Đến nội dung

GSXoan nội dung

Có 87 mục bởi GSXoan (Tìm giới hạn từ 27-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#509512 Một bài toán về dãy số hay ...

Đã gửi bởi GSXoan on 27-06-2014 - 22:34 trong Dãy số - Giới hạn

Một bài toán về dãy số hay:
Cho dãy $(un)$ xác định bởi:
$ \left\{\begin{matrix} u_1=\dfrac{2-\sqrt{3}}{2} \\ u_{n+1}=u_n(4u_n^2-10u_n+5)^2 , n \geqslant 2\end{matrix} \right.$
 
Tìm công thức tổng số hạng tổng quát $u_n$



#470593 Giải hệ PT(Trích đề thi HSG Nghệ An 2014)

Đã gửi bởi GSXoan on 12-12-2013 - 23:24 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Cho mình hỏi chỗ này là 4 hay là 1

Chỗ đó là 4




#470588 Giải hệ PT(Trích đề thi HSG Nghệ An 2014)

Đã gửi bởi GSXoan on 12-12-2013 - 22:42 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ PT(Trích đề thi HSG Nghệ An 2014)

$\left\{\begin{matrix}\left( {x + \sqrt {{x^2} + 4} } \right)\left( {y + \sqrt {{y^2} + 1} } \right) = 1 \\ 27x^6=x^3-8y+2 \end{matrix} \right.$




#463233 Giải phương trình:$ x^3-3x^2+3x-7=\sqrt[3]{x+1}$

Đã gửi bởi GSXoan on 10-11-2013 - 10:28 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình:$ x^3-3x^2+3x-7=\sqrt[3]{x+1}$

 

 




#463230 $\left\{\begin{matrix} 2x+x^{2}y...

Đã gửi bởi GSXoan on 10-11-2013 - 10:23 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

giải các hệ phương trình sau

B1,

$\left\{\begin{matrix} x^{2}(y+z)^{2}=(3x^{2}+x+1)y^{2}z^{2}\\ y^{2}(z+x)^{2}=(4y^{2}+y+1)z^{2}x^{2} \\ z^{2}(x+y)^{2}=(5z^{2}+z+1)x^{2}y^{2} \end{matrix}\right.$

B2,

$\left\{\begin{matrix} 2x+x^{2}y=y\\ 2y+y^{2}z=z \\ 2z+z^{2}x=x \end{matrix}\right.$

B2)

Nhận thấy hệ không có các nghiệm $(\pm1,y,z); (x,\pm1,z);(x,y,\pm1)$ 

Với $x,y,z \neq \pm 1$, viết lại hệ dưới dạng:

$\left\{\begin{matrix} y= \frac{2x}{1-x^2} \\ z= \frac{2y}{1-y^2} \\ x=\frac{2z}{1-z^2} \end{matrix} \right.$

Với điều kiện đó đặt $x=\tan \alpha \: (1), \alpha \in(\frac{-\pi}{2};\frac{\pi}{2})$ , với $\tan \alpha, \tan 2\alpha, \tan 4\alpha \neq \pm1$

Với $x=\tan \alpha \Rightarrow y= \dfrac{2 \tan \alpha}{1- \tan^2 \alpha}= \tan 2\alpha$

Với $y= \tan 2\alpha \Rightarrow z= \dfrac{2 \tan 2\alpha}{1- \tan^2 2\alpha}= \tan 4\alpha$ 

Với $z=\tan 4\alpha \Rightarrow x= \dfrac{2 \tan 4\alpha}{1- \tan^2 4\alpha}= \tan 8\alpha    (2)$

Từ (1) và (2) $\rightarrow \tan \alpha =\tan 8\alpha \Leftrightarrow \alpha= k \frac{\pi}{7}, k \in \mathbb{Z}$

Vì $\alpha \in (\frac{-\pi}{2};\frac{\pi}{2} ) \Rightarrow \frac{-\pi}{2} <k \frac{\pi}{7} < \frac{\pi}{2}$ 

mà $k \in \mathbb{Z} \rightarrow k=\{ 0;\pm1;\pm2;\pm3 \}$

Nên: $x=\tan k\frac{\pi}{7} ; y= \tan k \frac{2\pi}{7} ; z= \tan k \frac{4\pi}{7} $

với $ k=\{ 0;\pm1;\pm2;\pm3 \}$   $\square$ 




#460165 $tan^{2}x.cot^{2}2x.cot3x= tan^{2}x-cot^...

Đã gửi bởi GSXoan on 26-10-2013 - 22:56 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

$tan^{2}x.cot^{2}2x.cot3x= tan^{2}x-cot^{2}2x+cot3x$

 

bạn có thể làm chi tiết hơn được không!mình chưa hiểu lắm nak !hj

Mình làm cách khác nhá: :icon10:  :icon12: 

Pt $\Leftrightarrow \cot 3x (\tan^2 x\cot^2 2x-1)=tan^2 x- cot^2 2x$

     $\Leftrightarrow \cot 3x(\tan x \cot 2x-1)(\tan x \cot 2x+ 1)=(\tan x-\cot 2x)(\tan x+ \cot 2x)$

Suy ra(nhớ kiểm tra điều kiện):

    $\cot 3x= \frac{\tan x - \cot 2x}{\tan x \cot 2x+1}.\frac{\tan x +\cot 2x}{\tan x \cot2x-1}$

Mà:

+) $\dfrac{\tan x - \cot 2x}{\tan x \cot 2x+ 1} $

       $=\frac{\tan x \tan 2x-1}{\tan x+\tan 2x}=\cot 3x $

 

+)  $\dfrac{\tan x +\cot 2x}{\tan x  \cot 2x- 1} $

     $=\frac{\tan x \tan 2x+1}{\tan x- \tan 2x}= \cot(-x)=-\cot x $

Nên: PT viết lại thành: $\cot 3x= -\cot 3x \cot x$

Đến đây dễ rồi  :lol: 




#460160 $2sinx(1+2{cos}^{2}x)-2cos4x=2{sin}^{...

Đã gửi bởi GSXoan on 26-10-2013 - 22:24 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

$2sinx(1+2{cos}^{2}x)-2cos4x=2{sin}^{3}x-\sqrt{3}cos3x$

Mình nghĩ đề nó phải thế này:

$2\sin x(1+2\cos^2 x)-2\cos 4x =4 \sin^3 x - \sqrt{3} \cos 3x$




#460157 $sin3x+cos3x-2\sqrt{2}cos(x+\frac{\prod...

Đã gửi bởi GSXoan on 26-10-2013 - 22:05 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

$sin3x+cos3x-2\sqrt{2}cos(x+\frac{\prod }{4})+1=0$

 

 

Giải

Phương trình trên tương đương:
$- \sqrt{2}\cos{\left ( 3x + \dfrac{3\pi}{4}\right )} - 2\sqrt{2}\cos{\left (x + \dfrac{\pi}{4}\right )} + 1 = 0$

Đặt $\cos{\left (x + \dfrac{\pi}{4}\right )} = t (-1 \leq t \leq 1)$, ta được:
$- \sqrt{2}(4t^3 - 3t) - 2\sqrt{2}t + 1 = 0 $

$\Leftrightarrow 4\sqrt{2}t^3 - \sqrt{2}t - 1 = 0$
$\Leftrightarrow (\sqrt{2}t - 1)(4t^2 + 2\sqrt{2}t + 1) = 0 \Leftrightarrow t = \dfrac{1}{\sqrt{2}}$

Đoạn còn lại bạn tự giải nhé.

 

 

 

$\sin 3x+\cos 3x-2\sqrt{2} \cos (x+\frac{\pi}{4})+1=0$

$\Leftrightarrow 4\cos^3 x-3 \cos x+3 \sin x-4 \sin^3 x -2 \cos x+2\sin x +1 =0$

$\Leftrightarrow 4(\cos x-\sin x)(1+\cos x \sin x)-5(\cos x -\sin x)+1=0$

Đặt $u=\cos x -\sin x$ , $v=\sin x \cos x$ ta được hê:

$\left\{\begin{matrix}4u(1+v)-5u+1=0 \\ u^2=1-2v \end{matrix} \right.$

Bạn tự giải tiếp...........................................




#460083 Hình thang $ABCD$ vuông tại $A,D$... Tìm $D$

Đã gửi bởi GSXoan on 26-10-2013 - 17:32 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Thôi vẽ hình ra giấy vậy (tại e ngu k biết vẽ ).Kẻ BH vuông với CD thì ABHD là hình vuông 

Có $\triangle CBH=\triangle MBA$(cạnh góc vuông  -góc nhọn)

$\Rightarrow CB=MB$$\Rightarrow \triangle MBN=\triangle CBN$(cgc)

$\Rightarrow$ 2 đương cao hạ từ B bằng nhau $\Rightarrow$BH=d(B;MN)=...

Có BH từ đó "tính được BD;   gọi D 1ẩn là ok........

Hình đây bạn

8mkv.png



#460080 Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix...

Đã gửi bởi GSXoan on 26-10-2013 - 17:09 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình



Đặt $\left\{\begin{matrix} x+z=a \\ z-x=b \end{matrix}\right.$

Hệ phương trình tương đương :

$\left\{\begin{matrix} by=4 \\ a^{2}+b^{2}=2(x^{2}+z^{2})=2 \\ y^{2}+2ay=6 \end{matrix}\right.$

Rút y theo b rồi giải hệ phương trình 2 ẩn a và b....

 



Đặt $\left\{\begin{matrix} x+z=a \\ z-x=b \end{matrix}\right.$

Hệ phương trình tương đương :

$\left\{\begin{matrix} by=4 \\ a^{2}+b^{2}=2(x^{2}+z^{2})=2 \\ y^{2}+2ay=6 \end{matrix}\right.$

Rút y theo b rồi giải hệ phương trình 2 ẩn a và b

Cách khác...!!!!

Ta có : $y(z-x)= z(2x+y)+(-x)(2z+y)$

Sử dụng BĐT C-B cho hai cặp số  $(z,(-x))$ và $ (2x+y, 2z+y)$ ta có:

$((z^2+(-x)^2)((2x+y)^2+(2z+y)^2) \geqslant [z(2x+y)+(-x)(2z+y)]^2=[y(z-x)^]2$

Mà $x^2+z^2=1$ và $(2x+y)^2+(2z+y)^2=2y^2+4y(x+z)+4(x^2+z^2)=16$

khi đó $[y(z-x]^2 \leqslant 16 $suy ra $y(z-x) \leqslant 4$

Đến đây xét dấu bằng




#458492 Giải phương trình hệ phương trình bằng phương pháp lượng giác hóa

Đã gửi bởi GSXoan on 18-10-2013 - 23:45 trong Chuyên đề toán THPT

Đây là file PDF... :icon6:  :ukliam2:File gửi kèm  untitled-2.pdf   184.59K   2939 Số lần tải




#458490 Giải phương trình hệ phương trình bằng phương pháp lượng giác hóa

Đã gửi bởi GSXoan on 18-10-2013 - 23:42 trong Chuyên đề toán THPT

$\fbox{Ví dụ 7}$ Giải hệ phương trình:
 $\left\{\begin{matrix} x^2+4y^2=1 \\ 16x^5-20x^3+5x+512y^5-160y^3+10y+\sqrt{2}=0 \end{matrix} \right.$
Giải:
Rõ ràng từ phương trình tứ nhất của hệ ta thấy xuất hiện $A^2+B^2=1$ nên ta nghĩ ngay đến viện đặt $A=\sin t, B=\cos t$ khi đó chắc chắn sẽ tồn tại $ t \in (0;2\pi)$
Với $A=x,B=2y$ nên ta đặt $x=\sin t, y=\cos t, t \in(0;2\pi)$, ta được hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix} \sin^2 t+\cos^2 t=1 \\ 16\sin^5 t-20\sin^3 t +5 \sin t+16 \cos^5 t-20\cos^3 t +5 \cos t =-\sqrt{2} (*) \end{matrix} \right.$ 
Ta đi giải phương trình (*): Nhận thấy hệ số và bậc của hàm $\sin, \cos $ bằng nhau.Điều đó giúp ta liên tưởng đến công thức lượng giác
$ (*) \Leftrightarrow \sin 5t +\cos 5t =-\sqrt{2} \Leftrightarrow \sin 5t+\frac{\pi}{4}=-1 \Leftrightarrow t= \frac{-3\pi}{4}+k2\pi,k \in \mathbb{Z} $
Vì $ t \in (0;2\pi)$ mà $k \in \mathbb{Z}$ nên $ k=1;2;3;4;5 $ $ \Rightarrow t $ nhận các giá trị 
 $ t= \frac{\pi}{4}; \frac{13\pi}{20} ; \frac{21\pi}{20} ; \frac{29\pi}{20} ;\frac{27\pi}{20}$
Kết luận:Nghiệm hệ phương trình
$\left(\frac{\sqrt{2}}{2}; \frac{\sqrt{2}}{4} \right) ; \left(\sin \frac{13\pi}{20}; \frac{1}{2} \cos \frac{13\pi}{20} \right); \left( \sin \frac{21\pi}{20}; \frac{1}{2} \cos \frac{21\pi}{20} \right); \left(\sin \frac{29\pi}{20} ; \frac{1}{2} \cos \frac{29\pi}{20} \right); \left(\sin \frac{37\pi}{20}; \frac{1}{2} \cos \frac{37\pi}{20}\right) $  $\square$    
 
Nhận xét:
$\bullet$ Thoạt tiên, khi giải quyết hệ này ta thấy bậc ở phương trình thứ 2 rất lớn, lên tận bậc 5 $\rightarrow$ nghĩ đến việc sử dụng phương pháp hằng đẳng thức, phương pháp đánh giá , phương pháp hàm,..
$\bullet$ $x,y$ đứng độc lập và các hệ số các hạng tử cùng bậc bằng nhau nên ta nghĩ đến việc sử dụng phương pháp hàm để giải nhưng sự xuất hiện của $\sqrt{2}$ làm công việc trở nên khó khăn 
$\bullet$ Để ý kĩ một chút sự xuất hiện của phương trình thứ nhất $A^2+B^2=1$ và $\sqrt{2}$ đã làm cho ta liên tưởng đến phép đặt lượng giác quen thuộc được  nêu ở trên.
 
Đã liên tưởng đến phép đặt lượng giác nhưng công việc còn lại là khá rắc rối. Phương trình thứ 2 xuất hiện 3 loại bậc là 5,3,1 mà  công thức nhân 5 ẩn chứa chúng
Ghi nhớ:$\displaystyle \fbox{$\begin{matrix}  \cos 5 \alpha = 16 \cos^5 \alpha -20\cos^3 \alpha +5 \cos \alpha &  \\ \sin 5\alpha =16 \sin^5 \alpha -20 \sin^3 \alpha +5 \sin \alpha & \end{matrix}$ } $
Bài tập tương tự: Giải hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix} (2x+3y)^2=1+12xy \\ 512x^5-160x^3+12x+3888y^5-540y^3+18y=0 \end{matrix} \right.$
$\fbox{Ví dụ 8}$ Giải hệ phương trình:
 $\left\{\begin{matrix} 3\left(x+\frac{1}{x}\right)=4\left(y+\frac{1}{y}\right)=5\left(z+\frac{1}{z} \right) \:\: (1)\\ xy +yz +zx=1 \hspace{4.1cm}(2) \end{matrix} \right.$ 
Giải: 
Điều kiện $xyz \neq 0$ từ $xy+yz+zx=1$ suy ra $x,y,z$ phải cùng dấu
Nhận thấy nếu $(x;y;z) $ là một nghiệm của hệ thì $(-x;-y;-z) $ cũng là nghiệm của hệ . Do vậy ta chỉ cần tìm nghiệm dương của hệ $\rightarrow$ nghiệm còn lại
Xét trường hợp $ x,y,z > 0$ 
Vì có sự xuất hiện $xy+yz+zx=1$ nên ta đặt $x=\tan \alpha ; y=\tan \beta ; z= \tan \gamma \left (0< \alpha,\beta,\gamma <\frac{\pi}{2} \right)$
Từ phương trình (2): $\tan \alpha.\tan \beta+ \tan \beta.\tan \gamma+ \tan \gamma.\tan \alpha=1$
 $\Leftrightarrow \tan \beta(\tan \alpha+\tan \gamma)=1-\tan \gamma \tan \alpha$
$\Leftrightarrow \tan \beta = \frac{1- \tan \gamma \tan \alpha}{ \tan \alpha+ \tan \gamma}= \cot(\alpha+\gamma)$
$\Leftrightarrow \alpha+ \beta+\gamma = \frac{\pi}{2}$
Từ phương trình (1): $3 \frac{\tan^2 \alpha}{\tan \alpha} =4 \frac{\tan^2 \beta+1}{\tan \beta}=5 \frac{\tan^2 \gamma+1}{\tan \gamma}$
$\Leftrightarrow \frac{3}{\sin 2\alpha}= \frac{4}{\sin 2\beta} = \frac{5}{\sin 2\gamma}$ 
 Ta có hệ tương đương: $\left\{\begin{matrix} \frac{3}{\sin 2\alpha}= \frac{4}{\sin 2\beta} = \frac{5}{\sin 2\gamma} \\ \\ 0< \alpha,\beta,\gamma < \frac{\pi}{2} ; \alpha+\beta+\gamma =\frac{\pi}{2} \end{matrix} \right.$ 
Từ hệ trên suy ra $ 2\alpha; 2\beta ; 2\gamma $ là các góc của tam giác có cạnh tương ứng là 3;4;5 mà 3;4;5 là bộ 3 PY-TA-GO
Theo định lý sin trong tam giác $\rightarrow 2\gamma =90^\circ  \Rightarrow \gamma =45^\circ \Rightarrow z= \tan 45^\circ  =1$ 
$\tan 2\alpha= \frac{2\tan \alpha}{1-\tan^2 \alpha} =\frac{3}{4} \Rightarrow \tan \alpha = \frac{1}{3}=x$
$\tan 2\beta= \frac{2\tan \beta}{1-tan^2 \beta}= \frac{4}{3} \Rightarrow \tan \beta=\frac{1}{2}=y$
Vậy hệ có 2 nghiệm là $\left(\frac{1}{3};\frac{1}{2};1 \right) ; \left(\frac{-1}{3} ; \frac{-1}{2};-1 \right) $     $\square$ 
$\fbox{Ví dụ 9}$ Giải hệ phương trình:
 $\left\{\begin{matrix} x+y+z=1 \hspace{3.9cm}(1)\\ \frac{x}{x+yz} +\frac{y}{y+zx}+\frac{z}{z+xy} = \frac{9}{4} \:\:\:\:\:\:\:(2) \end{matrix} \right.$
Giải:
Nhận thấy $x,y,z=0$ không phải là nghiệm hệ
Viết lại phương trình (1) dưới dạng $\sqrt{\frac{xy}{z}}\sqrt{\frac{xz}{y}}+\sqrt{\frac{yz}{x}}\sqrt{\frac{yx}{z}}+\sqrt{\frac{zx}{y}}\sqrt{\frac{zy}{x}}=1$
Đặt $\sqrt{\frac{xy}{z}}= \tan \frac{A}{2} , \sqrt{\frac{xz}{y}}=\tan \frac{B}{2}, \sqrt{\frac{yz}{x}}=\tan \frac{C}{2}; A,B,C \in(0,\pi)$
ta được $\tan{\frac{A}{2}} \tan{\frac{B}{2}} + \tan{\frac{B}{2}} \tan{\frac{C}{2}}+\tan{\frac{C}{2}} \tan{\frac{A}{2}}=1$
Tương tự như ví dụ trên dễ dàng suy ra $A+B+C= \pi$
Phương trình (2):$\frac{x}{x+yz}+\frac{y}{y+zx}+\frac{z}{z+xy} =\displaystyle \frac{1}{1+tan^2\frac{A}{2}}+\frac{1}{1+tan^2\frac{B}{2}}+\frac{1}{1+tan^2\frac{C}{2}}= \frac{9}{4}$
$\Leftrightarrow \cos^2 \frac{A}{2}+\cos^2 \frac{B}{2}+\cos^2 \frac{C}{2}=\frac{9}{4}$
$\Leftrightarrow \frac{3+\cos A+\cos B+\cos C}{2}=\frac{9}{4}$
$\Leftrightarrow \cos A+ \cos B+\cos C= \frac{3}{2}$ 
$\Leftrightarrow 1-2\sin^2 \frac{A}{2} +2 \cos \frac{B+C}{2} \cos \frac{B-C}{2}= \frac{3}{2}$ 
$\Leftrightarrow 4\sin^2 \frac{A}{2} +2 \sin \frac{A}{2} \cos \frac{B-C}{2}=\frac{3}{2}$ (*) 
$\triangle  ' =4(\cos^2 \frac{B-C}{2}-1) \geqslant 0 $ .Mặt khác $\cos^2 \frac{B-C}{2}-1 \leqslant 0$ 
 Nên (3) $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2\sin \frac{A}{2}=\cos \frac{B-C}{2} \\ \sin \frac{B-C}{2}=0 \end{matrix} \right.$ $\Leftrightarrow A=B=C=\frac{\pi}{3}$ .
Từ đó suy ra $x=y=z=\frac{1}{3} \square$
$\fbox{Ví dụ 10}$:Tìm tất cả các số thực $x,y,z$ thỏa mãn:
 $x^6+y^6+z^6-6(x^4+y^4+z^4)+10(x^2+y^2+z^2)-2(x^3y+y^3z+z^3x)+6(xy+yz+zx)=0$
Giải:  Phương trình tương đương với 
$(x^3-3x-y)^2+(y^3-3y-z)^2+(z^3-3z-x)^3=0 \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y=x^3-3x \\ x=z^3-3z \\ z=y^3-3y \end{matrix} \right.(I)$
+) Nếu $x>2$ thì $y=x^3-3x=x(x^2-3)>2 \Rightarrow z=y(y^2-3)>2$.Ta cộng 3 vế hệ $(I)$ ta được:
$0=x^3+y^3+z^3-4x-4y-4z=x(x^2-4)+y(y^2-4)+z(z^2-4)>0$ (Vô lý)
+) Tương tự với trường hợp $x<2$ thì hệ (I) không có nghiệm.Vậy $\left |x\right | \leqslant 2$
Với điều kiện đó ta đặt $x=2\cos t , t \in [0;\pi] $ ta đươc hệ: $\left\{\begin{matrix} y=2(4\cos^3 t -3\cos t)=2 \cos 3t \\ x=2(4\cos^3 3t- 3\cos 3t)= 2\cos 9t \\ z= 2(4\cos^3 9t -3\cos 9t)=2\cos 27t \end{matrix} \right.$
Từ hệ trên suy ra $\cos t= \cos 27t \Leftrightarrow t= k\frac{\pi}{13},k \in \mathbb{Z}$ hoặc $t= l\frac{\pi}{14}, l \in \mathbb{Z}$
mà $t \in[0;\pi]$ nên $k=0;1;2;...;13$ hoặc $l=0;1;2;..;14$
Vậy bộ 3 số $(x,y,z)$ cần tìm là $(2\cos t; 2\cos 3t; 2\cos 9t)$ với  $t=k\frac{\pi}{13},k=0;1;2;...;13$ hoặc $t=l\frac{\pi}{14},l=0;1;2;..;14$.Có 27 bộ 3 số thỏa mãn $\square$
Nhận xét:
Không giống như các ví dụ trước,điều kiện của biến thường được thấy rõ từ điều kiện xác định của phương trình.Ở ví dụ này,chúng ta phải tìm điều kiện chặt của biến để từ đó tìm ra phép đặt lượng giác.
Bài tập tương tự: Tìm tất cả các giá trị của tổng $S=x+y+z$;biết rằng $x,y,z$ là nghiệm hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix} x=y(4-y) \\ y=z(4-z) \\ z=x(4-x) \end{matrix} \right.$ 
III.Bài tập tự luyện
Giải các phương trình và hệ phương trình sau 
$\fbox{1}$ $\sqrt{1-x}=2x^2-1+2x\sqrt{1-x^2}$
$\fbox{2}$ $2x+(4x^2-1)\sqrt{1-x^2}=4x^3+\sqrt{1-x^2}$
$\fbox{3}$ $2-\frac{x}{\sqrt{1-x^2}}=2x^2$ 
$\fbox{4}$ $8x.(2x^2-1)(8x^4-8x^2+1)=1, x \in (0;1) $
$\fbox{5}$ $\left\{\begin{matrix} x^2+y^2+z^2=1 \\ 2xy+yz+zx=\frac{1+\sqrt{3}}{2} \end{matrix} \right.$
$\fbox{6}$ $\left\{\begin{matrix} x+y+z=xyz \\ x(y^2-1)(z^2-1)+y(x^2-1)(z^2-1)+z(x^2-1)(y^2-1)=0 \end{matrix} \right.$
$\fbox{7}$ $\left\{\begin{matrix} (1+x^2+x^2y+y)^2=8(x^2+x^2y) \\ (1+y^2+y^2z+z)^2=8(y^2+y^2z) \\ (1+z^2+z^2x+x)^2=8(z^2+z^2x) \end{matrix} \right.$
$\fbox{8}$ $\left\{\begin{matrix} x+y+z=1 \\ \sqrt{\frac{xy}{z+xy}} +\sqrt{\frac{yz}{x+yz}}\sqrt{\frac{zx}{y+zx}} \end{matrix} \right.$ 
$\fbox{9}$ $ \left\{\begin{matrix} 0<x,y,z<1 \\ xy+yz+zx=1 \\ \frac{x}{1-x^2}+\frac{y}{1-y^2} +\frac{z}{1-z^2} = \frac{3\sqrt{3}}{2} \end{matrix} \right.$ 

$\fbox{10}$  $\left\{\begin{matrix} z^2+2xyz=1 \\ 3x^2y^2+3xy^2=1+x^3y^4 \\ z+zy^4+4y^3=4y+6y^2z \end{matrix} \right.$

$\fbox{11}$ $\left\{\begin{matrix} 2z(x+y)+1=x^2-y^2 \\ y^2+z^2=1+2xy+2zx-2yz \\ y(3x^2-1)=-2x(x^2+1) \end{matrix} \right.$ 

$\fbox{12}$Tìm nghiệm dương của hệ:$\left\{\begin{matrix} x+y+z=a+b+c\\ 4xyz-a^2x-b^2y-c^2z=abc \end{matrix} \right.$ trong đó $a,b,c$ là các số dương cho trước

 

Vì kiến thức còn hạn hẹp nên mong các thành viên VMF đóng góp nhiều bài toán hay về phương pháp để cho bài  viết được hoàn chỉnh.Hãy cùng thảo luận tại http://diendantoanho...c-hóa/?p=458492

 




#458489 Giải phương trình hệ phương trình bằng phương pháp lượng giác hóa

Đã gửi bởi GSXoan on 18-10-2013 - 23:40 trong Chuyên đề toán THPT

 
Giải phương trình, hệ phương trình bằng phương pháp lượng giác hóa 
 
Trần Văn Quân-HS lớp 11A1-Trường THPT Lê Lợi,Tân Kỳ,Nghệ An
 Lời mở đầu:
Đứng trước những bài phương trình, hệ phương trình ta có rất nhiều hướng xử lí như \textit{nâng lũy thừa,đặt ẩn phụ, dùng hằng đăng thức,bất đẳng thức,..}. Tuy vậy không phải lúc nào ta cũng áp đặt một trong những phương pháp nêu trên để giải những bài phương trình,hệ phương trình đó.Có những hệ phương trình 3 ẩn mà hai phương trình,hoặc những hệ phương trình có số mũ rất lớn thì việc sử dụng các phương pháp thông thường sẽ đưa ta đến ngõ cụt.Nhưng thật may mắn thay một số bài phương trình,hệ phương trình lại có những điều kiện bó hẹp của biến giúp ta liên tưởng đến một số công thức lượng giác,từ đó mà ta tìm được phép đặt lượng giác phù hợp.Chính vì vậy tôi viết lên chuyên đề "Giải phương trình, hệ phương trình bằng phương pháp lượng giác hóa" để giúp các bạn yêu toán lại có thêm trong tay mình  một phương pháp khá hay để giải quyết một số bài toán về phương trình, hệ phương trình. Khả năng hạn hẹp nên chuyên đề của tôi còn nhiều thiếu sót , rất mong ban đọc đóng góp và cho tôi ý kiến.Mọi thắc mắc xin liên hệ qua hòm thư [email protected].Rất cảm ơn các bạn đã quan tâm đến chuyên đề này !!!
 
I.Một số phép đặt lượng giác cơ bản
1.Nếu$ x \in[- a; a],a>0$ thì đặt 
$\fbox{$x=a\cos\alpha$, $\alpha \in[0;\pi]$}$ hoặc $\fbox{$x=a\sin\beta,\beta \in [\frac{-\pi}{2};\frac{\pi}{2}]$}$
2.Nếu $x \in \mathbb{R}$  thì đặt 
$\fbox{$x= \tan t,t \in \left(\frac{-\pi}{2};\frac{\pi}{2} \right)$}$
3.Nếu $x^2+y^2=a(a>0)$ thì đặt
$\fbox{$x=\sqrt{a} \sin t, y=\sqrt{a} \cos t,t \in [0;2 \pi]$}$
*Chú ý: Một số đẳng thức lượng giác :
$\fbox{1}$ $ \sin^2 x+ \cos^2 x =1, \forall x \in \mathbb{R}$
$\fbox{2}$ $ \sin 2x=2 \sin x \cos x$ 
$\fbox{3}$ $ \cos2x= \cos^2 x- \sin^2 x=2\cos^2 x-1 =1- 2 \sin^2 x$
$\fbox{4}$Với $  \alpha; \beta; \gamma \neq \frac{\pi}{2}+k \pi,k \in \mathbb{Z} $, ta có: 
       $\tan \alpha+\tan \beta+\tan \gamma= \tan \alpha. \tan \beta .\tan \gamma  \Leftrightarrow \alpha + \beta+ \gamma= m \pi (m \in \mathbb{Z}) $ 
$\fbox{5}$  Với $  \alpha; \beta; \gamma \neq \frac{\pi}{2}+k \pi, \in \mathbb{Z} $, ta có:   
 $ \tan \alpha.\tan \beta+ \tan \beta.\tan \gamma+ \tan \gamma.\tan \alpha=1 \Leftrightarrow  \alpha+\beta+\gamma= \frac{\pi}{2}+n \pi (n \in \mathbb{Z})$         
II.Ví dụ
$\fbox{Ví dụ 1}$: Giải phương trình:$4x^3 -\sqrt{1-x^2}-3x=0$ 
Giải:
Điều kiện: $1-x^2 \geqslant 0 \Leftrightarrow      -1  \leqslant  x \leqslant 1 $
Với điều kiện đó ta đặt $x= \cos t , t \in [o;\pi](*)$ ,Phương trình đã cho trở thành:
$ 4\cos^3 t-\sqrt{1-\cos^2 t}- 3 \cos t=0$
$\Leftrightarrow \cos 3t-\sin t=0$
$\Leftrightarrow \cos 3t= \cos (\frac{\pi}{2}-t)$(**)
Giải phương trình(**) kết hợp (*) $   \Rightarrow t=\frac{\pi}{8};t=\frac{5 \pi}{8}$ 
Vậy phương trình có 2 nghiệm là $x=\cos \frac{\pi}{8}$ và $x=\cos \frac{5\pi}{8}$  $\square$ 
$\fbox{Ví dụ 2}$:Giải phương trình :    $x=\sqrt{2+\sqrt{2-\sqrt{2+x}}}$ 
Giải:                 Điều kiện   $ 0 <  x \leqslant 2 $    
Với điều  kiện đó ta đặt $x=2 \cos t ,t \in(\frac{\pi}{2};\frac{\pi}{2}) $(*) 
Ta được phương trình $2 \cos t= \sqrt{2+\sqrt{2-\sqrt{2+ \cos t}}}$
$\Leftrightarrow   2 \cos t= \sqrt{2+\sqrt{2-2 \cos \frac{t}{2}}}$ 
$ \Leftrightarrow 2 \cos t=\sqrt{ 2+ 2 \sin \frac{t}{4}}$
$ \Leftrightarrow 2 \cos t= \sqrt{2}( \sin \frac{t}{8}+ \cos \frac{t}{8}$ 
$ \Leftrightarrow \sin ( \frac{\pi}{2}-t)= \sin (\frac{t}{8}+ \frac{\pi}{4})$  (**)
Giải (**) kết hợp với điều kiện (*) ta được nghiệm phương trình là $ x= \cos \frac{2 \pi}{9}$ và x=$ \cos \frac{-2 \pi}{7} $ $\square$ 
 
Nhận xét: Qua 2 ví dụ trên ta dễ dàng tìm được điều kiên của biến từ đó suy ra cách đặt lượng giác phù hợp.Lượng giác có  một ưu điểm là khử căn bằng công thức hạ bậc, điều này là lợi thế lớn khi giải phương trình vô tỷ.Bài tập tương tự: 
Giải phương trình: $ 4x^3+2 \sqrt{1-x^2}-3x-1=0$  
Ví dụ sau ta xét đến lợi thế của nó về ưu điểm khử căn trong Đề thi Vô địch Quốc gia 1984
$\fbox{Ví dụ 3}$ Giải phương trình( Vô địch Quốc gia 1984)
 $\sqrt{1+\sqrt{1-x^2}}\left( \sqrt{(1+x^3)}-\sqrt{(1-x)^3} \right)=2+ \sqrt{1-x^2}$
Giải: Điều kiện $ x \in [-1;1]$ .Với điều kiện đó ta đặt $x= \cos \alpha, \alpha \in [0; \pi]$
Ta được phương trình:
$\sqrt{1+\sqrt{1- \cos^2 \alpha}} \left( \sqrt{(1+\cos \alpha)^3}-\sqrt{(1-\cos \alpha)^3} \right)=2+ \sqrt{1- \cos^2 \alpha}$
$ \Leftrightarrow \sqrt{1+ \sin \alpha} \left(\sqrt{8 \left(\frac{1+ \cos \alpha}{2}\right)^3}- \sqrt{8 \left(\frac{1- \cos \alpha}{2}\right)^3} \right) = 2+ \sin \alpha $ 
$\Leftrightarrow  2\sqrt{2} \left( \sin \frac{\alpha}{2}+ \cos \frac{\alpha}{2} \right) \left( \cos \frac{\alpha}{2}- \sin \frac{\alpha}{2} \right) \left(1+ \frac{1}{2} \sin \alpha \right)=2 + \sin \alpha$
$\Leftrightarrow 2\sqrt{2} \left( \cos^2 \frac{\alpha}{2}- \sin ^2 \frac{\alpha}{2} \right)\left(2+\frac{1}{2} \sin \alpha \right)=2+ \sin \alpha$
$\Leftrightarrow \sqrt{2}\cos \alpha(2+ \sin \alpha)=2+ \sin \alpha$
$\Leftrightarrow \cos \alpha =\frac{1}{\sqrt{2}} \Rightarrow x= \frac{1}{\sqrt{2}}$ 
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất là $x= \frac{1}{\sqrt{2}}$ $\square$ 
$\fbox{Ví dụ 4}$ Giải hệ phương trình:
$\left \{\begin{matrix} x\sqrt{1-y^2}+ y\sqrt{1-x^2}=1 \\ (1-x)(1+y)=2 \end{matrix} \right.$
Giải: Điều kiện $x,y \in [-1;1]$
Với điều kiện đó đặt $x= \cos \alpha; y= \cos \beta ; \alpha, \beta \in [0;\pi]$
Ta có hệ tương đương:
$\left \{\begin{matrix} \cos \alpha \sin \beta + \cos \beta \sin \alpha =1 \\ (1- \cos \alpha)(1+ \cos \beta)=2 \end{matrix} \right.$  
$\Leftrightarrow \left \{ \begin{matrix} \alpha +\beta= \frac{\pi}{2} \hspace{4.1cm}(1) \\ \cos \beta - \cos \alpha -\cos \alpha \cos \beta -1=0(2) \end{matrix} \right.$ 
Giải (2): Đặt $\cos \beta- \cos \alpha =t ( t \leqslant \sqrt{2})$
  $ \Rightarrow t^2 = \cos^2 \beta+ \cos^2 \alpha -2 \cos \alpha \cos \beta$
  $ \Leftrightarrow t^2= \cos^2 (\frac{\pi}{2}- \alpha ) +\cos \alpha -2\cos \beta \cos \alpha$
 $ \Leftrightarrow t^2=1-2 \cos \beta \cos \alpha$ 
 $ \rightarrow - \cos \beta \cos \alpha = \frac{t^2-1}{2} $ thay vào (2) 
 Được phương trình: $ t^2+ \frac{t^2-1}{2}-1=0 \Leftrightarrow t^2+2t-3=0 \Rightarrow t=1 $ ( vì $t \leq \sqrt{2}$)
Với t=1 ta có : $ \cos \beta - \cos \alpha=1$
 
$\Leftrightarrow \sin ( \alpha -\frac{\pi}{4})= \sin\frac{\pi}{4} $
$\rightarrow \alpha = \frac{\pi}{2} \rightarrow \beta=0\Rightarrow \left \{\begin{matrix} x=0 \\ y=1 \end{matrix} \right.$ là nghiệm duy nhất của hệ   $ \square$
$\fbox{Ví dụ 5}$ Giải hệ phương trình:
 $\left\{\begin{matrix} 2x+x^2y=y \\ 2y+y^2z=z \\ 2z+z^2x=x \end{matrix} \right.$ 
Giải:
Nhận thấy  hệ không có các nghiệm $(\pm1,y,z); (x,\pm1,z);(x,y,\pm1)$ 
Với $x,y,z  \neq \pm 1$, viết lại hệ dưới dạng:
$\left\{\begin{matrix} y= \frac{2x}{1-x^2} \\ z= \frac{2y}{1-y^2} \\ x=\frac{2z}{1-z^2} \end{matrix} \right.$
Với điều kiện đó đặt $x=\tan \alpha \: (1), \alpha \in(\frac{-\pi}{2};\frac{\pi}{2})$ , với $\tan \alpha, \tan 2\alpha, \tan 4\alpha \neq \pm1$
Với $x=\tan \alpha \Rightarrow y= \dfrac{2 \tan \alpha}{1- \tan^2 \alpha}= \tan 2\alpha$
Với $y= \tan 2\alpha \Rightarrow z= \dfrac{2 \tan 2\alpha}{1- \tan^2 2\alpha}= \tan 4\alpha$ 
 Với $z=\tan 4\alpha \Rightarrow x= \dfrac{2 \tan 4\alpha}{1- \tan^2  4\alpha}= \tan 8\alpha \: \:(2)$
Từ (1) và (2) $\rightarrow \tan \alpha =\tan 8\alpha \Leftrightarrow \alpha= k \frac{\pi}{7}, k \in \mathbb{Z}$
Vì $\alpha \in (\frac{-\pi}{2};\frac{\pi}{2} ) \Rightarrow \frac{-\pi}{2} <k \frac{\pi}{7} < \frac{\pi}{2}$ 
mà $k \in \mathbb{Z} \rightarrow k=\{ 0;\pm1;\pm2;\pm3 \}$
Nên: $x=\tan k\frac{\pi}{7} ; y= \tan k \frac{2\pi}{7} ; z= \tan k \frac{4\pi}{7} $
với $  k=\{ 0;\pm1;\pm2;\pm3 \}$   $\square$ 
Nhận xét: Việc biến đổi hợp lí sẽ đưa ta liên tưởng những công thức lược giác thường gặp.Ví dụ trên đã sử dụng công thức nhân 2 của hàm $\tan \alpha $ để đưa các biến $y,z,x$ lên các hàm $\tan 2\alpha ,\tan 4\alpha , \tan 8\alpha$ 
Ghi nhớ:       $\fbox{$\tan 2t = \frac{2 \tan t}{1- \tan^2 t}$} $
Ví dụ tiếp theo ta lại sử dụng \textit{công thức nhân 3} của hàm $\tan$
 
$\fbox{Ví dụ 6}$ Giải hệ phương trình:
  $\left\{\begin{matrix} x^3-3x=y(3x^2-1) \\ y^3-3y =z(3y^2-1) \\ z^3-3z=x(3z^2-1) \end{matrix} \right.$ 
Giải:Nhận thấy hệ không có các nghiệm $x= \pm \frac{1}{\sqrt{3}} ; y= \pm \frac{1}{\sqrt{3}} ; z= \pm \frac{1}{\sqrt{3}}$
 
Với $ x,y,z \neq \pm \frac{1}{\sqrt{3}}$ ta có hệ tương đương: $ \left\{ \begin{matrix}  y= \dfrac{x^3-3x}{3x^2-1} \\ \\ z= \dfrac{y^3-3y}{3y^2-1} \\ \\ x=\dfrac{z^3-3z}{3z^2-1} \end{matrix} \right.$
Đặt $x= \tan t ,t \in \left(\frac{-\pi}{2}; \frac{\pi}{2}\right) $  (1)  với $\tan t , \tan 3t , \tan 9t \neq \pm \frac{1}{\sqrt{3}}$
Khi đó: 
$y= \frac{\tan^3 t-3\tan t}{3\tan^2 t-1}= \tan 3t$
$z= \frac{\tan^3 3t-3\tan 3t}{3\tan^2 3t -1} = \tan 9t$
$x= \frac{\tan^3 9t-3\tan 9t}{3\tan^2 9t-1}=\tan 27t $ \: (2)
Từ (1) và (2) ta được: $\tan t= \tan 27t  \Leftrightarrow t=k \frac{\pi}{26} , k \in \mathbb{Z}$
Do $ t \in \left(\frac{-\pi}{2}; \frac{\pi}{2}\right)  \rightarrow        \frac{-26}{2}<k<\frac{26}{2}$
mà $ k \in \mathbb{Z} $ nên $k=0; \pm 1; \pm 2 ;...; \pm 12 $  (*)
Vậy hệ có 25 nghiệm $(x;y;z)=\left(\tan k\frac{\pi}{26}; \tan k\frac{3\pi}{26};\tan k \frac{9\pi}{26}\right)$ với $ k$ thỏa mãn (*)        $\square$
Nhận xét:
$\bullet$ Với bài tập này phải sử dụng công thức nhân 3 của hàm $tan$ 
Ghi nhớ: $ \fbox { $ \tan 3 \alpha = \frac{\tan^3 \alpha-3 \tan \alpha}{3\tan^2 \alpha-1}$}$
$\bullet$ Khi khai triển hệ trên ta được hệ khó "nhận" dạng hơn:
$\left\{\begin{matrix} x^3-3x^2y-3x+y=0 \\ y^3-3y^2z-3y+z=0 \\ z^3-3z^2x-3z+x=0 \end{matrix} \right.$
$\rightarrow$ Chúng ta đưa về dạng : $\left\{\begin{matrix} f(x)=g(y) \\ f(y)=g(z) \\ f(z)=g(x) \end{matrix} \right.$ rồi thử xem các hàm $f,g$ có liên quan đến công thức lượng giác nào không rồi tìm phép đặt lượng giác phù hợp.Thường thì ta thường đặt $x=\tan \alpha, \alpha \in \left(\frac{-\pi}{2}; \frac{\pi}{2} \right)$ vì không có điều kiện ràng buộc của biến.Một số trường hợp phải tìm điều kiện của biến để sử dụng phương pháp,ta sẽ xét chúng ở các ví dụ sau
Bài tập tương tự:Giải hệ phương trình
$\fbox{1}$ $\left\{\begin{matrix}  zy^2+2y-z=0 \\ x^3-3x^2y-3x+y=0 \\ z^3-3z^2x-3z+x=0 \end{matrix} \right.$ 
$\fbox{2}$ $\left\{\begin{matrix} x-\frac{1}{x}=2y \\  \\ y-\frac{1}{y}=2z \\ \\ z-\frac{1}{z}=2x \end{matrix} \right.$ 
Công thức nhân 3 đã có bây giờ ta sẽ xét một ví dụ về công thức nhân 5



#458392 Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix...

Đã gửi bởi GSXoan on 18-10-2013 - 17:16 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình: 

$\left\{\begin{matrix} y(z-x)=4 \\ x^2+z^2=1 \\ y^2+2y(x+y)=6 \end{matrix} \right.$




#458390 $\begin{cases} 8x^2+18y^2+36xy-5(2x+3y)\sqrt{6...

Đã gửi bởi GSXoan on 18-10-2013 - 17:13 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ $$\begin{cases}
8x^2+18y^2+36xy-5(2x+3y)\sqrt{6xy}=0\\2x^2+3y^2=30
\end{cases}$$

 

Đặt $t=\frac{x}{y}$, phương trình 1 tương đương với

                  $8t^2+18+36t-5(2t+3)\sqrt{6t}=0$

     $\Rightarrow (8t^2+18+36t)^2=150t(2t+3)^2$

     $\Rightarrow t=\frac{3}{2}\Rightarrow x=\frac{3y}{2}$

Thay vào phương trình 2 ta được $2(\frac{3y}{2})^2+3y^2=30\Leftrightarrow y\pm 2\Rightarrow x=\pm 3$

Vậy hệ đã cho có 2 nghiệm $(x,y)=(3,2)=(-3,-2)$

PT thứ nhất của hệ tương đương với:

$2(2x+3y)^2+2.6xy-5(2x+3y)\sqrt{6xy}=0$

Đặt $2x+3y= u$ , $\sqrt{6xy}=v$, ta được phương trình đẳng cấp bậc hai:

$2u^2+2v^2-5uv=0$

Đến đây bạn tự giải tiếp...




#457763 Cho các số $a,b,c$ thỏa mãn $9(a^4+b^4+c^4)-25(a^2+b^2+c^2)+4...

Đã gửi bởi GSXoan on 15-10-2013 - 16:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số $a,b,c$ thỏa mãn  $9(a^4+b^4+c^4)-25(a^2+b^2+c^2)+48=0$.Tìm GTNN của biểu thức:

      $P=\sum{\frac{a^2}{b+2c}}$




#457762 Giải phương trình $\sqrt{1+\sqrt{2x-x^2}}+...

Đã gửi bởi GSXoan on 15-10-2013 - 16:37 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

đặt $\sqrt{1+\sqrt{2x-x^{2}}}=a (a\geqslant 1)$

$\sqrt{1-\sqrt{2x-x^{2}}}=b (b\geq 0)$

ta có hpt đxứng loại 1 $a+b=2a^{4}b^{4}(2a^{2}b^{2}-1)$ (vì $ab=\sqrt{1-2x+x^{2}}\Leftrightarrow a^{2}b^{2}=(x-1)^{2})$

                             và $a^{2}+b^{2}=2$

tới đây là hệ pt cơ bản rồi!!

 

p/s: quản trị viên ơi!! sao khôg kẻ đc dấu hệ pt vậy ạ ???

Đến đây vẫn chưa xong đâu bạn à..Số mũ rất lớn :(




#457613 Giải phương trình $\sqrt{1+\sqrt{2x-x^2}}+...

Đã gửi bởi GSXoan on 14-10-2013 - 15:47 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình $\sqrt{1+\sqrt{2x-x^2}}+\sqrt{1-\sqrt{2x-x^2}}=2(x-1)^4(2x^2-4x+1)$

 




#457203 Tìm $m$ để phương trình có nghiệm: $(4m-3)\sqrt{x+3...

Đã gửi bởi GSXoan on 12-10-2013 - 20:15 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tìm $m$ để phương trình có nghiệm:

$(4m-3)\sqrt{x+3}+(3m-4)\sqrt{1-x} + m-1=0 $




#455132 Chứng minh BĐT$\frac{1}{a} +b+c \geqslant...

Đã gửi bởi GSXoan on 04-10-2013 - 21:12 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c \geqslant 0$ Chứng minh rằng:

a) $\frac{1}{a} +b+c \geqslant 3(\frac{b}{2+ab}+\frac{bc}{c+2b}+\frac{c}{1+2ac})$

b) $\frac{a}{1+ab}+\frac{4}{a+2c} \geqslant \frac{8a}{1+ab+ac}$




#454953 Cho $x+y+z=1$Chứng minh BĐT $\frac{x}{x+yz...

Đã gửi bởi GSXoan on 03-10-2013 - 22:09 trong Bất đẳng thức và cực trị

$LHS = \sum \frac{x}{x(x+y+z)+yz}= \sum \frac{x}{(x+y)(x+z)}=\frac{\sum x(y+z)}{\prod (x+y)} =\frac{2(xy+yz+zx)}{\prod (x+y)}=\frac{2(xy+yz+zx)(x+y+z)}{\prod (x+y)}\le \frac{9}{4}$

ngược dấu bdt nhé

Xin lỗi bạn mình nhầm

Đóng góp một cách khác:

Từ giả thiết ta có: $\sqrt{\frac{xy}{z}}\sqrt{\frac{xz}{y}}+\sqrt{\frac{yz}{x}}\sqrt{\frac{yx}{z}}+\sqrt{\frac{zx}{y}}\sqrt{\frac{zy}{x}}=1$

Đặt  $\sqrt{\frac{xy}{z}}= tan\frac{A}{2}$  $\sqrt{\frac{xz}{y}}=tan\frac{B}{2}$  $\sqrt{\frac{yz}{x}}=tan\frac{C}{2}$  , $A,B,C \in(0,\pi)$

ta được $\tan{\frac{A}{2}} \tan{\frac{B}{2}} + \tan{\frac{B}{2}} \tan{\frac{C}{2}}+\tan{\frac{C}{2}} \tan{\frac{A}{2}}=1 $

Từ trên dễ dàng suy ra $A+B+C=\pi$

$\frac{x}{x+yz}+\frac{y}{y+zx}+\frac{z}{z+xy} =\frac{1}{1+tan^2\frac{A}{2}}+\frac{1}{1+tan^2\frac{B}{2}}+\frac{1}{1+tan^2\frac{C}{2}}$

$=cos^2\frac{A}{2}+cos^2\frac{B}{2}+cos^2\frac{C}{2}$

$=\frac{3+cosA+cosB+cosC}{2}$

Mặt khác ta đã có BĐT

$cosA+cosB+cosC \leqslant \frac{3}{2}$(Chứng minh bằng 12 cách)

từ đó suy ra ĐPCM




#454941 Giải hệ PT$\left\{\begin{matrix} (2x+3y)^2...

Đã gửi bởi GSXoan on 03-10-2013 - 21:46 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ PT$\left\{\begin{matrix}(2x+3y)^2=1+12xy & \\ 512x^5-160x^3+12x+3888y^5-540y^3+18y=0& \end{matrix}\right.$



#454866 Cho $x+y+z=1$Chứng minh BĐT $\frac{x}{x+yz...

Đã gửi bởi GSXoan on 03-10-2013 - 16:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x+y+z=1$Chứng minh BĐT $\frac{x}{x+yz}+\frac{y}{y+zx}+\frac{z}{z+xy} \leqslant \frac{9}{4}$




#454864 Giải phương trình $cos3t+2sint-1=0$

Đã gửi bởi GSXoan on 03-10-2013 - 16:38 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

pt đã cho tương đương với $4cos^3t-3cost+2sint-1=0 \Leftrightarrow cost(1-4sin^2t)+2cost-1$

 

Đoạn này sao vậy bạn




#454811 Giải phương trình $cos3t+2sint-1=0$

Đã gửi bởi GSXoan on 03-10-2013 - 08:43 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình $cos3t+2sint-1=0$