Đến nội dung

universe nội dung

Có 30 mục bởi universe (Tìm giới hạn từ 21-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#505896 Xác định tất cả các số nguyên dương (a,b) sao cho $a+b^2$ chia hết...

Đã gửi bởi universe on 11-06-2014 - 22:10 trong Số học

Giải như sau:
TH1: $a\le b$
$a+b^2 \vdots a^2b-1 \Rightarrow a^3+b^2a^2 \vdots a^2b-1 \Rightarrow a^3+a+b^2a^2-a \vdots ab^2-1 \Rightarrow a^3+a \vdots ab^2-1 \Rightarrow a(a^2+1) \vdots ab^2-1 \Rightarrow a^2+1 \vdots ab^2-1$ (do $gcd(a,ab^2-1)=1$)
Suy ra $a^2+1\geq ab^2-1 \Rightarrow a^2+2\geq ab^2 \Rightarrow a^2+2\geq b^2$ (do $a\geq 1$) mà $a\le b$ nên $a=b$ vì nếu $a=b-k$ với $b>k>0$ thì $(b-k)^2+2\geq b^2 \Rightarrow b^2-2bk+k^2+2\geq b^2 \Rightarrow k^2+2\geq 2bk>2k^2$ (do $b>k$) khi ấy $k^2\le 2$ nên $k=1$ khi ấy $a=b-1$ ta có $(b-1)^2+2\geq b^2 \Rightarrow 3\geq 2b \Rightarrow b=1$ (do $b$ dương) nên $a=0$ vô lí, như vậy $a=b$ do đó $a+a^2 \vdots a^3-1 \Rightarrow a(a+1) \vdots a^3-1$ mà $gcd(a,a^3-1)=1 \Rightarrow a+1 \vdots a^3-1 \Rightarrow a+1\geq a^3-1 \Rightarrow a+2\geq a^3$ với $a\geq 2$ ta cm dễ dàng $f(a)=a^3-a-2$ đồng biến trên $[2,\infty$ nên $f(a)\geq f(2)>0$ do đó $a^3>a+2$ suy ra vô lí do đó $a=1$ khi ấy $a=b=1$ nên $a+b^2 \vdots 0$ vô lí
TH2: $a>b$ khi ấy $a+b^2 \vdots a^2b-1 \Rightarrow a+b^2 \vdots a(ab)-1 \Rightarrow a+b^2\geq a(ab)-1>ab^2-1$ (do $a>b$)
Như vậy $a+b^2\geq ab^2-1 \Rightarrow 2\geq (a-1)(b^2-1)$ suy ra $(a-1)(b^2-1)=0,1,2$
Nếu $(a-1)(b^2-1)=0 \Rightarrow a=1$ hoặc $b=1$ với $a=1$ thì $b^2+1 \vdots b-1 \Rightarrow b^2-1+2 \vdots b-1 \Rightarrow 2 \vdots b-1$ nên $b-1=1,2 \Rightarrow b=2,3$ còn nếu $b=1$ thì $a+1 \vdots a-1 \Rightarrow 2 \vdots a-1$ nên $a=2,3$
Nếu $(a-1)(b^2-1)=1 \Rightarrow b^2-1=1 \Rightarrow b^2=2$ vô lí
Nếu $(a-1)(b^2-1)=3$ thì $b^2-1=1,3$ chọn $b^2-1=3 \Rightarrow b=2$ khi ấy $a-1=1 \Rightarrow a=2$ thay vào ta có $2+2^2 \vdots 2^3-1$ dễ loại
Vậy $\boxed{(a,b)=(1,2),(1,3),(2,1),(2,3)}$
--------------
Hình như $3;1$ loại Nguyên à

ở dòng đầu, bạn ghi chia hết cho a^2b-1 rồi ghi chia hết cho ab^2-1! Sai rồi bạn




#505869 Xác định tất cả các số nguyên dương (a,b) sao cho $a+b^2$ chia hết...

Đã gửi bởi universe on 11-06-2014 - 21:08 trong Số học

Được, đã vậy mình xin post thêm cách khác
Giải như sau:
$a+b^2=k(a^2b-1) \Rightarrow a+b^2=ka^2b-k \Rightarrow b^2-b(ka^2)+(a+k)=0$
Suy ra $\Delta_b=(ka^2)^2-4(a+k)$ phải là số chính phương với $a,k$ nguyên dương (tức $a,k\geq 1$)
Từ đây lập luận thêm về tính đồng biến nghịch biến và kẹp giữa hai số chính phương liên tiếp nên có $đpcm$

bạn giải thích rõ hơn dc ko




#504769 Đề toán không chuyên phổ thông năng khiếu 2014

Đã gửi bởi universe on 07-06-2014 - 19:13 trong Tài liệu - Đề thi

sáng bỏ câu tỉ lệ nghịch >< vs câu hình cuối T_T về mới thấy nó dễ . 

mình còn câu c bài hình, về nhà dùng định lí hàm cos thì ra, bạn làm cách nào, còn môn anh thi dc ko




#499796 Cho m,n là các số thực dương cho trước, tìm nghiệm dương của phương trình the...

Đã gửi bởi universe on 18-05-2014 - 12:52 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Cho m,n là các số thực dương cho trước. Tìm nghiệm dương của phương trình theo m,n: 2x3 + x2 (m + n + 1) - mn = 0




#484557 Cho các số tự nhiên a,b,c,d thỏa mãn a>b>c>d và: ac+bd=(b+d+a-c)(...

Đã gửi bởi universe on 24-02-2014 - 12:25 trong Số học

Cho các số tự nhiên a,b,c,d thỏa mãn a>b>c>d và: ac+bd=(b+d+a-c)(b+d-a+c).

Chứng minh rằng ab+cd là hợp số.




#482065 Chứng minh rằng trên tờ giấy kẻ các ô vuông bằng nhau, không thể dựng được 1...

Đã gửi bởi universe on 08-02-2014 - 22:10 trong Các dạng toán khác

Thế nghĩa là sao??????

cách giải mình đúng không mnguyen99




#482063 Chứng minh rằng trên tờ giấy kẻ các ô vuông bằng nhau, không thể dựng được 1...

Đã gửi bởi universe on 08-02-2014 - 22:07 trong Các dạng toán khác

quá đơn giản bởi vì cạnh góc vuông thì luôn bé hơn cạnh huyền mà

nhầm rồi bạn, các cạnh của tam giác đâu nhất thiết phải trùng các đường thẳng của mặt phẳng

đây là cách giải của mình:

vẽ 1 hệ trục tọa độ bất kì có 2 trục trùng với đường thẳng trong mặt phẳng.

các đỉnh ô vuông là các điểm có tung độ và hoành độ đều nguyên.

bài toán sẽ dẫn tới tìm nghiệm nguyên của pt: $a^{2}+b^{2}$ = $c^{2}+d^{2}$ = $(a+c)^{2}+(b+d)^{2}$ với a,c không đồng thời bằng 0; tương tự b và d

rất dễ chứng minh a,b,c,d đều chia hết cho 2

dùng phương pháp xuống thang chứng minh pt vô nghiệm




#481822 Cho 1003 số hữu tỉ khác 0 trong đó 4 số bất kì nào trong chúng cũng có thể lậ...

Đã gửi bởi universe on 07-02-2014 - 23:22 trong Các dạng toán khác

Đặt 1003 số đó như sau:$a_{1}\leq a_{2}\leq a_{3}\leq a_{4}\leq ...\leq a_{1003}$

lấy 4 số bất kiì trong dãy sao cho $a_{m}\leq a_{n}\leq a_{p}\leq a_{q}$

ta nhận thấy biểu thức sau luôn đúng :$a_{m}.a_{q}=a_{n}.a_{p}$

Xét 4 số đầu của dãy ta có $a_{1}.a_{4}=a_{2}.a_{3}$

goi một số $a_{i}$ nào đó sao cho $a_{i}\geq a_{4}$

tỉ lệ thức giữa $a_{1},a_{i},a_{2},a_{3}$ là $a_{1}.a_{i}=a_{2}.a_{3}$$\geq a_{1}.a_{4}$

do đó $a_{i}=a_{4}$

Vậy có ít nhất 1000 số bằng nhau.

mình post cách giải của mình bạn xem đúng không:

Lấy 6 số bất kì trong 1003 số.

*Giả sử trong 6 số đó không tồn tại 3 số bằng nhau.

-TH1: Tồn tại ít nhất 5 trong 6 số đôi một khác nhau.

Gọi 5 số đó là a,b,c,d,e.

Giải sử $a< b< c< d< e$.

Dễ thấy ad=bc; ae=bc.

Vậy d=e (mâu thuẫn).

-TH2: Không tồn tại 5 số trong 6 số đã cho đôi một khác nhau.

Gọi 6 số đã cho là m,n,p,q,u,v.

Theo giả thiết không tồn tại 3 số bằng nhau nên ta giả sử: m=n, p=q.

+ Nếu u=v (m,p,u là 3 số đôi một khác nhau)

Xét 4 số m,n,p,u. Vì $p\neq u$ nên ta có: mn=pu=qv

$\Rightarrow m^{4}=puqv\Rightarrow m^{6}=mnpquv$

Tương tự, ta chứng minh được $m^{6}=n^{6}=p^{6}=q^{6}=u^{6}=v^{6}$

$\Rightarrow m=n=p=q=u=v$ (mâu thuẫn)

+Nếu u<v.

Xét 4 số m,n,u,v, ta có: uv=mn

Xét 4 số p,q,u,v, tacó: uv=pq

Vậy mn=pq (mâu thuẫn vì m=n, p=q và m khác p).

Tóm lại, giả thiết đưa ra sai.

Vậy trong 6 số đã cho có ít nhất 3 số bằng nhau.

Gọi 3 số đó là x,y,z.

Xét 1 số i bất kì trong 997 số còn lại với x,y,z tạo thành 1 tỉ lệ thức thì i=x=y=z.

Vậy trong 1003 số đã cho có ít nhất 1000 số bằng nhau.




#480527 Giải phương trình: $2x^{3}-3x+1+\sqrt{2x^{3...

Đã gửi bởi universe on 02-02-2014 - 21:57 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

mình đọc đi đọc lại rất nhiều lần. Dúng máy tính mình tìm dc 3 nghiệm nhưng quan trọng là phải biết cách giải, thi hsg cấp tỉnh ko cho dùng máy tính. nếu bạn biêt cách giải mờ nghiệm ghê quá thì cứ trình bày, quan trọng là cách giải




#480444 Giải phương trình: $2x^{3}-3x+1+\sqrt{2x^{3...

Đã gửi bởi universe on 02-02-2014 - 16:48 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

đọc kĩ đề đi bạn: $\sqrt[3]{x^{2}+2}$




#480417 Chứng minh rằng trên tờ giấy kẻ các ô vuông bằng nhau, không thể dựng được 1...

Đã gửi bởi universe on 02-02-2014 - 15:33 trong Các dạng toán khác

Chứng minh rằng trên tờ giấy kẻ các ô vuông bằng nhau, không thể dựng được 1 tam giác đều có 3 đỉnh là đỉnh của các ô vuông.




#480415 Cho 1003 số hữu tỉ khác 0 trong đó 4 số bất kì nào trong chúng cũng có thể lậ...

Đã gửi bởi universe on 02-02-2014 - 15:28 trong Các dạng toán khác

Cho 1003 số hữu tỉ khác 0 trong đó 4 số bất kì nào trong chúng cũng có thể lập thành một tỉ lệ thức. Chứng minh rằng trong các số đã cho có ít nhất 1000 số bằng nhau.




#480414 Cho 6 đường tròn có bán kính bằng nhau và có điểm chung, Chứng minh rằng tồn...

Đã gửi bởi universe on 02-02-2014 - 15:22 trong Các dạng toán khác

Cho 6 đường tròn có bán kính bằng nhau và có điểm chung. Chứng minh rằng tồn tại ít nhất 1 trong những đường tròn này chứa tâm đường tròn khác.

 




#480411 Giải phương trình: $2x^{3}-3x+1+\sqrt{2x^{3...

Đã gửi bởi universe on 02-02-2014 - 15:17 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình: $2x^{3}-3x+1+\sqrt{2x^{3}-3x+1}=x^{2}+2+\sqrt[3]{x^{2}+2}$




#479800 Giải hệ

Đã gửi bởi universe on 29-01-2014 - 10:48 trong Đại số

Giải hệ $\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}+\frac{2xy}{x+y}=1\\ \sqrt{x+y}=x^{2}-y \end{matrix}\right.$




#479134 Bất đẳng thức hình học.

Đã gửi bởi universe on 26-01-2014 - 11:31 trong Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R). Gọi I là điểm bất kì nằm trong tam giác ABC (I không nằm trên cạnh của tam giác). Các tia AI, BI, CI lần lượt cắt BC, CA, AB tại M,N,P. Chứng minh: $\frac{1}{AM.BN}+\frac{1}{BN.CP}+\frac{1}{CP.AM}\leq \frac{4}{3(R-OI)^{2}}$.




#474459 Cho tứ giác ABCD nột tiếp đường tròn tâm O. AD cắt BC tại M, AB cắt CD tại N,...

Đã gửi bởi universe on 01-01-2014 - 14:57 trong Hình học

Cho tứ giác ABCD nột tiếp đường tròn tâm O. AD cắt BC tại M, AB cắt CD tại N, AC cắt BD tại I. CMR O là trực tâm của tam giác MIN.




#464806 Giải phương trình trong tập số nguyên: $x^{3}-13xy+y^{3}=13$

Đã gửi bởi universe on 17-11-2013 - 11:10 trong Số học

Giải phương trình trong tập số nguyên: $x^{3}-13xy+y^{3}=13$




#459848 Cho a,b,c là các số dương và a+b+c=1. Tìm max P=$\frac{a^...

Đã gửi bởi universe on 25-10-2013 - 12:22 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c là các số dương và a+b+c=1. Tìm max P=$\frac{a^{2}+1}{b^{2}+1}+\frac{b^{2}+1}{c^{2}+1}+\frac{c^{2}+1}{a^{2}+1}$




#459604 Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng 1. D là 1 điểm trên BC( D không trùng B và...

Đã gửi bởi universe on 24-10-2013 - 11:31 trong Hình học

bài hình này nằm trong đề 1 tỉnh phía Bắc nhưng ko biết tỉnh nào




#459603 Cho xy + yz + zx = $\frac{9}{4}$. Tìm Min...

Đã gửi bởi universe on 24-10-2013 - 11:30 trong Bất đẳng thức và cực trị

có ai biết bài này nằm trong đề thi hsg tỉnh 9 nào năm nào hk




#459058 Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng 1. D là 1 điểm trên BC( D không trùng B và...

Đã gửi bởi universe on 21-10-2013 - 16:36 trong Hình học

Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng 1. D là 1 điểm trên BC( D không trùng B và C). Gọi r1, r2 lần lượt là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABD và ACD. Tìm D để r1r2 đạt giá trị lớn nhất.




#459056 Cho xy + yz + zx = $\frac{9}{4}$. Tìm Min...

Đã gửi bởi universe on 21-10-2013 - 16:30 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho xy + yz + zx = $\frac{9}{4}$. Tìm Min P = x2 + 14y2 + z2 - 4$\sqrt{2}$y.




#441804 Đường tròn tâm O tiếp xúc với 2 cạnh AB và AC (hay phần kéo dài của chúng ) c...

Đã gửi bởi universe on 10-08-2013 - 19:49 trong Hình học

Đường tròn tâm O tiếp xúc với 2 cạnh AB và AC (hay phần kéo dài của chúng ) của tam giác ABC tại điểm B và P tương ứng. Đường thẳng OH vuông góc với BC cắt PB tại K. CMR: AK đi qua trung điểm cạnh BC




#435463 Cách khai căn bậc ba của một số phức

Đã gửi bởi universe on 15-07-2013 - 18:24 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Xin hỏi học sinh THCS khai căn bậc ba của một số phức như thế nào? Ví dụ khai căn bậc ba của -2 - 2i như thế nào?