Đến nội dung

zarya nội dung

Có 141 mục bởi zarya (Tìm giới hạn từ 24-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#622030 CMR: A+B và A-B khả nghịch và $(A+B)(A-B)^{-1}$ trực giao

Đã gửi bởi zarya on 23-03-2016 - 08:57 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

a, Ta chứng minh số đối của số thực $^t(AX)BX\in\mathbb{R} $ bằng chính nó.

Ta có $^t(AX)BX=^t(^t(AX)BX)=^tX^tBAX=^tXBAX=^tXABX=-^tX^tABX=-^t(AX)BX$

Do đó: $^t(AX)BX=0$




#621861 Thắc mắc kí hiệu giải tích

Đã gửi bởi zarya on 22-03-2016 - 15:48 trong Hàm số - Đạo hàm

Theo mình nghĩ nó chỉ đảm bảo tính liên tục trong $[0,1]$ thôi, không nhất thiết cần phải khả vi. Thường người ta ký hiệu $C^k$ là lớp các hàm khả vi và liên tục $k$ lần, còn để chỉ vô hạn lần thì người ta dùng kí hiệu $C^\infty$

Bạn xem thêm ở đây nhé: https://en.wikipedia...wiki/Smoothness




#621853 Thắc mắc kí hiệu giải tích

Đã gửi bởi zarya on 22-03-2016 - 14:43 trong Hàm số - Đạo hàm

Hàm f thuộc [0;1], liên tục và khả vi 1 lần (có đạo hàm bậc nhất f' và f'' cũng liên tục trong [0,1]) bạn nhé.




#519437 $\sum_{j=0}^{m}C_{m}^{j}C_{n-j}^{k}=\sum_{i=0}^{m}C_{m}^{i}C_{...

Đã gửi bởi zarya on 14-08-2014 - 09:16 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Mình có một số bài toán tổng tổ hợp dưới đây, nhờ các bạn làm giúp. Mình xin cám ơn.

Chứng minh các hệ thức sau:

 

1/ $(C_{n}^{0})^{2}+(C_{n}^{1})^{2}+(C_{n}^{2})^{2}+...+(C_{n}^{n})^{2}=C_{2n}^{n}$

 

2/ $C_{m}^{k}C_{n}^{0}+C_{m}^{k-1}C_{n}^{1}+C_{m}^{k-2}C_{n}^{2}+...+C_{m}^{0}C_{n}^{k}=C_{m+n}^k, 0\leq k\leq m,n$

 

3/ $\sum_{j=0}^{m}C_{m}^{j}C_{n-j}^{k}=\sum_{i=0}^{m}C_{m}^{i}C_{n-m}^{k-i}.2^{m-i}$




#515539 Tìm sách về độ đo và tích phân Lebesgue

Đã gửi bởi zarya on 26-07-2014 - 15:00 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp

Cám ơn bạn. Mình đã down được quyển đầu tiên rồi :)




#503699 Hệ phương trình của diễn đàn toán học

Đã gửi bởi zarya on 03-06-2014 - 01:25 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

- Giải giúp mình bài này với ạ :D

 

$\dpi{300} \bg_white \large \left\{\begin{matrix} xy-\sqrt{xy}=6 & & \\ \sqrt{x+1}+\sqrt{y+1}=4 & & \end{matrix}\right.$

Anh cho hướng rồi em tự làm nhé.

Đặt $P=\sqrt{xy}, P\geq 0$, từ pt thứ nhất suy ra: $P^2-P-6=0$, giải ra $P$ rồi lấy nghiệm dương.

Bình phương hai vế của pt thứ 2, đặt $S=x+y$, thay $P^2=xy$ vừa tìm được ở trên vào hệ thức khai triển. Giải phương trình căn có ẩn là $S$.

Có $S$, $P^2$ sẽ suy ra $x, y$




#487137 Hệ phương trình của diễn đàn toán học

Đã gửi bởi zarya on 16-03-2014 - 11:44 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải HPT : 
$\left\{\begin{matrix} x^3+y^3=6+xy& & \\ x^{2}+y^{2}+x+y=5 \end{matrix}\right.$
 

 

Hệ đối xứng loại I. Đặt $S=x+y$ và $P=xy$, giải hệ của $S$ và $P$ ra thôi.




#487136 Hệ phương trình của diễn đàn toán học

Đã gửi bởi zarya on 16-03-2014 - 11:41 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Mình đóng góp chút ít. Giải các hệ phương trình sau (đối xứng loại II):

1/ $\left\{\begin{matrix} x^2=4x+3y\\ y^2=4y+3x \end{matrix}\right.$

 

2/ $\left\{\begin{matrix} x^2=y^3-4y^2+8y\\ y^2=x^3-4x^2+8x \end{matrix}\right.$

 

3/ $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x-1}+\sqrt{6-y}=3\\ \sqrt{y-1}+\sqrt{6-x}=3\end{matrix}\right.$

 

4/ $\left\{\begin{matrix} x^3+1=2\sqrt[3]{2y-1}\\ y^3+1=2\sqrt[3]{2x-1} \end{matrix}\right.$

 

5/$\left\{\begin{matrix} 2x^2+1=3\sqrt{\frac{3y-1}{2}}\\ 2y^2+1=3\sqrt{\frac{3x-1}{2}} \end{matrix}\right.$




#486106 Tìm tham số để hai phương trình tương đương

Đã gửi bởi zarya on 07-03-2014 - 01:16 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Tìm $a$ để hai phương trình sau đây tương đương

$\sin 3x=a\sin x+(4-2\left | a \right |)\sin^{2}x$

$\sin 3x+\cos 2x=1+2\sin x .\cos 2x$




#485764 Tìm sách về độ đo và tích phân Lebesgue

Đã gửi bởi zarya on 04-03-2014 - 10:50 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp

Em cần tìm sách về độ đo và tích phân $Lebesgue$. Anh/chị/bạn nào trong diễn đàn có quyển/link nào hay thì giới thiệu giúp mình nhé.




#485763 đề thi olp Bách khoa

Đã gửi bởi zarya on 04-03-2014 - 10:35 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Olympic môn gì vậy? Mình chỉ có olp toán cơ thôi.




#485761 CM $\sin(\frac{\pi}{25})+...+\si...

Đã gửi bởi zarya on 04-03-2014 - 10:23 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Chứng minh rằng

$\sin(\frac{\pi}{25})+\sin(\frac{2\pi}{25})+...+\sin(\frac{24\pi}{25})=\cot(\frac{\pi}{50})$




#482394 Xét tính tăng, giảm: $u_{n} = \frac{\sqrt{...

Đã gửi bởi zarya on 10-02-2014 - 17:05 trong Các bài toán Đại số khác



 

B1: Xét tính tăng, giảm của dãy: $u_{n} = \frac{\sqrt{n+1}}{2^{n}}$

B2: Cho dãy số ($s_{n}$) với 

$$s_{n}=sin(4n-1)\frac{\Pi }{6}$$
Chứng minh rằng $s_{n} = s_{n+3}  \forall n\geqslant 1$

 

 

Bài 1:

Xét tỉ số: $\frac{u_{n+1}}{u_n}=\frac{1}{2}.\frac{\sqrt{n+2}}{\sqrt{n+1}}=\frac{1}{2}.$ $\sqrt{1+\frac{1}{n+1}}<1

$

Do đó dãy số giảm.

 

Bài 2

Có:  $s_{n+3}=\sin{(4(n+3)-1)\frac{\Pi }{6}}=\sin{(4n-1+12)\frac{\Pi }{6}}=\sin{[(4n-1)\frac{\Pi }{6}+2\Pi]}=\sin{[(4n-1)\frac{\Pi }{6}]}=s_n$

 

Bài 3 hơi dài, có thời gian mình sẽ post sau.

 

//Dear Mod

LaTeX của diễn đàn đang có vấn đề, mình đã thử vài lần mà không hiển thị được công thức hoàn toàn nên nếu được bạn chinh lại giúp mình với. Cám ơn bạn nhiều!




#482362 Gõ $LATEX$ bị lỗi

Đã gửi bởi zarya on 10-02-2014 - 13:27 trong Góp ý cho diễn đàn

Từ sáng nay mình không gõ được $LaTeX$ bằng trình soạn thảo (nút $fx$), khi ấn vào nó hiện ra một khung trắng trơn. Còn gõ code trực tiếp vào khung trả lời thì biểu thức vẫn hiện ra. Mong Ban Quản Trị sớm sửa.




#482350 Tính $\log_{30}{54}$ theo $\log_...

Đã gửi bởi zarya on 10-02-2014 - 07:21 trong Các bài toán Đại số khác

1/ Cho $\log_{6} {10} =a$ và $\log_{12} {45} = b$. Tính $\log_{30}{54}$ theo $a$ và $b$

 

2/ Cho $\log_{56} {18} =a$ và $\log_{36} {48} = b$. Tính $\log_{21}{6}$ theo $a$ và $b$




#466151 Nếu A3=0 thì (In−A)là ma trận khả đảo.

Đã gửi bởi zarya on 22-11-2013 - 23:04 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Theo giả thiết, $A^3=0$, nên: $I^3-A^3=I^3-0=I^3=I$, với $I$ là ma trận đơn vị cùng cấp với $A$ (mình ngại viết $I_n$)




#465725 [Thắc mắc] Một số vấn đề về không gian véctơ

Đã gửi bởi zarya on 21-11-2013 - 19:09 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Câu A đúng. Tập sinh phải có tối thiểu 3 véc tơ.

A đúng nên B sai.

C sai: Tập có 2 véc-tơ không cùng phương là độc lập tuyến tính.

D sai: Hệ quả của B (hoặc C) sai.




#465610 tìm ma trận nghịch đảo ^^!

Đã gửi bởi zarya on 21-11-2013 - 01:50 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Với các ma trận vuông đó em cộng đại số và giải như giải hệ phương trình được. Cách làm của bạn nữ là đúng rồi.

$Pe Rika$ lần sau đánh công thức nhớ sử dụng trình soạn Latex $fx$ cho mọi người dễ nhìn nhé!




#465609 tính định thức

Đã gửi bởi zarya on 21-11-2013 - 01:46 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Kí hiệu $det$ là $\left | \right |$.

$|A|=2$, $|B|=-3$

$|4A^2B^2|=4^n.|A|^2.|B|^2=4^n.4.9=4^n.36$

 

Ở đây $n$ là cấp của các ma trận $A, B$. Nếu đề bài nêu rõ cấp của các ma trận đã cho thì tính được cụ thể.




#465608 Nếu A3=0 thì (In−A)là ma trận khả đảo.

Đã gửi bởi zarya on 21-11-2013 - 01:41 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Ma trận vuông $A$ là ma trận khả nghịch nếu tồn tại ma trận vuông $B$ cùng cấp sao cho: $AB=BA=I$

Ở trên ta chỉ ra điều đó.




#465607 [Thắc mắc] Một số vấn đề về không gian véctơ

Đã gửi bởi zarya on 21-11-2013 - 01:39 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

1/ Đúng.

2/ Để M là tập sinh của V thì điều kiện cần là $m\geq \dim V=n$, đủ là $r=n$

    M là cơ sở thì điều kiện cần là $m=n$, đủ là $r=n=m$




#464985 Cho số phức z có môđun bằng 1.

Đã gửi bởi zarya on 17-11-2013 - 22:35 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

$1+i=\sqrt{2} e^{i\frac{\pi}{4}}$

$z=e^{i\varphi}\rightarrow \bar{z}=e^{-i\varphi}$

$\left |(1+i)^{10}\bar{z}^{10} \right |=\left |(\sqrt2)^{10}e^{10\frac{i\pi}{4}}.e^{-10i\varphi} \right |=2^5$

Kí hiệu $\left | \right |$ chỉ Modul




#464587 $I=\int \frac{x-\sqrt{x^2+3x+2}}...

Đã gửi bởi zarya on 15-11-2013 - 23:03 trong Giải tích

Bài 3 dùng phép thế Euler, lúc chiều trao đổi với Nhân anh nhầm.

 

Vì: $x^2+3x+2=(x+1)(x+2)$

 

Đặt: $\sqrt{x^2+3x+2}=t(x+1)\Rightarrow (x+1)(x+2)=t^2(x+1)^2$

$\rightarrow t^2=\frac{x+2}{x+1}\rightarrow x=\frac{2-t^2}{t^2-1}$

 

$\sqrt{x^2+3x+2}=t(x+1)=t\left (\frac{2-t^2}{t^2-1}+1 \right )=\frac{t}{t^2-1}$

 

$\frac{x-\sqrt{x^2+3x+2}}{x+\sqrt{x^2+3x+2}}=\frac{\frac{2-t^2}{t^2-1}-\frac{t}{t^2-1}}{\frac{2-t^2}{t^2-1}+\frac{t}{t^2-1}}=\frac{2-t^2-t}{2-t^2+t}$

 

$dx=\frac{-2tdt}{(t^2-1)^2}$

 

$\int \frac{x-\sqrt{x^2+3x+2}}{x+\sqrt{x^2+3x+2}}dx=\int -\frac{(t-1)(t+2)}{(t+1)(t-2)}.\frac{2t}{(t-1)^2(t+1)^2}dt$

$=\int -\frac{2t(t+2)}{(t-2)(t+1)^3(t-1)}$

 

Để gọn đặt $u=t+1$

 

$\int -\frac{2t(t+2)}{(t-2)(t+1)^3(t-1)}dt=2 \int -\frac{(u-1)(u+1)}{u^3(u-3)(u-2)}du$

 

Đến đây thì tách thôi:

 

$-\frac{(u-1)(u+1)}{u^3(u-3)(u-2)}=\frac{1}{6u^3}+\frac{5}{36u^2}-\frac{17}{216u}+\frac{3}{8(u-2)}-\frac{8}{27(u-3)}$




#464479 Chứng minh rằng nếu mỗi vecto của hệ S đều là tổ hợp tuyến tính của các vecto...

Đã gửi bởi zarya on 15-11-2013 - 17:34 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bạn xem bổ đề 3.6 trong file đính kèm này nhé:

 

 

File gửi kèm

  • File gửi kèm  up.pdf   126.16K   209 Số lần tải



#464017 Tìm $\lambda$ để phương trình có vô số nghiệm

Đã gửi bởi zarya on 13-11-2013 - 00:54 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

a, $\lambda=0$ giải dễ dàng.

b, Biến đổi ma trận mở rộng:

$\begin{bmatrix} 1 &2 &\lambda &| &-1 \\ 2&7 & 2\lambda+1 & | &2 \\ 3& 9 & 4\lambda &| &1 \end{bmatrix}\rightarrow \begin{bmatrix} 1 &2 &\lambda &| &-1 \\ 0&3 &1 & | &4 \\ 0& 3 & \lambda &| &4 \end{bmatrix}\rightarrow \begin{bmatrix} 1 &2 &\lambda &| &-1 \\ 0&3 &1 & | &4 \\ 0& 0 & \lambda-1 &| &0 \end{bmatrix}$

 

Hệ vô số nghiệm khi $rank(A)=rank(A|b)<n$ với n là số ẩn của hệ pt.

Ở đây ta thấy $rank(A)=rank(A|b)=2<3$ khi $\lambda-1=0\rightarrow \lambda=1$