Đến nội dung

Idie9xx nội dung

Có 313 mục bởi Idie9xx (Tìm giới hạn từ 24-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#571437 Thảo luận về Đề thi và Lời giải của IMO 2015

Đã gửi bởi Idie9xx on 11-07-2015 - 16:46 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Sao lại có dòng màu đỏ thế ạ ? 

Còn chỗ dòng màu tím sẽ xuất hiện hiện tượng "nhảy" hàm ạ, nên em nghĩ chỗ đó cần bổ sung thêm nữa.

Từ cái kết luận của cái dòng trên nó $f(t)=t\Rightarrow f(-t)=-t$

Mà ta đã có $f(f(x))=f(x)$ và $f(x+f(x))=x+f(x)$ (2 cái $f(x),x+f(x)$ có thể trong cùng một loại với $t$) nên $f(-f(x))=-f(x)$ và $f(-x-f(x))=-x-f(x)$ cái này là bước đột phá đó :))

Còn cái màu tím thì nó chia ra 2 TH $f(x)=x$ hoặc $f(-x)=-f(x)$

Nếu $f(-x)=-f(x)$ thay vào chỗ $(3)$ là $f(x)-f(-x)=2x-x(f(x)+f(-x))$ suy ra được $f(x)=x$

Do cả 2 TH đều suy ra được $f(x)=x$ nên đó sẽ là hàm cần tìm :) mà "nhảy" hàm là cái gì vậy.

À lời giải đó còn thiếu phải tính $f(1),f(-1)$ vì có đoạn $(t-1)(t+f(-t))=0$ khí đó nếu $t=1$ thì $f(-t)$ không dễ dàng bằng $-t$ được  :wacko:




#571420 Thảo luận về Đề thi và Lời giải của IMO 2015

Đã gửi bởi Idie9xx on 11-07-2015 - 15:58 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Thêm một lời giải khác cho TH2 của bài 4:

Với $f(0)=0$

Cho $x=0$ ta có $f(f(y))=f(y)$

Thay $x,y$ lần lượt bằng $f(x),0$ ta có $f(f(x)+f(f(x))=f(x)+f(f(x))\Rightarrow f(2f(x))=2f(x)$

Thay lần lượt $x,y$ bằng $f(x),x-f(x)$ ta được $f(2f(x))+f(f(x)(x-f(x)))=2f(x)+(x-f(x))f(f(x))$

$\Rightarrow f(f(x)(x-f(x)))=(x-f(x))f(x)$

Thay lần lượt $x,y$ bằng $x-f(x),f(x)$ ta được $f(x)+f(f(x)(x-f(x)))=x+f(x)f(x-f(x))$

$\Rightarrow f(x)+(x-f(x))f(x)=x+f(x)f(x-f(x))\Rightarrow (f(x)-x)(1-f(x))=f(x)f(x-f(x)),(2)$

Cho $x=-1,y=1$ ta có $f(-1)=-1$

Cho $x=1$ ta có $f(1+f(1+y))+f(y)=1+f(1+y)+yf(1),(3)$

Cho $y=-1$ vào $(3)$ ta có $f(1)+f(-1)=1-f(1)\Rightarrow f(1)=1$

Nên $(3)\Rightarrow f(x)-x=f(1+f(x+1))-(1+f(x+1)),(4)$

Thay $x$ bằng $1+f(x+1)$ vào $(2)$ ta có $(f(1+f(x+1))-(1+f(x+1)))(1-f(1+f(x+1)))=f(1+f(x+1))f(f(1+f(x+1))-(1+f(x+1)))$

$\Rightarrow (f(x)-x)(1-f(1+f(x+1)))=f(1+f(x+1))f(x-f(x)),(5)$

Lấy $(2)-(5)$ ta có $(f(x)-x)(f(1+f(x+1))-f(x))=(f(x)-f(1+f(x+1)))f(x-f(x))$

$\Rightarrow (f(x-f(x))+(x-f(x)))(f(1+f(x+1))-f(x))=0\Rightarrow f(x-f(x))=-(x-f(x))$ hoặc $f(1+f(x+1))=f(x),(1)$

Nếu $f(x-f(x))=-(x-f(x))$ thay vào $(2)\Rightarrow f(x)-x=0$

Nếu $f(1+f(x+1))=f(x)$ thay vào $(4)\Rightarrow x=1+f(x+1)\Rightarrow f(x+1)=x-1$

Thay $x,y$ lần lượt là $x+1,-x-1$ ta có $f(x+1)+f(-(x+1)^2)=x+1-(x+1)f(x+1)\Rightarrow f(-(x+1)^2)=3-x^2$ (không thuộc các dạng ở $(1)$)

Vậy ở TH này ta thu được hàm $f(x)=x$ thỏa mãn :)




#571395 Thảo luận về Đề thi và Lời giải của IMO 2015

Đã gửi bởi Idie9xx on 11-07-2015 - 14:12 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

 

IMO 2015

Ngày 11-07-2015

Thời gian bắt đầu: 9am

Thời gian làm bài: 4 tiếng

 

Bài 4. Kí hiệu $\mathbb{R}$ là tập các số thực. Xác định tất cả các hàm số $f: \mathbb{R} \to \mathbb{R}$ thoả mãn $$f(x+f(x+y))+f(xy)=x+f(x+y)+yf(x)$$ với mọi số thực $x,y$.

 

Cho $x=y=0$ ta có $f(f(0))=0$

Cho $x=0,y=f(0)$ ta có $f(f(f(0)))+f(0)=f(f(0))+(f(0))^2\Rightarrow f(0)(f(0)-2)=0$

$\Rightarrow f(0)=0$ hoặc $f(0)=2$

   -Với TH $f(0)=2$

Thay $x,y$ lần lượt bằng $x-1,1$ ta được $f(x+f(x)-1)=x+f(x)-1$

Đặt $g(x)=x+f(x)-1\Rightarrow f(g(x))=g(x)\Rightarrow f(f(g(x)))=f(g(x))$

Thay $x,y$ lần lượt bằng $0,g(x)$ ta được $f(f(g(x)))+2=f(g(x))+2g(x)$

$\Rightarrow g(x)=1\Rightarrow x+f(x)-1=1\Rightarrow f(x)=2-x$

   -Với TH $f(0)=0$

Cho $x=0$ ta có $f(f(y))=f(y)$

Cho $y=0$ ta có $f(f(x)+x)=f(x)+x$

Cho $y=-x$ ta có $f(x)+f(-x^2)=x(1-f(x))$ (1)

Thay $x$ bằng $-x$ ở $(1)$ ta có $f(-x)+f(-x^2)=-x(1-f(-x))$ (2)

Lấy $(1)-(2)$ ta có $f(x)-f(-x)=2x-x(f(x)+f(-x)$ (3)

Giả sử tồn tại một vài số $t$ thỏa $f(t)=t$ thì theo $(3)$ suy ra được $f(-t)=-t$ 

Vậy ta sẽ có $f(-f(x))=-f(x),f(-x-f(x))=-x-f(x)$

Thay $x,y$ lần lượt là $-x,x-f(x)$ ta được $f(-x+f(-f(x)))+f(x(f(x)-x))=-x+f(-f(x))+(x-f(x))f(-x)$

$\Rightarrow f(x(f(x)-x))=(x-f(x))f(-x)$ (4)

Thay $x,y$ lần lượt bằng $x,f(x)-x$ ta được $f(x+f(f(x)))+f(x(f(x)-x))=x+f(f(x))+(f(x)-x)f(x)$

$\Rightarrow f(x(f(x)-x))=(f(x)-x)f(x)$ (5)

Từ $(4)$ và $(5)$ suy ra $(x-f(x))f(-x)=(f(x)-x)f(x)$

$\Rightarrow f(x)-x=0$ hoặc $f(x)=-f(-x)$

Nếu $f(x)=-f(-x)$ thay vào $(3)$ ta được $f(x)=x$

Vậy kết luận chung có 2 hàm thỏa đề $f(x)=x$ và $f(x)=2-x$

PS: Quên không thử lại :P




#570471 $f(x+f(x)+2y)=2x+2f(f(y))$

Đã gửi bởi Idie9xx on 08-07-2015 - 09:27 trong Phương trình hàm

Chứng minh toàn ánh: $\forall a \in \mathbb{Q}$, chọn $x= \frac a2$ thì $f(x+f(x))=a$. Do đó $f$ toàn ánh.

 

Spoiler

Như vậy thì chỉ có $f$ toàn ánh chứ nếu đặt $g(x)=x+f(x)$ thì $g(x)$ không toàn ánh. Toàn ánh với hàm $f$ ở đây là với mỗi số $y$ ( thuộc tập giá trị của nó) thì luôn tồn tại một số $x$ (thuộc tập xác định) thỏa $f(x)=y$. Ở đây với mỗi số $a$ thì tồn tại $x+f(x)$ thỏa $f(x+f(x))=a$ thì $f$ toàn ánh chứ không phải cái $x+f(x)$. Mọi người hay nhầm lẫn mấy cái này lắm  :lol:




#570469 $f(x+f(x)+2y)=2x+2f(f(y))$

Đã gửi bởi Idie9xx on 08-07-2015 - 09:11 trong Phương trình hàm

Lời giải. Thay $x=y=0$ vào ($\ref{pt1}$) ta được $f \left( f(0) \right)=2f \left( f(0) \right)$ nên $f \left( f(0) \right)=0$.

Thay $y=0$ vào ($\ref{pt1}$) ta được $f \left( x+f(x) \right)=2x$, từ đây suy ra $f$ toàn ánh.

Thay $x=0$ vào ($\ref{pt1}$) ta được $f(2y)=2f \left( f(y) \right)$.

Từ đây ta suy ra $(\ref{pt1}$) tương đương với $$f \left( x+f(x)+2y \right)= f \left( x+f(x) \right)+ f(2y), \; \forall x,y \in \mathbb{Q}$$

Do đó $f(x)=ax$. Thay vào ta tìm được $a=1$.

Vậy $f(x)=x, \; \forall x \in \mathbb{Q}$.

Nếu chứng minh được $x+f(x)$ toàn ánh thì mới được dùng hàm cosi nhé :)

Vừa mới nghĩ ra hướng giải ở topic kia reset lại thì bị ẩn đi mất  :closedeyes:




#569943 $f(m^2+f(n))=f(m)^2+n$

Đã gửi bởi Idie9xx on 04-07-2015 - 21:03 trong Phương trình hàm

 

Tìm hàm $f:\mathbb{Z}^+\rightarrow \mathbb{Z}^+$ thỏa mãn : 

$$f(m^2+f(n))=f(m)^2+n$$

 

 

Bài này nhìn khá quen chắc là làm rồi.

Ta dễ thấy hàm này đơn ánh, ta có:

$f(m^2+(f(f(n)))^2+1)=f(m^2+f((f(n))^2+f(1)))=(f(m))^2+(f(n))^2+f(1)=f(n^2+f((f(m))^2+f(1)))=f(n^2+(f(f(m)))^2+1)$

$\Rightarrow f(m^2+(f(f(n)))^2+1)=f(n^2+(f(f(m)))^2+1) \Rightarrow m^2+(f(f(n)))^2+1=n^2+(f(f(m)))^2+1$

$\Rightarrow m^2+(f(f(n)))^2=n^2+(f(f(m)))^2 \Rightarrow (f(f(m)))^2-(f(f(n)))^2=m^2-n^2,(*)$

Cho $m=k+1,n=k$ vào $(*)$ sao cho $2k+1$ là một số nguyên tố ta có:

$(f(f(k+1)))^2-(f(f(k)))^2=(k+1)^2-k^2=2k+1$

$\Rightarrow (f(f(k+1))-f(f(k)))(f(f(k+1))+f(f(k)))=2k+1$

Do $2k+1$ là số nguyên tố và $f(f(k+1)),f(f(k))$ luôn dương nên suy ra

$f(f(k+1))-f(f(k))=1,f(f(k+1))+f(f(k))=2k+1 \Rightarrow f(f(k+1))=k+1,f(f(k))=k$

Cho $m=k$ vào $(*)\Rightarrow (f(f(k)))^2-(f(f(n)))^2=k^2-n^2\Rightarrow f(f(n))=n,\forall n\in Z^+$

Ta tính $f(1)$ đặt $f(1)=p$ ta có $f(p)=1$

Cho $m=n=p$ vào phương trình đầu ta có

$f(p^2+f(p))=(f(p))^2+p\Rightarrow f(p^2+1)=p+1$

Cho $m=1,n=f(p^2)$ vào phương trình đầu ta có

$f(1+f(f(p^2)))=(f(1))^2+f(p^2)\Rightarrow f(p^2+1)=p^2+f(p^2)$

$\Rightarrow f(p^2)=f(p^2+1)-p^2=p-p^2+1$

$\Rightarrow p-p^2+1=f(p^2)\geq 1\Rightarrow p\geq p^2$

$\Rightarrow p=1\Rightarrow f(1)=1$

Thay $m=1$ và $n$ bằng $f(n)$ ta có $f(1+f(f(n)))=(f(1))^2+f(n)\Rightarrow f(n+1)=f(n)+1$

Từ đây có thể dùng quy nạp để tìm ra hàm số là $f(n)=n$ :)




#568033 $n^2+4f(n)=\left [ f(f(n)) \right ]^2,\;\forall n...

Đã gửi bởi Idie9xx on 25-06-2015 - 08:53 trong Phương trình hàm

để hỏi a cẩn bài này luôn cho nhanh :v

Theo mình thì ta nên đặt $m=f(n)-n$ và $p=f(f(n))-f(n)$ ( $m,p$ là hai hàm số theo $n$)

Khi đó ta sẽ có $n^2+4(n+m)=(n+m+p)^2$ và giải bài này như một bài số học tìm nghiệm nguyên.




#568030 Tìm hàm f(x) $\mathbb{R}\rightarrow \mathbb...

Đã gửi bởi Idie9xx on 25-06-2015 - 08:49 trong Phương trình hàm

b) Ta đánh số hai phương trình hàm như sau:

\begin{align} \label{eq:1} f(x)& =xf(\frac{1}{x}) \\ \label{eq:2} f(x) + f(y) & = 1+f(x+y) \end{align}

 

Cho $x=-1$ vào \eqref{eq:1} ta được

\begin{equation} \label{eq:3} f(-1)=-f(-1) \Rightarrow f(-1)=0 \end{equation}

 

Cho $y=0, x\neq 0$ vào \eqref{eq:2} ta được

\begin{equation} \label{eq:4} f(x)+f(0)=1+f(x) \Rightarrow f(0)=1 \end{equation}

 

Cho $y=-1, x\neq 1$ vào \eqref{eq:2} ta được

\begin{equation} \label{eq:5} f(x)+f(-1)=1+f(x-1) \ \forall x\neq 1 \end{equation}

 

$$\eqref{eq:3},\eqref{eq:5} \Rightarrow f(x)=f(x-1)+1 \forall x \neq 1$$

 

Ta có: \begin{align*} f(x) & = f(x-1)+1  \ \forall x\neq 1 \\ & = \left[f(x-2)+1\right] +1  \ \forall x\neq 1 \\ & =f(x-2)+2  \ \forall x\neq 1 \\ & = \ldots \\ & = f(0)+x  \ \forall x\neq 1 \\ &= x+1  \ \forall x\neq 1 \text{ (theo \eqref{eq:4})} \end{align*}

 

Vậy $f(x)=x+1  \ \forall x\neq 1$

 

Mặt khác, từ \eqref{eq:2} cho $x=y=1$ ta được $2f(1)=1+f(2)$, lại cho $x=2$ vào công thức $f(x)=x+1  \ \forall x\neq 1$ thì $f(2)=3$

 

Vậy $2f(1)=1+3$ hay $f(1)=2$

 

Vậy tóm lại, $f(x)=x+1\ \forall x \in \mathbb{R}$. Thử lại thoả mãn

 

Spoiler

Đọc bài giải của bạn thì thấy bạn chỉ chứng minh được $f(x)=x+1, \forall x \in N$ thôi :) Bạn xem kĩ lại xem




#567728 Tìm f: R -> R thỏa mãn: $f(f(x)+y^{2}) = f^{2}(x...

Đã gửi bởi Idie9xx on 23-06-2015 - 21:08 trong Phương trình hàm

Tìm f: R -> R thỏa mãn:

$f(f(x)+y^{2}) = f^{2}(x) - f(x)f(y) + xy + x$ với mọi x,y thực

Cho $x=y=0$ được $f(f(0))=0$

Cho $x=f(0),y=-1$ được $f(1)=0$

Cho $x=y=1$ ta có $0=2$ vô lý

Vậy không có hàm nào thỏa mãn đề  :lol:




#567424 $n^2+4f(n)=\left [ f(f(n)) \right ]^2,\;\forall n...

Đã gửi bởi Idie9xx on 22-06-2015 - 13:02 trong Phương trình hàm

À không phải vô lý đâu. (2) đúng với mọi $n \in Z$ nên khi thay $n$ bởi $-t(n)$ cũng không sao (2 chữ $n$ ở đây mang cùng biểu tượng chứ không mang cùng giá trị, giống như khi thay $x$ bởi một biểu thức khác của $x,...$ trong hàm số thôi).

Bạn đặt $2t(n)=f(f(n))-n$ vậy thì $t(n)$ sẽ là một hàm số theo biến $n$. Ý bạn ở đây là muốn cho $t(n)+n=0$ nhưng mà $2(t(n)+n)=f(f(n))+n$ thì có nghĩa là $f(f(n))+n=0$ chứng tỏ phải chứng minh tồn tại một số $n$ thỏa $f(f(n))=-n$. Do đặt hàm $t(n)$ nên có thể bạn bị nhầm lẫn gì đó.  -_-




#567326 $n^2+4f(n)=\left [ f(f(n)) \right ]^2,\;\forall n...

Đã gửi bởi Idie9xx on 21-06-2015 - 18:52 trong Phương trình hàm

Kết hợp lời giải thầy Thanh và chanhquocnghiem.

Lời giải:

\[f:Z \to Z:{n^2} + 4f\left( n \right) = f{\left( {f\left( n \right)} \right)^2},\left( 1 \right)\]

\[ \Rightarrow 4f\left( n \right) = \left( {f\left( {f\left( n \right)} \right) - n} \right)\left( {f\left( {f\left( n \right)} \right) + n} \right)\]

Nếu $f(f(n))-n$ lẻ thì $f(f(n))+n=f(f(n))-n+2n$ cũng lẻ, do đó $4n$ lẻ: vô lý nên tồn tại hàm $t:Z \to Z$ thỏa $f(f(n))-n=2t(n) \Rightarrow f(f(n))=2t(n)+n$.

Thế vào (1), ta thu được: \[f\left( n \right) = t\left( n \right)\left( {t\left( n \right) + n} \right),\left( 2 \right)\]

Lại thay $n$ bởi $-t(n)$ vào (2), ta có\[f\left( { - t\left( n \right)} \right) = 0\forall n,\left( 3 \right)\]

Cho $n=0$ trong (2):\[f\left( 0 \right) = t{\left( 0 \right)^2}\]

Thay $n$ bởi $-t(n)$ trong (1), ta có:\[t{\left( n \right)^2} = f{\left( 0 \right)^2} \Rightarrow t\left( n \right) =  \pm f\left( 0 \right) \Rightarrow f\left( 0 \right) = f{\left( 0 \right)^2} \Rightarrow f\left( 0 \right) \in \left\{ {0;1} \right\}\]

TH1: Nếu $f(0)=0$ suy ra $t\left( n \right) = 0\forall n$. Từ (2), ta có $f(n) =0\forall n$, dễ thấy hàm này không thỏa (1).

TH2: Nếu $f(0)=1$ thì $t(n)=\pm 1$

Trong (1), cho $n=0$: \[f{\left( {f\left( 0 \right)} \right)^2} = 4f\left( 0 \right) \Rightarrow f{\left( 1 \right)^2} = 4 \Rightarrow f\left( 1 \right) =  \pm 2\]

Mặt khác, nếu tồn tại $k$ sao cho $t(k)=-1$ thì thay $n$ bởi $k$ trong (3): \[f\left( { - t\left( k \right)} \right) = 0 = f\left( 1 \right):\text{mâu thuẫn}\]

Do đó $t(n)=1 \forall n$. Từ (2): $f(n)=n+1$

Thử lại:...

Cái đoạn thay $n$ bằng $-t(n)$ là hơi vô lý nếu như không chứng minh được tồn tại $n$ thỏa $n=-t(n)$ hay $f(f(n))=-n$

IMO Shortlist 2014 mà sao lại bị xóa vậy  :mellow:




#556320 Tìm tất cả các hàm $f:\mathbb{R}\to \mathbb...

Đã gửi bởi Idie9xx on 25-04-2015 - 22:55 trong Phương trình hàm

 

Chp $\alpha, \beta$ là hai số thực bất kì mà $|\alpha|\neq |\beta|$. Tìm tất cả các hàm $f:\mathbb{R}\to \mathbb{R}$ liên tục tại $0$ thỏa mãn $$f(\alpha x)=f(\beta x)+x^2$$
vói mọi $x\in \mathbb{R}$. Có tồn tại hàm $f$ thỏa mãn điều kiện trên không nếu $|\alpha|=|\beta|$

 

Thiết nghĩ bài này chỉ cần xét các trường hợp $\alpha =0, \beta =0 ,\alpha > \beta, \alpha <\beta$

Với $\alpha > \beta$ ta có

$f(x)=f(\frac{\beta x}{\alpha})+(\frac{x}{\alpha})^2=f((\frac{\beta }{\alpha})^2x)+(\frac{x}{\alpha})^2+(\frac{\beta }{\alpha})^2 (\frac{x}{\alpha})^2=...=f((\frac{\beta }{\alpha})^{2^n}x)+ (\frac{x}{\alpha})^2(\dfrac{1- (\frac{\beta}{\alpha})^{2^n}}{1- \frac{\beta}{\alpha}})$

Cho $n$ tiến tới vô cùng là sẽ giải được một trường hợp của bài.

Các trường hợp khác chắc dễ rồi :D

Trường hợp $|\alpha |=|\beta |$ thì thay $x$ bằng $-x$ sẽ thấy không tồn tại hàm thỏa.




#556315 $f\left ( m+f(n) \right )=f\left ( f(m) \right )+f(n...

Đã gửi bởi Idie9xx on 25-04-2015 - 22:40 trong Phương trình hàm

tìm các hàm số $f:\mathbb{N}\rightarrow \mathbb{N}$ thỏa mãn

$f\left ( m+f(n) \right )=f\left ( f(m) \right )+f(n),\forall m,n\in \mathbb{N}$

 

U-Th

$f(n)=0$ là một hàm thỏa mãn. Ta tìm hàm nữa.

Cho $m=n=0$ ta có $f(0)=0$

Cho $m=0$ ta có $f(f(n))=f(n)$

Suy ra $f(m+f(n))=f(m)+f(n)$

Cho $T$ là tập giá trị khác không của $f$ ta có $t\in T\Rightarrow f(t)=t$

Giả sử ta có $k=min {T}$ ta có $f(k)=k$

Cho $n=k$ ta có $f(m+k)=f(m)+k$

Bằng quy nạp ta có thể chứng minh $ f(m+pk)=f(m)+pk$, suy ra $f(pk)=pk$

Với các số $0<a<k$ nếu $f(a)=qk+b$ mà $0<b<k$

Ta có $qk+b=f(a)=f(f(a))=f(qk+b)=qk+f(b)$

 $\Rightarrow f(b)=b$ mâu thuẫn với điểu giả sử trên.

Nên $f(a)=qk$

Từ đây có thể xác định hàm kiểu này

$f(0)=0,f(a)=g(a)k$ ($g$ có tập giá trị là $N$)

$f(nk+a)=nk+f(a)$

:D giải thế thôi




#556302 Tìm tất cả các hàm số thỏa mãn $2(f(m^{2}+n^{2}))^...

Đã gửi bởi Idie9xx on 25-04-2015 - 22:07 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm số $f:N^{*}\rightarrow N^{*}$ thỏa mãn $2(f(m^{2}+n^{2}))^{3}=f^{2}(m).f(n)+f^{2}(n).f(m)$

Với $p$ là số nguyên tố lẻ bất kì.

Đặt $f(n)=h(n)p^{g(n)}$ ( $h:N^* \rightarrow N^*$ và $g: N^*\rightarrow N$)

Ta có $2h(m^2+n^2)^3p^{3g(m^2+n^2)}=h(m)h(n)p^{g(m)+g(n)}(h(m)p^{g(m)}+h(n)p^{g(n)})$

Từ đây ta suy ra được $3g(m^2+n^2)=g(m)+g(n)+\min {g(m);g(n)}$

Giả sử $g(m)>g(n)$ thì ta thấy $g(m)>g(m^2+n^2)>g(n)$

Cho dãy $u_n$ thỏa $u_{n+1}=u_n^2+n^2$ và $u_0=m$

Ta dễ dàng chứng minh được $g(m)>g(u_{n+1})>g(u_n)$

Do dãy $u_n$ vô hạn mà $(g(m)-g(n)$ hữu hạn nên ta thấy ngay điều vô lí.

Suy ra $g(m)=g(n),\forall m,n\in N^*$ hay $g$ là hàm hằng.

Suy ra $f(n)=c.2^{t(n)}$ ($t:N^* \rightarrow N$) với $c$ là hằng số.

Cái này mọi người tự thay vào cm $t$ là hàm hằng nhé :)




#556293 CM $(m-n)\vdots p$

Đã gửi bởi Idie9xx on 25-04-2015 - 21:36 trong Phương trình hàm

Cho $f:N*\rightarrow N*$ là hàm số $(f(m)+n)(f(n)+m)$ là số chính phương với mọi m,n thuộc N*. CM nếu $f(m)-f(n)\vdots p$ thì $(m-n)\vdots p$ trong đó p là số nguyên tố.

Cho $m=kp-f(n)$ với $p$ nguyên tố, $k\not \vdots p$ và $kp>f(n)$

ta có $(f(kp-f(n))+n)kp$ là số chính phương, suy ra $f(kp-f(n))+n\vdots p$

Giả sử $f(m)-f(n)\vdots p$ thì tồn tại 2 số $k_1,k_2$ không chia hết cho $p$ thỏa $k_1p-f(n)=k_2p-f(m)>0$

Mà $f(k_1p-f(n))+n\vdots p$ và $f(k_2p-f(m))+m\vdots p$

Suy ra $m-n=(f(k_2p-f(m))+m)-(f(k_1p-f(n))+n)\vdots p$ (dpcm)




#548546 Tìm $f\left( {1 + y.f\left( x \right)} \ri...

Đã gửi bởi Idie9xx on 21-03-2015 - 18:35 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm số $f:{R^ + } \to {R^ + }$ thỏa mãn điều kiện

$f\left( {1 + y.f\left( x \right)} \right) = x.f\left( {x + y} \right),\forall x,y \in {R^ + }$

Bài này nhìn quen quen.

Giả sử $x>1$ mà $f(x)>1$ ta cho $y=\dfrac{1-x}{1-f(x)}$

Ta có $x+y=1+yf(x)$ thay vào ta thấy $f(x+y)=f(1+yf(x))=xf(x+y)\Rightarrow f(x+y)=0$ vô lí.

Nên $x>1\Rightarrow f(x)\leq 1$

Ta có $xf(x+y)=f(1+yf(x))\leq 1$

$\Rightarrow f(x+y)\leq \dfrac{1}{x}$

Từ đó ta có thể chứng minh $f(x)\leq \dfrac{1}{x}$

Cho $y=\dfrac{1}{f(x)}$

Ta có $\dfrac{f(2)}{x}=f(x+\dfrac{1}{f(x)}) \leq \dfrac{1}{x+\frac{1}{f(x)}}$

$\Rightarrow f(x)\geq \dfrac{f(2)}{1-f(2)} \cdot \dfrac{1}{x}$

Ta cũng có $\dfrac{f(2)}{x}=f(x+\dfrac{1}{f(x)}) \geq \dfrac{f(2)}{1-f(2)} \cdot \dfrac{1}{x+\frac{1}{f(x)}}$

$\Rightarrow f(x)\leq \dfrac{f(2)}{1-f(2)} \cdot \dfrac{1}{x}$

$\Rightarrow f(x)=\dfrac{f(2)}{1-f(2)} \cdot \dfrac{1}{x}=\dfrac{c}{x}$

Thay vào phương trình đầu dễ tìm được $c=1$

Vậy hàm thỏa đề là $f(x)=\dfrac{1}{x}$




#548544 Tìm f: $f(2010x-f(y))=f(2009x)-f(y)+x, $\forall x,y \in...

Đã gửi bởi Idie9xx on 21-03-2015 - 18:19 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm số $f: \mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn điều kiện:

$f(2010x-f(y))=f(2009x)-f(y)+x, \forall x,y \in \mathbb{R}$

Cho $y=2009x$ ta có $f(2010x-f(2009x))=x$

Vậy $f$ toàn ánh.

Nên với mỗi số $x$ tồn tại $y$ sao cho $f(y)=2010x$

Thay vào ta được $f(0)=f(2009x)-2009x$

$\Rightarrow f(x)=x+c,\forall x\in \mathbb{R}$ và $c$ là hằng số.




#545949 Đa thức $f(x^2)$ cũng bất khả quy trên $\mathbb{Z...

Đã gửi bởi Idie9xx on 24-02-2015 - 20:37 trong Đa thức

Cho đa thức $f(x)\in \mathbb{Z}\left [ x \right ]$ bất khả quy trên $\mathbb{Z}\left [ x \right ]$ và là một đa thức đơn khởi (đa thức có hệ số bậc cao nhất bằng $1$. Chứng minh rằng nếu $|f(0)|$ không phải là một số chính phương thì đa thức $f(x^2)$ cũng bất khả quy trên $\mathbb{Z}\left [ x \right ]$

Vừa mới tra google mới biết bất khả quy là gì :))

Ta giả sử $f(x)$ có dạng $ax+b$ với $a,b\in \mathbb{Z}$ thì theo đầu bài ta có $(a,b)=1$

Giả sử $f(x^2)$ không là hàm bất khả quy thì $f(x^2)$ có dạng $(a_1x+b_1)(a_2x+b_2)$ với $a_1,a_2,b_1,b_2\in \mathbb{Z}$ ( do $(a,b)=1$ )

Ta có $ax^2+b=(a_1x+b_1)(a_2x+b_2)=a_1a_2x^2+(a_1b_2+a_2b_1)x+b_1b_2$

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a=a_1a_2\\b=b_1b_2 \\ \dfrac{a_1}{b_1}=-\dfrac{a_2}{b_2}\end{matrix}\right.$

Do $(a,b)=1$ nên $(a_1,b_1)=1$ và $(a_2,b_2)=1$
Ta có $b_1=-\dfrac{a_1b_2}{a_2}$ do $b_1$ nguyên và $(a_2,b_2)=1$ nên $a_2| a_1$
$b_2=-\dfrac{a_2b_1}{a_1}$ do $b_2$ nguyên và $(a_1,b_1)=1$ nên $a_1| a_2$
$\Rightarrow |a_1|=|a_2|\Rightarrow |b_1|=|b_2|$
$\Rightarrow |b|$ là số chính phương hay $|f(0)|$ là số chình phương.
Từ đây ta có thể suy ra điều phải chứng minh
 

Chỗ này là sao ạ. Đâu thể có $deg f=1$ ~~

 

Nhìn lộn đề :v




#545825 $$xf'+(1-x)f=1$$

Đã gửi bởi Idie9xx on 24-02-2015 - 07:39 trong Phương trình hàm

Mình cũng không biết tại sao bạn sai. Nghiệm trên các khoảng mở (0,a) và (a,0) là $\frac{Ce^x-x-1}{x}$.

Nghĩa là $\frac{Ce^x-1}{x}-1$ .Thay vào phương trình thì nghiệm đó không thỏa mãn. Bạn thay thử đi.




#545766 $$xf'+(1-x)f=1$$

Đã gửi bởi Idie9xx on 23-02-2015 - 21:20 trong Phương trình hàm

Phương trình phải có nhiều nghiệm f hơn thế này. Bạn hãy xem lại những dòng bạn viết có chắc tương đương không.

Bạn thử ví dụ về một hàm thỏa mãn khác xem. Mà bạn nghĩ mình sai chỗ nào?




#545762 Tính giá trị của f(2009)

Đã gửi bởi Idie9xx on 23-02-2015 - 21:18 trong Phương trình hàm

Xét đa thức phụ $p(x)=f(x)-\frac{k^2}{k+1}\Longrightarrow p(k)$ có bậc $2007$

=> $p(1)=p(2)=p(3)=p(4)=...=p(2008)$

=> $p(x)$ có $2008$ nghiệm 

Mà $p(x)$ có bậc $2007$

Do đó, ta có điều vô lí.

Vậy không tìm được $f(2009)$

$p(x)$ không phải là một đa thức nhé :) xem lại đi rồi sẽ tìm ra cách giải thôi. :))




#544658 f(2m+f(m)+f(m)f(n))= nf(m)+m

Đã gửi bởi Idie9xx on 17-02-2015 - 15:11 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm f:Z->Z thỏa mãn:

 

$f(2m+f(m)+f(m)f(n))= nf(m)+m$

Cho $n=0$ dễ thấy hàm toàn ánh.

Cho $m$ sao cho $f(m)\neq 0$ Ta có thể chứng minh được hàm đơn ánh.

Cho $n=1,m=0\Rightarrow f(f(0)(f(1)+1))=f(0)\Rightarrow f(0)(f(1)+1)=0$

$\Rightarrow f(0)=0$ hoặc $f(1)=-1$

Nếu $f(0)=0$

Cho $n=0,m=-2$ ta có $f(-4+f(-2))=-2$

Cho $n=-2,m=-4+f(-2)\Rightarrow f(-8+2f(-2)-2-2f(-2))=(-2).(-2)+(-4+f(-2))\Leftrightarrow f(-10)=f(-2)$

Mâu thuẫn với $f$ đơn ánh.

Nếu $f(1)=-1$

Cho $n=1\Rightarrow f(2m)=f(m)+m$

$\Rightarrow f(2)=f(1)+1=0\Rightarrow f(4)=f(2)+2=2$

Cho $m=1,n=4\Rightarrow f(1-f(4))=-3\Rightarrow f(-1)=-3$

Cho $n=-1\Rightarrow f(2m-2f(m))=m-f(m)$

$\Rightarrow f(2(m-f(m)))=m-f(m)\Rightarrow f(m-f(m))=0$

$\Rightarrow m-f(m)=2\Rightarrow f(m)=m-2$

Thử lại xem đúng không :)




#544647 $f(x)=k.{log_{10}}^{x}$

Đã gửi bởi Idie9xx on 17-02-2015 - 14:01 trong Phương trình hàm

Cho $f(x)$ là hàm đồng biến trên $(0;+\propto )$ thỏa mãn $f(x_{1}.x_{2})=f(x_{1})+f(x_{2})$ vơi mọi $x$ thuộc $(0;+\propto )$ . chứng minh $f(x)=k.{log_{10}}^{x}$ với $k$ thuộc $N^*$

Đặt $x=e^u$ thì $x_1=e^{u_1},x_2=e^{u_2}$ và $u_1,u_2\in \mathbb{R}$

$\Rightarrow f(e^{u_1+u_2})=f(e^{u_1}.e^{u_2})=f(e^{u_1})+f(e^{u_2})$

Đặt $g(u)=f(e^u)=f(x)$ ta được $g(u_1+u_2)=g(u_1)+g(u_2)$

Do $f$ đồng biến nên $g$ cũng đồng biến kết hợp với cộng tính ở trên $\Rightarrow g(u)=ku$

$\Rightarrow f(x)=ku=k.ln(x)$

Vậy hàm thỏa mãn là $f(x)=k.ln(x),\forall x\in (0,+\propto)$ với $k$ là hằng số thực.




#544645 $$xf'+(1-x)f=1$$

Đã gửi bởi Idie9xx on 17-02-2015 - 13:48 trong Phương trình hàm

Chứng minh rằng không tồn tại hàm số xác định tại 0 thỏa mãn:

$$xf'+(1-x)f=1$$

$$xf'(x)+(1-x)f(x)=1,(*)$$ 

Với các số $x\neq 0$ đặt $f(x)=\frac{g(x)-1}{x}$

$\Rightarrow f'(x)=\frac{xg'(x)-g(x)+1}{x^2}$

Thay vào phương trình được:

$x.(\frac{xg'(x)-g(x)+1}{x^2})+(1-x)(\frac{g(x)-1}{x})=1$

$\Leftrightarrow g(x)=g'(x)$

$\Leftrightarrow g(x)=C.e^x$

Thay $x=0$ vào $(*)$ được $f(0)=1$

Nếu $C\neq 1$ thì khi $x\rightarrow 1$ thì $f(x)\rightarrow \pm \infty$

Nếu $C=1$ thì khi $x\rightarrow 1$ thì $f(x)\rightarrow 1$

Chả biết kết luận cái này thế nào nữa. 




#544552 tìm giá trị $k$ để $f$ là hàm tuần hoàn

Đã gửi bởi Idie9xx on 16-02-2015 - 20:56 trong Phương trình hàm

cho hàm $f:\mathbb{N}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn điều kiện $f(n+1)+f(n-1)=kf(n)$  $\forall n\in \mathbb{N}$

hãy tìm các giá trị của $k$ để $f$ là hàm tuấn hoàn

Spoiler

 

U-Th

Nhìn bài này quen quen hóa ra là giống bài này :) http://diendantoanho...̀m-tuần-hoàn/

Đầu tiên ta đặt $f(n)=u_nf(1)-u_{n-1}f(0), \forall n\geq 2$

Với $u_n$ là dãy thỏa $u_0=0,u_1=1, u_n=ku_{n-1}-u_{n-2}$

Nếu $|k|>2$ thì $u_n=A(\frac{k+\sqrt{k^2-4}}{2})^n+B(\frac{k-\sqrt{k^2-4}}{2})^n$

thì hàm $f$ không thể là hàm tuần hoàn khi $n$ càng lớn.

Nếu $|k|\leq 2$ đặt $k=2\cos(x)$ thì $u_n=\frac{\sin(nx)}{\sin(x)}$ ( hỏi mấy thánh về dãy )

$\Rightarrow f(n)=\frac{\sin(nx)}{\sin(x)}f(1)-\frac{\sin((n-1)x)}{\sin(x)}f(0)$

Giả sử hàm $f$ tuần hoàn theo chu kì $p$ thì ta có $f(n)=f(n+p)$

$\Rightarrow \frac{\sin(nx)}{\sin(x)}f(1)-\frac{\sin((n-1)x)}{\sin(x)}f(0)=\frac{\sin(nx+px)}{\sin(x)}f(1)-\frac{\sin((n-1)x+px)}{\sin(x)}f(0)$

Giờ ta đồng nhất thức ( không biết có được xài không :v ) thì sẽ ra kết quả là $px=2q\pi$

$\Rightarrow k=2\cos(t\pi),t=\frac{2q}{p}$ :D