Đến nội dung

hoctrocuaHolmes nội dung

Có 1000 mục bởi hoctrocuaHolmes (Tìm giới hạn từ 26-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#669378 CÁC CÂU HỎI SUY LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TRINH THÁM

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 22-01-2017 - 16:19 trong IQ và Toán thông minh

Thấy người nào ra ngoài cũng làm việc vô lý nhỉ :3 Ban đêm ở sa mạc Gobi rất lạnh, có khi có sương giá, thế thì hóng mát gì chứ, có mà chết rét :3

Cả việc chụp ảnh, toàn cát là cát thì chụp gì?

Vẫn có trường hợp ko phải thủ phạm nhưng nói dối vì mục đích nào đó.Quan trọng là tìm ra thủ phạm thật đi đã :3 




#669311 CÁC CÂU HỎI SUY LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TRINH THÁM

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 22-01-2017 - 12:15 trong IQ và Toán thông minh

   Một thám tử đang điều tra các vụ buôn lậu dầu, kết quả đột nhiên mất tích. Cảnh sát đã đến nơi cuối cùng anh ta xuất hiện ở đó, và phát hiện được một mảnh giấy lưu lại đó , trên đó ghi rằng: “710 57735 34 5508 51 7718”. Hiện giờ cảnh sát đã bắt giữ 3 nghi phạm: Bill, John, Todd. Liệu bạn có thể tìm ra kẻ giết người thực sự thông qua những mật mã này không? Lưu ý, đây là vụ án ở Mỹ nên mật mã giải ra sẽ là tiếng Anh.

  (mình mới tập làm thám tử nên còn khá gà,mong m.n giúp đỡ ha  :wub: 

kiểu này chắc gợi ý là bảng chữ cái tiếng anh rồi :3

Có vụ án này mình sưu tầm được,thử tìm thủ phạm nhé :3 

Hồ sơ vụ án : Ba người bạn quốc tịch Trung Quốc cùng nhau đi tua tham quan ở sa mạc Gobi phía nam Mông Cổ. Vào ngày tham quan đầu tiên (22/1), họ được ở khách sạn Conan FC in VN. Khách sạn mỗi phòng có Tivi, giường ngủ. Người thứ nhất tên là : Dương Hiên Tỷ, Người tứ hai là : Vương Tấn Khải, Người thứ ba là : Vương Nghiên. Họ chơi rất vui vẻ nhưng không biết điều không may sắp xảy ra với một trong ba người họ.

Sáng hôm sau 6h sáng ngày 23/1, khi hai người Khải, Nghiên thức giấc thì không thấy Tỷ ở đâu. Cảnh sát Trung Quốc đã tìm kiếm và phát hiện xác của Dương Hiên Tỷ ở gần khách sạn. Không thấy hung khí xung quanh, Nguyên nhân tử vong là bị một vật sắt nhọn như giáo đâm vào tim. Nạn nhân mặc một áo cotton nhưng bị ướt bởi nước một khoảng lớn, quần dài phản quang chống nắng. Kế bên phải là viên đá xám được mài nhọn nhưng không có vết máu. Bên trái là balo của Tỷ. Cảnh sát xác định thời gian bị giết là khoảng 1 tiếng trước : 5h sáng

Vì đồ vật ba người là của chung nên được phân chia ra từng túi
Đồ vật trong túi của Tấn Khải gồm có :
Cuốc, xẻng - trong trường hợp xe bị mắc kẹt
* Con đội xe (thường có sẵn trong xe)
* Sand ladders - những miếng lót dưới bánh xe có thể giúp cho xe vượt qua những bãi cát sâu.
* Dao nhọn - không có phản ứng máu nhưng có chút mùi của trái xoài
* Ba bình nước lớn - dùng để cung cấp nước khi khát

Đồ vật của Nghiên gồm :
* Đồ chuyển điện sạc pin trong xe
* Gương tín hiệu - pháo hiệu - cờ báo hiệu hoặc bong bóng
* Bình xăng dự trữ (kim loại)
* Hai bình nước lớn - dùng để cung cấp nước khi khát
* Đồ bơm xe, bộ dụng cụ vá xe di động

Đồ vật của Tỷ được đặt kế bên :
* CB radio (Walkie Talkie)
*Giày đi núi 
* Túi ngủ gọn nhẹ 
* Ba bình nước lớn - dùng để cung cấp nước khi khát

Theo nhân viên tiếp tân kể lại, ba người đều ra ngoài.
* Vào lúc 11h tối, Tỷ có ra ngoài hóng mát vì không ngủ được
* 12h tối, Nghiên đi ra chụp ảnh sa mạc ban đêm
* 3h sáng, Khải có đi ra ngoài dạo mát.

Gợi ý:Đá

 




#652771 Tồn tại hay không các số y, z, k có dạng $y^2+yz+z^2=k^2$

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 04-09-2016 - 17:09 trong Số học

Giả sử PT có nghiệm $(y_1,z_1,k_1)$ với $y_1$ nhỏ nhất có thể.

 

Ta thấy nếu $y_1,z_1$ đều là số lẻ thì VT chia 4 dư 3 (vô lý vì số chính phương chia hết cho 4 hoặc chia 4 dư 1)

Tương tự nếu trong $y_1,z_1$ có 1 số lẻ và 1 số chẵn thì VT cũng chia 4 dư 3 (vô lý)

 

Suy ra $y_1,z_1,k_1$ đều chẵn, đặt $y_1=2y_2,\ z_1=2z_2,\ k_1=2k_2\ (y_2<y_1)$. PT trở thành

$(2y_2)^2+(2y_2)(2z_2)+(2z_2)^2=(2k_2)^2\\ \implies 4y_{2}^{2}+4y_{2}z_{2}+4z_{2}^{2}=4k_{2}^{2}\\ \implies y_{2}^{2}+y_{2}z_{2}+z_{2}^{2}=k_{2}^{2}$

Như vậy PT có nghiệm $(y_2,z_2,k_2)$ với $y_2<y_1$. Điều này mâu thuẫn với điều đã giả sử.

Vậy PT không có nghiệm nguyên dương

P/s

Sai từ đoạn này (VD:với $y=2m+1;z=2n+3$)




#638044 Đề thi môn Toán vòng 1 vào chuyên Khoa Học Tự Nhiên năm 2016-2017

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 04-06-2016 - 18:41 trong Tài liệu - Đề thi

 

 ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN                                            ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

   THPT KHOA HỌC TỰ NHIÊN                                                 THPT CHUYÊN NĂM 2015-2016

                                                                                                               Môn:Toán (Vòng 1)

                                                                                     Thời gian làm bài 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

$\boxed{\textrm{ĐỀ THI CHÍNH THỨC}}$


Câu 2 (2,5 điểm)

1)Tìm tât cả các giá trị của tham số $m$ sao cho tồn tại cặp số nguyên $(x;y)$ thỏa mãn hệ phương trình:

$$\left\{\begin{matrix} 2+mxy^2=3m & & \\ 2+m(x^2+y^2)=6m & & \end{matrix}\right.$$

2)Với $x,y$ là những số thực thỏa mãn các điều kiện $0<x\leq y\leq 2,2x+y\geq 2xy$ , tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:

$$P=x^2\left ( x^2+1 \right )+y^2\left ( y^2+1 \right )$$
 

1)Nếu $m=0$ thì hiển nhiên hệ vô nghiệm

Xét $m$ khác $0$

Trừ vế theo vế của 2 phương trình ta có $m(x^2+y^2-xy^2)=3m\Rightarrow x^2+y^2-xy^2=3\Leftrightarrow x^2-1-y^2(x-1)=2\Leftrightarrow (x-1)(x+1-y^2)=2$

Triển phương pháp xét ước là ok

 

Xét dãy 10 số $1,2,...,9,10$

Suy ra $a \leq 1+2+...+10=55 $

Ta chứng minh $a=55$ là số đẹp lớn nhất

Thật vậy, ta xét dãy $a_1,a_2,...,a_9,a_{10} $ bất kì 

Khi đó, ta có $a_1+a_2+...+a_9+a_{10} \geq 1+2+...+10 =55=a $

Do đó $a=55$

Lời giải của bạn mình thấy không ổn lắm,đoạn tô đỏ không rõ ràng.

p.s:Không biết có xác thực hay không nhưng nghe phong phanh là đáp số bằng $505$ còn lời giải thì ...mình chưa giải được =))




#638040 Cập nhật tình hình, thảo luận, chém gió về kì thi vào lớp 10 THPT

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 04-06-2016 - 18:25 trong Góc giao lưu

Chỗ của bạn không thi tiếng anh luôn à @@, cơ mà bạn nào có đề văn hay cho mình xin. Còn có 2 ngày nữa thi văn rồi mà chưa có chữ nào trong đầu hết. Văn đã ngu rồi mà lại còn....

Lên tuyển sinh 247 có nhiều lắm :D




#638033 Đề thi môn Toán vòng 1 vào chuyên Khoa Học Tự Nhiên năm 2016-2017

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 04-06-2016 - 18:11 trong Tài liệu - Đề thi

 

 ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN                                            ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

   THPT KHOA HỌC TỰ NHIÊN                                                 THPT CHUYÊN NĂM 2015-2016

                                                                                                               Môn:Toán (Vòng 1)

                                                                                     Thời gian làm bài 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

$\boxed{\textrm{ĐỀ THI CHÍNH THỨC}}$


Câu 2 (2,5 điểm)

1)Tìm tât cả các giá trị của tham số $m$ sao cho tồn tại cặp số nguyên $(x;y)$ thỏa mãn hệ phương trình:

$$\left\{\begin{matrix} 2+mxy^2=3m & & \\ 2+m(x^2+y^2)=6m & & \end{matrix}\right.$$

2)Với $x,y$ là những số thực thỏa mãn các điều kiện $0<x\leq y\leq 2,2x+y\geq 2xy$ , tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:

$$P=x^2\left ( x^2+1 \right )+y^2\left ( y^2+1 \right )$$

Câu 3 (3 điểm)

Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp đường tròn $(O)$ với $AB<AC$. Phân giác của $\widehat{BAC}$ cắt $BC$ tại $D$ và cắt $(O)$ tại $E$ khác $A$ . $M$ là trung điểm của đoạn thẳng $AD$.Đường thẳng $BM$ cắt $(O)$ tại $P$ khác $B$ . Giả sử các đường thẳng $EP$ và $AC$ cắt nhau tại $N$

1)Chứng minh rằng:$APNM$ nội tiếp và $N$ là trung điểm của $AC$

2)Giả sử đường tròn $(K)$ ngoại tiếp tam giác $EMN$ cắt đường thẳng $AC$ tại $Q$ khác $N$ . Chứng minh rằng: $B$ và $Q$ đối xứng qua $AE$

3)Giả sử $(K)$ cắt đường thẳng $BM$ tại $R$ khác $M$ . Chứng minh rằng:$RA\perp RC$

Chém câu hình :D

1)$AE$ là phân giác góc $BAC$ nên $E$ là điểm chính giữa cung nhỏ $BC$

$\Rightarrow \widehat{BPE}=\widehat{CAE}\Rightarrow APMN nt$

$\Rightarrow \widehat{BCA}=\widehat{MPA}=\widehat{MNA}\Rightarrow MN//BC\Rightarrow N$ là trung điểm $AC$ (do $M$ là trung điểm $AD$

2)Gọi $K'$ là giao điểm của $BQ$ và $AE$

Tứ giác $MNQE$ nội tiếp nên $\widehat{EQC}=\widehat{EMN}=\widehat{EPA}=\widehat{QCE}\Rightarrow EQ=EC=EB$

Mặt khác $\widehat{BEK'}=\widehat{BCA}=\widehat{MNA}=\widehat{AEQ}\Rightarrow \Delta K'EB=\Delta K'EQ(c.g.c)\Rightarrow B,Q$ đối xứng qua $AE$

3)Chứng minh tương tự (2) suy ra $R,C$ đối xứng nhau qua $PE$

suy ra $NR=NC$ mà $N$ là trung điểm $AC$ nên $NR=NC=NA$ suy ra tam giác $ARC$ vuông tại $R$ suy ra đpcm

khtn.JPG




#637863 Đề thi môn Toán chuyên trường Chuyên Sư Phạm - Hà Nội năm 2016-2017

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 03-06-2016 - 19:03 trong Tài liệu - Đề thi

Chưa chặt bạn ạ, bạn giải sử $B,C,E$ là không được rồi, vì nó phụ thuộc hình vẽ. Trường hợp này sẽ khác trường hợp kia.

Bài này em cũng nghĩ là em giải nó không chuẩn lắm :)).Em sửa thế này ạ:

Em nghĩ là vai trò của cặp điểm $E$ và $H$;$G$ và $F$ là giống nhau nên sẽ tương tự

Nếu là $B,C,F$ thì lập luận tương tự cũng ra $H,A$ phải màu vàng suy ra $G$ màu đỏ từ đó có $E$ màu vàng.Gọi trung điểm $T$ của $GF$ nữa là bài toán được giải quyết

Đó là trường hợp có 2 đỉnh kề nhau,nếu như 2 đỉnh liên tiếp không cùng 1 màu

Xét điểm $B$ thì chỉ có các điểm $D,F,H$ sẽ cùng màu với $B$ 

Khi đó thì nhận thấy từng trường hợp điểm ta đều có tam giác thỏa mãn đề bài

Nếu em thêm lời giải vào như vậy đã ổn chưa ạ?  :mellow:




#637853 Cập nhật tình hình, thảo luận, chém gió về kì thi vào lớp 10 THPT

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 03-06-2016 - 18:21 trong Góc giao lưu

Tuần sau em thi mà giờ vẫn chưa ôn văn được mấy,toán với anh thì đã max gà rồi chắc xác định quá :(

Có bạn nào ở Bình Dương không,xem đề tốt nghiệp Tiếng anh của Bình Dương thấy kinh quá  :(

Ps:Chia sẻ vậy thui chứ giờ phải off để ôn văn nữa .....




#637847 Đề thi môn Toán chuyên trường Chuyên Sư Phạm - Hà Nội năm 2016-2017

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 03-06-2016 - 17:49 trong Tài liệu - Đề thi

 

ĐỀ THI TUYỂN SINH

VÀO KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN ĐH SƯ PHẠM 2016-2017

Môn thi: Toán học

(Dùng cho  thí sinh thi vào Chuyên Toán và Chuyên Tin)

Thời gian làm bài:150 phút

 

 

Câu 3 (2,0 điểm) Cho $S$ là tập hợp các số nguyên dương $n$ có dạng $n=x^2+3y^2$ trong đó $x,y$ là các số nguyên dương.Chứng minh rằng:

 

a)Nếu $a,b \in S$ thì $ab \in S$

 

b)Nếu $N \in S$ và $N$ chẵn thì $N$ chia hết cho $4$ và $\frac{N}{4} \in S$

 

 

Câu 5 (1,0 điểm) Giả sử mỗi điểm của mặt phẳng được tô bởi một trong ba màu : xanh,đỏ,vàng . Chứng minh rằng tồn tại ba điểm cùng màu là ba đỉnh của một tam giác cân

 

HẾT

 

 

Câu 3:1 bài toán của thầy Nam Dũng,đã được thảo luận tại đây

Câu 5:Chém câu tổ không biết đã chuẩn chưa  :D

Xét bát giác đều $ABCDEFGH$

Xét theo 1 điểm bất kì nối 7  điểm còn lại,theo Dirichlet tồn tại 3 điểm có cùng màu.

Không mất tính tổng quát giả sử 3 điểm đó cùng màu đỏ.

Giả sử điểm đang xét là $A$ và 3 điểm màu đỏ là $B,C,E$,nếu $D$ màu đỏ ta có đpcm,giả sử $D$ màu xanh.

Gọi $O$ là tâm của bát giác nếu $O$ có màu đỏ ta có đpcm

Nếu $O$ màu xanh

+1 trong 4 điểm $A,H,G,F$ có màu xanh ta có đpcm

+Áp dụng định lý Dirichlet,tồn tại ít nhất 3 điểm có cùng màu đỏ hoặc vàng.

Giả sử $G,A$ màu đỏ thì tam giác $GEC,ABC$ là tam giác cần tìm

+Nếu $A,G$ màu vàng thì $H$ màu vàng ta có đpcm

+Nếu $H$ màu đỏ,gọi $I,J,K$ lần lượt là trung điểm của $FE,CD,AB$

+Khi đó $J,I$ màu vàng (nếu $J,I$ màu đỏ thì tam giác $BJE,IHC$ là tam giác cần tìm)

+Nếu $K$ màu đỏ thì tam giác $KAF$ là tam giác cần tìm

+Nếu $K$ màu vàng thì tam giác $KJI$ là tam giác cần tìm

Trường hơp $O$ màu vàng tương tự

sp1.JPG




#637822 Đề thi chuyên tỉnh Đồng Tháp 2016

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 03-06-2016 - 16:21 trong Tài liệu - Đề thi

Đề thi chuyên tỉnh đồng tháp :

Nhờ bạn đăng nốt trang còn lại cho tụi mình xem được không :D




#635282 Tìm các số nguyên dương $x,y,z$ sao cho $\frac{x^...

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 24-05-2016 - 21:14 trong Số học

Tìm các số nguyên dương $x,y,z$ sao cho $\frac{x^{2}y^{2}z^{2}}{x^{3}+y^{3}+z^{3}}$ là một số nguyên tố.




#635273 $\frac{x^{3}}{3y+1}+\frac{y...

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 24-05-2016 - 20:52 trong Bất đẳng thức và cực trị

x, y, z$\geqslant 0$ thỏa mãn: $x^{3}+y^{3}+z^{3}=3$. Tìm Min:

$\frac{x^{3}}{3y+1}+\frac{y^{3}}{3z+1}+\frac{z^{3}}{3x+1}$

 

x, y, z$\geqslant 0$ thỏa mãn: $x^{3}+y^{3}+z^{3}=3$. Tìm Min:

$\frac{x^{3}}{3y+1}+\frac{y^{3}}{3z+1}+\frac{z^{3}}{3x+1}$

Áp dụng AM-GM:$x^{3}+1+1\geq 3x\Rightarrow x^{3}+3\geq 3x+1\Rightarrow \frac{x^{3}}{3x+1}\geq \frac{x^{3}}{x^{3}+3}\Rightarrow \sum \frac{x^{3}}{3y+1}\geq \sum \frac{x^{3}}{y^{3}+3}$

Đặt $x^3=a;y^3=b;z^3=c$ cho dễ nhìn :D thì ta có $a+b+c=3$

Áp dụng Cauchy-Schwarz:$\sum \frac{a^{2}}{ab+3a}\geq \frac{(a+b+c)^{2}}{\frac{(a+b+c)^{2}}{3}+3(a+b+c)}=\frac{3^{2}}{3+3.3}=\frac{3}{4}$

Dấu ''='' xảy ra khi $x=y=z=1$

 

$\frac{x^{3}}{3y+1}+\frac{y^{3}}{3z+1}+\frac{z^{3}}{3x+1}\geq \frac{3}{4}$

Cauchy-Schwarz:

$\frac{x^{3}}{3y+1}+\frac{y^{3}}{3z+1}+\frac{z^{3}}{3x+1}=\frac{x^{6}}{3x^{3}y+x^{3}}+\frac{y^{6}}{3y^{3}z+y^{3}}+\frac{z^{6}}{3z^{3}x+z^{3}}\geq \frac{(x^{3}+y^{3}+z^{3})^{2}}{3(x^{3}y+y^{3}z+z^{3}x)+x^{3}+y^{3}+z^{3}}=\frac{3}{1+(x^{3}y+y^{3}z+z^{3}x)}$

Đến đây ta cần CM: 

$\frac{3}{1+(x^{3}y+y^{3}z+z^{3}x)}\geq \frac{3}{4}\Leftrightarrow x^{3}y+y^{3}z+z^{3}x\leq 3$

Mà: $(x^{3}+x^{3}+1)+(y^{3}+y^{3}+1)+(z^{3}+z^{3}+1)\geq 3(x^{2}+y^{2}+z^{2})\Rightarrow 3\geq (x^{2}+y^{2}+z^{2})$

$\Rightarrow x^{3}y+y^{3}z+z^{3}x\leq 3\Leftrightarrow (x^{2}+y^{2}+z^{2})^{2}\geq 3(x^{3}y+y^{3}z+z^{3}x)$

Đây là 1 BĐT rất nổi tiếng và chặt của giáo sư Vasile Cirtoaje ! :)  

Phức tạp quá cậu ạ  :wacko:




#635247 Xét tất cả các số nguyên dương thỏa mản n là bội của 2003, tìm giá trị bé nhấ...

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 24-05-2016 - 20:00 trong Số học

Cách làm của em có vẻ không đúng lắm vì việc $P<2$ không phải điều kiện để $S_n$ nhỏ hơn 5 vì không phải $n$ càng nhỏ thì $S_n$ càng nhỏ.

Em nghĩ là khi $P<2$ mà $P$ là số tự nhiên thì $P=0$ hoặc $P=1$ thì khi thay vào cái $2003.\overline{P7}$ và những cái tương tự thì khi tính $S(n)$ luôn có $S(n)>5$

P/s:Em cũng thấy lời giải của em nó có phần gượng gạo,anh có ý tưởng hay lời giải nào tốt hơn thì cho tụi em xem với ạ :D




#634555 Tìm $x,y\in \mathbb{Z}^{+}$ để $...

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 21-05-2016 - 20:58 trong Số học

Dựa vào lời giải thú vị của bạn doremon01 mình nghĩ lời giải đó hoàn toàn đúng với bài toán tổng quát: :)

Tìm các số nguyên dương $x,y$ sao cho $\frac{x^{n}y^{n}}{x^{n}+y^{n}}$ là một số nguyên tố. ($n$ nguyên dương)

Thêm nữa mong mọi người hãy góp lời giải ở bài toán sau:

Tìm các số nguyên dương $x,y,z$ sao cho $\frac{x^{2}y^{2}z^{2}}{x^{3}+y^{3}+z^{3}}$ là một số nguyên tố.

($n$ nguyên dương)




#633856 Xét tất cả các số nguyên dương thỏa mản n là bội của 2003, tìm giá trị bé nhấ...

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 18-05-2016 - 11:14 trong Số học

Sao lại có chỗ này???

Vì $S(n)<5$ và $n$ là số nguyên dương đồng thời là bội của $2003$ nên $S(n)\epsilon \left [ 1;4 \right ]$

Mặt khác không tồn tại số nguyên dương nào có tổng các chữ số là 1 mà lại chia hết cho 2003 !

Vậy $S(n)\epsilon \left [ 2;4 \right ]$ 

Để mình chỉnh đoạn đó,có gì góp ý tiếp nhé :) 




#633800 Chứng minh ít nhất 1 trong các số dạng $\pm a_{1};\p...

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 17-05-2016 - 23:18 trong Số học

Đã là số nguyên dương thì làm sao mà $\pm a_i$ có thể có giá trị bằng $0$ ?

Em cũng chưa hiểu lắm,bài này em thử tổng  quát lên từ bài 3 đề thi vào lớp 10 PTNK ngày 2 năm 2000-2001.

 

 

Bài 3:
1) Cho 4 số nguyên dương $\large a_{1},a_{2},a_{3},a_{4}$ sao cho $\large 1 \leq a_{k} \leq k$ với mọi k=1, 2, 3, 4 và tổng $\large S=a_{1}+a_{2}+a_{3}+a_{4}$ là một số chẵn . Chứng minh rằng có ít nhất một trong các số dạng $\large \pm a_{1},\pm a_{2},\pm a_{3},\pm a_{4} $ có giá trị bằng 0 .

2) Cho 1000 số nguyên dương $\large a_{1},a_{2},...,a_{1000}$ sao cho $\large 1 \leq a_{k} \leq k$ với mọi k=1, 2, ..., 1000 và tổng $\large S=a_{1}+a_{2}+...+a_{1000}$ là một số chẵn . Hỏi trong các số dạng $\large \pm a_{1},\pm a_{2},...,\pm a_{1000} $ có số nào bằng 0 hay không ? Giải thích .



#633798 Chứng minh rằng: Với $(-1)$ là số chính phương module $p$...

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 17-05-2016 - 23:11 trong Số học

Chứng minh rằng: Với $(-1)$ là số chính phương module $p$ khi và chỉ khi $p$ có dạng $p=4k+1$

( Lưu ý: p là một số nguyên tố lẻ)

Cho mình hỏi $(-1)$ là số chính phương module $p$ nghĩa là gì?




#633792 Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng các số trên bảng

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 17-05-2016 - 22:54 trong Tổ hợp và rời rạc

Sr vì không biết up hình nên lời giải không được chi tiết lắm:

Đầu tiên là xét đường chéo chính của bảng, đánh số các cột từ $1$ đến $2017$ từ trái sang phải. Gọi $A$ là tập các ô là giao của đường chéo chính với các cột lẻ, $B$ là tập các ô là giao của đường chéo chính với các cột chẵn ( Cột lẻ là các cột được đánh số lẻ, cột chẵn là cột được đánh số chẵn). Gọi $f(A)$ là tổng các số được viết trên các ô thuộc tập $A$, $f(B)$ là tổng các số được viết trên các ô thuộc tập $B$. Từ chỗ này có thể lập luận logic hoặc chứng minh bằng quy nạp rằng tổng các số trên bảng chính bằng $f(A)-f(B)$. Vì các số trên bảng thuộc khoảng $\left [ -10;10 \right ]$ nên $f(A)\geq -10\left | A \right |$, $f(B)\leq 10\left | B \right |$, vì vậy tổng các số trên bảng nhỏ nhất bằng $f(A)-f(B)\geq -10(\left | A \right |+\left | B \right |)=-20170$. Vậy giá trị nhỏ nhất là -20170, chẳng hạn khi tất cả các cột lẻ đều các các ô được viết số -10, các ô còn lại viết số 10

Nhờ bạn chứng minh giúp mình khúc đó được không? :(




#633784 Xét tất cả các số nguyên dương thỏa mản n là bội của 2003, tìm giá trị bé nhấ...

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 17-05-2016 - 22:34 trong Số học

Xét tất cả các số nguyên dương thỏa mản $n$ là bội của 2003, tìm giá trị bé nhất có thể có của $S(n)$

( với $S(n)$ là tổng các chữ số của n) 

Spoiler

Vì số nguyên dương $n$ là bội của $2003$ nên $n$ nhỏ nhất là 2003 có tổng các chữ số là $5$

Ta sẽ chứng minh $MinS_{n}=5$.Thật vậy,giả sử tồn tại $S(n)<5$

Vì $S(n)<5$ và $n$ là số nguyên dương đồng thời là bội của $2003$ nên $S(n)\epsilon \left [ 1;4 \right ]$

Mặt khác không tồn tại số nguyên dương nào có tổng các chữ số là 1 mà lại chia hết cho 2003 

Vậy $S(n)\epsilon \left [ 2;4 \right ]$ 

Suy ra chữ số tận cùng của bội 2003 lần lượt là $1,2,3$

+Nếu bội của 2003 có tận cùng là $1$ thì tồn tại 1 số $\overline{P7}$ sao cho $2003.\overline{P7}$ có $S(n)<5$.

$2003.\overline{P7}=20030.P+2003.7\Rightarrow P<2$.Thử các giá trị thì nhận thấy $S(n)$ trong trường hợp này luôn lớn hơn $5$ ($P$ là số tự nhiên)

+Nếu bội của 2003 có tận cùng là $2$ thì tồn tại 1 số $\overline{P4}$ sao cho $2003.\overline{P4}$ có $S(n)<5$.

$2003.\overline{P4}=20030.P+2003.4\Rightarrow P< 2$.Thử các giá trị thì nhận thấy $S(n)$ trong trường hợp này luôn lớn hơn $5$ ($P$ là số tự nhiên)

+Nếu bội của 2003 có tận cùng là $3$ thì tồn tại 1 số $\overline{P1}$ sao cho $2003.\overline{P1}$ có $S(n)<5$.

$2003.\overline{P1}=20030.P+2003.1\Rightarrow P<2$.Thử các giá trị thì nhận thấy $S(n)$ trong trường hợp này luôn lớn hơn $5$ ($P$ nguyên dương)

Vậy $MinS_{n}=5$ khi $n=2003$




#633622 Cho tam thức bậc hai $P(x)=ax^2+bx+c$ ($a$ khác 0) thỏa m...

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 17-05-2016 - 11:03 trong Đại số

Bài này thì cũng làm tương tự trên thôi

C1: Đồng nhất hệ số

$ax^4 +(b-4a)x^2 +4a-2b+c =a^2x^4 + 2abx^3 + (b+2ac)x^2+2bcx + c^2-2$

Khi đó đồng nhất hệ số, ta được $2ab=0 => b=0 => P(x)=P(-x) $ 

Đúng là sau khi sửa đề thì bài này đã trở nên dễ dàng hơn :)

À bạn đã ghi cách 1 sao lại không ghi luôn cách 2,3,... để mọi người cùng tham khảo nhỉ :D 




#633368 Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng các số trên bảng

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 15-05-2016 - 22:12 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho bảng ô vuông $2017×2017$ ta điền một số thực bất kì thuộc đoạn $[-10,10]$ sao cho tổng $4$ số trong hình vuông con $2×2$ bất kì bằng $0$. Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng các số trên bảng.




#633302 Tìm số nguyên dương $x,y$ sao cho các số $x^2+ky;y^2+kx$...

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 15-05-2016 - 19:08 trong Số học

Tìm số nguyên dương $x,y$ sao cho các số $x^2+ky;y^2+kx$ đều là các số chính phương($k$ là số nguyên dương)

Mặc dù bài này chắc từ thuở nào rồi nhưng xin đào lại :D

Bài này chị chưa tìm ra cách giải tổng quát nhưng xin nêu hướng giải dạng này

Giả sử $x>y$.Xét:

TH1:$k=2m$( $m$ nguyên dương)

$x^2<x^2+2my=a^2<x^2+2mx<x^2+2mx+m^2=(x+m)^2$.Vì $m$ là số cho trước nên xét các giá trị $m=\overline{1,m-1}$ là được

TH2:$k=2m+1$( $m$ nguyên dương)

$x^{2}< x^2+(2m+1)x=a^2< x^2+(2m+2)x+(m+1)^{2}=(x+m+1)^{2}$ Vì $m$ là số cho trước nên xét các giá trị $m=\overline{1,m}$ là được (nhiều quá :( )




#633221 Cho tam thức bậc hai $P(x)=ax^2+bx+c$ ($a$ khác 0) thỏa m...

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 15-05-2016 - 10:36 trong Đại số

Cách 1: Ta có $P(x^2-2) = a(x^2-2)^2 + b(x^2-2) + c = ax^4 +(b-4a)x^2 +4a-2b+c$

                       $P(x^2) -2 = ax^4 + bx^2 +c -2 $

Mà $P(x^2-2) = P(x^2)-2 => b-4a=b => a=0 $ vô lý

Vậy không có $P(x)$ thỏa

 

Cách 2: Ta có $P(-1)=P(1) -2 $

         $a-b+c = a+b+c -2<=>b=1 $

Do đó $P(-x) = ax^2 - bx + c $ khác $P(x) $

Do đó đề sai

Bài này mình lấy từ 1 đề thi giải mãi thấy không ra nên đưa lên nhờ mọi người sửa lại đề cho đúng :D Bạn sửa đề giúp mình được không?

Spoiler




#633212 Chứng minh ít nhất 1 trong các số dạng $\pm a_{1};\p...

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 15-05-2016 - 10:08 trong Số học

Cho $n$ số nguyên dương $a_{1};a_{2};...;a_{n}$ sao cho $1\leq a_{k}\leq k(k=\overline{1,n})$ và tổng $a_{1}+a_{2}+...+a_{n}$ là số chẵn.Chứng minh ít nhất 1 trong các số dạng $\pm a_{1};\pm a_{2};...;\pm a_{n}$ có giá trị bằng 0




#633208 Cho tam thức bậc hai $P(x)=ax^2+bx+c$ ($a$ khác 0) thỏa m...

Đã gửi bởi hoctrocuaHolmes on 15-05-2016 - 09:57 trong Đại số

Cho tam thức bậc hai $P(x)=ax^2+bx+c$ ($a$ khác 0) thỏa mãn điều kiện $P(x^2-2)=P(x^2)-2$.Chứng minh:$P(x)=P(-x)$ với mọi $x$