Đến nội dung

MrMATH nội dung

Có 10 mục bởi MrMATH (Tìm giới hạn từ 30-03-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#395012 Nên lập một VMF phiên bản điện thoại

Đã gửi bởi MrMATH on 08-02-2013 - 21:02 trong Góp ý cho diễn đàn

Anh nghĩ cái phiên bản xem trên mobile kia sẽ có 2 đối tượng chính là các bạn học sinh cấp 2 xài phone (khủng) và các GS nhiều tuổi. 2 đối tượng này ko có nhiều thời gian để thảo luận dầm dề trên diễn đàn, vì vậy khi lọc qua 1 bên kia thì không gian sẽ trở nên gọn ghẽ và sáng sủa hơn là như bây giờ. Giao thông muốn tốt thì phải phân luồng, có cầu cạn, cầu chìm, metro, vân vân. Cũng giống như trên 1 khu đất thay vì xây 1 cái nhà hát lớn bắt tất cả nam phụ lão ấu vào nghe nhạc cổ điển chơi với RAP, HIPHOP thì có thể xây nhiều khu giải trí khác nhau, như Disneyland đã làm chẳng hạn. Nhưng nói là nói vậy, cứ tà tà nghiên cứu, nếu có triển khai thì cũng làm từng bước để lean startup đâu có sao. Chỉ khổ mấy ông phụ trách kĩ thuật thôi, anh vô can, haha :icon6:



#395005 Nên lập một VMF phiên bản điện thoại

Đã gửi bởi MrMATH on 08-02-2013 - 20:52 trong Góp ý cho diễn đàn

Ý tưởng http://m.diendantoanhoc.net/ cũng hay đấy chứ. Cài luôn 1 cái OSQA lên đấy để chuyển hướng dần các hỏi đáp phổ thông đầu phiếu sang đấy. Như vậy cũng là một cách quy hoạch rất hay để tăng chất lượng tổng thể ~O)



#394990 Diễn đàn toán học nào lớn nhất?

Đã gửi bởi MrMATH on 08-02-2013 - 20:24 trong Góc giao lưu

Join cả 2 đi, lên http://mathoverflow.net/ để follow những thảo luận mới nhất về toán học đương đại, chẳng hạn Về ABC conjecture. Còn lên http://math.stackexchange.com/ nói riêng và http://stackexchange.com/ nói chung để simple-QA. Ngoài ra có thể lên http://www.quora.com/Mathematics nữa. Thảo luận trên Mathlinks.ro cũng rất tốt (giới hạn trong lĩnh vực Olympic thôi). Có lẽ không có site nào nuốt trọn không gian toán mạng được đâu, cho nên việc so sánh top với top khó mà có phán quyết cuối cùng



#394831 Diễn đàn toán học nào lớn nhất?

Đã gửi bởi MrMATH on 08-02-2013 - 14:41 trong Góc giao lưu

Theo mình http://mathoverflow.net/ vẫn là không gian toán mạng lớn nhất trên thế giới, lý do đơn giản là vì trên đó có rất nhiều nhà toán học lớn tham gia hoạt động. Tất nhiên trên đó cũng rất nhiều tạp nhưng về cơ bản là vẫn rất tốt. Site này phát triển trên nền tảng OSQA mà đồng sáng lập của nó là 1 tay máu mặt trong đội ngũ kĩ sư những ngày đầu của M$. Rất khủng và site gốc của OSQA là http://stackoverflow.com/ thì là số 1 cho dân học khoa học máy tính rồi, thượng vàng hạ cám cái gì cũng có trong đó hết á

Còn nếu nói về các diễn đàn toán của Việt Nam thì quan điểm của mình là hiện tại các site đều manh mún và nhỏ đều, không có cái nào thực sự lớn hết trơn. Sử dụng Alexa hay các công cụ khác đều có tính ước lệ, không phải thang đo chuẩn

Tuy nhiên cái sự to hay nhỏ đó không quan trọng bằng uy tín và bảo chứng chất lượng. Hễ ở đâu có kiến thực xịn và chính quy thì ở đó là số 1, rất đơn giản thế thôi



#394701 Chia sẻ ebook sách Lý thuyết sơ cấp của các số (Sierpinski) bản tiếng Việt

Đã gửi bởi MrMATH on 08-02-2013 - 07:04 trong Tài nguyên Olympic toán

Dear all,

Cuốn Elementary theory of numbers của Waclaw Sierpinski là một cuốn rất hay về số học sơ cấp. Sách gốc tiếng Anh bản in lần 2 năm 1988 (500 trang khổ chữ nhỏ) các bạn có thể tải về ở đây. Sierpinski được biết tới với những cống hiến xuất sắc trong lý thuyết tập hợp, đặc biệt là về tiên đề chọn và giả thuyết continuum. Cụ thể ông đã chứng minh được trong hệ tiên đề Zermelo-Fraenkel thì từ giả thuyết continuum dạng mở rộng có thể suy ra tính đúng đắn của tiên đề chọn. Bên cạnh đó mặc dù Cantor là cha đẻ của lý thuyết tập hợp nhưng Sierpinski lại là người đầu tiên giảng dạy về lý thuyết tập hợp ở bậc đại học (1909). Ông đã công bố 724 bài báo và 50 cuốn sách. Có ba hình fractal được đặt theo tên ông là tam giác Sierpinski, thảm Sierpinski và đường cong Sierpinski. Đường cong Sierpinski có ứng dụng quan trọng trong việc giải quyết bài toán người đưa thư và là cơ sở xây dựng đường cong liên tục phủ kín hình vuông đơn vị. Sierpinski đã giảng dạy tại Lwów từ năm 1908 tới 1914. Lwów là nơi (sau đó vài năm) trường phái Banach nổi tiếng ra đời. Trường phái Banach ra đời năm 1920 là một trong một số trường phái quan trọng đối với việc phát triển và hoàn thiện giải tích hàm hiện đại vào năm 1932

000_Page_1.jpg


Ebook bản dịch tiếng Việt các bạn có thể tải về tại đây File gửi kèm  Sier_cheban_A4_12_12_2012.pdf   19.3MB   12035 Số lần tải




#387721 Chuyên đề số học của diễn đàn VMF

Đã gửi bởi MrMATH on 18-01-2013 - 15:56 trong Tài nguyên Olympic toán

Oái, hơn 1000 lượt tải rồi cơ à (Y)



#378989 Topic yêu cầu tài liệu toán cao cấp

Đã gửi bởi MrMATH on 19-12-2012 - 23:05 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp

Optimization and Nonsmooth Analysis, F.H. CLARKE, NEW YORK 1983

THANKS....

http://libgen.info/s...is&submit=Поиск



#378982 Tổng hợp điểm

Đã gửi bởi MrMATH on 19-12-2012 - 22:51 trong Những bài toán trong tuần

Chắc là gogo123 sẽ phải đợi 1 chút, vì mình mới nghĩ ra một việc, có thể sẽ khiến cho quà tặng thêm phần nào ý nghĩa :)



#346419 Tìm một số sách khoa học thường thức (Hard SF)

Đã gửi bởi MrMATH on 13-08-2012 - 11:40 trong Lịch sử toán học

Cám ơn alex_hoang. Tớ đang rất cần tìm được cuốn 2 :)



#346372 Tìm một số sách khoa học thường thức (Hard SF)

Đã gửi bởi MrMATH on 13-08-2012 - 08:14 trong Lịch sử toán học

Hi all,

Tớ đang tìm một số cuốn dưới đây. Thú thực là sau ngày Gigapedia RIP thì chẳng biết tìm thế nào. Bạn cao nhân nào trên này kiếm được giùm tớ vài cuốn với. Cảm ơn rất nhiều. Đây là danh sách ạ:

1. I Want to Be a Mathematician: An Automathography – Paul Halmos

2. A mathematician Grappling with his century – Laurent Schwatz

3. Science and Hypothesis by Henri Poincaré
4. Goro Shimura's, The map of my life
5. The Man Without Qualities (Der Mann ohne Eigenschaften) by Robert Musil
6. Logicomix, by Apostolos Doxiadis and Christos Papadimitriou, which is about Bertrand Russell and the search for the foundations of mathematics
7. Uncle Petros and Goldbach's conjecture
8. Cryptonomicon is a book by Neal Stephenson. One of the main characters in the WWII timeline is Lawrence Waterhouse, a mathematician and cryptologist. Waterhouse gets to interact with Alan Turing.

9. Complots mathématiques à Princeton, by Claudine Monteil.

10. Godel, Escher and Bach: An eternal golden braid?

11. Girolamo Cardano: The Book of My Life
12. I am a Mathematician. (Gollancz 1956)
13. Richard Bellman: Eye of the Hurricane (World Scientific 1985)


14. A mathematician's apology by Hardy
15. Goro Shimura's, The map of my life
16. The shape of inner space by S.T. Yau with S.Nadis


Thân mến!