Đến nội dung

tranduchoanghuy nội dung

Có 63 mục bởi tranduchoanghuy (Tìm giới hạn từ 26-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#635951 Cho hàm số y=f(x) chứng minh rằng nghiệm của đạo hàm bậc 2 cùng nằm trên 1 đư...

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 27-05-2016 - 15:27 trong Hàm số - Đạo hàm

Cho hàm số $y=f(x)=\frac{x+m}{x^{2}+1}$

a. Tính đạo hàm bậc hai của hàm số y=f(x)

b. Chứng minh rằng những điểm $M(x_{0};f(x_{0}))$ tại đó $f''(x_{0})=0$ thì cùng nằm trên 1 đường thẳng. Xác định phương trình đường thẳng




#619659 Chứng minh tứ giác nội tiếp

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 11-03-2016 - 11:28 trong Hình học không gian

Cho hình chóp $S.ABCD$ có $SA\perp (ABCD)$, $AB=BC=CD=a$, $AD=2a$ và $AD//BC$. Một mặt phẳng $(\alpha) $ qua A vuông góc với SD cắt SB, SC, SD lần lượt tại I, J, K. Chứng minh tứ giác $AIJK$ nội tiếp.




#603045 Tổng hợp các phương pháp chứng minh bất đẳng thức

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 13-12-2015 - 20:51 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Bất đẳng thức

k có file sách bất đẳng thức THCS ạ

có quyển "Phương pháp giải toán Bất đẳng thức & Cực trị dành cho HS 8, 9" của anh Cẩn đó




#602725 Chương trình hợp tác đặc biệt giữa Diễn đàn Toán học và thầy Trần Nam Dũng

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 12-12-2015 - 09:21 trong Kinh nghiệm học toán

có gì đó sai sai ở đây thì phải 75% luôn chứ 50% gì nữa

http://zuni.vn/blog/...=hocbongtainang




#602033 Giải giúp mình bài hóa 9. Tính % khối lượng kl trong hổn hợp

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 06-12-2015 - 22:56 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Fe+CO hả, đây nè! (Fe+5CO$\rightarrow$ Fe(CO)5)

phương trình này không có trong chương trình phổ thông nha bạn




#601834 Hệ phương trình: $ \begin{cases}\ x+y + xy = m+ 1...

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 05-12-2015 - 22:55 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

không có gì đâu, nhưng mình thấy với bài mà mình đưa ra lúc đầu thì hình như không xài cách đó được, vì sau khi đặt S, P thì ra 1 pt không nhẩm được nghiệm đẹp như ở ví dụ trên, thế chỉ còn cách của bạn thôi nhỉ ? 

thật ra là SHIFT SOLVE chứ nhẩm gì

mà bạn nói về cái gì vậy?




#601829 Hệ phương trình: $ \begin{cases}\ x+y + xy = m+ 1...

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 05-12-2015 - 22:41 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

à, mình quên xét TH đó, cho mình xin lỗi, lúc đó sắp đi học mình trả lời vội quá chưa kịp suy nghĩ chính chắn, có gì bạn thông cảm




#601701 rút gọn A?

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 05-12-2015 - 09:55 trong Đại số

4/b/ Giải hệ p/t: $(x^{2}+1)(y^{2}+1) = 10$

                      $(x+y)(xy-1)=3$

$\left\{\begin{matrix}(x^{2}+1)(y^{2}+1) = 10 \\ (x+y)(xy-1)=3\end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x^{2}y^{2}+x^{2}+y^{2}=9\\(x+y)(xy-1)=3\end{matrix}\right.(I)$

Đặt S=x+y;P=xy($S^{2}-4P\geq 0$)

$(I)\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}S^{2}-2P+P^{2}=9&(1)\\ S(P-1)=3&(2)\end{matrix}\right.$

$(2)\Leftrightarrow S=\frac{3}{P-1}$ thế vào (1) rồi giải như bình thường thôi.




#601700 rút gọn A?

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 05-12-2015 - 09:49 trong Đại số

4/ a/ Giải p/t: $\sqrt{2x+3} + \sqrt{x+1}=3x+2\sqrt{2x^{2}+5x+3} -16$

ĐK: $x\geq -1$

Đặt a=$\sqrt{2x+3}\geq 0;b=\sqrt{x+1}\geq 0$

Phương trình đã cho tương đương với:

$a+b=a^{2}+b^{2}-4+2ab-16$

$\Leftrightarrow a^{2}+(2b-1)a+b^{2}-b-20=0$

$\Delta =81$

$\Leftrightarrow a=-b+5(1) \vee a=-b-4(2)$

$(2)\Leftrightarrow a+b=-4<0$(loại)

Từ (1) giải ra được x rồi so điều kiện ban đầu ra được kết quả.




#601699 rút gọn A?

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 05-12-2015 - 09:39 trong Đại số

3/ Số đo 2 cạnh góc vuông của 1 tam giác là nghiệm của pt bậc 2: $(m-2)x^{2}-2(m-1)x+m=0$. Xác định m để số đo đường cao ứng với cạnh huyền của tam giác đã cho là $\frac{2}{^{\sqrt{5}}}$ ?

$(m-2)x^{2}-2(m-1)x+m=0$

$\Leftrightarrow x=1\vee x=\frac{m}{m-2}$

$\Rightarrow$ độ dài cạnh huyền = $\sqrt{\frac{2m^{2}-4m+4}{m^{2}-4m+4}}$

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ta được:

$\frac{2}{^{\sqrt{5}}} \sqrt{\frac{2m^{2}-4m+4}{m^{2}-4m+4}}=1.\frac{m}{m-2}$

rồi giải pt ra tìm m thôi




#601698 rút gọn A?

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 05-12-2015 - 09:32 trong Đại số

2/ Tìm tất cả các cặp số nguyên (x,y) t/m phương trình:

$x^{2}(y-1)+y^{2}(x+1)=1$

$x^{2}(y-1)+y^{2}(x+1)=1$

$\Leftrightarrow x^{2}y-x^{2}+xy^{2}+y^{2}=1$

$\Leftrightarrow xy(x+y)-(x-y)(x+y)=1$

$\Leftrightarrow (x+y)(xy-x+y)=1$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x+y=1&(1)\\xy-x+y=1&(2)\end{matrix}\right.(I)\vee \left\{\begin{matrix}x+y=-1\\xy-x+y=-1\end{matrix}\right.(II)$

Gỉai hệ (I):

$(1)\Leftrightarrow x=1-y$ thế vào (2) ta được

$-y^{2}+3y-2=0$ giải ra y rồi thế ngược lại x

Giải tương tự cho hệ (II)




#601696 rút gọn A?

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 05-12-2015 - 09:15 trong Đại số

1/ Cho biểu thức A= $\frac{\sqrt{x+4\sqrt{x-4}}+ \sqrt{x-4\sqrt{x-4}}}{\sqrt{1-\frac{8}{x}+\frac{16}{x^{2}}}}$ với 4<x$\leq 8$

a/ rút gọn A?

b/ Tìm x nguyên để A có giá trị nguyên?

a) Đặt $B=\sqrt{x+4\sqrt{x+4}}+\sqrt{x-4\sqrt{x+4}}\geq 0$

$\Rightarrow B^{2}=x+4\sqrt{x-4}+x-4\sqrt{x-4}+2\sqrt{(x+4\sqrt{x-4})(x-4\sqrt{x-4})}$

$=2x+2\sqrt{(x-8)^{2}}=2x+2\left | x-8 \right |=2x-2(x-8)$(vì $x\leq 8$)

$=16$

$\Rightarrow B=4$(vì $B\geq 0$)

Mẫu số = $\sqrt{(1-\frac{4}{x})^{2}}=\left | 1-\frac{4}{x} \right |=1-\frac{4}{x}$ (vì $x>4>0\Leftrightarrow 1>\frac{4}{x}\Leftrightarrow 1-\frac{4}{x}>0$)

Vậy A= $\frac{4x}{x-4}$

b) Ta có:

$A=\frac{4x}{x-4}=\frac{4(x-4)+16}{x-4}=4+\frac{16}{x-4}$

Để A nguyên thì $16\vdots (x-4)$

Mà x nguyên nên x-4 nguyên

$\Rightarrow (x-4)\in \left \{ \pm 1;\pm 2;\pm 4;\pm 8;\pm 16 \right \}$

$\Leftrightarrow x\in \left \{ 5;6;8 \right \}$(vì $4<x\leq 8$)




#601695 Giải hệ phương trình trên máy tính CASIO fx-570VN PLUS

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 05-12-2015 - 08:54 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

 

Các bạn ơi! Giúp mình bài này với:
Tìm nghiệm (đúng và gần đúng) của hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix} x+y+2xy=-28& & \\ x^{4}+y^{4}=706 & & \end{matrix}\right.$

 

nếu là bài toán casio thì đăng nhầm box rồi bạn, với lại pt này muốn nghiệm gần đúng thì rút thế rồi SHIFT SOLVE thôi còn không thì giải theo kiểu pt đối xứng loại 1




#601694 Hệ phương trình: $ \begin{cases}\ x+y + xy = m+ 1...

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 05-12-2015 - 08:45 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Thế giả sử bài hỏi tìm m để hpt có 3 nghiệm phân biệt ạ ?

bạn hãy chú ý rằng đây là phương trình đối xứng loại 1, nếu (x;y) là nghiệm phương trình thì (y;x) cũng là nghiệm phương trình thế nên bài toán không thể nào cho nghiệm lẻ được. Vậy không tồn tại m




#601539 Hệ đx loại 2

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 04-12-2015 - 09:20 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

đánh LATEX sai kìa bạn, chỉnh lại đi. Kẹp dấu $ $ vào từng dòng




#601538 Chứng minh

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 04-12-2015 - 09:18 trong Hình học không gian

$(\vec{ID}+\vec{IC})+(\vec{JA}+\vec{JB})=\vec{IJ}+\vec{JI}=\vec{0}$ (đpcm)

Ôn kỹ lý thuyết nha bạn




#601535 Hệ phương trình: $ \begin{cases}\ x+y + xy = m+ 1...

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 04-12-2015 - 09:13 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tại sao khi $S^{2} - 4P = 0$ thì hệ luôn có nghiệm duy nhất hả bạn? 

$S^{2}-4P=0\Leftrightarrow (x+y)^{2}-4xy=0\Leftrightarrow (x-y)^{2}=0\Leftrightarrow x=y$

Suy ra hệ cố nghiệm duy nhất




#601136 $ \left | \vec{KA}+ \vec{KB}+ \v...

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 01-12-2015 - 22:08 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Xài phương pháp tâm tỉ cự(nhưng ở bài này tâm tỉ cự lại là 1 điểm đặc biệt là trung điểm 1 đoạn và trọng tâm tam giác), cụ thể như sau:

$\left | \overrightarrow{KA}+ \overrightarrow{KB}+ \overrightarrow{KC} \right |=\frac{3}{2} \left | \overrightarrow{KB} + \overrightarrow{KC} \right |(1)$

Gọi I là trung điểm BC $\Rightarrow$  I cố định.

      G là trọng tâm $\bigtriangleup ABC \Rightarrow$ G cố định

$(1)\Leftrightarrow \left | 3\vec{KG} \right |=\frac{3}{2}\left | 2\vec{KI} \right |$

$\Leftrightarrow KG=KI\Leftrightarrow$ K thuộc đường trung trực của IG




#601047 Chứng minh trong mọi tam giác: d^2=R^2-2Rr trong đó (r, R la bán kính đường t...

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 01-12-2015 - 18:19 trong Hình học

tham khảo tại đây:

http://diendantoanho...83-hệ-thức-ơle/




#601042 Tìm hệ thức S và P của PT: $mx^{2}+(2m+1)x+m^{2}-1=0...

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 01-12-2015 - 18:00 trong Đại số

Bạn khá thông minh...

ý gì? :blink:




#601000 Tung một con xúc sắc liên tiếp 10 lần. Tính xác suất để có ít nhất 2 lần xuấ...

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 01-12-2015 - 10:04 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Không gian mẫu \Omega =6^{10}

1. Gọi A là biến cố "có ít nhất 2 lần xuất hiện mặt 5 chấm".

$\Rightarrow \bar{A}$ là biến cố "có nhiều nhất 1 lần xuất hiện mặt 5 chấm"

$\Rightarrow \left | \Omega _{\bar{A}} \right |=5^{10}+5^{9}$

$\Rightarrow  \left | \Omega_{A} \right |=\left | \Omega  \right |-\left | \Omega _{\bar{A}} \right |=48747426$

$\Rightarrow P(A)=\frac{8124571}{10077696}$

 

2. Gọi B là biến cố "có đúng 2 lần xuất hiện mặt chia hết cho 3"

$\Rightarrow \Omega _{B}=\left \{ (3;3);(3;6);(6;6) \right \}\Rightarrow \left | \Omega _{B} \right |=3$

$\$Rightarrow P(B)=\frac{1}{20155392}




#600999 tim csc

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 01-12-2015 - 09:49 trong Dãy số - Giới hạn

bạn xem lại bài giải nha, bài giải cũ mình làm dư nhiều quá




#600982 10^n + 72n -1 chia hết cho 81

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 30-11-2015 - 23:59 trong Đại số

dùng quy nạp c/m là xong rồi




#600979 Tính giá trị biểu thức P=$\frac{\sqrt{x+y}...

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 30-11-2015 - 23:47 trong Đại số

bài 1 kêt quả bằng 1 mà bạn

vậy à? mình làm vội nên không chắc, xem hướng làm thôi

 

Bài 3:  Cho $x$ và $y$ là 2 số dương có tổng bằng 1. Tính GTNN của biểu thức S=$\frac{1}{x^{2}+y^{2}}+\frac{3}{4xy}$

Mình nghĩ được cách ngắn hơn rồi này:

Áp dụng BĐT phụ này(khá đơn giản nên bạn tự c/m nhé):

$\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\geq \frac{4}{x+y}$

$S=\frac{1}{x^{2}+y^{2}}+\frac{1}{2xy}+\frac{1}{4xy}\geq \frac{4}{(x+y)^{2}}+\frac{1}{4xy}=4+\frac{1}{4xy}\geq 4+\frac{1}{(x+y)^{2}}=5$




#600978 tim csc

Đã gửi bởi tranduchoanghuy on 30-11-2015 - 23:36 trong Dãy số - Giới hạn

Dùng thế nào bạn

ý bạn ấy là viète bậc 3 ấy mà, nhưng mà không được sử dụng đâu, phải chứng minh. Không thì bạn làm như thế này(cũng có thể gọi cái này là chứng minh viète bậc 3 rồi sử dụng mặc dù không phải vậy):

$x^{3}-3x^{2}-9x+m=0 (1)$

Gọi 3 nghiệm cần tìm của pt (1) là $x_{1},x_{2},x_{3}(x_{1}<x_{2}<x_{3})$

$\Rightarrow x^{3}-3x^{2}-9x+m=(x-x_{1})(x-x_{2})(x-x_{3})$

$=x^{3}-(x_{1}+x_{2}+x_{3})x^{2}+(x_{1}.x_{2}+x_{2}.x_{3}+x_{1}.x_{3})x-x_{1}.x_{2}.x_{3}$

Đồng nhất hệ số kết hợp với gt ta được hệ phương trình sau:

$\left\{\begin{matrix}x_{1}+x_{2}+x_{3}=3 &(2) \\ x_{1}+x_{3}=2x_{2}&(3)\end{matrix}\right.$

Từ (2) và (3) ta được $x_{2}=1$ thế vào phương trình (1) ta tìm được m=11