Đến nội dung

Iceghost nội dung

Có 78 mục bởi Iceghost (Tìm giới hạn từ 25-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#719791 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng tháng 2 năm 2019

Đã gửi bởi Iceghost on 30-01-2019 - 10:25 trong Hình học

Bác Iceghost, còn trường hợp E, X bên dưới nữa.

Em thấy nó cũng tương tự TH trên thôi nhỉ :3 Hay em phải viết lại đoạn biến đổi góc bằng góc định hướng :wacko: ?




#719785 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng tháng 2 năm 2019

Đã gửi bởi Iceghost on 29-01-2019 - 20:35 trong Hình học

1/

19.PNG

Gọi $Z$ là giao điểm thứ hai của $UV$ với $(AUC)$, $P$, $Q$ lần lượt là giao điểm thứ hai của $UE$, $UX$ với $(AUB)$, $(AUC)$.

 

Theo phương tích của điểm $E$ so với $(AUB)$ và $(ABC)$ thì $$EP \cdot EU = EA \cdot EB = ED \cdot EY$$

Suy ra $P, D, U, Y$ đồng viên. Chứng minh tương tự ta được $P, D, U, Y, Q$ đồng viên.

 

Để ý $$\angle{QAZ} = \angle{QUZ} = \angle{ABU} = \angle{APU}$$

 

Do $\angle{PUV} = \angle{ACU} = \angle{AZU}$ nên $PU \parallel AZ$, suy ra $$\angle{UAQ} = \angle{UAZ} + \angle{QAZ} = \angle{AUP} + \angle{APU} = 180^\circ - \angle{UAP}$$

 

Suy ra $P, A, Q$ thẳng hàng. Từ đó do $\angle{QUZ} = \angle{QPU}$ nên $UZ$ tiếp xúc $(PUQ)$ hay $UV$ tiếp xúc $(DUY)$. Đpcm  :icon6:




#714081 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng-tháng 8

Đã gửi bởi Iceghost on 09-08-2018 - 14:39 trong Hình học

Lời giải khác nữa cho bài 3. Ý tưởng từ @Nguyen Xuan Hieu <3

 

Kẻ các đường kính $XI$ và $XL$ của $(E)$ và $(F)$, suy ra $IL$ là tiếp tuyến của $(A)$.

Gọi $D$ là trung điểm $AK$ thì $XY$ và $EF$ đều đi qua $D$. Gọi $Z$ là giao của $YE$ với $IL$.

Ta có $$\dfrac{ZE}{ZY} = \dfrac{d(E,IL)}{d(Y,IL)} = \dfrac{\dfrac12 AK}{AY \sin \angle{IAY}} = \dfrac{AK}{AB \sin C} = \dfrac{CK}{AB \sin \angle{KAC}}$$

$$\dfrac{XY}{XD} = \dfrac{CB}{CK}$$

$$\implies \dfrac{ZE}{ZY} \cdot \dfrac{XY}{XD} = \dfrac{CB}{AB \sin \angle{KAC}} = \dfrac{\sin A}{\sin C \cos B}$$

Để ý $\triangle{YAL} \sim \triangle{YOK}$ (g-g) nên $\dfrac{AL}{OK} = \dfrac{YA}{YO} = \tan \angle{AOY} = \tan C$. Tương tự ta cũng có $\dfrac{AI}{OK} = \tan B$ nên $$\dfrac{DF}{DE} = \dfrac{AL}{AI} = \dfrac{\tan C}{\tan B} = \dfrac{\cos B \sin C}{\sin B \cos C}$$

$$\implies \dfrac{FD}{FE} = \dfrac{\cos B \sin C}{\sin B \cos C + \cos B \sin C} = \dfrac{\cos B \sin C}{\sin(B+C)} =\dfrac{\cos B \sin C}{\sin A}$$

Từ đó ta có $\dfrac{ZE}{ZY} \cdot \dfrac{XY}{XD} \cdot \dfrac{FD}{FE} = 1$ hay $Z$, $X$, $F$ thẳng hàng, suy ra $XF$ cắt $YE$ tại $Z$ nằm trên $IL$ là tiếp tuyến tại $A$ của $(O)$

Hình gửi kèm

  • 11.PNG



#714043 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng-tháng 8

Đã gửi bởi Iceghost on 08-08-2018 - 16:36 trong Hình học

Lời giải khác cho bài 3:
10.PNG
Kẻ đường kính $AM$ của $(AXK)$ và đường kính $AN$ của $(AYK)$. Ta sẽ chứng minh $BM$, $CN$ cắt nhau trên tiếp tuyến tại $A$ của $(O)$
Dễ dàng nhận thấy một số điều sau: $M, O, X$ thẳng hàng, $N, O, Y$ thẳng hàng, $M, K, N$ thẳng hàng, tứ giác $MNXY$ nội tiếp, tứ giác $PQXY$ nội tiếp. Từ đó ta có $\angle{MYP} = \angle{NXQ}$
 
Giả sử tiếp tuyến tại $A$ của $(O)$ cắt $BC$ tại $D$, theo định lý $Desargues$ cho hai tam giác $DMN$ và $ABC$: $BM$, $CN$, $AD$ đồng quy khi và chỉ khi $I = DM \cap AB$, $K = MN \cap BC$, $J = DN \cap AC$ thẳng hàng.
 
Thật vậy, theo định lý $Menelaus$ thì ta chỉ cần chứng minh $$\dfrac{IM}{ID} \cdot \dfrac{JD}{JN} \cdot \dfrac{KN}{KM} = 1$$
Biến đổi vế trái ta có \[\begin{align*} \dfrac{IM}{ID} \cdot \dfrac{JD}{JN} \cdot \dfrac{KN}{KM} &= \dfrac{MP}{DA} \cdot \dfrac{DA}{NQ} \cdot \dfrac{ON \cos \angle{ONK}}{OM \cos \angle{OMK}} \\ &= \dfrac{MP}{NQ} \cdot \dfrac{ON}{OM} \cdot \dfrac{\cos \angle{ONK}}{\cos \angle{OMK}} \\ &= \dfrac{MP}{NQ} \cdot \dfrac{NX}{MY} \cdot \dfrac{\sin \angle{MPY}}{\sin \angle{NQX}} \\ &= \dfrac{MP}{MY} \cdot \dfrac{NX}{NQ} \cdot \dfrac{\sin \angle{MPY}}{\sin \angle{NQX}} \\ &= \dfrac{\sin \angle{MYP}}{\sin \angle{MPY}} \cdot \dfrac{\sin \angle{NQX}}{\sin \angle{NXQ}} \cdot \dfrac{\sin \angle{MPY}}{\sin \angle{NQX}} \\ &= 1 \end{align*}\]
Suy ra đpcm. Tới đây xét phép vị tự tâm $A$ tỉ số $\dfrac12$ biến $BM$ thành $YE$, biến $CN$ thành $XF$, biến tiếp tuyến tại $A$ của $(O)$ thành chính nó. Do $BM, CN, AD$ đồng quy nên $YE, XF, AD$ cũng đồng quy.




#713918 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng-tháng 8

Đã gửi bởi Iceghost on 06-08-2018 - 13:28 trong Hình học

Chém bài ngắn nhất trước :D

Bài 1. Cho tam giác $ABC$ có tiếp điểm đường tròn bàng tiếp góc $A$ là $E$. $K$ là hình chiếu của $E$ lên đường trung bình ứng với đỉnh $A$ của tam giác $ABC$. Chứng minh rằng: $(K;EK)$ tiếp xúc $(O)$.

9.PNG

Gọi $I$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$ với $X, Y, Z$ lần lượt là các tiếp điểm của đường tròn trên $BC, AC, AB$. Lấy $T$ là giao điểm thứ hai của đường tròn đường kính $AI$ với $(O)$.

 

Trước hết ta chứng minh $TX$ đi qua $D$ là trung điểm cung nhỏ $BC$. Do $\angle TBZ = \angle TCY$ và $\angle TZB = 180^\circ - \angle TZA = 180^\circ - \angle TYA = \angle TYZ$ nên $\triangle{TZB} \sim \triangle{TYC}$, suy ra $\dfrac{TB}{TC} = \dfrac{ZB}{YC} = \dfrac{XB}{XC}$. Do $X$ nằm trên đoạn $BC$ nên $TX$ là phân giác trong góc nội tiếp $BTC$, từ đó $TX$ đi qua $D$.

 

Gọi $H$ là giao điểm của $IX$ và $OT$, do $HX \parallel OD$ nên $\dfrac{TH}{HX} = \dfrac{TO}{OD} = 1$ hay $HT = HX$.

 

Bây giờ ta cần chứng minh $H$ nằm trên đường trung bình ứng với đỉnh $A$ của tam giác $ABC$. Lấy $X'$ đối xứng $X$ qua $H$ và $D'$ đối xứng $D$ qua $O$, theo bổ đề hình thang thì $T$, $X'$, $D'$ thẳng hàng. Do $DD'$ là đường kính $(O)$ nên $\angle ATX' = \angle ADD' = \angle DIX = \angle AIX'$, suy ra $X'$ cũng thuộc đường tròn đường kính $AI$. Từ đó $AX' \perp XX'$ và $AX' \parallel BC$, mà $H$ là trung điểm $XX'$ nên $H$ phải nằm trên đường trung bình ứng với đỉnh $A$ của tam giác $ABC$.

 

Bấy giờ, để ý rằng: Do $BX = CE$ nên $(K,KE)$ chỉ là ảnh của $(H,HX)$ qua phép đối xứng trục $DD'$, mà $(H,HX)$ tiếp xúc $(O)$ tại $T$ nên theo tính đối xứng thì $(K, KE)$ cũng tiếp xúc $(O)$ (tại $T'$ là ảnh của $T$ của phép đối xứng trục $DD'$)




#711358 Chứng minh $AX=DX$

Đã gửi bởi Iceghost on 21-06-2018 - 16:41 trong Hình học

Chuyên mục tự hỏi tự trả lời  :icon6:

*** Cannot compile formula:
\begin{tikzpicture}\tkzDefPoints{1/4/A,0/0/B,5/0/C}\tkzDefPointBy[projection=onto B--C](A) \tkzGetPoint{D}\tkzDefPointBy[projection=onto C--A](B) \tkzGetPoint{E}\tkzDefPointBy[projection=onto A--B](C) \tkzGetPoint{F}\tkzDefLine[orthogonal=through B](D,F) \tkzGetPoint{x1}\tkzDefLine[orthogonal=through E](D,E) \tkzGetPoint{x2}\tkzInterLL(B,x1)(E,x2) \tkzGetPoint{X}\tkzDefPointBy[projection=onto A--D](X) \tkzGetPoint{Y}\tkzCircumCenter(A,B,C) \tkzGetPoint{O}\tkzDefPointBy[symmetry=center O](C) \tkzGetPoint{Z} \tkzDrawSegments(A,B B,C C,A D,F D,E B,X E,X B,E C,F A,D C,Z Z,A Z,B)\tkzDrawSegments[dashed](X,Y)\tkzDrawSegments[color=red,dashed](X,A X,D) \tkzLabelPoint[above](A){$A$}\tkzLabelPoint[below](B){$B$}\tkzLabelPoint[below](C){$C$}\tkzLabelPoint[below](D){$D$}\tkzLabelPoint[above right](E){$E$}\tkzLabelPoint[above right](F){$F$}\tkzLabelPoint[below](O){$O$}\tkzLabelPoint[right](X){$X$}\tkzLabelPoint[left](Y){$Y$}\tkzLabelPoint[left](Z){$Z$} \tkzDrawPoints[fill=white](A,B,C,D,E,F,O,X,Y,Z)\end{tikzpicture}

*** Error message:
Error: Nothing to show, formula is empty

Giả sử $\triangle{ABC}$ nhọn. Các trường hợp còn lại ta làm tương tự.
 
Gọi $Y$ là trung điểm $AD$, để chứng minh $XA=XD$ ta chứng minh $XY \perp AD$ hay $XY \parallel BC$. Do đó ta sẽ chứng minh $S_{XBC} = S_{YBC} = \dfrac12 S_{ABC}$
 
Kẻ đường kính $CZ$. Như một kết quả quen thuộc ta có $BO \perp DF$ và $CO \perp DE$, dẫn đến $B, O, X$ thẳng hàng.
 
Để ý $XE \parallel CO$ và $AZ \parallel BE$, biến đổi diện tích ta có \[\begin{aligned} S_{XBC} &= S_{BOC} + S_{COX} \\&= S_{BOC} + S_{COE} \\&= \dfrac12 (S_{BZC} + S_{CZE}) \\&= \dfrac12 (S_{BZE} + S_{BEC}) \\&= \dfrac12 (S_{BAE} + S_{BEC}) \\&= \dfrac12 S_{ABC}\end{aligned}\]
Ta có đpcm.




#705236 ĐỀ THI OLYMPIC 30/4 NĂM 2018 THPT LHP TP.HCM - KHỐI 10

Đã gửi bởi Iceghost on 08-04-2018 - 11:20 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu 1 (4,0 điểm). Giải phương trình trên tập số thực: $x\sqrt{5-x^2} + \sqrt{x-1} = x+1$.

 

Câu 2 (4,0 điểm). Cho tam giác $ABC$ nhọm có đường cao $AD$. Đường tròn tâm $M$, đường kính $BC$ cắt các đoạn thẳng $AC$, $AD$ lần lượt tại $E$, $F$ ($E \ne C$). Đường tròn tâm $B$, bán kinh $BF$ cắt tia $BE$ tại $G$. Gọi $H$ là giao điểm của tia $FG$ với $(M)$ và $I$ là điểm chính giữa cung nhỏ $EF$ của $(M)$. Đường thẳng qua $G$ vuông góc $MG$ cắt các đường thẳng $AD$, $HI$, $AC$ lần lượt tại $X$, $Y$, $Z$. Chứng minh $XG=GY=YZ$.

 

Câu 3 (3,0 điểm). Cho $a,$, $b$, $c$ là ba số thực dương thỏa mãn $abc = 1$. Chứng minh rằng $$\sqrt{a^2-a+1} + \sqrt{b^2-b+1} + \sqrt{c^2-c+1} \geqslant a+b+c.$$

 

Câu 4 (3,0 điểm). Tìm tất cả các số nguyên tố $p$ sao cho $p^2-p+1$ là lập phương của một số tự nhiên.

 

Câu 5 (3,0 điểm). Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho các điểm $A(2018;0)$, $B(2018;2002)$, $C(0;2002)$, $X(2017;0)$, $Y(2018;1)$, $Z(1;2002)$, $T(0;2001)$. Chia hình chữ nhật $OABC$ thành $2018 \times 2002$ hình vuông đơn vị (đỉnh có tọa độ nguyên và có cạnh bằng $1$). Hỏi trong hình chữ nhật $OABC$ có bao nhiêu hình vuông đơn vị không có điểm chung với hình lục giác $XAYZCT$?

 

Câu 6 (3,0 điểm). Tồn tại hay không một hàm số $f: \mathbb{N^*} \rightarrow \mathbb{N^*}$ thỏa mãn $$f(f(n-1)) = f(n+1) - f(n), \forall n \geqslant 2.$$

----- HẾT -----




#705177 Đề thi Olympic Toán tháng 4 TPHCM lần 4 2017-2018 (bảng không chuyên)

Đã gửi bởi Iceghost on 07-04-2018 - 19:08 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Cách khác cho bài 3 bđt: $$2 = \dfrac1x + \dfrac1y + \dfrac1{2z} + \dfrac1{2z} \geqslant \dfrac{4}{\sqrt[4]{4xyz^2}}$$

Suy ra $8 \leqslant xy \cdot 2z^2 \leqslant \dfrac{(x+y+2z^2)^3}{27}$

Suy ra $x+y+2z^2 \geqslant 6$. Đẳng thức xảy ra $\iff x=y=2, z=1$




#705167 Đề thi Olympic Toán tháng 4 TPHCM lần 4 2017-2018 (bảng không chuyên)

Đã gửi bởi Iceghost on 07-04-2018 - 14:45 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 1. (5 điểm)

a) Giải phương trình: $x^2 + 8 = 3\sqrt{x^3+8}$

b) Cho tam thức bậc hai $P(x)$ có hệ số thực và thỏa mãn: $$x^2-2x+3 \leqslant P(x) \leqslant 15x^2 - 30x + 17, \forall x.$$

Biết rằng $P(13) = 2018$, tính $P(0)$.

Bài 2. (3 điểm)

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho hai điểm $A(3,0),B(0,4)$. Biết rằng tồn tại đúng một hình vuông có hai đỉnh nằm trên đoạn $AB$ còn hai đỉnh kia nằm trên các đoạn $OA$, $OB$. Hãy xác định tọa độ tâm $I$ của hình vuông đó.

Bài 3. (3 điểm)

Xét các số thực dương $x,y,z$ thỏa mãn $\dfrac1{x} + \dfrac1{y} + \dfrac1{z} = 2$.

Chứng minh rằng: $x+y+2z^2 \geqslant 6$. Hỏi đẳng thức xảy ra khi nào?

Bài 4. (4 điểm)

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ có $AB < AC$ và $I$ là tâm đường tròn nội tiếp. Gọi $D, B$ lần lượt là giao điểm của tia $AI$ với $BC$, $(O)$. Đường thẳng qua $I$, vuông góc với $AI$ cắt $BC$ ở $K$ và $KA$, $KE$ cắt lại $(O)$ ở $M$, $N$ Các tia $ND$, $NI$ cắt lại đường tròn $(O)$ tại $Q$, $P$.

a) Chứng minh rằng tam giác $INE$ vuông.

b) Chứng minh rằng $PM = PQ$.

Bài 5. (2 điểm)

Trong một câu lạc bộ có $100$ học sinh, gồm $90$ học sinh chơi cầu lông, $80$ học sinh chơi bóng bàn và $70$ học sinh chơi đá bóng. Hỏi có ít nhất bao nhiêu học sinh chơi cả ba môn thể thao?

Bài 6. (3 điểm)

Ở một công ty, có $10$ xe đưa rước nhân viên xuất phát từ cùng một bến để đi đến công ty. Mỗi tài xế có hai lựa chọn là:

(1) Đi quốc lộ, không ngại kẹt xe nhưng phải đi vòng, thời gian tốn là $40$ phút.

(2) Đi nội thành, đường ngắn hơn và chỉ mất $15$ phút nếu một xe chạy, nhưng do đường nhỏ nên nếu có thêm một xe nữa cũng chạy (chỉ xét xe của công ty này) thì thời gian di chuyển của các xe sẽ cùng tăng $5$ phút; cứ như thế, thời gian tăng sẽ tỉ lệ thuận với số xe tăng thêm.

Hỏi các tài xế phải thảo luận và chọn ra bao nhiêu xe đi trong nội thành để tổng thời gian các xe di chuyển là ít nhất?

HẾT

Hình gửi kèm

  • New Doc 2018-04-07_1.jpg



#704826 tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn tâm $J(-1,0)$

Đã gửi bởi Iceghost on 03-04-2018 - 21:18 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn tâm $J(-1,0)$ , đường cao $AD$,trực tâm $H(1,1)$. $I,K$ là hình chiếu của $D$ trên $HB,HC$. $IK$ có phương trình $y-\frac{1}{2}=0$. tìm tọa độ $A,B,C$. biết $A$ nằm trên đt $4x+5y-21=0$, $B$ có hoành độ âm.

Kẻ hai đường cao $BE, CF$. $\angle{HKI} = \angle{HBC} = \angle{HFE}$ nên $IK \parallel EF$.

Do $AJ \perp EF$ nên $AJ \perp IK$. Từ đó viết được pt $AJ \longrightarrow$ tọa độ $A$

Tìm tọa độ trung điểm $M$ của $BC$ bằng tính chất $\vec{AH} = 2\vec{JM}$. Viết được pt $BC$ qua $M$ vuông góc $AH$

Tới đây tham số hóa tọa độ $B, C$ rồi dùng tính chất trực tâm chắc là sẽ ra nhỉ.




#701757 $\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^...

Đã gửi bởi Iceghost on 17-02-2018 - 17:24 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

hpt $\iff \begin{cases} (x-1)^2 + (y+2)^2 = b^2 &(C_1) \\ (x+6-a)^2 + (y-a)^2 = 3^2 &(C_2) \end{cases}$

$(C_1)$ là một đường tròn có tâm $C_1(1,-2)$ và bán kính là $b$, $(C_2)$ là một đường tròn có tâm $C_2(a-6,a)$ và bán kính là $3$

Hệ có hai nghiệm phân biệt $\iff (C_1)$ và $(C_2)$ cắt nhau $\iff b - 3 < C_1C_2 < b+3$

Gọi hai giao điểm là $A(x_1,y_1)$ và $B(x_2,y_2)$ thì $x_1^2 - x_2^2 = y_2^2 - y_1^2 \iff OA = OB \iff C_1, O, C_2$ thẳng hàng. Suy ra $a = 4$

Từ đó có $C_1C_2 = 3 \sqrt{5}$, suy ra $b - 3 < 3 \sqrt{5} < b + 3$ hay $3\sqrt{5} - 3 < b < 3\sqrt{5} + 3$

 

 




#701755 Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn I bán kính R có G là trọng tâm.Tính...

Đã gửi bởi Iceghost on 17-02-2018 - 16:57 trong Hình học phẳng

Đổi tên $I$ thành $O$ cho dễ gọi

Ta có $$\vec{OA} + \vec{OB} + \vec{OC} = 3\vec{OG} \implies 3R^2 + 2R^2(\cos 2A + \cos 2B + \cos 2C) = 9d^2$$

Do $\cos 2A = 1 - 2 \sin^2 A$ nên $$3R^2 + 2R^2[3 - 2 (\sin^2A + \sin^2B + \sin^2C)] = 9d^2 \implies \sin^2A + \sin^2B + \sin^2C = \dfrac{8R^2-9d^2}{4R^2}$$

Ngoài ra $$GH \cdot a = GE \cdot b = GK \cdot c = \dfrac23 S \implies S_{GEK} = \dfrac12 \cdot GE \cdot GK \cdot \sin EGK = \dfrac29 \dfrac{S^2}{bc} \cdot \sin A = \dfrac19 S \sin^2 A$$

Tương tự rồi suy ra $$S_{HEK} = S_{GEK} + S_{GKH} + S_{GHE} = \dfrac19 S(\sin^2A + \sin^2B + \sin^2C) = \dfrac{(8R^2-9d^2)S}{36R^2}$$




#701754 Cho tam giác ABC nhọn có 3 đường cao AA', BB', CC'.C/m: sinA.cosA...

Đã gửi bởi Iceghost on 17-02-2018 - 16:28 trong Hình học phẳng

b/ Gọi $O$ là tâm $(ABC)$. Để ý $OA \perp B'C'$ nên $S_{OB'AC'} = \dfrac12 \cdot OA \cdot B'C' = \dfrac12 \cdot R \cdot 2R \sin A \cos A = R^2 \sin A \cos A$

Tương tự suy ra $S_{ABC} = R^2 \cdot VT$

Lại có $S_{ABC} = \dfrac12 \cdot AB \cdot AC \cdot \sin A = \dfrac12 \cdot 2R \sin C \cdot 2R \sin B \cdot \sin A = R^2 \cdot VP$

Suy ra $VT = VP$




#700963 cho đường tròn tâm O nội tiếp tam giác ABC . Biểu diễn vecto AO qua 2 vecto...

Đã gửi bởi Iceghost on 30-01-2018 - 19:50 trong Hình học phẳng

Đặt $BC = a ; AC = b ; AB = c$

$BO$ cắt $AC$ tại $D$

Trước hết $$\vec{AO} = \dfrac{BO}{BD} \vec{AD} + \dfrac{DO}{DB} \vec{AB}$$

Để ý $$\dfrac{BO}{DO} = \dfrac{AB}{AD} = \dfrac{CB}{CD} = \dfrac{c+a}{b}$$ nên $$\dfrac{BO}{BD} = \dfrac{c+a}{a+b+c}$$ và $$\dfrac{DO}{BD} = \dfrac{b}{a+b+c}$$

Hơn nữa $$\dfrac{AD}{CD} = \dfrac{BA}{BC} = \dfrac{c}{a}$$ nên $$\vec{AD} = \dfrac{AD}{AC} \vec{AC} = \dfrac{c}{c+a} \vec{AC}$$

Từ đó ta có $$\begin{array}{ccrcr} \vec{AO} &=& \dfrac{c+a}{a+b+c} \cdot \dfrac{c}{c+a} \vec{AC}& + &\dfrac{b}{a+b+c} \vec{AB} \\ &=& \dfrac{c}{a+b+c} \vec{AC} &+& \dfrac{b}{a+b+c}\vec{AB}\end{array}$$




#700887 Chứng minh rằng AK và AL đối xứng qua đường phân giác trong của góc BAC.

Đã gửi bởi Iceghost on 28-01-2018 - 20:01 trong Hình học phẳng

Ta sẽ chứng minh $AK$ là đường đối trung của $\triangle{ADB}$ hay $$\dfrac{KD}{KB} = \dfrac{AD^2}{AB^2}$$

Thật vậy, áp dụng định lý $Menelaus$ và tính chất đường phân giác ta có $$\dfrac{KD}{KB} \cdot \dfrac{NB}{NH} \cdot \dfrac{MH}{MD} = 1$$ và $$\dfrac{AD}{AB} = \dfrac{CD}{CB} = \dfrac{AC}{AB + CB}$$

Để ý $NB = NH$, suy ra ta cần chứng minh $$\dfrac{MD}{MH} = \dfrac{AC^2}{(AB+CB)^2}$$ hay $$\dfrac{CD-AD}{CH-AH} = \dfrac{AC^2}{(AB+CB)^2}$$

Chia hai vế cho $CH + AH = AC$ ta có $$\dfrac{CD - AD}{CH^2-AH^2} = \dfrac{AC}{(AB+CB)^2}$$

Chú ý $CH^2-AH^2 = CB^2-AB^2 = (CB+AB)(CB-AB)$, khi đó $$\dfrac{CD - AD}{CB - AB} = \dfrac{AC}{AB + CB}$$

Điều này luôn đúng do $$\dfrac{CD}{CB} = \dfrac{AD}{AB} = \dfrac{CD-AD}{CB-AB} = \dfrac{AC}{AB+CB}. \quad \square$$




#696355 Chứng minh $AX=DX$

Đã gửi bởi Iceghost on 11-11-2017 - 19:08 trong Hình học

Cho $\triangle{ABC}$, ba đường cao $AD, BE, CF$. Đường thẳng qua $B$ vuông góc $DF$ cắt đường thẳng qua $E$ vuông góc $DE$ tại $X$. Chứng minh $AX = DX$

526.png




#696352 Vẽ hình bằng TikZ

Đã gửi bởi Iceghost on 11-11-2017 - 18:44 trong Vẽ hình trên diễn đàn

Cho em hỏi dùng gói asymptote vẽ được không ạ?

[latex]
[+preamble]
\usepackage{asymptote}
[/preamble]
\begin{asy}
draw((0,0)--(1,1));
\end{asy}
[/latex]

Sao em thử vẽ mà nó không hiện:

*** Cannot compile formula:


\begin{asy}
draw((0,0)--(1,1));
\end{asy}


*** Error message:
Error: Nothing to show, formula is empty




#696342 Thử vẽ hình bằng tikZ

Đã gửi bởi Iceghost on 11-11-2017 - 17:08 trong Thử các chức năng của diễn đàn

*** Cannot compile formula:
\begin{tikzpicture}        \tkzDefPoint(1.44,3.26){A}         \tkzDefPoint(0,0){B}        \tkzDefPoint(5,0){C}        \tkzInCenter(A,B,C) \tkzGetPoint{I}        \tkzCircumCenter(A,B,C) \tkzGetPoint{O}                \tkzInterCC(O,A)(A,I) \tkzGetPoints{M}{N}        \tkzInterLL(M,N)(B,C) \tkzGetPoint{P}        \tkzInterLC(A,I)(O,A) \tkzGetPoints{D}{A}        \tkzInterLL(M,N)(A,B) \tkzGetPoint{L}        \tkzInterLL(M,N)(A,C) \tkzGetPoint{K}        \tkzInterLC(P,D)(D,I) \tkzGetPoints{E}{F}                \tkzDrawPolygon(A,B,C)        \tkzDrawCircle[color=yellow](O,A)        \tkzDrawCircle[in,color=yellow](A,B,C)        \tkzDrawCircle[color=yellow](A,I)        \tkzDrawCircle[color=yellow](D,I)        \tkzDrawSegments(P,N P,B A,D A,M A,N M,I N,I B,I C,I B,D C,D P,A P,F P,I)                \tkzLabelPoints[below,color=blue](B,C,O,P,D,L,K,E,F)        \tkzLabelPoints[color=blue](I)        \tkzLabelPoints[above,color=blue](A,M,N)        \tkzDrawPoints[fill=white,size=5pt](B,C,O,P,D,L,K,I,A,M,N)    \end{tikzpicture}

*** Error message:
Error: Nothing to show, formula is empty




#693567 Cm đồng quy

Đã gửi bởi Iceghost on 23-09-2017 - 15:53 trong Hình học phẳng

504.PNG

Lời giải. Do $\overarc{VD} = \overarc{VC}$ nên $\angle{EBF} = \angle{EAF}$ hay tứ giác $EABF$ nội tiếp, suy ra $\angle{EFA} = \angle{EBA} = \angle{ACD}$ hay $EF \parallel AC$. Từ đó theo định lý Ta-lét $$\dfrac{ED}{EG} \cdot \dfrac{FG}{FC} \cdot \dfrac{MC}{MD} =\dfrac{ED}{EG} \cdot \dfrac{EG}{ED} \cdot 1 = 1$$

Theo định lý Ceva đảo thì $GM, CE, DF$ đồng quy. $\blacksquare$




#693562 $\boxed{TOPIC}$ Véc-tơ và ứng dụng

Đã gửi bởi Iceghost on 23-09-2017 - 15:19 trong Hình học phẳng

Cho tứ giác ABCD. M, N thay đổi $\epsilon$ AB, CD sao cho: $\frac{AM}{AB}=\frac{CN}{CD}$

Tìm quĩ tích trung điểm I của MN.

Mọi người giúp mk nhé !!

Lời giải của mình. Gọi $E, F$ lần lượt là trung điểm $AC$, $BD$. Đặt $\dfrac{AM}{AB} = \dfrac{CN}{CD} = k$

Ta có $$\begin{array}{cl} 4\vec{EI} &= 2\vec{EM} + 2\vec{EN} \\
&= \vec{AM} + \vec{CM} + \vec{AN} + \vec{CN} \\
&= k\vec{AB} + k\vec{CB} + (1-k)\vec{CA} + k\vec{AD} + (1-k)\vec{AC} + k\vec{CD} \\
&= k(\vec{AB} + \vec{AD} + \vec{CB} + \vec{CD}) \\
&= k(2\vec{AF} + 2\vec{CF}) \\
&= 4k\vec{EF} \end{array}$$

Suy ra $\vec{EI}$ và $\vec{EF}$ cùng phương hay $I$ chạy trên $EF$... 




#680076 Tam giác ABC, AB<AC, AD là phân giác góc A. So sánh BD và CD?

Đã gửi bởi Iceghost on 09-05-2017 - 15:35 trong Hình học

Cho tam giác ABC có AB < AC. AD là tia phân giác góc A, D thuộc BC. So sánh BD và CD?

Lời giải. Trên $AC$ lấy $E$ sao cho $AB = AE$. Khi đó ta có $\triangle{ABD} = \triangle{AED}$. Áp dụng tính chất tổng ba góc trong $\triangle{ABC}$ :

$$180^\circ - \widehat{ABC}= \widehat{BAC} + \widehat{BCA} > \widehat{BCA}$$

Suy ra $180^\circ - \widehat{AED} = \widehat{CED} > \widehat{BCA}$. Từ đó $CD > DE = BD$




#677761 Topic BẤT ĐẲNG THỨC ôn thi vào lớp 10 THPT 2017 - 2018

Đã gửi bởi Iceghost on 17-04-2017 - 21:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

 

Bài 3: (Nguyễn Phúc Tăng - Trần Quốc Anh - Tạp chí Toán học Rumania)

Cho a, b, c > 0 thỏa mãn $a^{2}+b^{2}+c^{2}=3$. Chứng minh rằng:

$\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}+a+b+c \geq 6$

 

Áp dụng bđt C-B-S và bđt AM-GM ta có

$$\dfrac{a}b + \dfrac{b}c + \dfrac{c}a + a + b + c = \dfrac{a^2}{ab} + \dfrac{b^2}{bc} + \dfrac{c^2}{ca} + a + b + c \geqslant \dfrac{(a+b+c)^2}{ab+bc+ca} + (a+b+c) \geqslant 2\sqrt{\dfrac{(a+b+c)^3}{ab+bc+ca}}$$

Ta sẽ chứng minh $(a+b+c)^3 \geqslant 9(ab+bc+ca)$. Theo bđt AM-GM

$$27(a^2+b^2+c^2)(ab+bc+ca)(ab+bc+ca) \leqslant (a^2+b^2+c^2+ab+bc+ca+ab+bc+ca)^3 = (a+b+c)^6$$

Hay $81(ab+bc+ca)^2 \leqslant (a+b+c)^6$. Ta có đpcm

Dấu '=' tại $a=b=c=1$




#674861 Đề học sinh giỏi Thành phố Hồ Chí Minh 2016-2017

Đã gửi bởi Iceghost on 20-03-2017 - 15:12 trong Tài liệu - Đề thi

5.1/

391.PNG

Kẻ các đường cao $BD, CE$ của $\triangle{ABC}$. Khi đó dễ CM được $EN = DN = \dfrac12 AH$ và $ME = MD = \dfrac12 BC$

Suy ra $MN$ là đường trung trực của $ED$. Xét $\triangle{NED}$ cân tại $N$, có đường trung trực $MN$ của $ED$ nên $MN$ cũng là đường phân giác

$\implies \angle{ENM} = \dfrac12 \angle{END}$, lại có tứ giác $AEHD$ có tâm nội tiếp $N$ nên $\angle{END} = 2\angle{EAD}$

Suy ra $\angle{ENM} = \angle{EAD}$. Lại có $\angle{ENH} = 2\angle{EAH}$ (góc ngoài tam giác cân) và $\angle{EAD} = 2\angle{EAK}$ (phân giác)

Suy ra $\angle{ENM} - \angle{ENH} = \angle{EAD} - 2\angle{EAH} = 2\angle{EAK} - 2\angle{EAH}$

Hay $\angle{HNK} = 2\angle{HAK}$. Từ đây suy ra được $\triangle{NAK}$ cân tại $N \implies NK = NA = NH$. Suy ra $\triangle{AKH}$ vuông tại $K$ nên $AK \perp KH$

5.2/ Không mất tính tổng quát, ta chỉ xét $\triangle{ABC}$ nhọn và $AC > BC > AB$

392.PNG

Ta có $\angle{BHF} = \angle{BEH} + \angle{HBE} = \angle{BAF} + \angle{CAE} = \angle{BAF} + \angle{BAE} = \angle{EAF}$, suy ra $AFHD$ nt hay $\angle{AFD} = \angle{AHD} = 90^\circ$. Suy ra $AK$ là đường kính $(O)$




#674858 Đề học sinh giỏi Thành phố Hồ Chí Minh 2016-2017

Đã gửi bởi Iceghost on 20-03-2017 - 14:48 trong Tài liệu - Đề thi

Mới thi hồi sáng :D Bây giờ làm lại mới thấy mình ghi lộn tùm lum

 

1/ $2P = \dfrac{(a-b)^2 + (b-c)^2 + [(a-b) + (b-c)]^2}{(a-b)^2 - (b-c)^2} = \dfrac{7^2 + 3^2 + (7+3)^2}{7^2 - 3^2} = \dfrac{79}{20}$

Suy ra $P = \dfrac{79}{40}$

 

2/ Do $\sqrt{x+3} \geqslant 0$ và $x^2 +3 > 0$ nên $2x - 1 \geqslant 0$ hay $x \geqslant \dfrac12$. Khi đó hai vế không âm, bình phương hai vế ta thu được

$(2x-1)^2(x+3) = (x^2 + 3)^2$

$\iff (x^2 - x - 3)(x^2 - 3x - 2) = 0$

...

 

3/ hpt $\iff \left\{ \begin{array}{l} 2xy - x + y = 6 \\ xy +x - y - 1 = 1 \\ \end{array} \right. \iff \left\{ \begin{array}{l} 3xy = 8 \\ xy +x - y - 1 = 1 \\ \end{array} \right. \iff \left\{ \begin{array}{l} xy = \dfrac83 \\ x - y = -\dfrac23 \\ \end{array} \right.$

Theo định lý Vieta đảo thì $x$ và $(-y)$ là hai nghiệm của pt $t^2 + \dfrac23t - \dfrac83 = 0 \iff \left[ \begin{array}{l} t = -2 \\ t = \dfrac43 \end{array} \right.$

Vậy $(x;y) = (-2 ; -\dfrac43) ; (\dfrac43 ; 2)$

 

4.1/ Biến đổi gt và áp dụng bđt AM-GM :

$$\dfrac1{1+y} = 1 - \dfrac{y}{1+y} = \dfrac{x}{1+x} + \dfrac{y}{1+y} \geqslant 2\sqrt{\dfrac{xy}{(1+x)(1+y)}} \\ \implies \dfrac1{(1+y)^2} \geqslant 4 \dfrac{xy}{(1+x)(1+y)}$$

Lại có $\dfrac1{1+x} = 1 - \dfrac{x}{1+x} = \dfrac{2y}{1+y}$. Nhân vế theo vế ta được

$$ \dfrac1{(1+x)(1+y)^2} \geqslant \dfrac{8xy^2}{(1+x)(1+y)^2} \\ \iff xy^2 \leqslant \dfrac18 $$

Dấu '=' xảy ra khi $x = y = \dfrac12$

Vậy $P_\mathrm{max} = \dfrac18\iff x = y = \dfrac12$

 

4.2/ pt $\iff (x + y + 1) (x + 2 y - 2) = 3 ...$

 

6/ Theo gt thì Nam chơi bóng bàn vào thứ Hai và chơi bóng đá vào thứ Tư.

$$\begin{array}{c|c|c|c|c|c|c} T2 & T3 & T4 & T5 & T6 & T7 & CN \\ \hline \text{Bóng bàn} && \text{Bóng đá} &&&& \end{array}$$

Do Nam chạy 3 ngày mỗi tuần, trong đó không có 2 ngày nào liên tiếp nên Nam chỉ có thể chạy vào T3, T5, T7 hoặc T3, T6, CN hoặc T3, T5, CN

TH1 : Nam chạy vào T3, T5, T7

$$\begin{array}{c|c|c|c|c|c|c} T2 & T3 & T4 & T5 & T6 & T7 & CN \\ \hline \text{Bóng bàn} & \text{Chạy} & \text{Bóng đá} & \text{Chạy} && \text{Chạy}& \end{array}$$

Lúc này, Nam chỉ có thể chơi cầu lông vào T7 hoặc CN, mà Nam không chơi cầu lông sau ngày Nam chạy nên Nam không thể chơi cầu lông. Loại

TH2 : Nam chạy vào T3, T6, CN

$$\begin{array}{c|c|c|c|c|c|c} T2 & T3 & T4 & T5 & T6 & T7 & CN \\ \hline \text{Bóng bàn} & \text{Chạy} & \text{Bóng đá} & & \text{Chạy}&& \text{Chạy} \end{array}$$

Lúc này, Nam chỉ có thể chơi cầu lông vào T5 hoặc T7, mà Nam không chơi cầu lông sau ngày Nam chạy nên Nam chơi cầu lông vào T5. Khi đó Nam bơi vào T7

TH3 : Nam chạy vào T3, T5, CN

$$\begin{array}{c|c|c|c|c|c|c} T2 & T3 & T4 & T5 & T6 & T7 & CN \\ \hline \text{Bóng bàn} & \text{Chạy} & \text{Bóng đá} &\text{Chạy} & && \text{Chạy} \end{array}$$

Lúc này, Nam chỉ có thể chơi cầu lông và bơi trong T6 và T7, mà Nam không chơi hai môn này trong hai ngày liên tiếp nên không thể thế được. Loại

Qua 3TH thì ta có thời gian biểu chính thức của Nam là :

$$\begin{array}{c|c|c|c|c|c|c} T2 & T3 & T4 & T5 & T6 & T7 & CN \\ \hline \text{Bóng bàn} & \text{Chạy} & \text{Bóng đá} &\text{Cầu lông} & \text{Chạy}&\text{Bơi}& \text{Chạy} \end{array}$$

Vậy Nam bơi vào T7




#674715 Các bài toán VIOLYMPIC lớp 9

Đã gửi bởi Iceghost on 19-03-2017 - 11:36 trong Đại số

1/ ĐK : $x \geqslant 2$

pt $\iff (x-3)^2 + (\sqrt{x-2} - 1)^2 = 0$

Suy ra $x =  3$