Đến nội dung

eros nội dung

Có 4 mục bởi eros (Tìm giới hạn từ 21-04-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#43317 Ý kiến của quan sát viên về trận đấu Ams và TH

Đã gửi bởi eros on 22-11-2005 - 09:10 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Quan sát viên của BGK cho trận AMS và TH là Eros của TH và Hellophysics của AMS. Sau đợt thi vừa rồi cả hai đều thấy do lần đầu tổ chức thi nên cuộc thi có nhiều vấp váp từ đó kết quả của cả hai đội đều cập rập và BGK cũng gặp nhiều khó khăn trong việc quyết định đội thắng đội thua vì cả hai đội có tỉ số khá sít sao nhau.

Vì vậy hai quan sát viên đã họp riêng và đã gửi ý kiến cho trưởng ban tổ chức về việc hai đội thi đấu thêm hiệp phụ. Theo đó:

1. Kết quả 2 hiệp đầu sẽ giữ nguyên (để tránh những thắc mắc của TH). Bên Ams dẫn trước với tỉ số 26 - 24

2. Hai đội thi đấu thêm 1 vòng nữa. Đề ra sẽ vào cuối tuần này và hạn thi là trong 3 ngày (hiệp phụ mà)


3. Các quan sát viên Eros và Hellophysics trở về với BGK và ko tham gia thi đấu hay góp ý cho đội nhà nữa (việc quan sát viên tham gia giúp đỡ đội nhà đã tạo ra cảm giác là BGK không thật sự công bằng). Quan sát viên hoàn toàn đơn thuần trở lại thành thành viên của BGK nhưng ko được biết đáp án.


Hellophysics và Eros



#42408 Thắc mắc - Góp ý về Đề thi VLVN Cup (Hiệp 1)

Đã gửi bởi eros on 16-11-2005 - 10:29 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Eros nhầm nhọt thế nào chứ trong dao động mạng tinh thể có cả sóng ngang và sóng dọc mà. Đọc lại bất kỳ giáo trình VLCR nào đều đề cập tới hiện tượng này cả. Tuy nhiên, yêu cầu các bạn hs phổ thông biết được điều này thì quả là hơi quá sức

Tất nhiên là dao động mạng tinh thể có cả sóng ngang và sóng dọc nhưng khi kích thích sóng âm vào vật rắn thì xu hướng chủ yếu sẽ là dao động theo phương truyền sóng của các nguyên tử nút mạng. Ví dụ như ngay cả sóng nước cũng có thành phần là sóng dọc (quĩ đạo của 1 điểm sẽ là hình ellip chứ ko phải dao động theo phương thẳng đứng), nhưng khi nói về sóng nước ta vẫn nói nó là sóng ngang. Về sóng âm thì khi nói bản chất sóng âm ta cũng nói là sóng dọc. Cái này có thể thấy trong các sách khi lấy ví dụ về sóng âm.

Câu đầu tiên quá hiển nhiên rồi, sao các bạn cứ bắt bẻ về câu chữ thế nhỉ (cho dù là cách diễn đạt của BTC kô thật sự sáng sủa lắm). Ai đọc qua cũng hiểu được là đề muốn nói gì mà.


Thật sự là cho đến lúc này em vẫn ko hiểu câu này BGK muốn hỏi gì: định nghĩa về cân bằng hay 1 tính chất của cân bằng.

Câu nhiệt độ của chùm hạt

Câu này ko nằm trong 5 câu hỏi có vấn đề mà em đặt ra ở trên. Đồng ý với đáp án của BGK.

Câu vận tốc truyền xung điện, đáp án B vẫn là chuẩn xác nhất vì vận tốc truyền sóng (chính xác hơn là vận tốc nhóm, mang năng lượng)


Nếu xét về mặt truyền thông tin thì đúng là phải hiểu là vận tốc nhóm (luôn <=c) nhưng ở đây lại xét đến vận tốc cụ thể về truyền tín hiệu trong tế bào, tức là 1 trường hợp rất cụ thể chứ ko phài là vận tốc truyền năng lượng hay truyền xung của bó sóng chung chung. Cái này có lẽ bài của bác Frog ở trên đã rõ ràng rồi.

Câu máy khoan thì quả thực tớ chẳng hiều đề muốn nói gì,

:)



#42371 Thắc mắc - Góp ý về Đề thi VLVN Cup (Hiệp 1)

Đã gửi bởi eros on 15-11-2005 - 22:58 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Về bản chất của sóng âm, trích dẫn:

Bài 1, phần 2: Sóng âm là sóng dọc
http://www.glenbrook...und/u11l1b.html

Mục lục cụ thể:

Lesson 1: The Nature of a Sound Wave

1. Sound is a Mechanical Wave (sóng âm là sóng cơ học)
2. Sound is a Longitudinal Wave (sóng âm là sóng dọc)
3. Sound is a Pressure Wave (sóng âm là sóng áp suất)



Còn về mạng tinh thể thì người ta thường mô hình mạng tinh thể vật rắn bằng 1 chuỗi các lò xo độ cứng k mắc nối tiếp theo phương truyền sóng, ở giữa các lò xo là các nguyên tử của mạng. Như vậy thấy rõ đây là sóng doc vì phương dao động trùng với phương truyền sóng.



#42356 Thắc mắc - Góp ý về Đề thi VLVN Cup (Hiệp 1)

Đã gửi bởi eros on 15-11-2005 - 19:51 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Nói chung lần này ra đề thi vấn đáp như thế là đạt yêu cầu về độ khó rồi;, có điều lần sau có lẽ BGK nên check lại cho kĩ đã để tránh trường hợp có nhiều câu hỏi có vấn đề như thế.

Có 5 câu hỏi có vấn đề

1. Câu 1. Câu hỏi này theo kiểu định nghĩa. Rõ ràng là đáp án phải là "sai" vì nó thiếu điều kiện cân bằng trong mọi cách hiểu ( cân bằng nhiệt thì sai đã đành; cân bằng cơ học cần có thêm 1 số đk nữa như momen).

Như vậy nên chăng nên sửa lại thành: 1 vật cân bằng cơ học thì tổng lực của nó bằng 0 ở đây dùng chữ "thì" chứ không phải chữ "khi". Việc "chơi chữ" của BGK đã dẫn đến kết quả sai lầm của bên TH (tớ làm giám sát bên TH hôm đấy thấy họ cãi nhau về định nghĩa loạn cả lên vì ko hiểu BGK hòi gì).

2. Câu Entropy: Người ra đề câu này rõ ràng ko có tí kiến thức nào về entropy cả. Cái này là phần mở màn cho nghịch lý Gibbs nổi tiếng của Nhiệt động lực học (định lý Gibbs nói về hai bên cùng 1 loại khí, ở đây là 2 bên có 2 loại khí khác nhau). Về mặt định tính, có thể thấy rằng việc trộn hai khí vào nhau là 1 quá trình ko thuận nghịch; hệ lại cô lập; như vậy Entropy phải tăng.

Nói thêm về nghich lý Gibbs, hiện nay người ta đã chứng minh rằng kể cả khi hai bên có hai loại khí giống nhau thì entropy vẫn tăng nhưng khá nhỏ (còn câu hỏi cho hai loại khí như nhau S tăng lên đáng kể rồi)

3/. Câu công suất: Nếu không có ma sát hay mất mát gì thì công suất là 10Pi, như vậy nếu có ma sát hay mất mát thì công suất phải lớn hơn. Nghĩa là công suất tối thiểu là 10Pi --> đáp án ko có.

4/ Câu sóng âm: BGK trả lời

Sóng âm là sóng dọc trong các môi trường khí và chất lỏng. Tuy nhiên trong môi trường chất rắn, người ta thấy có hiện tượng sóng âm có thể tồn tại ở dạng sóng dọc do chất rắn có cấu trúc tinh thể.


Thế thì rõ ràng BGK công nhận việc cái nào cũng là sóng dọc rồi mà. Theo cơ học cổ điển thì sóng âm là sóng áp suất, luôn tồn tại ở dạng sóng dọc vì nó tạo ra xung kích thích các nguyên tử dao đôgj quanh vị trí cân bằng theo phương truyền sóng.

Cái này Lim cũng check lại xem nhé.

5. Câu truyền xung điện trong tế bào: Hôm đấy thấy bác Frog học về sinh vật thề lên thề xuống là bằng c. Đến lúc đáp án bác đấy ko phuc tí nào. Câu này liên quan đến Sinh học nên tớ đã đi hỏi một nhà nghiên cứu về truyền xung trong tế bào trong trường tớ, ông này đã giải thích rõ rằng khi truyền "xung điện hay tín hiệu điện" trong tế bào thì vận tốc luôn bằng vận tốc ánh sáng.

Ông này còn lấy lại câu truyện cổ tích có câu đố "cái gì đi nhanh hơn ánh sáng" -mà chàng trai trả lời là "suy nghĩ" để nói rằng: thực ra "suy nghĩ" cũng đi nhanh bằng "ánh sáng"