực xã hội thường vắng mặt, việc có bao nhiêu lãnh đạo có cùng một quan điểm đóng vai trò then chốt trong việc đi đến thống nhất một vấn đề. Tuy nhiên, khi có một áp lực xã hội đủ mạnh, vai trò của người lãnh đạo sẽ biến mất và những cá nhân không có vị trí quan trọng trong tổ chức có thể trở thành lãnh đạo của nhóm. Giáo sư Estrada nói: "Ví dụ như việc thay đổi quan điểm của mọi người trong việc hút thuốc lá chẳng hạn. Vào những năm 70, việc hút thuốc lá rất được coi trọng và bạn sẽ thấy các diễn viên luôn hút thuốc khi lên màn ảnh – đặc biệt là những cảnh quyết định trong phim."

 

"Sau đó, các cá nhân không chỉ nhận những áp lực từ phía bạn bè hay đồng nghiệp mà còn nhận những áp lực từ phía những người khác ở cùng địa vị xã hội, cùng độ tuổi đang làm những việc tương tự. Trong trường hợp này, sự kết hợp của những áp lực trực tiếp và áp lực xã hội đã khiến người ta bỏ thuốc lá.”"Từ một vài người bỏ thuốc họ đã tác động đến bạn bè (áp lực trực tiếp) và rất nhiều người khác cũng bỏ theo”"Tuy nhiên, bên cạnh đó – và có thể là quan trọng hơn—là các cá nhân chịu áp lực gián tiếp từ cộng đồng, xã hội đó là tránh hút thuốc nơi công cộng. Và hút thuốc không còn được hưởng ứng rộng rãi – việc kết hợp giữa áp lực trực tiếp và gián tiếp đã chiến thắng việc sử dụng thuốc lá."

 

Nguồn: http://www.scienceda...-- Mathematics)

 

 




#462221 The physics of Wall Street - Những nhà vật lý trên Wall Street

Đã gửi bởi bachocdien on 05-11-2013 - 14:01 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Là một nhà văn, de Méré cũng là khách hàng thân thiết tại các triển lãm ở Paris, các cuộc hội họp sang trọng của giới trí thức Pháp rơi vào giữa những bữa tiệc cocktail và các hội thảo học thuật. Triển lãm đã thu hút mọi tầng lớp người dân tri thức Paris, bao gồm nhà toán học. Và như thế, de Méré bắt đầu hỏi các nhà toán học mà ông đã gặp trong xã hội về các vấn đề của ông.

Không ai có câu trả lời, không ai có nhiều hứng thú tìm hiểu, cho đến khi de Méré thử giải quyết vấn đề với Blaise Pascal. Pascal là một thần đồng, ông giải hầu hết các bài hình học cổ điển bằng hình tự vẽ khi còn là một đứa trẻ. Ở tuổi thiếu niên, ông là nhân vật quen thuộc tại hầu hết các triển lãm lớn, điều hành bởi một linh mục dòng Jesuit tên là Marin Mersenne, và đó là nơi mà de Méré và Pascal gặp nhau. Pascal không biết câu trả lời nhưng ông bị hấp dẫn, ông đồng ý với sự đánh giá của de Méré rằng vấn đề nên có một giải pháp toán học.

260-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-5-

Pascal bắt đầu giải quyết vấn đề của de Méré. Ông tranh thủ được sự giúp đỡ của một nhà toán học khác, Pierre de Fermat. Fermat là một luật sư và một nhà bác học, thông thạo nửa tá ngôn ngữ và là một trong những nhà toán học có tài nhất trong thời đó. Fermat sống cách Paris khoảng bốn trăm dặm về phía nam, tại Toulouse, vì thế Pascal không biết ông ta trực tiếp, nhưng có nghe nói qua các cuộc nói chuyện tại triển lãm Mersenne. Trong suốt năm 1654, bằng một chuỗi dài các bức thư trao đổi, Pascal và Fermat đã tìm ra giải pháp cho vấn đề của de Méré. Theo đó, họ đã thiết lập các cơ sở cho lý thuyết hiện đại về xác xuất.

Một trong số đó là phép tương ứng của Pascal và Fermat, chỉ ra một cách tính chính xác tỷ lệ thắng cuộc trong trò xúc xắc, đã tạo ra vấn đề của de Méré. (Hệ thống Cardano cũng tính đến loại hình trò chơi xúc xắc này, nhưng không ai biết về nó cho tới khi de Méré cảm thấy hứng thú với những câu hỏi này).

260-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-5-

Họ có thể chỉ ra rằng chiến lược đầu tiên của de Méré thì tốt vì cơ hội được 6 điểm qua bốn lượt ném là hơn 50% một chút – khoảng 51.7747%. Chiến lược thứ hai của de Méré, tuy nhiên, không quá tuyệt vì cơ hội ném được một cặp 6 điểm nếu ném 2 viên hai mươi bốn lượt chỉ khoảng 49.14%, nhỏ hơn 50%. Điều đó có nghĩa là chiến lược thứ hai thì hơi ít khả năng chiến thắng hơn. Trong khi chiến lược thứ nhất của de Méré thì hơi có khả năng chiến thắng hơn. de Mérén cảm thấy hồi hộp khi kết hợp những hiểu biết của hai nhà toán học tuyệt vời này, và từ đó ông sa vào chiến lược đầu tiên của mình.

Cách diễn giải trong lập luận của Pascal và Fermat thì rõ ràng, ít nhất từ quan điểm của de Méré. Nhưng những con số này thật sự có ý nghĩa gì? Hầu hết mọi người có ý kiến trực quan tốt về nó cho một sự kiện có xác suất nhất định, nhưng thật sự có một câu hỏi triết học sâu xa đang lâm nguy.

Giả sử tôi cho rằng tỷ lệ được mặt hình khi tung đồng xu là 50%.  Đại khái, điều này nghĩa là nếu tôi tung đồng xu hết lần này đến lần khác, tôi sẽ  được mặt hình khoảng một nửa số lần. Nhưng nó không có nghĩa là tôi đảm bảo được mặt hình chính xác một nửa lần. Nếu tôi tung đồng xu 100 lần, tôi có mặt hình 51 lần, hoặc 75 lần, hoặc cả 100 lần.  Bất kỳ con số nào cũng có thể.

Vậy thì tại sao de Méré chỉ chú ý đến cách tính của Pascal và Fermat?

Họ không bảo đảm rằng ngay cả chiến lược đầu tiên của ông ấy sẽ thành công. de Méré có thể dành phần đời còn lại của mình để đánh cược rằng 6 điểm sẽ xuất hiện khi một người tung xúc xắc bốn lần lần lượt và không bao giờ chiến thắng nữa, dù có tình toán xác suất. Điều này nghe có vẻ lạ lùng, nhưng không lý thuyết xác suất (hay vật lý) nào bác bỏ nó.

981ed598-be20-11dc-9ef9-cde6a34cd52b.jpg

Vậy xác suất cho chúng ta biết gì, nếu chúng không đảm bảo gì về mức độ thường xuyên của những điều sẽ diễn ra. Nếu de Méré nghĩ về vấn đề này, ông ta phải mất một thời gian dài cho câu trả lời. Thực tế là nửa thế kỷ. Người đầu tiên tìm ra cách nghĩ về mối quan hệ giữa xác suất và tần suất sự kiện là nhà toán học Thụy Sỹ tên Jacob Bernoulli, không lâu trước khi qua đời vào năm 1705.

Điều mà Bernoulli chỉ ra là nếu xác suất có được mặt hình là 50% thì xác suất mà phần trăm đạt mặt hình thật sự sẽ khác 50% của bất  kỳ số tiền nhận được thì sẽ ngày càng nhỏ hơn số lần bạn tung xúc xắc. Bạn có thể đạt 50% mặt hình nếu bạn tung đồng xu 100 lần, hơn là nếu bạn tung nó chỉ hai lần. Có gì đó đáng ngờ về câu trả lời này, tuy nhiên, vì nó sử dụng những ý tưởng xác suất để nói về ý nghĩa của xác suất. Nếu điều này có vẻ khó hiểu, thành ra bạn có thể làm tốt hơn một chút.

260-Jakob_Bernoulli.jpg

Bernoulli không nhận ra điều này (trên thực tế, nó không được giải quyết hoàn toàn cho đến thế kỷ hai mươi), nhưng nó có thể chứng minh rằng nếu cơ hội đạt mặt hình là 50%, và nếu bạn tung đồng xu vô số lần, thì dĩ nhiên (về cơ bản) rằng một nửa số lần là mặt hình. Hoặc, đối với chiến lược của de Méré, nếu ông chơi xúc xắc vô số lần, cược được 6 điểm mỗi lần chơi, ông sẽ được đảm bảo thắng cuộc 51.7477% lần. Kết quả này được gọi là Luật số lớn. Nó bảo đảm cho một trong những diễn giải quan trọng nhất của xác suất. Pascal chẳng hề ham mê cờ bạc, thế nên mỉa mai thay, đây là một trong những đóng góp toán học chính của ông trong lĩnh vực này.

Mỉa mai hơn vẫn là, một trong những điều nổi tiếng nhất của ông là một trò đặt cược mang tên ông. Vào cuối năm 1654, Pascal có một trải nghiệm huyền bí đã thay đổi cuộc đời ông. Ông ngưng làm việc trong lĩnh vực toán học và cống hiến hoàn toàn bản thân mình cho Jansenism, một phong trào Thiên Chúa giáo gây tranh cãi nổi tiếng vào thế kỷ mười bảy.

Ông bắt đầu viết về các vấn đề rộng khắp của thần học. Pascal’s Wager, như được gọi bây giờ, đầu tiên xuất hiện trong một bản ghi chép, giữa những tác phẩm tôn giáo của mình. Ông lý luận rằng, bạn có thể nghĩ đến việc lựa chọn tin tưởng Chúa hay không như một canh bạc: hoặc là Thiên Chúa tồn tại, hoặc không, và đức tin của một người chung quy là đánh cược theo cách này hoặc cách khác. Nhưng trước khi cược bất kỳ điều gì, bạn muốn biết tỷ lệ cược là gì và điều gì xảy ra nếu bạn giành chiến thắng, điều gì xảy ra nếu bạn thất bại.

Như Pascal đã lý luận, nếu bạn cược rằng Chúa tồn tại và bạn sống cuộc sống phù hợp, và bạn đúng, bạn sống đời đời trên thiên đường. Còn nếu bạn sai, bạn chỉ chết đi và không có gì xảy ra. Cũng như thế, nếu bạn đặt cược chống lại Chúa và bạn thắng. Nếu nếu bạn cược chống lại Chúa và bạn thua, bạn bị nguyền rủa đến diệt vong. Khi nghĩ về nó theo cách này, Pascal đã quyết định một cách dễ dàng. Mặt trái của chủ nghĩa vô thần quả là đáng sợ.
Source: http://vnquants.com/...en-wall-street-




#462220 The physics of Wall Street - Những nhà vật lý trên Wall Street

Đã gửi bởi bachocdien on 05-11-2013 - 14:00 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Samuelson quan tâm đến Bachelier bắt đầu từ mấy ngày trước đây, khi mà ông ấy nhận được bưu thiếp từ bạn của ông ấy, Leonard “Jimmie” Savage, một giáo sư thống kê ở đại học Chicago.Savage vừa hoàn thành xong cuốn sách giáo khoa về xác xuất và thống kê và đang quan tâm đến lịch sử của lý thuyết xác xuất. Ông ấy mò mẫm quanh thư viện của trường đại học để tìm các công trình nghiên cứu về xác xuất đầu thế kỷ hai mươi, khi ông ấy bước qua một cuốn sách giáo khoa xuất bản vào năm 1914, đó là cuốn sách mà ông ấy chưa nhìn thấy nó trước đây. Khi ông ấy lướt qua nó,Savage chợt nhận ra rằng, ngoài các công trình tiên phong trong xác xuất, cuốn sách có một số chương dành cho cái mà tác giả gọi là “đầu cơ” - theo nghĩa đen đó là lý thuyết xác xuất ứng dụng để đầu cơ trong thị trường. Savage đoán (hoàn toàn đúng) rằng nếu ông ấy chưa từng đọc qua công trình này trước đây, thì bạn bè của ông ấy ở các khoa kinh tế cũng không, và do đó ông ấy gửi một loạt các bưu thiếp để hỏi có ai biết Bachelier.

Samuelson chưa bao giờ nghe đến cái tên Bachelier. Nhưng ông rất quan tâm đến toán học ứng dụng trong tài chính - một lĩnh vực mà ông tin tưởng rằng ông sẽ theo đuổi để phát triển - và ông cũng tò mò muốn thấy những cái gì mà người đàn ông Pháp này đã làm. Mặc dù nắm giữ một số lượng sách khổng lồ nhưng thư viện toán học của MIT vẫn không có bản sao của cuốn sách giáo khoa ít người biết năm 1914. Nhưng Samuelson đã tìm thấy một số thứ khác đã khêu gợi sự thích thú của ông: luận án của Bachelier, xuất bản dưới tiêu đề “lý thuyết về đầu cơ”. Ông đã mượn nó ở thư viện và đem ngay nó về văn phòng của mình.

258-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-4-

Tất nhiên Bachelier không phải là người đầu tiên mang toán học vào trong những trò chơi của sự ngẫu nhiên. Điều đó để phân biệt với người đàn ông nước Ý tên Gerolamo Cardano sống ở Thời phục hưng. Sinh ra ở Milan vào khoảng thế kỷ 16, Cardano là một nhà thầy thuốc nổi tiếng nhất thời đó, được các đức giáo hoàng và nhà vua yêu cầu được tư vấn y tế. Ông là tác giả của hàng trăm các bài luận của các chủ đề từ y học đến toán học và chủ nghĩa thần bí. Nhưng niềm đam mê chính của ông là đánh cược may rủi. Ông cá cược liên tục, từ xúc xắc, bài tây và cờ vua - thực sự trong cuốn tự truyện của mình ông thừa nhận trong các năm qua ngày nào ông cũng cá cược. Cá cược trong suốt thời kì Trung cổ và Phục hưng được xây dựng dựa trên các khái niệm của tỉ lệ đặt cược và số tiền thu được, giống như hệ thống đặt cược tại các đường đua ngựa hiện nay. Nếu bạn muốn đề nghị ai đó một vụ cá cược bạn sẽ phải đưa ra tỉ lệ đặt cược trong dạng của căp số, như “1 ăn 10”, hay “2 ăn 3”, cái này phản ánh bạn sẽ cá cược như thế nào. (tỉ lệ 1 ăn 10 có nghĩa là nếu bạn cá 1 đô la, và nếu bạn thắng bạn sẽ nhận được 10 đô la cộng với số tiền bạn đặt cược ban đầu, ngược lại nếu bạn thua bạn sẽ mất 1 đô la). Nhưng những con số đó phục thuộc vào cảm nhận của người đưa ra cược về vụ cá cược. Cardano tin tưởng rằng sẽ có một cách hiểu chính xác hơn về cá cược, ít nhất đối với một số trò chơi đơn giản. Trong toàn bộ thời gian của mình, ông muốn mang toán học hiện đại vào chủ đề yêu thích của mình.

Vào năm 1526, lúc đó ông mới 20 tuổi, Cardano viết một cuốn sách phát họa ra những nổ lực đầu tiên về lý thuyết một cách hệ thống của xác xuất. Ông tập trung vào những trò chơi liên quan đến xúc xắc. Sự hiểu biết căn bản của ông là, nếu giả định một xúc xắc được gieo lên thì khả năng xuất hiện các mặt xúc xắc là như nhau, chúng ta có thể tính được chính xác các xác xuất của tất cả các loại kết hợp xuất hiện, về cơ bản là bằng cách đếm. Ví dụ có sáu kết quả có thể xãy ra từ việc tung con xúc xắc, trong đó chỉ có một kết quả là nhận được mặt 5. Vì thế cơ hội theo toán học của việc tung ra mặt 5 là 1/6 (tương ứng với việc tỉ lệ đặt cược là 1 ăn 5). Nhưng xác xuất của việc tổng hai mặt là 10 nếu bạn tung 2 xúc xắc? Có 6*6=36 kết quả có thể xãy ra, nhưng chỉ có 3 kết quả là có tổng bằng 10. Vì thế tỉ lệ thắng của trò này là 3/36 (tương ứng với tỉ lệ cá cược là 3 ăn 33). Bây giờ những phép tính này có vẻ đơn giản, và thậm chí vào thế kỷ 16 những kết quả có thể gây ngạc nhiên - bất cứ ai trải qua đủ thời gian cho việc cá cược sẽ phát triển trực giác về tỉ lệ cược trong những trò chơi về xúc xắc - nhưng Cardano là người đầu tiên dùng toán học để giải thích tại sao tỉ lệ đặt cược lại như vậy.

258-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-4-

Cardano chưa bao giờ xuất bản sách của mình - tại sao phải đưa cho bạn mẹo các cược tốt nhất? - nhưng bản thảo đã được tìm thấy trong các nghiên cứu của ông ấy khi ông ấy mất và cuối cùng được xuất bản sau hơn một thế kỷ khi nó được viết, vào năm 1663. Vào thời điểm đó, những người khác đã nghiên cứu một cách độc lập hướng tới một lý thuyết chính thức của xác xuất. Đáng chú ý nhất là đến từ một tay cá cược khác, một nhà văn người Pháp tên là Chevalier de Méré (ông ấy không phải là nhà quý tộc). De Méré thích thú với những câu hỏi về các con số, những bài đăng của ông liên quan tới những chiến thuật của trò chơi xúc xắc mà ông ấy thích chơi. Trò chơi bao gồm tung xúc xắc một số lần liên tục. Người chơi phải đoán sẽ xuất hiện các mặt nào. Ví dụ, bạn cá rằng nếu bạn tung một con xúc xắc 4 lần, bạn sẽ nhận được ít nhất một lần mặt 6. Với nhận thức bình thường thì đây là một trò chơi cá cược may mắn. Nhưng De Méré có bản năng tin rằng nếu bạn cá rằng mặt 6 sẽ xuất hiện, và bạn cá cược như thế mỗi lần bạn chơi, qua thời gian bạn sẽ có xu hướng thắng nhiều hơn thua. Cái này chính là chiến lược cá cược căn bản của De Méré, và nó giúp cho ông ấy có một số tiền đang kể. Ngoài ra, De Méré cũng có một chiến lược thứ hai, cái mà ông nghĩ là tốt, nhưng với một số lý do, nó chỉ đưa cho ông ấy toàn kết quả tồi. Chiến lược thứ hai là bạn sẽ luôn cá rằng hai mặt 6 sẽ xuất hiện ít nhất một lần nếu bạn tung 2 xúc xắc 24 lần. Nhưng chiến thuật này không thành công và De Mérémuốn biết tại sao.
Source: http://vnquants.com/...en-wall-street-




#462219 The physics of Wall Street - Những nhà vật lý trên Wall Street

Đã gửi bởi bachocdien on 05-11-2013 - 13:59 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Chương 1: Những hạt giống đầu tiên

 

“Turn-of-the-century, Beautiful Era”. Paris ồn ào với những tiến bộ. Ở phía tây, tháp mới của Gustave Eiffel- vẫn được coi như là điều chướng mắt của những người Paris sống dưới cái bóng của tháp - cắm thẳng trên nơi của hội chợ triển lãm thế giới (năm 1889). Ở phía bắc, dưới chân đồi Montmartre, một quán rượu mới được gọi là Moulin Rouge vừa mới mở cửa với nhạc điệu phô trương ầm ỹ chào mừng Hoàng tử xứ Wales đến từ Anh để xem buổi biểu diễn. Gần trung tâm thành phố, âm thanh bắt đầu cất lên theo sự lan truyền của dấu thăng giáng bất thường ở nhà hát opera của thành phố đẹp lộng lẫy, chính là Palais Garnier - những dấu thăng giáng bất ngờ dẫn tới ít nhất một cái chết khi một phần của đèn treo rơi xuống. Tin đồn rằng có một bóng ma hay lui tới toà nhà.

257-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-3-

Chỉ cần qua một vài dãy nhà về hướng đông của Palais Garnier là trái tim đang đập của nước Pháp:Sở giao dịch chứng khoán Paris, đây là sàn giao dịch chính của thủ đô. Nó được đặt trong một cung điện được xây dựng bởi Napoleon như là một cung điện khổng lồ  để chứa tiền, Palais Brongniart. Phía bên sườn bên ngoài tòa nhà là những bức tượng về các biểu tượng như: công lý, thương mại, nông nghiệp, công nghiệp. Những cái cột hùng vĩ tân cổ điển đứng sừng sững ngay cửa vào. Bên trong hội trường chính trũng xuống rộng đủ để chứa hàng trăn nhân viên quản lý và các nhân viên môi giới. Mỗi giờ một ngày họ gặp nhau dưới khu vực được trạm khắc trang hoàng và có cửa sổ mái nhà đồ sộ để giao dịch trái phiếu chính phủ vĩnh viễn, gọi là “công trái vĩnh viễn”, cái đã tài trợ cho những hoài bão về thế giới của nước Pháp hàng thế kỷ. Uy nghi và ấn tượng, nó là trung tâm của thành phố và là trung tâm của thế giới.

Đó là những gì mà Louis Bachelier đã nhìn thấy khi anh tiếp cận nó lần đầu tiên vào năm 1892. Anh ấy ở đó vào tuổi đôi mươi của mình, là đứa trẻ mồ côi đến từ vùng tỉnh xa xôi. Anh ấy vừa tới Paris sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc, để tiếp tục việc học của mình tại Đại học Paris. Anh ấy xác định trở thành nhà toán học hay nhà vật lý, dù cho cơ hội như thế nào - mặc dù anh ấy có chị và em trai ở nhà ủng hộ. Anh ấy đã bán một số đồ đạc trong gia đình, điều này cung cấp một số tiền trong nhất thời nhưng nó không kéo dài mãi. Và khi mà các bạn cùng lớp tập trung hết sức để nghiên cứu các đề tài của họ, Bachelier phải làm việc. May mắn thay với một trí nhớ tốt về các con số và kinh nghiệm kinh doanh vất vả, anh ấy đã được bảo đảm một công việc ở Sở giao dịch chứng khoán. Anh ấy tin chắc với chính mình đó chỉ là công việc tạm thời. Công việc về tài chính đã chiếm hết thời gian ban ngày của anh ấy, chỉ còn buổi tối cho việc nghiên cứu vật lý. Anh ấy tự đi bộ lên cầu thang về phía các cột của Sở giao dịch.

Bên trong là toàn cảnh hỗn lộn ồn ào. Cơ chế của Sở giao dịch dựa hệ thống đấu giá mở để thực thi các giao dịch: các nhà giao dịch và các nhà môi giới sẽ gặp nhau ở hội trường chính của Palais Brongniart và truyền đạt thông tin về các lệnh mua và các lệnh bán bằng cách la hét hay dùng các tính hiệu bằng tay. Hội trường đầy những người đàn ông chạy tới chạy lui để thực hiên các giao dịch, chuyển nhượng hợp đồng và các hóa đơn, mua và bán các cổ phiếu và trái phiếu vĩnh viễn. Bachelier biết rõ về những nguyên tắc cở sở của hệ thống tài chính của Pháp. Sở giao dịch dường như không phải là nơi thích hợp cho một chàng trai thích yên tĩnh, một nhà toán học với khí chất của một học giả. Nhưng không có cách để quay lưng lại. “Đó là một trò chơi” anh ấy tự nói với chính mình. Bachelier luôn bị mê hoặc bởi lý thuyết xác xuất, vấn để toán học của sự ngẫu nhiên (và, sự giãn nỡ, cờ bạc). Nếu anh ấy tưởng tượng thị trường tài chính của Pháp như là một sòng bạc uy nghi, một trò chơi với nhiều luật thì anh ấy sẽ học lấy nó và dường như nó không đáng sợ lắm. Anh ấy lặp lại câu thần chú - chỉ là một trò chơi may rủi phức tạp - và anh ấy bước thẳng vào trong đám đông.

 257-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-3-

“Người này là ai?” Paul Samuelson hỏi chính mình, đây là lần thứ hai sau nhiều phút trôi qua. Ông ấy đang ngồi trong văn phòng của mình ở khoa Kinh tế học của MIT. Thời điểm này là năm 1955. Trước mặt ông là luận án Tiến sỹ được làm cách đây nửa thế kỷ, được viết bởi một người đàn ông Pháp, người mà Samuelson khá chắc chắn rằng trước đây ông chưa bao giờ nghe đến cái tên như Bachelor, Bacheler hay bất cứ tên gì giống thế. Ông ấy nhìn lại mặt trước của tập tài liệu một lần nữa.Louis Bachelier. Điều đó cũng chẳng gợi nhớ lên điều gì khác.

Tuy không biết nhiều về tác giả, nhưng tài liệu trên bàn của Samuelson đã gây kinh ngạc cho ông. Cách đây 55 năm, Bachelier đã ứng dụng toán học vào trong thị trường chứng khoán. Suy nghĩ đầu tiên của Samuelson là công việc của mình về chủ đề này trong vài năm qua - công việc được coi là tạo nên một trong các luận án của sinh viên mà ông hướng dẫn - không còn tính độc đáo. Nhưng nó đang gây nhiều ấn tượng hơn thế. Vào năm 1990, Bachelier đã nghiên cứu nhiều vấn đề toán học mà sau này Samuelson và sinh viên của ông đang ứng dụng vào trong kinh tế học - những lý thuyết toán học mà Samuelson nghĩ rằng đã phát triển từ rất lâu, bởi các nhà toán học mà Samuelson biết rất rõ vì họ gắn liền với các khái niệm mà họ phát minh ra. Các quá trình Wiener, các phương trình Kolmogorov,Doob’s martingale. Samuelson nghĩ rằng điều này là một sự tiến bộ, 20 năm tuổi là nhiều nhất. Nhưng có tất cả trong luận án của Bachelier. Làm thế nào mà Samuelson chưa bao giờ nghe về Bachelier?

 

Source: http://vnquants.com/...n-wall-street-3

 




#462218 The physics of Wall Street - Những nhà vật lý trên Wall Street

Đã gửi bởi bachocdien on 05-11-2013 - 13:58 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Nhưng khi các thị trường mở cửa vào thứ hai ngày 6 tháng 8 năm 2007, toàn bộ trông giống địa ngục. Các danh mục đầu tư của quỹ được thiết kế để kiếm tiền, không hề có vấn đề gì xãy ra, đều giảm. Các vị thế được coi là sẽ tăng cũng giảm điểm. Một cách kì lạ, các vị thế được coi là tăng điểm nếu tất cả mọi thứ khác đều giảm điểm cũng giảm theo. Về cơ bản các quỹ đầu tư định lượng đều thua lỗ. Mọi chiến lược họ dùng đều đột nhiên có nhược điểm dù là cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay hàng hóa. Hàng triệu đô la bỗng dưng biến mất.

Việc này kéo dài tới cuối tuần, cuộc khủng hoảng kì lạ trở nên tồi tệ hơn. Mặc dù được đào tạo bài bản nhưng không ai trong các nhà giao dịch trong quỹ đầu tư định lượng biết chuyện gì đang diễn ra. Vào thứ tư, vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Một quỹ lớn ở Morgan Stanley, gọi là Process Driven Trading, mất 300 triệu đô la trong một ngày. Quỹ khác là Applied Quantitative Research Capital Management mất hơn 500 triệu đô la. Và một quỹ khủng lồ nữa của Goldman Sachs gọi là Global Alpha mất khoảng 1,5 tỷ đô la trong vòng một tháng. Trong khi đó chỉ số Dow Jones tăng 150 điểm, vì tất cả các cổ phiếu mà quỹ đặt cược ngược lại đều tăng. Có một cái gì đó sai lầm, một sự sai lầm khủng khiếp.

249-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-2-

Thị trường biến động tiếp tục cho đến cuối tuần. Nó kết thúc vào cuối tuần lúc mà Goldman Sachs tăng thêm 3 tỷ đô la vốn mới để ổn định quỹ của họ. Việc này đủ giúp giảm ngay việc hoảng loạn lúc này, ít nhất là cho tới cuối tháng 8. Mặc dù ngay tức khắc các những thông tin về các khoảng lỗ lớn đến tai các nhà báo tài chính. Một số các bài báo cũng suy đoán về nguyên nhân của cái được gọi là khủng hoảng về phân tích định lượng. Thậm chí một chuyên gia trong Goldman Sachs giải thích những khó khăn lúc này rất khó vượt qua. Các nhà quản lý quỹ nhắm mắt làm công việc của họ và hy vọng tuần sau sẽ có những may mắn bất ngờ và cơn gió mạnh sẽ nhanh chóng biến mất. Nhiều người nhớ lại câu nói nổi tiếng của nhà vật lý nổi tiếng đã nói sau khi mất tiền trong vụ sụp đổ thị trường chứng khoán ở Anh vào thế kỷ 17, Isaac Newton với sự thất vọng: “Tôi có thể tính toán sự chuyển động của các vì sao nhưng không thể đo lường được sự điên rồ của con người.”

Những quỹ đầu tư định lượng bước những bước đi khập khiểng tới cuối năm và lại bị thua lỗ vào tháng 11 và tháng 12 bởi những nguyên nhân từ tháng 8. Một số quỹ có thể phục hồi thua lỗ vào cuối năm nhưng con số này không nhiều. Lợi nhuận trung bình của các quỹ vào khoảng 10% vào năm 2007- ít hơn so với các năm trước và cũng ít đầu tư vào các sản phẩm phức tạp. Mặt khác quỹ Medallion của Jim Simons đạt lợi nhuận 73,7% mặc dù nó cũng rơi vào tình trạng của tháng 8. Khi năm 2008 tới, các nhà định lượng hi vọng những điều tồi tệ sẽ bỏ lại phía sau. Nhưng điều đó đã không xãy ra.

Tôi bắt đầu nghĩ về quyển sách này suốt mùa thu năm 2008. Trong năm có khủng hoảng định lượng, nền kinh tế Mỹ bước vào vòng xoáy sụp đổ, với những ngân hàng đầu tư lâu đời như Bear Stearnsvà Lehman Brothers nổ tung vì thị trường sụp đổ. Giống như nhiều người khác, tôi bị thu hút bởi các tin tức về sự suy thoái kinh tế. Tôi đọc về nó một cách ám ảnh. Từ bài báo này đến bài báo khác, tôi đã nghiên cứu về các nhà định lượng huyền thoại, các nhà vật lý và toán - những người tới Wall Street và thay đổi nó mãi mãi. Điều ngụ ý đã rõ ràng, các nhà vật lý ở Wall Street phải có trách nhiệm về sự sụp đổ này. Giống như giai thoại về Icarus, họ đã bay quá cao và đã rơi xuống. Những đôi cánh bằng sáp của họ là những mô hình toán học phức tạp được đem vào từ vật lý - những công cụ được hứa hẹn không giới hạn trong tháp ngà của giới học viện, nhưng nó đã bị tan chảy khi đối mặt với sự thăng trầm của cuộc sống ở Wall Street. Và bây giờ chúng ta phải trả giá.

Tôi hoàn thành Tiến sỹ vật lý và toán học ở thời điểm đó, và ý kiến cho rằng các nhà vật lý đứng đằng sau sự sụp đổ ấy đặc biệt làm sốc tôi. Tôi biết nhiều người từ các đại học mà chuyên ngành là toán và vật lý sau đó vào làm việc cho các ngân hàng đầu tư. Tôi cũng nghe kể về các câu chuyện của các sinh viên cao học bị lôi kéo ra khỏi các học viên bởi các lời hứa giàu có trên Wall Street. Và tôi cũng nghe các nhân viên ngân hàng là người có chuyên ngành triết học và ngoại ngữ. Tôi thừa nhận rằng các chuyên ngành vật lý và toán đang thu hút các ngân hàng đầu tư bởi vì họ giỏi logic và các con số. Tôi không bao giờ mơ tưởng rằng các nhà vật lý sẽ được chú ý đặc biệt bởi vì họ biết về các vấn đề vật lý.

249-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-2-

Nó giống như điều huyền bí. Vật lý phải làm những gì cho tài chính? Không có cá nhân nào trong vụ sụp đổ nói vật lý và các nhà vật lý trở nên  quan trọng đối với kinh tế thế giới, hay tại sao mọi người có thể nghĩ rằng ý tưởng từ vật lý sẽ được sử dụng trên tất cả các thị trường. Nếu bất cứ thứ gì, ngay cả sự hiểu biết hiện nay - được đề xuất bởi Nassim Taleb, tác giả của cuốn sách The Black Swan, cũng như các đề xuất từ kinh tế học hành vi - là dùng các mô hình phức tạp để dự đoán thị trường đều ngu ngốc. Sau tất cả, con người không phải là các hạt vi lượng. Nhưng những thứ này khiến tôi càng bối rối hơn. Có phải các ngân hàng ở Wall Street như Morgan Stanley và Goldman Sachs bị lừa bịt bởi những người đằng sau các hệ thống máy tính giao dịch? Vấn đề được giả thiết rằng các nhà vật lý và các nhà định lượng đang làm các quỹ quản lý hàng tỷ đô la thất bại. Nhưng nếu toàn bộ sự cố gắng là ngu ngốc, tại sao họ được tin tưởng với số tiền khổng lồ. Chắc chắn bất kì một người nào đó với một ít ý niệm về kinh doanh sẽ bị thuyết phục rằng những nhà tài chính định lượng sẽ làm một cái gì đó - và đó là một phần của câu chuyện không được kể trên báo chí. Tôi muốn hiểu rõ từ những thứ dưới cùng của nó.

Vì thế tôi sẽ đào sâu vào câu chuyện. Như một nhà vật lý, tôi nghĩ tôi sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu những người đầu tiên đem tới ý kiến rằng vật lý có thể dùng để hiểu các thị trường tài chính. Tôi muốn biết cái gì đã liên kết vật lý và tài chính, cũng như muốn biết làm thế nào mà những ý kiến được hình thành, làm thế nào mà các nhà vật lý trở thành một lực lượng mạnh trên Wall Street. Câu chuyện tôi muốn khám phá dẫn tôi đi từ Paris của những năm đầu thế kỷ tới các phòng nghiên cứu của chính phủ suốt chiến tranh thế giới thứ 2, từ các bàn đánh bài xì dách ở Las Vegas cho tới cộng đồng Yippie ở bờ biển Thái bình dương. Những sự liên kết giữa vật lý và các lý thuyết tài chính hiên đại - rộng hơn là kinh tế - sẽ khiến cho bạn ngạc nhiên.

Quyển sách này kể về câu chuyện của các nhà vật lý làm tài chính. Cuộc khủng hoảng gần đây là một phần của câu chuyện, và đó cũng chỉ là phần nhỏ của câu chuyện. Và đây không phải cuốn sách nói về sự sụp đổ của các định chế tài chính. Đã có nhiều người nói về chúng, kể cả tập trung vào vai trò của các nhà định lượng và làm thế nào mà cuộc khủng hoảng ảnh hưởng tới họ. Cuốn sách này nói về những vấn đề lớn hơn. Và cuốn sách này sẽ nói về làm thế nào mà các nhà định lượng hình thành và làm thế nào để hiểu được các mô hình toán học phức tạp, những thứ đã trở thành trung tâm của tài chính hiện đại. Có thể quan trọng hơn là cuốn sách này nói về tương lai của tài chính. Nó cho biết vì sao chúng ta nên nhìn vào các ý tưởng từ vật lý và các lĩnh vực liên quan để giải quyết các vấn đề kinh tế đang diễn ra mà các quốc gia trên toàn thế giới phải đối mặt. Đó là vấn đề mà chúng ta nên thay đổi cách chúng ta nghĩ về các chính sách kinh tế.

Vấn đề lịch sử mà tôi khám phá trong cuốn sách này thuyết phục tôi - và tôi hi vọng nó sẽ thuyết phục bạn -  rằng các nhà vật lý và mô hình của họ không nên bị đổ lỗi cho các căn bệnh của nền kinh tế hiện tại. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên hài lòng với vai trò của việc lập mô hình toán học trong tài chính. Ý tưởng rằng có thể ngăn chặn được những vụ sụp đổ gần đây đã được phát triển nhiều năm trước khi khủng hoảng xãy ra. (Tôi sẽ đề cập đến một số trong cuốn sách này). Tuy nhiên một số các ngân hàng, quỹ đầu tư hay các cơ quan quản lý của chính phủ đã cho thấy có dấu hiệu lắng nghe các nhà vật lý, những người tiến bộ và có khả năng tạo ra điều khác biệt. Thậm chí hầu hết các quỹ đầu tư định lượng phức tạp đang phụ thuộc vào các công nghệ thế hệ thứ nhất và thứ hai trong khi các công nghệ thế hệ thứ ba và thứ tư đã có thể sử dụng. Nếu chúng ta dự định sử dụng vật lý vào Wall Street, như những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua, chúng ta cần phải hiểu rõ một cách sâu sắc về những công cụ đã làm sụp đổ chính chúng ta, và những công cụ mới có thể giúp chúng ta cải thiện những gì chúng ta đang làm. Nếu như bạn nghĩ về các mô hình tài chính như các nhà vật lý nghĩ về chúng thì đó mới là cách hiểu rành mạch. Sau tât cả, không có gì đặt biệt về sự sụp đổ các mô hình trong tài chính - việc chú ý tới các mô hình thất bại là vấn đề cốt yếu của tất cả ngành khoa học kỹ thuật. Mối nguy hiểm nằm ở chổ chúng ta dùng các mô hình từ ý tưởng của vật lý nhưng lại không suy nghĩ giống như các nhà vật lý.

249-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-2-

Có một công ty ở New York mà mọi người nên nhớ. Đó là Renaissance, một công ty quản lý tài chính mà không bao giờ tuyển các chuyên gia tài chính. Năm 2008 đã khiến rất nhiều ngân hàng và quỹ đầu tư phá sản. Ngoài Bear Stearns và Lehman Brothers còn có công ty bảo hiểm khổng lồ AIG và hàng loạt các ngân hàng và các quỹ đầu tư phá sản hay bấp bênh trên vách đá, bao gồm cả các quỹ đầu tư định lượng kếch xù có vốn hơn 10 tỷ đo la như Citadel Investment Group. Ngay cả các chuyên gia đầu tư truyền thống cũng bị: Berkshire Hathaway đối mặt với khoảng lỗ lớn từ trước đến nay vào khoảng 10% giá trị sổ sách. Nhưng không phải ai cũng thua lỗ trong năm đó. Quỹ đầu tư Medallion của Jim Simons kiếm được 80% trong lúc mà các tổ chức tài chính khác sụp đổ xung quanh ông ta. Các nhà vật lý phải làm điều gì đó ngay.

<Còn tiếp>
Source: http://vnquants.com/...n-wall-street-2




#461940 The physics of Wall Street - Những nhà vật lý trên Wall Street

Đã gửi bởi bachocdien on 03-11-2013 - 21:27 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

banner.jpg

The physics of Wall Street

Tóm tắt lịch sử của việc dự đoán những thứ không thể dự đoán được
Tác giả James Owen Weatherall

Làm thế nào mà vật lý có thể thay đổi tài chính và tại sao nó có thể ngăn ngừa cuộc khủng hoảng tiếp theo.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều chuyên gia đã đổ lỗi cho các công cụ tài chính phức tạp như các sản phẩm phái sinh mà các nhà vật lý, toán học đã tạo ra. Nhưng một học giả trẻ tuổi là James Weatherall bắt đầu đặt câu hỏi về vấn đề này. Có thật sự các nhà vật lý đã mắc sai lầm?

Trong cuốn sách thú vị và hấp dẫn này, Weatherall kể cho chúng ta nghe câu chuyện về việc làm cách nào mà các nhà vật lý lại tới Wall Street và làm thế nào mà ý tưởng của họ đã thay đổi ngành tài chính mãi mãi. Đưa chúng ta từ Paris của những năm đầu thế kỷ tới các phòng nghiên cứu của chính phủ suốt chiến tranh thế giới thứ 2, từ các bàn đánh bài xì dách ở Las Vegas cho tới cộng đồng Yippie ở bờ biển Thái bình dương, Weatherall chỉ ra làm cách nào mà các nhà vật lý thành công trong việc mang các kiến thức khoa học của họ để giải quyết các vấn đề hóc búa nhất trong các lĩnh vực kinh tế, từ định giá quyền chọn cho tới các bong bóng tài sản. Dù trong khoa học hay tài chính thì mô hình luôn có những giới hạn, nó thường bị phá vỡ dưới một số điều kiện nhất định. Và vào năm 2008, những mô hình phức tạp bị thất bại trong tay của những người không hiểu mục đích của chúng và những người không quan tâm tới rủi ro. Đó là sự lạm dụng nghiêm trong trong khoa học.

Tuy nhiên giải pháp là chúng ta không từ bỏ các mô hình vì nó giúp chúng ta tốt hơn. Weatherall cho mọi người thấy các ý tưởng đỉnh cao của kỉ nguyên mới trong tài chính. Cuốn sách này là một câu chuyên lịch sử và nó sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn về tương lai của kinh tế tài chính.

JAMES OWEN WEATHERALL là một nhà toán học, triết học và vật lý. Anh ấy tốt nghiệp ở Harvard, Stevens Institute of Technology và University of California, Irvine, nơi anh ấy làm trợ lý giáo sư về logic và triết học khoa học. Ngoài ra anh ấy còn viết bài cho Slate and Scientific American.

Chương giới thiệu: Quants và những thiên tài

Warren Buffett không phải là nhà quản lý tiền tốt nhất thế giới, cả George Soros và Bill Gross cũng vậy. Nhà quản lý tiền giỏi nhất là người đàn ông mà bạn sẽ chưa bao giờ nghe tên trừ khi bạn là dân vật lý. Jim Simons là người đồng phát minh ra một phần rực rỡ trong toán học gọi là 3-dạng Chern-Simons, một trong những phần quan trọng nhất của lý thuyết chuỗi. Nó trừu tượng thậm chí thâm thúy, những hiện tượng mà nó nghiên cứu đôi khi quá trừu tượng và mang nặng tính lý thuyết nhưng nó khiến cho Simons trở thành huyền thoại sống. Ông ấy là nhà khoa học mà các khoa vật lý ở Harvard và Princeton đều kinh nể.

239-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-1-

Simons có phong thái của một giáo sư, với đầu tóc trắng thưa thớt và bộ râu thô kệch. Trong những lần hiếm hoi xuất hiện trước mọi người, ông thường mặc áo thun nhào nát và áo khoác thể thao - khác xa với áo vét và ca vạt bảnh bao của các nhà quản lý tiện tệ nổi tiếng. Ông ấy hiếm khi mang tất. Những đóng góp của ông ấy vào vật lý và toán học là những vấn đề thuộc lý thuyết, chỉ tập trung vào phân loại những đặc trưng về những hình dạng hình học phức tạp. Thật khó để gọi ông ấy là người của những con số- một khi bạn đạt được mức độ trừu tượng và những con số của ông ấy hay tất cả những thứ giống như toán học truyền thống, đó là một khoảng cách rất xa. Ông ấy không giống như một người làm trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư.

239-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-1-Tuy nhiên ông ấy là người sáng lập ra công ty quản lý quỹ Renaissance Technologies thành công một cách phi thường. Simons thành lập quỹ đầu tiên vào năm 1988 cùng với một nhà toán học khác là James Ax, quỹ đó có tên là Medallion, sau những giải toán học uy tín mà Ax và Simons nhận được vào những năm 60 và 70. Sau mười năm, quỹ thu được lợi nhuận tuyệt vời là 2,478.6%, vượt qua các quỹ khác trên toàn thế giới. Để thấy được mức độ kinh khủng đó, chúng ta phải so sánh với mức lợi nhuận của quỹ Quantum của George Soros, quỹ thành công thứ hai trong khoản thời gian này, lợi nhuận của quỹ này là 1,710.1% trong cùng giai đoạn xem xét. Sự thành công của Medallion không dừng lại trong mười năm tiếp theo hay toàn bộ thời gian tồn tại của quỹ. Lợi nhuận của nó trung bình khoảng 40% một năm sau chi phí và lợi nhuận đó cao gấp đôi mức trung bình của ngành. (So sánh với Berkshire Hathaway, công ty đạt lợi nhuận trung bình 20% từ khi Buffett biến nó trở thành công ty đầu tư vào năm 1967 cho tới 2010.). Ngày nay Simons là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới. Theo xếp hạng Forbes năm 2011, tài sản ròng của ông là 10.6 tỷ đô la, một con số có thể khiến Simons có tài khoản giao dịch ngang hàng với một số công ty đầu tư lớn khác.

Nhân viên của Renaissance vào khoản 200 người, hầu hết ở tại trụ sở chính của công ty vùng Long Island của East Setauket, New York. Một phần ba đều có bằng Tiến sỹ nhưng không phải chuyên ngành tài chính mà là các lĩnh vực như Vật lý, Toán, Thống kê. Theo nhà toán học Isadore Singer của MIT, Renaissance chính là khoa toán và vật lý tốt nhất trên thế giới. Đó là lý do tại sao làm việc tại đây là tuyệt vời. Thật vậy, Renaissance tránh tuyển dụng những người đến từ Wall Street. Không cần những Tiến sỹ tài chính và những nhà giao dịch đến từ các ngân hàng đầu tư truyền thống hay các quỹ đầu tư. Bí mật thành công của Simons là tránh xa các chuyên gia tài chính. Theo ý kiến các chuyên gia tài chính thì những người giống như Simons không thể tồn tại. Về mặt lý thuyết thì ông ấy đã làm những việc không thể làm được. Ông ấy đã dự đoán như việc không thể dự đoán được và trở nên giàu có do làm việc đó.

Các quỹ đầu tư được giả định hoạt động bằng cách tạo ra những danh mục đầu tư cân bằng. Mô hình đơn giản của ý tưởng này là mua một tài sản cùng lúc với bán một tài sản khác như một cách bảo hiểm vị thế của mình. Thường thì một trong các tài sản phải là sản phẩm phái sinh. Phái sinh là hợp đồng dựa vào các loại chứng khoán như là cổ phiểu, trái phiếu, và hàng hóa ví dụ có một sản phẩm phái sinh tên là hợp đồng tương lai. Nếu bạn mua một hợp đồng tương lai về sản phẩm lúa thì chính là bạn đã đồng ý mua lúa ở một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác định ngay lúc này. Giá trị của hợp đồng lúa tương lai phụ thuộc vào giá lúa giao ngay - nếu giá lúa giao ngay tăng thì giá của hợp đồng cũng sẽ tăng theo, do giá của việc mua lúa và dự trữ chúng trong một thời gian cũng tăng. Ngược lại nếu giá lúa giảm, bạn phải chịu một khoản lỗ vì cam kết trả nhiều hơn giá thị trường của lúa khi hợp đồng tương lai đến hạn. Trong nhiều trường (không phải tất cả) không có việc giao dịch lúa khi hợp đồng đến hạn, thay vào đó bạn chỉ giao dịch tiền tương ứng với chênh lệch giữa giá bạn đồng ý trả và giá hiện tại trên thị trường.

Các sản phẩm phái sinh được chú ý nhiều gần đây nhưng đa số là đều nghĩ nó tiêu cực. Nhưng chúng không phải là những sản phẩm mới. Những sản phẩm đó đã tồn tại ít nhất khoảng 4000 năm, được chứng minh từ những bảng đất sét được tìm thấy ở vùng Mesopotamia cổ đại (ngày nay là I-rắc) đó được xem như là hợp đồng tương lai sớm nhất. Mục đích của hợp đồng tương lai rất đơn giản: chúng làm giảm sự không chắc chắn. Giả sử rằng Anum-pisha và Namran-sharur là hai người con của Siniddianam, họ đều là những người nông dân trồng lúa vùng Sumer, họ đang cố gắng quyết định trồng lúa mạch hay lúa mì. Trong lúc ấy, thầy tế Iltani biết rằng cô ấy sẽ yêu cầu lúa mạch vào mùa thu tới và cô ấy cũng biết rằng giá lúa mạch lên xuống thất thường không thể dự đoán được. Dựa trên nguồn tin từ một nhà buôn địa phương, Anum-pisha và Namran-sharur tiếp cận Iltani và đề nghị cô ấy mua hợp đồng tương lai cho lúa mạch của họ; họ đồng ý bán cho Iltani một lượng lúa mạch xác định sau khi thu hoạch với mức giá thương lượng trước. Bằng cách này Anum-pisha và Namran-sharur có thể tự tin trồng lúa mạch vì họ đã tìm ra được người mua trong khi đó IItani biết rằng cô ấy sẽ có được một lượng lúa mạch đúng ý với mức giá cố định. Trong trường hợp này, sản phẩm phái sinh làm giảm rủi ro cho người bán trong việc sản xuất sản phẩm cùng lúc ấy nó cũng bảo vệ người mua từ những biến động giá không mong đợi trong tương lai. Tất nhiên, sẽ luôn tồn tại rủi ro hai người con của Siniddianam sẽ không có khả năng giao hàng - giả sử rằng có hạn hán hay sâu bọ tàn phá mùa màng - trong trường hợp này họ phải mua lúa mạch từ một người khác và bán cho IItani ở mức giá và số lượng xác định trước.

Các quỹ đầu tư dùng những sản phẩm phái sinh như cách của những người Mesopotamia cổ đại. Mua cổ phiếu và bán những hợp đồng cổ phiếu tương lai như là trồng lúa mạch và bán những hợp đồng lúa mạch tương lai. Những hợp đồng tương lai cung câp cách bảo hiểm việc giảm giá của cổ phiếu.

239-nhung-nha-vat-ly-tren-wall-street-1-Những quỹ đầu tư (hedge fund) xuất hiện từ những năm 2000 rất lâu sau thời của hai người con của Siniddianam. Những quỹ đầu tư này được điều hành bởi các chuyên viên giao dịch (trader), được gọi là quants (những nhà phân tích định lượng), những người đại diện cho thế hệ cực kì thông minh, ưu tú ở Wall Street. Đa số có bằng Tiến sỹ về tài chính, được huấn luyện dưới môi trường lý thuyết hàn lâm tiên tiến nhất - những kiến thức trước đây chưa bao giờ là điều kiện để làm việc ở Wall Street. Số còn lại có thể nằm bên ngoài ngành tài chính, với các nền tảng trong các lĩnh vực như toán và vật lý. Họ được trang bị những công thức có thể cho họ biết chính xác giá của sản phẩm phía sinh có mối tương quan như thế nào đối với các chứng khoán cơ sở. Họ có một số các hệ thống máy tính cực kì nhanh và phức tạp trên toàn thế giới được lập trình đẻ giải quyết các phương trình và tính toán có bao nhiêu rủi ro mà quỹ đầu tư đang đối mặt, vì thế họ có thể giữ cho danh mục đầu tư của họ cân bằng một cách hoàn hảo. Những chiến lược của các quỹ đầu tư được xác định để mà không có vấn để bất ngờ nào có thể gây nguy hiểm tới danh mục đầu tư, họ có thể sẽ nhận ít lợi nhuận nhưng sẽ không có nguy cơ lỗ nhiều. Hoặc ít nhất đó là cách mà quỹ đầu tư hoạt động.

(Còn nữa)

Source: http://vnquants.com/...n-wall-street-1




#456625 Toán học và áp lực xã hội

Đã gửi bởi bachocdien on 10-10-2013 - 19:37 trong Toán học lý thú

http://www.scienceda...-- Mathematics)


"Một nhà toán học đã thực hiện một tính toán để xem xét xem áp lực xã hội ảnh hưởng đến loài người như thế nào.

Giáo sư Ernesto Estrada, thuộc phòng thống kê của đại học Strathclyde, đã tính toán những ảnh hưởng của áp lực trực tiếp và áp lực gián tiếp (hay còn gọi là áp lực xã hội) lên những quyết định quan trọng của con người. Sử dụng nhiều mô hình toán học, ông đã phân tích dữ liệu tổng hợp từ 15 mạng lưới khác nhau—từ những người bảo vệ trường học ở Mỹ đến những nông dân Brazil—để mang đến cho chúng ta một cái nhìn khái quát về vai trò của những áp lực xã hội trong cuộc sống ngày nay.

Giáo sư Estrada nói: "Xã hội hiện đại của chúng ta một một khối có sự tương tác và liên kết cao độ-- được phát triển từ thời vượn người đến xã hội công nghệ thông tin như ngày nay.”"Việc đạt được sự thống nhất về những vấn đề then chốt ngày nay – như sự nóng lên toàn cấu, chi phí chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm, và những thói quen có lợi cho sức khỏe — là yếu tố quyết định cho sự phát triển của xã hội chúng ta.”

"Đó là lý do vì sao nghiên cứu về sự thống nhất này lại thu hút nhiều sự chú ý của nhiều học giả trong nhiều lĩnh vực như vậy, từ những nhà khoa học xã hội đến khoa học tự nhiên, những người đã đưa ra nhiều ví dụ về ảnh hưởng của áp lực xã hội lên phong cách văn hóa, lối sống của chúng ta – như sự thay đổi xu thế thời trang theo thời gan và hành vi của những đám đông ở những trận đấu bóng đá – cũng như việc đưa ra những quyết định chung, và thậm chí là những thói quen, hành vi khi đi bộ."

Nghiên cứu của giáo sư Estrada đã chỉ ra rằng những quá trình đưa ra quyết định bắt đầu khi những cá nhân được kết nối trực tiếp với những người khác và đạt được sự đồng thuận – sau đó những áp lực xã hội sẽ tác động một cách gián tiếp đến họ -- cuối cùng cả nhóm sẽ đi đến quyết định chung, thống nhất. Ông nói: "Xét một đứa trẻ đang chịu một áp lực từ phía bạn bè của cô bé (áp lực trực tiếp) trong một buổi tiệc tùng nào đó và một tối thứ 7.""Tuy nhiên, cô bé cũng chịu một tác động gián tiếp khác, là việc biết những cô bé khác cũng làm những việc tương tự trong những bữa tiệc khác. Do đó, áp lực gián tiếp này có thể tạo nên một sự khác biệt trong cách hành xử của cô bé."

Nghiên cứu của giáo sư Estrada, được xuất bản trên tạp chí Nature phần Scientific Reports, cũng tính toán xem có bao nhiêu người lãnh đạo có thể hướng dẫn và ra quyết định cho những người khác trong cả một tổ chức. Ông nói: "Nghĩ về sự tồn tại của các nhóm trong những tổ chức khác nhau, như những công ty chẳng hạn. Mọi tổ chức đều có 1 hay nhiều những người lãnh đạo người mà có lẽ, ví dụ, đang cố thuyết phục các công nhân không tham gia (hay tham gia) vào một cuộc biểu tình về một vấn đề gây tranh cãi.""Tổ chức có thể đạt được một sự thống nhất về việc này chỉ khi cân nhắc đến những áp lực trực tiếp từ phía những thành viên của tổ chức và của người lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu những cá nhân trong tổ chức thấy rằng những người công nhân khác ở bên ngoài lại tham gia vào cuộc biểu tình, họ có thể cũng sẽ tham gia – không quan tâm đến áp lực từ phía người lãnh đạo."

Trong một tổ chức xã hội nơi mà những áp lực xã hội thường vắng mặt, việc có bao nhiêu lãnh đạo có cùng một quan điểm đóng vai trò then chốt trong việc đi đến thống nhất một vấn đề. Tuy nhiên, khi có một áp lực xã hội đủ mạnh, vai trò của người lãnh đạo sẽ biến mất và những cá nhân không có vị trí quan trọng trong tổ chức có thể trở thành lãnh đạo của nhóm. Giáo sư Estrada nói: "Ví dụ như việc thay đổi quan điểm của mọi người trong việc hút thuốc lá chẳng hạn. Vào những năm 70, việc hút thuốc lá rất được coi trọng và bạn sẽ thấy các diễn viên luôn hút thuốc khi lên màn ảnh – đặc biệt là những cảnh quyết định trong phim."

"Sau đó, các cá nhân không chỉ nhận những áp lực từ phía bạn bè hay đồng nghiệp mà còn nhận những áp lực từ phía những người khác ở cùng địa vị xã hội, cùng độ tuổi đang làm những việc tương tự. Trong trường hợp này, sự kết hợp của những áp lực trực tiếp và áp lực xã hội đã khiến người ta bỏ thuốc lá.”"Từ một vài người bỏ thuốc họ đã tác động đến bạn bè (áp lực trực tiếp) và rất nhiều người khác cũng bỏ theo”"Tuy nhiên, bên cạnh đó – và có thể là quan trọng hơn—là các cá nhân chịu áp lực gián tiếp từ cộng đồng, xã hội đó là tránh hút thuốc nơi công cộng. Và hút thuốc không còn được hưởng ứng rộng rãi – việc kết hợp giữa áp lực trực tiếp và gián tiếp đã chiến thắng việc sử dụng thuốc lá."




#439417 Trường hè khoa học 2013

Đã gửi bởi bachocdien on 30-07-2013 - 22:57 trong Hội thảo, Hội nghị, Seminar

Thông tin này mình chia sẻ hơi muộn, chắc nhiều bạn cũng biết rồi  :( nếu ai muốn tham gia thì đăng kí nhé:

 

Trường hè "Hành trang Khoa học 2013"

Ngày 5-6/8/2013, chúng tôi sẽ tổ chức một Trường hè Khoa học dành cho các bạn sinh viên (đại học, sau đại học..) tại ĐHKH Tự nhiên, ĐHQG HN.
Để đăng ký, xin vui lòng gửi CV bằng tiếng Anh đến địa chỉ: [email protected]. Hạn cuối 23h59, 31/07/2013

Một số thông tin chính:

1. Mục đích
Giúp sinh viên hiểu khoa học, hiểu về công việc nghiên cứu, đồng thời cũng trang bị cho sinh viên những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để tiếp cận với nghề nghiên cứu thông qua các bài giảng từ các diễn giả là những nhà khoa học, giảng viên có kinh nghiệm nghiên cứu và từng làm việc tại nước ngoài. Trường hè dự kiến được duy trì hàng năm cho sinh viên Việt Nam yêu thích khoa học, và là một hoạt đồng thuần túy học thuật, phi lợi nhuận. 

2. Đối tượng
Sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh sau đại học và học sinh chuyên. Học viên tham dự trường hè hoàn toàn miễn phí. 

3. Nội dung
• Hiểu về khoa học: Khoa học là gì? Phương pháp khoa học; Đạo đức khoa học; Tự do học thuật; Khoa học và nghệ thuật;
• Kỹ năng nghiên cứu khoa học: Cách tiếp cận vấn đề khoa học, kỹ năng nghiên cứu, viết báo;
• Hành trang khoa học: Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ, ngoại ngữ, xin học bổng;
• Nghề nghiên cứu: Nghiên cứu như một nghề nghiệp.
Thông tin chi tiết, các bạn có thể tìm thấy tại đây: https://www.facebook...nghekhoahoc2013

 

Nguồn: http://www.giapvan.n...a-hoc-2013.html




#433822 Toán học trong trò tung hứng

Đã gửi bởi bachocdien on 08-07-2013 - 19:51 trong Toán học lý thú

Tung hứng đã được phát triển rộng rãi trong nhiều thập kỉ gần đây, kể từ khi các nhà toán học bắt đầu khám phá một cách có hệ thống những kiểu tung hứng khả dĩ. Nhờ nghiên cứu này, những kiểu tung mới đã được tìm ra. Thêm vào đó,mối liên hệ giữa tung hứng và đại số nghiên cứu sự bện xoắn đã cung cấp một hướng tiếp cận mới trong việc phân tích trò tung hứng. 

 

Nhà khoa học máy tính Claude Shannon nổi tiếng như là cha đẻ của lý thuyết thông tin, đồng thời ông cũng là một người thích đi xe đạp 1 bánh, và tung hứng. Ông đã làm một cái máy tung hứng bằng các bộ phận từ 1 bộ đồ chơi xây dựng, và lập trình để nó tung hứng 3 quả bóng kim loại bằng cách làm nó nảy lên 1 chiếc trống như trong video này.

 

Vào đầu những năm 80, Shannon đã phát biểu dạng đầu tiên của lý thuyết toán cho trò tung hứng, mối liên hệ giữa thời gian bóng ở trên không khí và bóng ở trên tay. Lý thuyết của ông chỉ ra tầm quan trọng của tốc độ tay đối với sự thành công của việc tung hứng.

Các nhà toán học đã hứng thú với vấn đề này suốt từ đó. “Tôi nghĩ vấn đề là phải hiểu rõ thứ tự trong các trò tung hứng” Jonathan Stadler, một giáo sư toán ở đại học Capital ở Ohio, người cũng chơi tung hứng khi trẻ, đã nhận xét. “Nó liên quan đến việc hiểu mọi thứ tương hợp với nhau như thế nào.”

 

Phương trình của Shannon

$$(F + D)H = (V + D)N$$

$N$ = Số bóng được tung hứng
$F$ = Thời gian bóng ở trên không khí
$D$ = Thời gian một quả bóng được giữ trong một tay
$H$ = Số tay
$V$ = Thời gian một tay trống (không có bóng)

 

Về mặt bản chất, tung hứng có thể được giải thích bằng nhứng chuyển động phóng ra đơn giản, với những quả bóng được xem như là những chất điểm chuyển động theo 1 đường cong gần giống đường parabol khi chúng được tung lên— ngoại trừ với một số lớn bóng chúng sẽ chuyển động với những quỹ đạo đan xen nhau có tính chu kì. Với một người chơi tung hứng riêng lẻ, có 3 kiểu tung cơ bản: kiểu thác nước, một số lẻ bóng được tung lên từ một tay và đến tay kia; kiểu vòi phun, một số chắn bóng được tung thành 2 cột khác nhau; và kiểu mưa rào, tất cả bóng được tung hết lên và thành 1 vòng tròn. Một người tung hứng giàu kinh nghiệm có thể ném nhiều hơn một quả bóng từ 1 tay cùng 1 lúc, một kiểu kết hợp phức tạp.

 

Có nhiều cách kết hợp các kiểu ném khác nhau, vậy bằng cách nào để người nghệ sĩ tung hứng quyết định được kiểu nào sẽ tạo ra một mô hình hiệu quả? Họ làm như vậy bằng một hệ thống ký hiệu toán học được gọi là vị trí giao hoán liên hệ với thời gian mỗi quả bóng bị ném vào trong không khí, có thể mô tả điều này bằng từ "nhịp đập"

 

Ví dụ, với 1 "nhịp đập" nghĩa là người tung đơn giản ném những quả bóng từ một tay đến tay kia. Khi một quả bóng bay trong không khí, chiều cao mà nó đạt được xác định thời gian nó cần để quay lại tay người ném—2 nhịp, 3 nhịp, hoặc nhiều hơn cũng tương tự. Càng nhiều nhịp, những quả bóng càng phải được ném cao hơn để duy trì quá trình. Nhờ có những công cụ đồ họa online, một người tung hứng có thể nhìn thấy một kiểu tung hứng trông sẽ thế nào trước khi anh ta biểu diễn nó ngoài đời thật.

 

Rút cuộc, tung hứng vừa mang tính trí tuệ lại vừa mang tính nghệ thuật đối với các nhà toán học. “Cái cảm giác của tôi khi nhìn thấy một phương trình đẹp giống với cảm giác của tôi khi nhìn thấy một kiểu tung hứng đẹp vậy,” Burkard Polster của Đại học Australia’s Monash đã nói, người đã viết một cuốn sách về tung hứng năm 2002. “Không có cái gì là thừa ở đây cả.”

 




#431799 Tính giới hạn $\lim_{x\rightarrow 1}\frac{...

Đã gửi bởi bachocdien on 30-06-2013 - 12:41 trong Giải tích

Mọi người tính giúp mình bài này với.

 

$\lim_{x\rightarrow 1}\frac{x^{x}-x}{lnx-x+1}$




#431165 Hãy vẽ 1 hệ thống ròng rọc sao cho:

Đã gửi bởi bachocdien on 27-06-2013 - 22:11 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Lợi 4 lần về lực: 2 ròng rọc động 

Untitled.jpg

 

Lợi 5 lần về lực: 2 ròng rọc động trong đó 1 cái bị buộc vào ổ trục.

Untitled2.jpg

 

Nói chung cái rr cố định chỉ để đổi hướng, cái động chia đôi lực, cái động mà nối trục thì chia 3, từ mấy cái này với các kiểu tổ hợp khác nhau sẽ cho các kiểu lợi khác nhau, thậm chí là 1/6, 2/5... về lực. 




#428855 Sử dụng Vật lý để chứng minh Toán học

Đã gửi bởi bachocdien on 19-06-2013 - 12:22 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Lâu lắm không động đến chủ đề này, để cho các Topic về hóa lấn át quá :closedeyes: Hôm nay chợt đọc được quyển :" The mechanics mathematics" - " thợ cơ khí toán học" đột nhiên nhớ đến topic này của mình. Cuốn sách thực sự quá hay, viết về việc xây dựng các mô hình vật lý để giải các bài toán, từ giờ hàng tuần mình sẽ post các bài toán đó lên đây, cho mọi người cùng xem.  :lol: Life is modeling

 

Bài 1: Hãy chững minh công thức phương tích quen thuộc trong đường tròn: $AT^{2}=AP.AQ$ với A là điểm nằm ngoài đường tròn, cát tuyến $APQ$ và tiếp tuyến $AT$. Tất nhiên là bằng 1 mô hình vạt lý, có thể tham khảo mô hình chững minh định lý Py-ta-go ở trên.




#426113 [Fshare] Danh sách nhạc Lossless

Đã gửi bởi bachocdien on 11-06-2013 - 16:22 trong Quán nhạc

Bạn tìm giúp mình lossless của mấy bài này được không

 

I won't give up - Jason Mraz

 

Just the way you are - Bruno Mars

 

Lazy song - Bruno Mars

 

Not afraid - Eminem

 

Just a dream - Nelly, có thêm bản cover của Tsui thì tuyệt  :icon6:

 

Crazier - Taylor Swift

 

A thousand years - Christina Perri

 

Thanks  :namtay




#416407 USA Harvard-MIT Mathematics Tournament 2013- Tổ hợp, số học, hình học

Đã gửi bởi bachocdien on 04-05-2013 - 17:17 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Câu 1: Arpon chọn 1 số thực dương $k$. Với mỗi số nguyên dương $n$, anh ấy đặt 1 điểm tại $(n,nk)$ trong mặt phẳng tọa độ $(x,y)$. Giả sử rằng 2 điểm có hoành độ $x$ hơn kém nhau 4 đơn vị có khoảng cách là 31. Khoảng cách giữa 2 điểm $(7,7k)$ và $(19,19k)$ là bao nhiêu?

 

Câu 2: Số thực $x,y,z$ sao cho $0\leq x\leq y\leq z\leq 4$  Nếu bình phương của chúng là 1 cấp số cộng với công sai là 2, tìm giá trị nhỏ nhất của $\left | x-y \right |+\left | y-z \right |$

 

Câu 3: Tìm chữ số đầu tiên khác 0 bên phải của (20)(13!)

 

Câu 4: Rahul có mười cái thẻ đang úp, bao gồm 5 cặp khác nhau. Trong mỗi lần chơi trong trò chơi, Rahul chọn 1 cái thẻ, lật ngửa nó lên, và sau đó chọn 1 cái khác, lật lên. Nếu 2 mặt đó giống nhau( tức là cùng 1 cặp) thì trò chơi kết thúc. Nếu không Rahul lật úp lại cả 2 tấm và tiếp tục quá trình. Ban đầu, Rahul không biêt cái nào là cái nào. Giả sử rằng anh ấy có 1 trí nhớ tuyệt vời, tìm số lần chơi nhỏ nhất để anh ấy chắc chắn chiến thắng.

 

Câu 4: Cho $R$ là 1 miền trên mặt phẳng cartesian (đề cát) được xác định với $x\geq 0,y\geq 0$ và $x+y+\left \lfloor x \right \rfloor+\left \lfloor y \right \rfloor\leq 5$. Tính diện tích $R$

 

Câu 5: Tìm số lượng ước dương d của 15! Sao cho gcd(d,60)=5

 

Câu 6: Tôi có 8 hình lập phương đơn vị có màu khác nhau, tôi muốn xếp nó thành 1 hình lập phương $2\times 2\times 2$. Hỏi có bao nhiêu hình lập phương $2\times 2\times 2$ phân biệt có thể được tạo ra? Việc xoay 1 hình lập phương không được coi là phân biệt, nhưng đối xứng thì được.

 

Câu 7: Có bao nhiêu số nguyên dương $1\neq k\neq 2013$ sao cho tận cùng của $k^{k}$ bằng 1

 

Câu 8: Wesyu muốn mở rộng đồng cỏ của mình. Cô ấy bắt đầu với một hình tam giác $A_{0}A_{1}A_{2}$ với góc $A_{0}=60^{0}$ và cạnh $A_{0}A_{1}=1$. Đầu tiên cô ấy mở rộng $A_{0}A_{2}$ đến $A_{3}$ sao cho $A_{3}A_{0}=\frac{A_{2}A_{0}}{2}$ và tam giác mới là $A_{1}A_{2}A_{3}$. Tiếp theo cô ấy mở rộng $A_{3}A_{1}$ đến $A_{4}$ sao cho $A_{4}A_{1}=\frac{A_{3}A_{1}}{6}$. Tiếp tục như thế, mở rộng $A_{n-2}A_{n}$ đến $A_{n-1}$ sao cho

$A_{n+1}A_{n-2}=\frac{A_{n}A_{n-2}}{2^{n}-2}$

 

. Tìm $K$ min sao cho diện tích đồng cỏ luôn nhỏ hơn $K$

 

Câu 9: Phân tích ra thừa số nguyên tố : 1007021035035021007001

 

Câu 10: Tìm số nguyên dương $n$ nhỏ nhất sao cho $\frac{5^{n+1}+2^{n+1}}{5^{n}+2^{n}}>4.99$

 

P/s: còn mấy bài nữa, sau khi đi thực hiện nghĩa vụ với tổ quốc, mình sẽ post tiếp( nếu may mắn sống sót  :closedeyes: )

 

 

 

 



#416329 $af(f(x))=bf(x)+cx$

Đã gửi bởi bachocdien on 04-05-2013 - 10:38 trong Phương trình hàm

Sau đây là lời giải của pco mình dịch và post cho mọi người tham khảo:

 

Do không có giới hạn, điều kiện gì của $a,b,c$ do đó ta xét các trường hợp sau:

 

TH1: nếu $a=b=c=0$, phương trình nghiệm đúng với mọi $f(x)$

 

TH2: $a=b=0$ và $c\neq 0$: phương trinh vô nghiệm

 

TH3: $a=0$ và $b\neq 0$: nghiệm duy nhất: $f(x)=\frac{-cx}{b}$

 

TH4: $a\neq 0$ và $b=c=0$: phương trình trở thành : $f(f(x))=0$ và vì vậy $f(x)=0, \forall x\in f(\mathbb{R})$, và $f(\mathbb{R})$ là 1 khoảng, do đó ta có các trường hợp nhỏ:

 

TH4.1:  $f(\mathbb{R})=R$, nghiệm duy nhất $f(x)=0  \forall x$

 

TH4.2:  $f(\mathbb{R})=[a,+\infty )$, với $a\leq 0$

 

Đặt $h(x)$ là 1 toàn ánh liên tục từ $(-\infty ,a]$ đến $[a,+\infty )$ sao cho $h(a)=0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x <a$ và $f(x)=0 \forall x\geq a$

 

TH4.3:  $f(\mathbb{R})=(a,+\infty )$, với $a<0$

 

Đặt $h(x)$ là 1 toàn ánh liên tục từ $(-\infty ,a]$ đến $(a,+\infty )$ sao cho $h(a)=0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x <a$ và $f(x)=0 \forall x\geq a$

 

TH4.4:  $f(\mathbb{R})=[-\infty ,a]$, với $a\geq 0$

 

Đặt $h(x)$ là 1 toàn ánh liên tục từ $[a,+\infty )$ đến $(-\infty ,a]$ sao cho $h(a)=0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x >a$ và $f(x)=0 \forall x\leq a$

 

TH4.5:  $f(\mathbb{R})=[-\infty ,a)$, với $a>0$

 

Đặt $h(x)$ là 1 toàn ánh liên tục từ $[a,+\infty )$ đến $(-infty ,a)$ sao cho $h(a)=0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x >a$ và $f(x)=0 \forall x\leq a$

 

TH4.6: $f(\mathbb{R})=[a, b]$, với $a\leq 0\leq b$

 

Đặt $h(x)$ là 1 hàm liên tục từ $\mathbb{R}$ đến $\mathbb{R}$ sao cho $h(\mathbb{R} \ (a,b))=[a, b]$ và $h(a)= h(b)= 0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x \notin [a, b]$ và $f(x)=0 \forall x\in [a, b]$

 

TH4.7: $f(\mathbb{R})=[a, b)$, với $a\leq 0< b$

 

Đặt $h(x)$ là 1 hàm liên tục từ $\mathbb{R}$ đến $\mathbb{R}$ sao cho $h(\mathbb{R} \ (a,b))=[a, b)$ và $h(a)= h(b)= 0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x \notin [a, b]$ và $f(x)=0 \forall x\in [a, b]$

 

TH4.8: $f(\mathbb{R})=(a, b]$, với $a< 0\leq b$

 

Đặt $h(x)$ là 1 toàn ánh liên tục từ $\mathbb{R}$ đến $\mathbb{R}$ sao cho $h(\mathbb{R} \ (a,b))=(a, b]$ và $h(a)= h(b)= 0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x \notin [a, b]$ và $f(x)=0 \forall x\in [a, b]$

 

TH4.9:  $f(\mathbb{R})=(a, b)$, với $a< 0< b$

 

Đặt $h(x)$ là 1 toàn ánh liên tục từ $\mathbb{R}$ đến $\mathbb{R}$ sao cho $h(\mathbb{R} \ (a,b))=(a, b)$ và $h(a)= h(b)= 0$

 

do đó, $h(x)=f(x) \forall x \notin [a, b]$ và $f(x)=0 \forall x\in [a, b]$

 

TH5: $a\neq 0, b=0, c\neq 0$ phương trình $f(f(x))=tx$ với $t=\frac {c}{a}\neq 0$

$f(x)$ là song ánh, liên tục và đơn điệu

vì vậy, $f(f(x))$ là 1 hàm tăng 

 

TH5.1: Nếu $t<0$ ($ac<0$), vô nghiệm

 

TH5.2: Nếu $1>t>0$ ($a>c>0$ hoặc $a<c<0$) 

 

5.2.1:

 

$\forall x>0$,

 

cho $a\in (t,1)$

 

$h_{1}(x)$ là song ánh tăng liên tục từ $[a,1]$ đến $[t,a]$

 

Xác định $f(x)$: 

 

$\forall x\in (a, 1] : f(x)= h_{1}(x)$

 

$\forall x\in (t, a] : f(x)= t(h_{1})^{-1}x$

 

$\forall x\in (0,t]\cap (1, +\infty) : f(x)= t^{\left \lfloor log_{t}x \right \rfloor}f(xt^{-\left \lfloor log_{t}x \right \rfloor})$

 

 

$\forall x<0$,

 

cho $b\in (-1,-t)$

 

$h_{2}(x)$ là song ánh tăng liên tục từ $[-1,b]$ đến $[b,-t]$

 

Xác định $f(x)$: 

 

$\forall x\in [-1, b) : f(x)= h_{2}(x)$

 

$\forall x\in [b, -t) : f(x)= t(h_{2})^{-1}x$

 

$\forall x\in (-\infty, -1)\cap [-t, 0) : f(x)= t^{\left \lfloor log_{t}-x \right \rfloor}f(xt^{-\left \lfloor log_{t}-x \right \rfloor})$

 

 

 

 




#416156 $af(f(x))=bf(x)+cx$

Đã gửi bởi bachocdien on 03-05-2013 - 10:27 trong Phương trình hàm

Một bài trên  mathlink : Tìm hàm liên tục $f: \mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ sao cho:

 

$af(f(x))=bf(x)+cx$

 




#411656 Canada National Olympiad 2013

Đã gửi bởi bachocdien on 10-04-2013 - 15:12 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Câu 1: Tìm tất cả các đa thức $P(x)$ hệ số thực sao cho: 

 

$(x+1)P(x-1)-(x-1)P(x)$

 

là đa thức hằng.

 

Câu 2: Dãy số $a_{1},a_{2},a_{3}...,a_{n}$ bao gồm các số $1,2,3,...,n$ theo thứ tự. Tìm $n$ sao cho $n+1$ số :$0,a_{1},a_{1}+a_{2},...,a_{1}+a_{2}+a_{3}+...+a_{n}$ có số dư khác nhau khi chia cho $n+1$

 

Câu 3: Cho $G$ là trọng tâm của tam giác vuông $ABC$ có $\angle BCA=90$. Cho $P$ là điểm nằm trên tia $AG$ sao cho $\angle CPA=\angle CAB$ và $Q$ là điểm nằm trên tia $BG$ sao cho $\angle CQB=\angle ABC$. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp của tam giác $AQG$ và $BPG$ cắt nhau tại 1 điểm nằm trên cạnh $AB$

 

Câu 4: Cho $n$ là 1 số nguyên dương, Với các số $j$ nguyên dương và $m$ thực dương, gọi $f_{i}(m)$ và $g_{j} (m)$ là:

 

$f_{j} (m)=min(jm,n)+min(\frac{j}{m},n)$ và $g_{j} (m)=min(\left \lceil jm \right \rceil,n)+min(\left \lceil \frac{j}{m} \right \rceil,n)$

 

Chứng minh rằng:

 

$\sum_{j=1}^{n}f_{j}(m)\leq n^{2}+n\leq \sum_{j=1}^{n}g_{j}(m)$

 

với mọi số thực dương $m$.

 

Câu 5: Cho $O$ là trọng tâm của 1 tam giác nhọn $ABC$. Cho điểm $P$ nằm trên cạnh $AB$ sao cho $\angle BOP=\angle ABC$, và điểm $Q$ nằm trên cạnh $AC$ sao cho $\angle COQ=\angle ACB$. Chứng minh rằng hình chiếu của $BC$ trên đường thẳng $PQ$ tiếp tuyến với đường tròn ngoại tiếp tam giác $APQ$




#410995 USA Harvard-MIT Mathematics Tournament 2013 - Đại số

Đã gửi bởi bachocdien on 07-04-2013 - 11:07 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

cám ơn mọi người đã góp ý, cái Tournament này có quá trời là bài, mình vẫn đang dịch, sẽ có mặt sớm để mọi người cùng làm




#410115 USA Harvard-MIT Mathematics Tournament 2013 - Đại số

Đã gửi bởi bachocdien on 03-04-2013 - 14:59 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Câu 1: Cho $x,y$ là các số thực, $x>y$ sao cho $x^{2}y^{2}+x^{2}+y^{2}+2xy$ và $xy+x+y=8$. Tìm giá trị của $x$

 

Câu 2: Cho $\left \{ a_{n} \right \}_{n\geq 1}$ là 1 dãy cấp số cộng và $\left \{ g_{n} \right \}_{n\geq 1}$ là 1 dãy cấp số nhân, sao cho 4 số hạng đầu tiên của $\left \{ a_{n}+g_{n} \right \}$ là $0,0,1$ và $0$ theo thứ tự. Tìm số hạng thứ 10 của dãy $\left \{ a_{n}+g_{n} \right \}$

 

Câu 3: Cho $S$ là 1 tập nguyên dạng $2^{x}+2^{y}+2^{z}$ trong đó $x,y,z$ là các số nguyên không âm đôi một khác nhau. Tìm phần tử nhỏ nhất thứ $100$ của $S$.

 

Câu 4: Tìm tất cả các giá trị thực của $A$, sao cho tồn tại các số phức $x_{1}, x{2}$ phân biệt thoả mãn hệ:

$x_{1}(x_{1}+1)=A$

$x_{2}(x_{2}+1)=A$

$x_{1}^{4}+3x_{1}^{3}+5x_{1}=x_{2}^{4}+3x_{2}^{3}+5x_{2}$

 

Câu 5: Cho $a, b$ là các số thực, $r, s, t$ là nghiệm của đã thức $f(x)=x^{3}+ax^{2}+bx-1$. Đa thức $g(x)=x^{3}+mx^{2}+nx+p$ có nghiệm $r^{2}, s^{2}$ và $t^{2}$. Nếu $g(-1)$=5, thì giá trị lớn nhất có thể của b là bao nhiêu?

 

Câu 6: Có bao nhiêu số nguyên $n$ thoả mãn:

$1+\left \lfloor \frac{100n}{101} \right \rfloor=\left \lceil \frac{99n}{100} \right \rceil$

 

Câu 7: Tính: 

$\sum_{a_{1}=0}^{\infty }\sum_{a_{2}=0}^{\infty }...\sum_{a_{7}=0}^{\infty }\frac{a_{1}+a_{2}+...+a_{7}}{3^{a_{1}+a_{2}+...+a_{7}}}$

 

Câu 8: Cho $x, y$ là các số phức sao cho $\frac{x^{2}+y^{2}}{x+y}=4$ và $\frac{x^{4}+y^{4}}{x^{3}+y^{3}}=2$. Tìm $\frac{x^{6}+y^{6}}{x^{5}+y^{5}}$

 

Câu 9: Cho số phức $z$ không thực( $b\neq 0$) với $z^{23}=1$. Tính:

$\sum_{k=0}^{22}\frac{1}{1+z^{k}+z^{2k}}$

 

Câu 10: Cho $N$ là 1 số nguyên dương viết trong hệ thập phân có chứa nhiều dãy $11235$ kề nhau, Cho $k$ là 1 số nguyên dương sao cho $10^{k}>N$. Tìm giá trị nhỏ nhất của":

$\frac{10^{k}-1}{gcd(N,10^{k}-1)}$

với $gcd$ là ước chung lớn nhất




#408577 Định lý lớn Fermat có thể được giải đơn giản hơn

Đã gửi bởi bachocdien on 28-03-2013 - 15:36 trong Toán học lý thú

Định lý cuối cùng của Fermat - một phương trình có vẻ ngoài đơn giản nhưng không có lời giải trong suốt 350 năm, mãi đến khi nhà toán học người Anh Andew Wiles giải quyết năm 1995. Bây giờ Colin McLarty thuộc đại học Case Western Reserve đã chỉ ra rằng định lý này có thể được chứng minh một cách đơn giản hơn.

 

Định lý này được gọi là định lý cuối cùng của Fermat hay định lý Lớn Fermat là vì vào năm 1630, Fermat viết vào lề của 1 cuốn sách toán Hy lạp cũ rằng ông đã chứng minh được rằng không có số nguyên nào nghiệm đúng phường trình $x^{n}+y^{n}=z^{n}$ với n lớn hơn 2. Ông cũng viết rằng mình không có đủ không gian trong lề giấy để có thể viết lời giải của mình ra. Việc ông có thực sự chứng minh được định lý đó hay không vẫn còn gây tranh cãi, nhưng vấn đề này đã trở thành một vấn đề nổi tiếng trong toán học. Các nhà toán học hết thế hệ này đến thế hệ khác đã cố sức và đều thất bại trong việc tìm ra lời giải cho định lý này.

 

Vì thế, khi Wiles tìm ra lời giải năm 1995, McLarty đã nói: “Đó là một cú sốc rất lớn đối với chúng tôi - rằng vấn đề này có thể được giải đáp. Và chúng tôi đã nghĩ bây giờ thì làm gì đây, không còn vấn đề mới nổi tiếng nào nữa rồi”

McLarty là một giáo sư triết học ở Case Western Reserve 1 người chuyên về logic và có bằng đại học về toán. Ông không phát triển một cách nào để chứng minh định lý cuỗi của Fermat nhưng đã chỉ ra rằng định lý này có thể được chứng minh bằng 1 cách đơn giản hơn cách mà Wiles đã làm.

 

Wiles tin vào cái nhìn sâu sắc của ông trong lý thuyết số và công việc của những người khác- bao gồm cả Alexander Grothendieck- để đưa ra chứng minh dài 110 trang giấy cùng rất nhiều lần sửa đổi.

 

Grothendieck đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lý thuyết số, xây dựng lại đại số hình học vào những năm 60, 70. Ông đã có những giả thuyết táo bạo để hỗ trợ cho những ý tưởng hết sức trừu tượng của mình, bao gồm ý tưởng về sự tồn tại một vũ trụ của nhứng tập vô cùng lớn mà lý thuyết về tập hợp chuẩn không thể chứng minh nó tồn tại. Lý thuyết tập hợp chuẩn được tạo nên bởi những quy luật thông thường hay những định lý mà các nhà toán học vẫn hay sử dụng.

 

McLarty gọi những công việc mà Grothendieck là "một bộ công cụ" và chỉ ra rằng đó chỉ là một phần nhỏ cần thiết để chứng minh định lý lớn Fermat.

 

McLarty nói:" Phần lớn những nhà lý thuyết giống như những tay đua xe, họ chọn lấy chiếc xe tốt nhất nhưng họ không xây dựng ra chiếc xe của chính họ". McLarty nói "Grothendieck đã tạo ra một bộ công cụ để tạo ra chiếc xe của ông ấy"."Tôi đã sử dụng 1 phần lý thuyết tập hợp mạnh của Grothendieck: một số bậc hữu hạn số học nơi mà tất cả các tập được xây dựng từ những con số chỉ trong một vài bước".

 

"Ban không cần sử dụng đến những tập hợp của tập hợp của số mà Grothendieck sử dụng trong bộ công cụ của ông ấy hay Wiles dùng để chứng minh định lý Fermat những năm 90". McLarty chỉ ra rằng tất cả ý tưởng của Grothendieck thậm chí là những ý tưởng trừu tượng nhất cũng có thể được sử dụng hợp lý để chỉ dùng một số ít các lý thuyết tập hơp, ít hơn nhiều so với lý thuyết tập hợp chuẩn. Đặc biệt chúng có thể sử dụng hợp lý các bậc số học hữu hạn, nghĩa là các số, tập của các số đó và tập của những tập đó, cứ như vậy nhưng số lượng ít hơn nhiều so với mô hình chuẩn.

 

"Tôi đánh giá cao sự toàn vẹn của những cơ sở mà Grothedieck đã tạo ra, tôi muốn lấy toàn bộ những điều đó và làm nó hữu dụng hơn trong việc tính toán" McLarty nói.

 

Nhà toán học Harvey Friedman người nổi tiếng vì những thành tựu của mình: Tốt nghiệp ở MIT sau 3 năm, và bắt đầu giảng dạy ở Stanford năm 18 tuổi đã gọi công việc trên là "bước đâu tiên xán lạn". Friedman bây giờ là giáo sư toán danh dự ở Ohio gọi cho Mclarty để mở rộng hướng đi này nếu lý thuyết có thẻ được chứng minh chỉ bằng số học thuần túy không cần phải có tập hợp nào.

"Định lý cuối của Fermat chỉ nói về các số vì thế có lẽ chúng ta có thể chứng minh nó chỉ bằng các số, tôi tin mình sẽ làm được nhưng tôi sẽ cần những cái nhìn sâu sắc mới về số. Nó sẽ rất khó."McLarty nói. 

 

Nguồn:http://www.scienceda...30304105652.htm




#408311 Cho tam giác nhon $ABC$ với $\angle BCA=35^{0}...

Đã gửi bởi bachocdien on 27-03-2013 - 14:52 trong Hình học phẳng

Cho tam giác nhon $ABC$ với $\angle BCA=35^{0}$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ tâm $O$ và trực tâm $H$. Nếu $AO=AH$ thì $\angle ABC=?$




#407699 Biểu thức nguyên

Đã gửi bởi bachocdien on 25-03-2013 - 00:45 trong Các bài toán Đại số khác

Tính tổng các giá trị của số thực x, sao cho đồng thời cả 2 biểu thức 

$\frac{x^{2}+4x-1}{7x^{2}-6x-5}$ và $\frac{1-x}{1+x}$ nhận các giá trị nguyên.