Đến nội dung

halloffame nội dung

Có 345 mục bởi halloffame (Tìm giới hạn từ 25-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#723381 $AD',BE',CF'$ đồng quy

Đã gửi bởi halloffame on 28-06-2019 - 11:51 trong Hình học

Vẽ đường tròn $(I_a)$ bàng tiếp góc $A$ của $\Delta ABC.$ Khi đó tồn tại một phép vị tự tâm $A$ biến $(I)$ thành $(I_a).$

Phép vị tự này sẽ biến $D'$ thành $D_1,$ với $D_1$ là tiếp điểm của $(I_a)$ và $BC.$ Do tính chất của phép vị tự $\Rightarrow \overline{A,D',D_1}.$

Tương tự, ta xác định được các điểm $E_1,F_1$ và $\overline{B,E',E_1}, \overline{B,F',F_1}.$

Hiển nhiên $AD_1,BE_1,CF_1$ đồng quy nên ta có đpcm.




#723060 Chứng minh rằng $\widehat{APB}=\widehat{APD...

Đã gửi bởi halloffame on 14-06-2019 - 21:35 trong Hình học

Lời giải bài toán trong file dưới.

File gửi kèm




#723059 $DS \perp PQ$

Đã gửi bởi halloffame on 14-06-2019 - 21:30 trong Hình học

Gọi $AM$ cắt $PQ$ tại $G.$

$\widehat{APS}= \widehat{APQ}= \widehat{PXA} \Rightarrow \Delta APS \sim \Delta AXP \Rightarrow AS.AX=AP^2.$

$\widehat{AFI}= \widehat{AFE}= \widehat{ADF} \Rightarrow \Delta AFI \sim \Delta ADF \Rightarrow AI.AD=AF^2=AP^2=AS.AX \Rightarrow S,I,D,X$ đồng viên

$\Rightarrow \widehat{SDI}= \widehat{SXI}= \widehat{AXM}= \frac{sđAQ-sđMQ}{2}= \frac{sđAP-sđMQ}{2}= \widehat{AGS} \Rightarrow D,S,A,G$ đồng viên

$\Rightarrow \widehat{DSG}= \widehat{DAG}=90^0 \Rightarrow DS \perp PQ.$




#722598 Dựng đường tròn $\omega _{1}$

Đã gửi bởi halloffame on 29-05-2019 - 11:06 trong Hình học

a) Cách dựng $\omega_{1}:$ Gọi trung điểm cung $AB$ là $F,$ đường thẳng bất kì qua $F$ cắt đoạn $AB$ tại $G$ và cắt cung $AB$ không chứa $F$ tại $H \neq A,B.HO$ cắt đường thẳng qua $G$ vuông góc $AB$ tại $O_1.$ Khi đó $(O_1,O_1H)$ chính là $\omega_{1}.$

Cách dựng $\omega_{2}:$ Gọi trung điểm cung $AB$ không chứa $F$ là $I,$ đường thẳng bất kì qua $I$ cắt đường thẳng $AB$ kéo dài tại $J$ và cắt cung $AB$ chứa $I$ tại $K.KO$ cắt đường thẳng qua $J$ vuông góc $AB$ tại $O_2.$ Khi đó $(O_2,O_2K)$ chính là $\omega_{2}.$

b) Cách dựng $\omega_{3}:$ Gọi tâm nội tiếp $\Delta DAE$ là $L,$ đường thẳng qua $L$ vuông góc với phân giác trong $\widehat{ACD}$ cắt $CD$ tại $M,$ đường thẳng qua $M$ vuông góc $CD$ cắt lại phân giác trong $\widehat{ACD}$ tại $O_3.$ Khi đó đường tròn tâm $O_3$ tiếp xúc $CA$ chính là $\omega_{3}$ (bổ đề Sawayama-Thebault).




#722183 ĐỀ THI OLYMPIC KHTN NĂM 2019

Đã gửi bởi halloffame on 13-05-2019 - 11:43 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Xem lời giải bài 3 tại đây.




#722150 Chứng minh rằng số đo góc MPN luôn không đổi khi D thay đổi

Đã gửi bởi halloffame on 12-05-2019 - 09:57 trong Hình học

Xét phép nghịch đảo tâm $P$ phương tích bất kì, ta đưa bài toán đã cho về bài toán mới sau.

Bài toán mới. Cho $\Delta ABC,P$ là điểm trong tam giác thoả $\widehat{APB}= \widehat{BPC}= \widehat{CPA}.PB,PC$ theo thứ tự cắt $(CPA),(APB)$ tại $E,F.D$ là điểm di chuyển trên $(PBC),(PDF)$ cắt $(PAC)$ tại $M,(PDE)$ cắt $(PAB)$ tại $N.$

a) Chứng minh số đo góc $\widehat{MPN}$ không đổi.

b) $(PEF)$ cắt $(PMN)$ tại $Q.$ Chứng minh $PQ$ là phân giác $\widehat{MPN}.$

Chứng minh.

a) Gọi $G,H,I,J,K,L,O$ là tâm các đường tròn $(PAC),(PAB),(PDF),(PDE),(PBC),(PEF),(PMN).$

Từ cách xác định các điểm này, ta có các bộ điểm thẳng hàng: $\overline{L,H,I}, \overline{I,K,J}, \overline{J,G,L}, \overline{I,O,G}, \overline{J,O,H}.$

Ta cũng có $IL \perp PC,JL \perp PB,GK \perp PC,HK \perp PB,HG \perp PA.$ Với chú ý $\widehat{APB}= \widehat{BPC}= \widehat{CPA}=120^0,$ ta được $\Delta KGH$ đều và $\widehat{KHI}= \widehat{KGJ}=60^0.$

Do đó $IH \parallel GK,HK \parallel GJ \Rightarrow \Delta HIK \sim \Delta GKJ \Rightarrow \frac{HI}{HG}= \frac{HI}{HK}= \frac{GK}{GJ}= \frac{GH}{GJ} \Rightarrow \Delta IHG \sim \Delta HGJ$

$\Rightarrow \widehat{IOH}= \widehat{OGH}+ \widehat{OHG}= \widehat{OHG}+ \widehat{OJG}= 180^0- \widehat{HGJ}=60^0.$

Mà $MP \perp OI,NP \perp OH \Rightarrow \widehat{MPN}=60^0.$ Ta có đpcm.

b) Theo cách xác định các tâm đường tròn ở câu a), $\Delta HLG$ đều. Lại có $\widehat{IOH}=60^0$ theo câu a) nên $L$ là trung điểm cung $HG$ không chứa $O$ của $(HOG) \Rightarrow OL$ là phân giác $\widehat{HOG}.$

Lại có $MP \perp OG,NP \perp OH,PQ \perp OL \Rightarrow PQ$ là phân giác $\widehat{MPN}.$ Ta có đpcm.




#722129 Chứng minh rằng trung điểm đoạn thẳng nối tâm

Đã gửi bởi halloffame on 11-05-2019 - 10:54 trong Hình học

Mình trình bày hai cách chứng minh không dùng định lí con bướm.

 

 

Cách 1.

Ta có $\widehat{O_1EB}= \frac{180^0- \widehat{EO_1B}}{2}=90^0- \widehat{EAB}=90^0- \widehat{CDE} \Rightarrow EO_1 \perp CD.$

Mà $CD$ là dây chung của $(O),(O_2) \Rightarrow OO_2 \perp CD \Rightarrow EO_1 \parallel OO_2.$

Tương tự $EO_2 \parallel OO_1 \Rightarrow EO_1OO_2$ là hình bình hành. Do đó trung điểm $O_1O_2$ nằm trên $OE.$ Ta có đpcm.

 

 

Cách 2.

Xét phép nghịch đảo tâm $E$ phương tích bất kì, ta đưa bài toán trên về bài toán mới sau.

Bài toán mới. Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp $(O)$ đường kính $BD,E$ là giao điểm hai đường chéo. Gọi $O_1,O_2$ là điểm đối xứng với $E$ qua $AB,CD.$

Chứng minh rằng nếu $(EO_1O_2)$ cắt lại $BD$ tại $I \neq E$ thì $EO_1IO_2$ là tứ giác điều hoà.

Chứng minh. Gọi $E_1,E_2,I'$ là trung điểm $EO_1,EO_2,EI$ thì $E_1 \in AB, E_2 \in CD,I \in (EE_1E_2).$

Gọi $AB$ cắt $CD$ tại $G$ thì $\widehat{GE_1E}= \widehat{GE_2E}=90^0 \Rightarrow G \in (EE_1E_2) \Rightarrow \widehat{GI'E}= \widehat{GE_1E}=90^0.$ 

Theo hệ quả của định lí Brocard, $-1=(GI',GE,GD,GA)=G(I'EE_2E_1)=(I'EE_2E_1) \Rightarrow I'E_2EE_1$ là tứ giác điều hoà.

Qua phép vị tự tâm $E$ tỉ số $2$ thì $IO_2EO_1$ là tứ giác điều hoà. Ta có đpcm.




#721429 Chứng minh rằng $T_{1}T_{2}, O_{1}O_{...

Đã gửi bởi halloffame on 15-04-2019 - 10:59 trong Hình học

Do $BC$ là tiếp tuyến chung ngoài của $(O_1),(O_2)$ nên nếu gọi giao điểm của $BC,O_1O_2$ là $X$ thì $X$ là tâm vị tự ngoài của $(O_1),(O_2).$

Lại có $T_1$ là tâm vị tự $(O_1),(O)$ và $T_2$ tâm vị tự $(O_2),(O)$ nên ta cần phải chứng minh ba tâm vị tự ngoài của ba cặp đường tròn tạo từ bộ ba đường tròn $(O),(O_1),(O_2)$ thẳng hàng.

Đây chính là định lý Monge D'Alambert.




#721251 VN TST 2019

Đã gửi bởi halloffame on 03-04-2019 - 14:59 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Mình đăng trước ảnh đề thi, Latex sẽ gõ sau.

Hình gửi kèm

  • FB_IMG_1553865575839.jpg
  • _20190330_175831.JPG



#721022 Đa giác đều

Đã gửi bởi halloffame on 22-03-2019 - 09:04 trong Hình học phẳng

Bạn xem tại đây.




#720419 $S_{KAB}$ lớn nhất

Đã gửi bởi halloffame on 23-02-2019 - 08:09 trong Hình học

a) $\widehat{AMB}= \widehat{ANB}=90^0 \Rightarrow K,M,I,N$ cùng thuộc đường tròn đường kính $KI.$

b) $KA.KM=KN.KB$ và bằng phương tích của $K$ tới $(O).$

c) Gọi $O'$ tâm $(KAB)$ thì theo kết quả quen thuộc $KI=2OO'.$

Lại có $\widehat{MAN}= \frac{ \widehat{MON}}{2}= \frac{60^0}{2}=30^0 \Rightarrow \widehat{AO'B}=2 \widehat{AKB}=120^0.$

Do đó $\widehat{AO'O}=60^0 \Rightarrow OO'= \frac{AO}{ \sqrt{3}}= \frac{R}{ \sqrt{3}} \Rightarrow KI= \frac{2R}{ \sqrt{3}}.$

d) Theo câu c) thì $\widehat{AKB}=60^0 \Rightarrow (AKB)$ cố định.

Vậy $K$ di chuyển trên $(AKB)$ cố định, lại có $AB$ cố định nên $S_{KAB}$ lớn nhất khi $K$ là trung điểm cung lớn $AB$ của $(AKB).$

Khi đó hiển nhiên $M,N$ là giao điểm $BO',AO'$ với nửa đường tròn $(O).$




#720150 GTLN-GTNN

Đã gửi bởi halloffame on 13-02-2019 - 20:26 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

Bạn đăng bài này vào box Các bài toán và vấn đề về Bất đẳng thức nhé.




#720149 Tính giá trị biểu thức

Đã gửi bởi halloffame on 13-02-2019 - 20:23 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

Bạn đăng đề bài này vào box Các bài toán Đại số khác nhé.

Và lưu ý đến gõ Latexđặt tiêu đề đúng quy định.




#720095 Chứng minh quỹ tích của điểm $\text{I}$ là một đường...

Đã gửi bởi halloffame on 11-02-2019 - 23:15 trong Hình học phẳng

Minh chỉnh lại đề một chút:

Bài toán. Cho trước hai đường thẳng $d_1,d_2$ không trùng nhau và song song với nhau.

Chứng minh quỹ tích các điểm $I$ sao cho $d_1$ đối xứng $d_2$ qua $I$ là một đường thẳng.

Chứng minh. 

_Gọi $I^*$ là một điểm bất kì thuộc quỹ tích các điểm $I$ nói trên, $B,B_1$ là hình chiếu của $I^*$ lên $d_1,d_2.$

Hiển nhiên $B$ đối xứng $B_1$ qua $I^*,$ do đó $I^*B=I^*B_1,$ tức là khoảng cách từ $I^*$ tới $d_1$ bằng khoảng cách từ $I^*$ tới $d_2.$

Gọi $d_3$ là đường thẳng chia đôi phần mặt phẳng nằm giữa $d_1,d_2$ thì khoảng cách từ $d_3$ tới $d_1,d_2$ là bằng nhau.

Tức là $I^* \in d_3.$ Ta chứng minh được mọi điểm thuộc quỹ tích các điểm $I$ nói trên đều nằm trên $d_3.$

_Gọi $I^*$ là một điểm bất kì trên $d_3;B,B_1$ là hình chiếu của $I^*$ lên $d_1,d_2;A$ là điểm bất kì trên $d_1.$

Do $d_3$ cách đều $d_1,d_2$ nên $I^*B=I^*B_1.$ Gọi $A_1$ đối xứng với $A$ qua $I^*$ thì $\Delta IAB= \Delta IA_1B_1,$

do đó $A_1B_1 \perp IB_1,$ tức là $A_1 \in d_2.$ Do đó $d_1$ đối xứng $d_2$ qua $I^*.$

Ta chứng minh được với mọi $I^* \in d_3$ thì $d_1,d_2$ đối xứng nhau qua $I^*.$

Vậy quỹ tích các điểm $I$ chính là $d_3,$ là một đường thẳng.




#720092 Chứng minh M,N,E,K cùng thuộc đường tròn

Đã gửi bởi halloffame on 11-02-2019 - 22:04 trong Hình học phẳng

Không mất tổng quát giả sử $AB<AC.$ Gọi $AI,AM$ cắt $BC$ tại $A',D.$

Áp dụng định lí $Ceva$ cho $\Delta ABC: \frac{BA'}{A'C}. \frac{CB'}{B'A}. \frac{AC'}{C'B}=1.$

Lại có $AA',AD$ là phân giác trong và ngoài $\widehat{BAC} \Delta ABC \Rightarrow \frac{BA'}{A'C}= \frac{BA}{AC}= \frac{BD}{DC} \Rightarrow \frac{BD}{DC}. \frac{CB'}{B'A}. \frac{AC'}{C'B}=1.$

Áp dụng định lí $Menelaus$ cho $\Delta ABC: \overline{D,B',C'} \Rightarrow DN.DE=DB.DC.$

Lại có $\widehat{CMA}=90^0- \widehat{MIA}=90^0- \widehat{IAC}- \widehat{ICA}= \frac{180^0- \widehat{BAC}- \widehat{BCA}}{2}= \frac{\widehat{ABC}}{2}= \widehat{CBK}$

$\Rightarrow M,K,B,C$ đồng viên $\Rightarrow DM.DK=DB.DC=DN.DE \Rightarrow M,N,E,K$ đồng viên.

Ta có đpcm.




#720090 chứng minh AF,BC,OE ĐỒNG QUY

Đã gửi bởi halloffame on 11-02-2019 - 21:48 trong Hình học phẳng

2. Tiếp theo ta đi chứng minh: $AF,BC,OE$ đồng quy.

Thật vậy, do $AB\parallel CH$ nên theo định lý Viet ta có: $\frac{BH}{HE}=\frac{AC}{CE}$.

Lúc này, xét $\triangle{ABE}$, có: $\frac{AO}{OB}.\frac{BH}{HE}.\frac{EC}{CA}=1$ (Do $O$ là trung điểm $AB$ và $\frac{BH}{HE}=\frac{AC}{CE}$).

Khi đó theo định lý Cava đảo ta suy ra được: $AF,BC,OE$ đồng quy. Hay ta có điều phải chứng minh.

 

Sau khi đã có $AB \parallel CH$ thì ý đồng quy của bài toán chính là Bổ đề hình thang.




#719973 $$\it{4}\,\it{r}= \text...

Đã gửi bởi halloffame on 07-02-2019 - 16:52 trong Hình học

Gọi tâm các đường tròn nội tiếp các tam giác $AJC,AJD,BCD$ là $I_1,I_2,I_3;(I_2)$ tiếp xúc $CD$ tại $G.$

Do $R_{I_1}=R_{I_2} \Rightarrow I_1I_2 \parallel CD \Rightarrow AJ \perp I_1I_2 \Rightarrow (I_1),(I_2),AJ$ đồng quy tại $E \Rightarrow AD=AC.$

Đặt $AE=kr,k \in \mathbb{R^+}.$ Do $\Delta ABC$ cân tại $B \Rightarrow AJ>JC \Rightarrow k>2+ \sqrt{2}.$

Xét $\Delta AJD:r^2= \frac{AE.JG.GD}{AE+JG+GD}= \frac{k.GD.r^2}{r+kr+GD} \Rightarrow GD= \frac{k+1}{k-1}.r.$

Tiến hành tính toán, ta được:

$JD=r+GD= \frac{2k}{k-1}.r;CD=2JD= \frac{4k}{k-1}.r;AD=AE+GD= \frac{k^2+1}{k-1}.r; \sin \widehat{JAD}= \frac{JD}{AD}= \frac{2k}{k^2+1};$

$\cos \widehat{JAD}= \frac{JA}{AD}= \frac{k^2-1}{k^2+1}; \cos \widehat{CAD}= \cos (2 \widehat{JAD})= \cos ^2 \widehat{JAD}- \sin ^2 \widehat{JAD}= \frac{k^4-6k^2+1}{k^4+2k^2+1};$

$BC=AB= \frac{AC/2}{\cos \widehat{CAD}}= \frac{k^2+1}{k-1}. \frac{k^4+2k^2+1}{2k^4-12k^2+2}.r;BD=AB-AD= \frac{k^2+1}{k-1}. \frac{-k^4+14k^2-1}{2k^4-12k^2+2}.$

Đặt $x$ là nửa chu vi $\Delta BCD$ thì $x= \frac{BC+CD+DB}{2}= \frac{4kr(k-1)^2(k^2+4k+1)}{(k-1)(2k^4-12k^2+2)}.$

Lại có $\tan \frac{\widehat{BDC}}{2}= \tan \widehat{GDI_3}= \cot \widehat{GDI_2}= \frac{GD}{r}= \frac{k+1}{k-1};$ do đó xét $\Delta BCD:$

$r=(x-BC) \tan \frac{\widehat{BDC}}{2}= \frac{r[4k(k-1)^2(k^2+4k+1)-(k^2+1)^3]}{(k-1)(2k^4-12k^2+2)}. \frac{k+1}{k-1}$

$\Leftrightarrow 2(k-1)^2(k^4-6k^2+1)=4k(k+1)(k-1)^2(k^2+4k+1)-(k+1)(k^2+1)^3$

$\Leftrightarrow (k+1)(k^2+1)^3=2(k-1)^2(k^4+10k^3+16k^2+2k-1)$

$\Leftrightarrow k^7+k^6+3k^5+3k^4+3k^3+3k^2+k+1=2k^6+16k^5-6k^4-40k^3+22k^2+8k-2$

$\Leftrightarrow k^7-k^6-13k^5+9k^4+43k^3-19k^2-7k+3=0$

$\Leftrightarrow (k-3)(k^6+2k^5-7k^4-12k^3+7k^2+2k-1)=0.$

Do $k>2+ \sqrt{2} \Rightarrow k=3 \Rightarrow AJ=4r.$ Ta có đpcm.




#719842 ĐỀ THI HSG 12 ĐỒNG NAI HỆ CHUYÊN

Đã gửi bởi halloffame on 01-02-2019 - 10:32 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

$4/$

$1)$ Gọi $BJ,CL$ là các đường cao của tam giác $ABC,JL$ cắt $BC$ tại $N.$ Theo kết quả quen thuộc thì $\overline{N,H,G}$ và $G \in (BHC)$

$\Rightarrow \widehat{BDC}= \widehat{BGC}= \widehat{BHC}=180^0- \widehat{BAC} \Rightarrow D \in (O).$

$2)$ Gọi $H'$ đối xứng $H$ qua $BC,Ax$ là tia qua $A$ song song $BC.$

Xét chùm $A(BCKx)$ có $KB=KC,Ax \parallel BC \Rightarrow A(BCKx)=-1.$ Lại xét chùm $H(CBGH')$ có $HC \perp AB,HB \perp AC,HG \perp AK,HH' \perp Ax$

$\Rightarrow H(CBGH')=-1.$ Đối xứng qua $BC$ ta được $H'(CBDA)=-1 \Rightarrow ABDC$ là tứ giác điều hoà

$\Rightarrow XD$ tiếp xúc $(O)$ và $\frac{AB}{AC}= \frac{DB}{DC}= \frac{DB}{DI} \Rightarrow \Delta BDI \sim \Delta BAC \Rightarrow \frac{BF}{FA}= \frac{BC}{CA}= \frac{BI}{ID}= \frac{BM}{MD}$

$\Rightarrow MF \parallel AD \Rightarrow \widehat{BME}= \widehat{BDA}= \widehat{BCE} \Rightarrow C \in (EBM) \Rightarrow XE.XY=XB.XC=XD^2.$

Do đó $XD$ tiếp xúc $(EYD),$ suy ra $(EYD)$ tiếp xúc $(O).$




#719835 ĐỀ THI HSG 12 ĐỒNG NAI HỆ CHUYÊN

Đã gửi bởi halloffame on 31-01-2019 - 23:39 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Mình gõ lại đề để mọi người tiện theo dõi.

Bài 1. 

1) Chứng minh rằng phương trình $-x= \sqrt[3]{x^2-6x+3}$ có đúng ba nghiệm thực phân biệt là $x_1,x_2,x_3.$ Tính

$T=(x_1^3+x_1^2+9)(x_2^3+x_2^2+9)(x_3^3+x_3^2+9).$

 

2) Cho hai hàm số $y=x^3+x^2-3x-1,y=2x^3+2x^2-mx+2$ có đồ thị $(C_1),(C_2)$ với $m$ là tham số thực. Tìm tất cả các giá trị của $m$ để $(C_1)$ cắt $(C_2)$ tại ba điểm phân biệt có tung độ $y_1,y_2,y_3$ thoả mãn $\frac{1}{y_1+4}+ \frac{1}{y_2+4}+ \frac{1}{y_3+4}= \frac{2}{3}.$

 

Bài 2. Cho $a,b,c$ là các số thực không âm thoả mãn $a+b+c \geq abc.$ Chứng minh $a^2+b^2+c^2 \geq abc.$

 

Bài 3. Cho dãy số $(x_n)$ xác định bởi $x_1=x_2=1;x_nx_{n+2}=x_{n+1}^2+3.(-1)^{n-1}.$

1) Chứng minh rằng mọi số hạng của dãy $(x_n)$ đều là số nguyên.

 

2) Tính $\lim \frac{x_{n+1}}{x_1+x_2+...+x_n}.$

 

Bài 4. Cho $\Delta ABC$ nội tiếp $(O),$ trực tâm $H,K$ là trung điểm $BC$ và $G$ là hình chiếu vuông góc của $H$ trên $AK.D$ đối xứng $G$ qua $BC,I$ đối xứng $C$ qua $D.$ Phân giác $\widehat{ACB}$ cắt $AB$ ở $F,$ phân giác $\widehat{BID}$ cắt $BD$ tại $M.MF$ cắt $AC$ tại $E.$

1) Chứng minh $D \in (O).$

2) Tiếp tuyến tại $A$ của $(O)$ cắt $BC$ ở $X,XE$ cắt $(EBM)$ tại $Y \neq E.$ Chứng minh $(EYD)$ tiếp xúc $(O).$

 

Bài 5. Cho $m,n$ là các số tự nhiên thoả $4m^3+m=12n^3+n.$ Chứng minh $\sqrt[3]{m-n} \in \mathbb{Z}.$




#719760 $\Delta OMN$ cân

Đã gửi bởi halloffame on 28-01-2019 - 23:41 trong Hình học

Do các tam giác $BEC,BDC$ vuông tại $D,E$ nên $OB=OD=OE=OC \Rightarrow \Delta ODE$ cân tại $O.$

Ta có $EM=DM-DE=EN-ED=DN,OD=OE, \widehat{OEM}=180^0- \widehat{OED}=180^0- \widehat{ODE}= \widehat{ODN} \Rightarrow \Delta OEM= \Delta ODN$

$\Rightarrow OM=ON \Rightarrow \Delta OMN$ cân ở $O.$




#719507 $AG$ đi qua điểm cố định

Đã gửi bởi halloffame on 15-01-2019 - 11:21 trong Hình học

Ta sẽ chứng minh $AG$ luôn đi qua $M$ cố định.

Qua phép nghịch đảo tâm $M$ phương tích bất kì, ta đưa bài toán đã cho về bài toán mới như sau:

Bài toán. Cho hai đường thẳng $d_1 \parallel d_2$ và điểm $M$ nằm trong phần mặt phẳng giữa hai đường thẳng, $m$ là đường thẳng qua $M$ song song $d_1.A$ là điểm bất kì nằm trên $d_2$ sao cho tồn tại một đường tròn qua $A,M$ tiếp xúc $d_2$ và cắt $d_1$ tại $B,C.$ Một đường tròn qua $B,M$ tiếp xúc $d_1$ và cắt $m$ tại $I \neq M;$ một đường tròn qua $C,M$ tiếp xúc $d_1$ và cắt $m$ tại $J \neq M.$ Đường tròn qua $I,M$ tiếp xúc $d_2$ cắt đường tròn qua $J,M$ tiếp xúc $d_2$ tại $G \neq M.$ Khi đó $\overline{G,A,M}.$

Chứng minh. Gọi $(ABC)$ cắt lại $m$ tại $M' \neq M$ thì $\widehat{MM'A}= \widehat{MAD}= \widehat{AMM'} \Rightarrow \Delta AMM'$ cân tại $A.$

Tương tự ta cũng chứng minh được các tam giác $ABC,BMI,CMJ,DMI,EMJ$ cân tại $A,B,C,D,E$ với $D,E$ là tiếp điểm của $(GMI),(GMJ)$ và $d_2.$

Ta được $BD,CE$ là trung trực $MI,MJ$ nên $BDEC$ là hình chữ nhật, lại có $A$ thuộc trung trực $BC$ nên $A$ là trung điểm $DE.$

Lại có $AD,AE$ tiếp xúc $(GMI),(GMJ)$ nên $A$ thuộc trục đẳng phương của $(GMI),(GMJ)$ chính là $MG.$ Ta có đpcm.




#719474 $E,F,H',M$ đồng viên

Đã gửi bởi halloffame on 14-01-2019 - 14:18 trong Hình học

Gọi $A'$ đối xứng $A$ qua $H;J=FE \cap PM;K$ là hình chiếu $H'$ lên $EF;G=EF \cap BC;D=AP \cap (O) \neq A;BL,CN$ là đường cao $\Delta ABC$ cắt nhau ở $S;Q=NL \cap BC;R=AQ \cap (O) \neq A.$ Vẽ hai tia $Pa \parallel EF,Ab \parallel BC).$

Xét chùm $A(BCMb)=-1$ và $PE \perp AB,PF \perp AC,PM \perp AB.$ Lại có $\widehat{PFE}= \widehat{PAE}= \widehat{MAC}$ (do $AP$ là đường đối trung $\Delta ABC$ )

$\Rightarrow AM \perp EF \Rightarrow P(EFJa)=-1 \Rightarrow JE=JF.$ Do $AP$ đường kính $(AEF),J$ trung điểm $EF$ và $M$ là giao điểm của $PJ$ và đường cao hạ từ $A$ của $\Delta AEF$ nên theo kết quả quen thuộc thì $M$ là trực tâm $\Delta AEF$

$\Rightarrow JM=JP \Rightarrow \frac{AD}{DP}= \frac{AA'}{MP}= \frac{2AH}{2JP}= \frac{AH}{JP} \Rightarrow \overline{H,D,J}.$

Theo các kết quả quen thuộc, $R(QHBC)=-1=(ADBC) \Rightarrow R \in HD$ và:

$\widehat{GMK}= \widehat{GJH'}= \widehat{GJM}- \widehat{MJH}= \widehat{AMB}- \widehat{RHA}= \widehat{RMQ}=90^0- \widehat{AQM} \Rightarrow MK \perp AQ.$

Xét chùm $A(QHBC)=-1$ và $MF \perp AB,ME \perp AC,MK \perp AQ,MG \perp AH \Rightarrow M(EFKG)=-1 \Rightarrow GF.GE=GJ.GK=GM.GH'$

$\Rightarrow H' \in (MEF).$ Ta có đpcm.




#719458 $\widehat{POQ}=\widehat{BAC}$

Đã gửi bởi halloffame on 13-01-2019 - 22:54 trong Hình học

Gọi $A',B',C',D,E$ đối xứng $A,B,C,N,M$ qua $O \Rightarrow D \in A'C',E \in A'B'.$ Áp dụng định lí $Pascal$ đảo cho bộ điểm $(B',C,A',B,C')$ và $\overline{D,O,E}$

ta suy ra $BD,CE,(O)$ đồng quy tại $F.$ Chú ý $OP,OQ$ là đường trung bình $\Delta NDB, \Delta MEC \Rightarrow \widehat{POQ}= \widehat{BFC}= \widehat{BAC}.$

Ta có đpcm.




#719456 Đề thi toán huyện Thanh Chương năm học 2016-2017

Đã gửi bởi halloffame on 13-01-2019 - 22:24 trong Hình học

$a) \Delta AKE= \Delta AKH \Rightarrow \widehat{EAK}= \widehat{BAH}.$ Tương tự $\widehat{FAQ}= \widehat{CAH} \Rightarrow \widehat{EAF}=2 \widehat{BAC}=180^0$

$\Rightarrow \overline{E,A,F}.$

$b)AH=HN, \widehat{AHN}=90^0 \Rightarrow \Delta AHN$ vuông cân tại $H \Rightarrow \widehat{ANH}=45^0.$ Tương tự $\widehat{ADB}=45^0 \Rightarrow ADNB$ là tứ giác nội tiếp

$\Rightarrow \Delta DNB$ vuông tại $N \Rightarrow 2AN=BD=2AM$ (do $\widehat{BAC}=90^0$ ). Vậy $AM=AN.$




#719454 Chứng minh DF luôn đi qua một điểm cố định khi M di động

Đã gửi bởi halloffame on 13-01-2019 - 22:13 trong Hình học

Cõ lẽ yêu cầu của câu $a)$ là chứng minh $D,H,F$ thẳng hàng.

$a)$ Gọi $I$ là giao điểm của $AE,CD.$ Khi đó chú ý $\Delta ADI \sim \Delta CHI \sim \Delta EHC \sim \Delta BMC,$ ta được:

$\frac{IH}{HE}= \frac{IH}{HC}. \frac{CH}{HE}= \frac{ID}{DA}. \frac{CM}{MB}= \frac{ID}{CM}. \frac{CM}{EF}= \frac{ID}{EF} \Rightarrow \overline{D,H,F}.$

$b)$ Gọi $G,J$ là trung điểm $DF,AB.$ Khi đó $GJ \perp AB$ và $GJ$ là đường trung bình của hình thang $ADFB \Rightarrow 2GJ=AD+BF=AM+MB=AB$ không đổi.

Do đó $G$ cố định, tức là $DF$ luôn đi qua $G$ cố định.