Đến nội dung

huykinhcan99 nội dung

Có 9 mục bởi huykinhcan99 (Tìm giới hạn từ 24-04-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#742345 Cho tam giác ABC tìm tập hợp điểm M sao cho $|\overrightarrow{...

Đã gửi bởi huykinhcan99 on 04-12-2023 - 10:53 trong Hình học phẳng

Cho tam giác ABC tìm tập hợp điểm M sao cho attachicon.gif CodeCogsEqn (1).gif

Ta có $\left|\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{BC}\right|=\left|\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}\right|$

$\iff \left|\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}\right|=\left|\overrightarrow{BA}\right|$.

Gọi $I$ là điểm thoả mãn $\overrightarrow{IA}-\overrightarrow{IB}+\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}$ ($I$ còn gọi là tâm tỉ cự của hệ điểm $A$, $B$, $C$ ứng với tỷ số $(1;-1;1)$)

Trong trường hợp này, ta có thể dựng điểm $I$ bằng cách biến đổi $\overrightarrow{IA}-\overrightarrow{IB}+\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}\iff \overrightarrow{IC}=\overrightarrow{AB}$, tức $I$ thoả mãn $ABCI$ là hình bình hành.

Khi đó $\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=\left(\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IA}\right)-\left(\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IB}\right)+\left(\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IC}\right)=\overrightarrow{MI}+\left(\overrightarrow{IA}-\overrightarrow{IB}+\overrightarrow{IC}\right)=\overrightarrow{MI}$.

Vậy $\left|\overrightarrow{MI}\right|=\left|\overrightarrow{BA}\right| \iff MI=BA$.

Vậy $M$ nằm trên đường tròn tâm $I$, bán kính $BA$, với $I$ là điểm thoả mãn $ABCI$ là hình bình hành.

 

Spoiler



#742172 Soạn đề có công thức toán học

Đã gửi bởi huykinhcan99 on 21-11-2023 - 11:27 trong Soạn thảo tài liệu khoa học với $\LaTeX$

câu dẫn đang là font Times New Roman, còn công thức có vẻ là dùng MS Equation nên font có vẻ là Cambria Math...

 

nếu bạn không phàn nàn gì về việc dùng công thức font Times New Roman thì dùng một số gói đổi font như mathptmx gì đó...

 

còn nếu muốn giống y xì thì dùng XeLaTeX để đổi trực tiếp font luôn, dùng gói fontspec




#731706 giải phương trình $x^2(2x^2+6x+1)=(6x+1-4x^2)^2$

Đã gửi bởi huykinhcan99 on 20-11-2021 - 08:42 trong Đại số

\begin{align*} & \phantom{\iff~} x^2(2x^2+6x+1)=(6x+1-4x^2)^2 \\ &\iff -14 x^4 + 54 x^3 - 27 x^2 - 12 x - 1 = 0 \\ &\iff -(7x+1)(x-1)(2x^2-6x-1)=0 \\ &\iff \left[\begin{array}{l} x=-\dfrac17 \\ x=1 \\ x=\dfrac{3+\sqrt{11}}{2}\\ x=\dfrac{3-\sqrt{11}}{2}\end{array}\right.\end{align*}




#730115 Kinh nghiệm Olympic

Đã gửi bởi huykinhcan99 on 04-09-2021 - 09:37 trong Kinh nghiệm học toán

Em biết là như vậy nhưng mà hồi xưa học mấy cái này em thấy khó nên không nhai nổi, giờ thấy hối hận quá sắp thi mà nhìn mấy bài số, tổ ngợp nên không biết anh có những tài liệu nào hay để em đọc mấy ngày này không anh?

 

Tài liệu thì nhiều lắm, nhưng tổ hợp thì quyển Một số chuyên đề toán tổ hợp của thầy Phạm Minh Phương (quyển màu xanh xanh mà có sơ đồ Venn ở bìa ý), số học thì đọc sách của thầy Hà Huy Khoái, hình như tên cũng là Số học thì phải...




#730114 $f(x+y)=f(x)\times f(y)\forall x,y\in \mathbb{R...

Đã gửi bởi huykinhcan99 on 04-09-2021 - 09:15 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tìm tất cả hàm số: $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ liên tục trên $\mathbb{R}$ thỏa mãn: $f(x+y)=f(x)\times f(y)\forall x,y\in \mathbb{R}$

 

\begin{equation} \label{eq:1} f(x+y)=f(x)f(y) \end{equation}

Cho $x=0$, $y=0$ vào \eqref{eq:1} ta được $f(0)=\left[f(0)\right]^2 \iff \left[\begin{array}{l} f(0)=0 \\ f(0)=1 \end{array} \right.$

Nếu $f(0)=0$, cho $y=0$ vào \eqref{eq:1} ta được $f(x)=0, \quad \forall x\in \mathbb{R}$.

Nếu $f(0)=1$, cho $y=x$ vào \eqref{eq:1} ta có $f\left(2x\right)=\left[f(x)\right]^2, \quad \forall x\in \mathbb{R}$.

Cho $y=2x$ vào \eqref{eq:1} ta có $f(3x)=f(x)f(2x)=\left[f(x)\right]^3, \quad \forall x\in \mathbb{R}$.

Giả sử ta có $f(nx)=\left[f(x)\right]^n, \quad \text{với } n\in \mathbb{N}$.

Khi đó, cho $y=nx$ vào \eqref{eq:1} ta có $f\left((n+1)x\right)=f(x)f(nx)=\left[f(x)\right]^{n+1}$.

Vậy theo nguyên lý quy nạp toán học, ta có

\begin{equation} \label{eq:2} f(nx)=\left[f(x)\right]^n, \quad \forall x\in \mathbb{R}, n\in \mathbb{N} \end{equation}

Cho $x=1$ vào \eqref{eq:2} ta được $f(n)=\left[f(1)\right]^n, \quad \forall n\in \mathbb{N}$. Đặt $f(1)=a$ ta được $f(n)=a^n, \quad \forall n\in \mathbb{N}$.

Cho $y=-x$ vào \eqref{eq:1} ta được $1=f(0)=f(x)f(-x), \quad \forall n\in \mathbb{N}$. Khi đó ta có $f(-n) = \dfrac{1}{f(n)}=\dfrac{1}{a^n}=a^{-n}, \quad \forall n\in \mathbb{N}$.

Vậy $f(n)=a^n, \quad \forall n\in \mathbb{Z}$.

Cho $x=\dfrac1n$ vào \eqref{eq:2} ta được $f(1)=\left[f\left(\dfrac{1}{n}\right)\right]^n\implies f\left(\dfrac{1}{n}\right)=a^\tfrac{1}n, \quad \forall n\in \mathbb{Z}$.

Cho $x=\dfrac{m}{n}, m, n \in \mathbb{Z}$ vào \eqref{eq:2} ta được $f\left(n\cdot\dfrac{m}{n}\right)=\left[f\left(\dfrac{m}{n}\right)\right]^n, \quad \forall m, n \in \mathbb{Z}$.

Mặt khác, theo \eqref{eq:2} ta có $f\left(n\cdot\dfrac{m}{n}\right)=f(m)=a^m, \quad \forall m\in \mathbb{Z}$.

Vậy $\left[f\left(\dfrac{m}{n}\right)\right]^n=a^m$, hay là $f\left(\dfrac{m}{n}\right)=a^\tfrac{m}{n},\quad \forall m,n \in \mathbb{Z}$.

Vậy $f(q)=a^q, \quad \forall q\in \mathbb{Q}$.

Do hàm số $f$ là liên tục nên chuyển qua giới hạn ta được $f(x)=a^x, \quad \forall x\in \mathbb{R}$.

 

Thử lại thoả mãn, vậy $f(x)=a^x, \quad \forall x\in \mathbb{R}$ ($a$ là hằng số bất kỳ)

 

P.S: Phương trình hàm nên đăng vào box Olympic chứ nhỉ?




#729981 $10+\sqrt(3)x^3+3x+\frac {\sqrt(3)}{x^3...

Đã gửi bởi huykinhcan99 on 29-08-2021 - 13:21 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Điều kiện xác định $x\neq 0$.

 

Ta có

\begin{align*} &\phantom{\iff~} 10+\sqrt{3}x^3+3x+\frac {\sqrt{3}}{x^3}=5\sqrt{3}x^2+2x+\frac {2\sqrt{3}-1}{x}+\frac {5}{x^2} \\ &\iff \sqrt{3} x^6 - 5 \sqrt{3} x^5 + x^4 + 10 x^3 + (1 - 2 \sqrt{3}) x^2 - 5 x +\sqrt{3}=0 \\ &\iff \left(\sqrt{3} x^6 - 5 \sqrt{3} x^5 + 3x^4\right) -\left(2x^4-10x^3+2\sqrt{3}x^2\right)+\left(x^2-5x+\sqrt{3}\right)=0 \\ &\iff \left(x^2-5x+\sqrt{3}\right)\left(\sqrt{3}x^4-2x^2+1\right)=0 \\ &\iff \left[\begin{array}{l} x^2-5x+\sqrt{3}=0 \\ \sqrt{3}x^4-2x^2+1 =0 \end{array}\right. \\ &\iff \left[\begin{array}{l} x=\dfrac{5-\sqrt{25-4\sqrt{3}}}{2} \\ x=\dfrac{5+\sqrt{25-4\sqrt{3}}}{2} \\ (\sqrt{3}-1)x^4+(x^2-1)^2 =0  \end{array}\right. \\&\iff \left[\begin{array}{l} x=\dfrac{5-\sqrt{25-4\sqrt{3}}}{2} \\ x=\dfrac{5+\sqrt{25-4\sqrt{3}}}{2} \\ \left\{\begin{array}{l} x=0 \\ x^2=1 \end{array}\right.  \quad \text{(vô nghiệm)} \end{array}\right.   \end{align*}

 

Phương trình đã cho có hai nghiệm $x=\dfrac{5-\sqrt{25-4\sqrt{3}}}{2}, x=\dfrac{5+\sqrt{25-4\sqrt{3}}}{2}$.




#729199 gpt: $(x+2)\sqrt{-x^2-2x+3}=x+3$

Đã gửi bởi huykinhcan99 on 28-07-2021 - 13:33 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

gpt: $(x+2)\sqrt{-x^2-2x+3}=x+3$

 

Điều kiện xác định $-x^2-2x+3\geqslant 0 \iff -3\leqslant x \leqslant 1$.

 

Ta có \begin{align*} &\phantom{\iff ~} (x+2)\sqrt{-x^2-2x+3}=x+3 \\ &\iff (x+2)\sqrt{(1-x)(x+3)}=x+3 \\ &\iff \sqrt{x+3}\left[\left(x+2\right)\sqrt{1-x} -\sqrt{x+3}\right]=0  \\ &\iff \left[\begin{array}{l} \sqrt{x+3} =0 \\ (x+2)\sqrt{1-x}-\sqrt{x+3}=0 \end{array} \right. \end{align*}

 

Nếu $\sqrt{x+3}=0 \iff x=-3$, thoả mãn điều kiện.

 

Nếu \begin{align*} &\phantom{\iff~} (x+2)\sqrt{1-x}-\sqrt{x+3} = 0 \\ &\iff (x+2)\sqrt{1-x}=\sqrt{x+3}  \\ & \iff \left\{ \begin{array}{l} (x+2)^2 (1-x) = x+3 \\ x\geqslant -2 \end{array} \right. \\ & \iff \left\{ \begin{array}{l} -x^3 - 3 x^2 - x + 1 = 0 \\ x\geqslant -2 \end{array} \right.\\ & \iff \left\{ \begin{array}{l} -(x+1)(x^2+2x-1) = 0 \\ x\geqslant -2 \end{array} \right.\\ & \iff \left\{ \begin{array}{l} -(x+1)(x^2+2x-1) = 0 \\ x\geqslant -2 \end{array} \right. \\ & \iff \left\{ \begin{array}{l} \left[\begin{array}{l} x=-1 \\ x=-1+\sqrt{2} \\ x=-1-\sqrt{2} \end{array} \right. \\ x\geqslant -2 \end{array} \right. \\ & \iff \left[\begin{array}{l} x=-1 \\ x=-1+\sqrt{2} \end{array} \right.  \end{align*}

 

Thu được nghiệm $x=-1$ và $x=-1+\sqrt{2}$, thoả mãn điều kiện.

 

Vậy phương trình có các nghiệm $x=-1$, $x=-3$, $x=-1+\sqrt{2}$.




#728595 [TOPIC] ÔN THI PHƯƠNG TRÌNH, HỆ PHƯƠNG TRÌNH VÀO $\boxed{\text...

Đã gửi bởi huykinhcan99 on 03-07-2021 - 21:58 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Cách này có vẻ không được hay cho lắm vì đã có tổng quát giải PTB4

 

 

 

Đây là công thức tổng quát mà em :D




#728566 [TOPIC] ÔN THI PHƯƠNG TRÌNH, HỆ PHƯƠNG TRÌNH VÀO $\boxed{\text...

Đã gửi bởi huykinhcan99 on 02-07-2021 - 21:46 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Em xin góp một bài

$\boxed{32}$ $\sqrt{2\left ( x^{4} +4\right )}-3x^{2}-10x+5=0$

 

Ôi nhớ ngày xưa ôn chuyên quá...
Giờ già rồi chắc không còn khéo léo như xưa nữa nên mình chắc tay to chút thôi...

 

P.S: Sau khi ngồi làm bài này thì mình thấy khả năng cực cao là sai đề, vì đi thi thế này thì chết hết...

 

\begin{align*} &\phantom{\iff} \sqrt{2\left ( x^{4} +4\right )}-3x^{2}-10x+5=0 \\ &\iff \sqrt{2\left ( x^{4} +4\right )}=3x^{2}+10x-5 \\ &\iff \left\{ \begin{array}{l} 2\left(x^4+4\right)=\left(3x^2+10x-5\right)^2 \\ 3x^2+10x-5\geqslant 0 \end{array}\right. \\ &\iff \left\{ \begin{array}{l} 7 x^4 + 60 x^3 + 70 x^2 - 100 x + 17=0 \\ \left[ \begin{array}{l} x\geqslant \dfrac{-5+2\sqrt{10}}{3} \\ x\leqslant \dfrac{-5-2\sqrt{10}}{3}\end{array}\right.\end{array}\right.  \end{align*}

 

Spoiler
 

Ta giải phương trình $7 x^4 + 60 x^3 + 70 x^2 - 100 x + 17=0$.`

\begin{align*} &\iff x^4 + \dfrac{60}7 x^3 + 10 x^2 - \dfrac{100}7 x + \dfrac{17}7=0 \\ &\iff \left(x^2+\dfrac{30}{7}x\right)^2=\dfrac{410}{49}x^2+\dfrac{100}{7}x-\dfrac{17}{7} \end{align*}

 

Thêm tham số $y$, ta cộng cả hai vế của phương trình với $\left(x^2+\dfrac{30}{7}x\right)y+\dfrac{y^2}{4}$, thu được
\[\left(x^2+\dfrac{30}{7}x+\dfrac{y}{2}\right)^2=\left(y+\dfrac{410}{49}\right)x^2+\left(\dfrac{30}7 y+ \dfrac{100}{7}\right) x+ \dfrac{y^2}{4}- \dfrac{17}{7} \]
 
Ta sẽ chọn tham số $y$ để vế phải của phương trình trên cũng là bình phương của một đa thức biến $x$. tức là biệt thức của tam thức biến $x$ đó phải bằng $0$.
 
\begin{align*} &\phantom{\iff~} \left(\dfrac{30}{7}y+\dfrac{100}{7}\right)^2-4\left(y+\dfrac{410}{49}\right)\left(\dfrac{y^2}{4}-\dfrac{17}{7}\right)=0 \\ &\iff -y^3+10y^2+\dfrac{6476}{49}y +\dfrac{97880}{343}=0 \end{align*}
 
Đặt $z=y-\dfrac{10}{3}$, khi đó phương trình có dạng
\[-z^3+\dfrac{24328}{147}z+\dfrac{7408640}{9261}=0\]
 
Đặt $z=\dfrac{4\sqrt{6082}}{21}\cos t$. Khi đó phương trình trở thành $-\dfrac{389248\sqrt{6082}}{9261} \cos^3t+\dfrac{97312\sqrt{6082}}{3087} \cos t+\dfrac{7408640}{9261}=0$
\begin{align*} &\iff -\dfrac{32}{9261}\left(12164\sqrt{6082}\cos^3t-9123\sqrt{6082}\cos t-231520\right)=0 \\ &\iff 12164\sqrt{6082}\cos^3t-9123\sqrt{6082}\cos t-231520=0 \\ &\iff 3041\sqrt{6082} \left(4\cos^3t-\cos t\right)=231520 \\ &\iff \cos 3t=\dfrac{115760\sqrt{6082}}{9247681} \\ &\iff 3t = \pm \arccos\dfrac{115760\sqrt{6082}}{9247681}+k2\pi \quad (k\in \mathbb{Z}) \\ &\iff t = \pm \dfrac13\arccos\dfrac{115760\sqrt{6082}}{9247681}+k\dfrac23\pi \quad (k\in \mathbb{Z}) \end{align*}
 
Từ đó ta có $\left[ \begin{array}{l} z=\dfrac{4\sqrt{6082}}{21}\cos \left(\dfrac13\arccos\dfrac{115760\sqrt{6082}}{9247681}\right) \\z=\dfrac{4\sqrt{6082}}{21}\cos \left(\dfrac13\arccos\dfrac{115760\sqrt{6082}}{9247681}+\dfrac{2\pi}{3}\right) \\z=\dfrac{4\sqrt{6082}}{21}\cos \left(\dfrac13\arccos\dfrac{115760\sqrt{6082}}{9247681}-\dfrac{2\pi}{3}\right)  \end{array}\right.$
 
Khi đó $\left[ \begin{array}{l} y=\dfrac{10}{3}+\dfrac{4\sqrt{6082}}{21}\cos \left(\dfrac13\arccos\dfrac{115760\sqrt{6082}}{9247681}\right) \\y=\dfrac{10}{3}+\dfrac{4\sqrt{6082}}{21}\cos \left(\dfrac13\arccos\dfrac{115760\sqrt{6082}}{9247681}+\dfrac{2\pi}{3}\right) \\y=\dfrac{10}{3}+\dfrac{4\sqrt{6082}}{21}\cos \left(\dfrac13\arccos\dfrac{115760\sqrt{6082}}{9247681}-\dfrac{2\pi}{3}\right)  \end{array}\right.$
 
Ta chọn $y=\dfrac{10}{3}+\dfrac{4\sqrt{6082}}{21}\cos \left(\dfrac13\arccos\dfrac{115760\sqrt{6082}}{9247681}\right)$.
 
Spoiler
 
Với $y$ như trên thì ta thu được $\left(x^2+\dfrac{30}{7}x+\dfrac{y}{2}\right)^2=\left(\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}x + \sqrt{\dfrac{y^2}{4}- \dfrac{17}{7}}\right)^2$
\[\iff \left[ \begin{array}{l} x^2+\left(\dfrac{30}{7}+\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}\right)x+\dfrac{y}{2} + \sqrt{\dfrac{y^2}{4}- \dfrac{17}{7}} =0  \\ x^2+\left(\dfrac{30}{7}-\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}\right) x+\dfrac{y}{2}- \sqrt{\dfrac{y^2}{4}- \dfrac{17}{7}} =0 \end{array}\right.\]
 
Giải hai phương trình trên và kết hợp điều kiện $\left[\begin{array}{l} x\geqslant \dfrac{-5+2\sqrt{10}}{3} \\ x\leqslant \dfrac{-5-2\sqrt{10}}{3}\end{array} \right.$ ta thu được các nghiệm
\[\left[\begin{array}{l}x=-\dfrac{30}{14}-\dfrac12\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}+\dfrac12\sqrt{-4\sqrt{\dfrac{y^2}{4}-\dfrac{17}{7}}-y+\dfrac{60}{7}\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}+\dfrac{1310}{49} } \quad \text{(loại)} \\x=-\dfrac{30}{14}-\dfrac12\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}-\dfrac12\sqrt{-4\sqrt{\dfrac{y^2}{4}-\dfrac{17}{7}}-y+\dfrac{60}{7}\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}+\dfrac{1310}{49} } \\ x=-\dfrac{30}{14}+\dfrac12\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}+\dfrac12\sqrt{4\sqrt{\dfrac{y^2}{4}-\dfrac{17}{7}}-y-\dfrac{60}{7}\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}+\dfrac{1310}{49} } \\ x=-\dfrac{30}{14}+\dfrac12\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}-\dfrac12\sqrt{4\sqrt{\dfrac{y^2}{4}-\dfrac{17}{7}}-y-\dfrac{60}{7}\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}+\dfrac{1310}{49}} \quad \text{(loại)} \end{array}\right.\]
 
Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm 
\[\left[\begin{array}{l}x=-\dfrac{30}{14}-\dfrac12\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}-\dfrac12\sqrt{-4\sqrt{\dfrac{y^2}{4}-\dfrac{17}{7}}-y+\dfrac{60}{7}\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}+\dfrac{1310}{49} } \\ x=-\dfrac{30}{14}+\dfrac12\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}+\dfrac12\sqrt{4\sqrt{\dfrac{y^2}{4}-\dfrac{17}{7}}-y-\dfrac{60}{7}\sqrt{y+\dfrac{410}{49}}+\dfrac{1310}{49} }  \end{array}\right.\]
với $y=\dfrac{10}{3}+\dfrac{4\sqrt{6082}}{21}\cos \left(\dfrac13\arccos\dfrac{115760\sqrt{6082}}{9247681}\right)$.