Đến nội dung

tonarinototoro nội dung

Có 169 mục bởi tonarinototoro (Tìm giới hạn từ 24-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#595385 $\left ( a^{3}+b^{3} \right )^{n...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 25-10-2015 - 22:52 trong Số học

Tìm $a,b,n$ nguyên dương thỏa mãn: $\left ( a^{3}+b^{3} \right )^{n}=4\left ( ab \right )^{2013}$




#589381 Đăng ký tham gia dự thi VMEO IV

Đã gửi bởi tonarinototoro on 16-09-2015 - 20:57 trong Thông báo chung

Họ tên: Nguyễn Thị Thu Giang

Nick trong diễn đàn: tonarinototoro

Năm sinh: 2000

Hòm thư: [email protected]

Dự thi cấp: THCS & THPT




#583137 $2x^2-11x+33=6\sqrt{x+6}$

Đã gửi bởi tonarinototoro on 19-08-2015 - 17:32 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải các phương trình sau:

d)  $2x^2-11x+33=6\sqrt{x+6}$

f)  $\sqrt{3x^2+6x+7}+\sqrt{5x^2+10x+14}=4-2x-x^2$

d,ĐKXĐ: $x\geq6$

$2x^2-11x+33=6\sqrt{x+6}\leq 9+(x+6)$ (bđt Cauchy)$\Rightarrow 2(x-3)^2\leq 0\Rightarrow x=3$

thử lại => nghiệm đúng

f, $PT\Leftrightarrow \sqrt{3(x+1)^2+4}+\sqrt{5(x+1)^2+9}=5-(x+1)^2$

đặt $(x+1)^2=t\geq0$ $=> PT \sqrt{3t+4}+\sqrt{5t+9}=5-t$

$\Leftrightarrow (\sqrt{3t+4}-2)+(\sqrt{5t+9}-3)+t=0\Leftrightarrow t(\frac{1}{\sqrt{3t+4}+2}+\frac{1}{\sqrt{5t+9}+3}+1)=0$ 

biểu thức trong ngoặc thứ hai >0 => $t=0 => x=-1$




#581778 Giải hệ phương trình: (2x-7)(x-y) +1 =0

Đã gửi bởi tonarinototoro on 14-08-2015 - 17:10 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

1. Giải hệ phương trình

b, $\left\{\begin{matrix} (4x^{2}-4xy +4y^{2}-51)(x-y)^{2} +3 =0 & \\ (2x-7)(x-y)+1=0& \end{matrix}\right.$

nhận thấy $x=y$ không phải là nghiệm của hệ. chia pt(1) cho $(x-y)^2$, pt(2) cho $(x-y)$

ta có hệ $\left\{\begin{matrix} 3(x-y)^2+(x+y)^2-51+\frac{3}{(x-y)^2}=0 & & \\ (x-y)+(x+y)-7+\frac{1}{x-y}=0& & \end{matrix}\right.$

đến đây đặt $x-y+\frac{1}{x-y}=a, x+y=b$ ta sẽ thu được 1 hệ đơn giản dễ giải được




#581765 $\left\{\begin{matrix} (y+1)^2+y\sqrt...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 14-08-2015 - 16:56 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Điều kiện: $x+1\geq 2y$

$PT(1)\Leftrightarrow y^2+2y+1+y\sqrt{y^2+1}=x+\frac{3}{2}\Leftrightarrow y^2+2y\sqrt{y^2+1}+y^2+1=2x-4y+2$

$\Leftrightarrow y+\sqrt{y^2+1}=\sqrt{2x-4y+2}$ (chú ý: $y+\sqrt{y^2+1}>0$  $\forall y$)

$\Leftrightarrow 2y+\sqrt{(2y)^2+4}=2\sqrt{2x-4y+2}$

$\Rightarrow 2y+\sqrt{(2y)^2+4}=(x-1)+\sqrt{(x-1)^2+4}$

$\Rightarrow 2y=x-1$

thay vào pt (2) dễ dàng giải ra được x




#581711 $x^2+\sqrt[3]{x^4-x^2}=2x+1$

Đã gửi bởi tonarinototoro on 14-08-2015 - 15:04 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Gpt

$x^2+\sqrt[3]{x^4-x^2}=2x+1$

đặt $\sqrt[3]{x}=a,\sqrt[3]{x^{2}-1}=b$

PT đã cho viết lại thành $\Rightarrow b^3-2a^3+a^2b=0$ -> pt đẳng cấp bậc 3




#580588 $5\left[x\sqrt{x^2+6}+(x+1) \sqrt{x^2+2x+7...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 11-08-2015 - 11:04 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Có $1$ cách giải ở đây

giải bằng cách cấp 2 nhé. bài này mà dùng hàm số thì ngon -_-




#580578 $5\left[x\sqrt{x^2+6}+(x+1) \sqrt{x^2+2x+7...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 11-08-2015 - 10:36 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình:

$5\left[x\sqrt{x^2+6}+(x+1) \sqrt{x^2+2x+7}\right]=13(2x+1)$

 




#579368 GPT : $\sqrt{x^{2}+1}+3\sqrt[3]{x+...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 07-08-2015 - 14:53 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$PT <=> \sqrt{x^{2}+1}-x +3\sqrt[3]{\frac{1}{\sqrt{x^{2}+1}-x}}+3x^{2}-4=0$ (1)

Đặt $t= \sqrt{x^{2}+1}-x$ => $t \epsilon [\sqrt{2}-1;3]$

$PT <=> t+\sqrt[3]{\frac{1}{t}}+3x^{2}-4=0$

Xét $f(t)=t+\sqrt[3]{\frac{1}{t}}-4 ( t\epsilon [\sqrt{2}-1;3])$

Đạo hàm -> BBT -> $f(t)_{Min}=0$ khi t=1.

Từ đó suy ra $t+\sqrt[3]{\frac{1}{t}}+3x^{2}-4\geq =0$

Suy ra x=0 là nghiệm của PT

đây là toán THCS mà sao dùng đạo hàm -_-

biến đổi như PT(1) ở trên rồi đặt $\sqrt[3]{\sqrt{x^2+1}-x}=t (t>0)$ => $VT(1)= t^{3}+\frac{3}{t}-4=\frac{(t-1)^2(t^2+2t+3)}{t}\geq 0$ với $t>0$




#579365 $\sum \sqrt{\frac{a^{2}}{a^...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 07-08-2015 - 14:35 trong Bất đẳng thức và cực trị

sử dụng bđt C-S

$VT=\sum \frac{a\sqrt{1+b+c}}{\sqrt{(a^2+b+c)(1+b+c)}}\leq\sum \frac{a\sqrt{1+b+c}}{\sqrt{(a+b+c)^2}}=\frac{\sum \sqrt{a}\sqrt{a(1+b+c)}}{a+b+c}\leq \frac{\sqrt{\sum a.(\sum a+2\sum ab)}}{\sum a}=\sqrt{1+\frac{2\sum ab}{\sum a}}\leq \sqrt{3}$

(do $\frac{\sum ab}{\sum a}\leq \frac{\sum a}{3}\leq \frac{\sqrt{3\sum a^{2}}}{3}=1$)




#579362 $\begin{cases}\sqrt{x+1}+\sqrt{y...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 07-08-2015 - 14:05 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$\left\{\begin{matrix} \sqrt{x+1}+\sqrt{y+1}=2 & & \\ \frac{72xy}{x-y+29\sqrt[3]{x^2-y^2}=4} & & \end{matrix}\right.$

bạn xem lại đề thử xem có sai không. nếu mình không nhầm thì đề đúng là $\begin{cases} \sqrt{x+1}+\sqrt{y+1}=2 \\ \frac{72xy}{x-y}+29\sqrt[3]{x^{2}-y^{2}}=4 \end{cases}$




#578140 Đề thi Trại hè Hùng Vương lần thứ XI 2015

Đã gửi bởi tonarinototoro on 03-08-2015 - 14:02 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

đề thi khối 10

câu 1, nhân liên hợp với x=1

câu 3,

$\sum \frac{x}{x^{4}+1+2xy}\leq \sum \frac{x}{2x^{2}+2xy}\leq \frac{3}{4}\Leftrightarrow \sum \frac{1}{x+y}\leq \frac{3}{2}$

$3=\sum \frac{1}{x}=\frac{1}{2}\left ( \left ( \frac{1}{x}+\frac{1}{y} \right )+\left ( \frac{1}{y} +\frac{1}{z}\right ) +\left ( \frac{1}{z}+\frac{1}{x} \right )\right )\geq \frac{1}{2}.\sum \frac{4}{x+y}\Rightarrow \sum \frac{1}{x+y}\leq \frac{3}{2}$

từ 2 điều trên ta có đpcm




#568591 Tìm quãng đường đi bộ của người 2 và người 3?

Đã gửi bởi tonarinototoro on 28-06-2015 - 06:16 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

hình như đề bài nhầm thì phải :( , vận tốc của người đi bộ là 4km/h, nếu là 3 ra số lẻ. mình sẽ giải với đề là 4km/h

(đây là 1 câu trong đề khảo sát đội tuyển lí trường mình)

gọi thế này cho dễ =)) : người thứ nhất=ng1, người thứ hai=ng2, người thứ ba=ng3

gs ng1 để ng2 ở D và quay lại đón ng3 ở C (ko vẽ được hình, thông cảm :3 )

quãng đường ng1 đi là AD+DC+CB=AB+2CD (km)

ng1 đi qđ đó trong thời gian 9-8=1h với vận tốc 16km/h => AB+2CD=16 km => CD=4km

qđ đi bộ của ng3 là AC. đặt AC=x (km) thì ta có pt $\frac{x}{4}+\frac{8-x}{16}=1$. giải ra được $x=\frac{8}{3}$

qđ đi bộ của ng2 là DB=AB-AC-CD=$\frac{8}{3}$ km

 

Không liên quan

Đề còn giả thiết nào nữa không bạn, người thứ nhất đạp xe vẫn giữ nguyên vận tốc 16km/h khi về chở người thứ 3 hay là có thay đổi như thế nào ??

 klq nhưng bạn thắc mắc giống hệt bạn mình (xong nó bị cô mắng 1 trận te tua :)) )




#567954 Giải phương trình $x^3+\frac{x^3}{(x-1)^3}+...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 24-06-2015 - 21:30 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

chú ý $x+\frac{x}{x-1}=x.\frac{x}{x-1}$ là được




#567547 Tính tổng $a^{1981}+\frac{1}{a^{1981...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 22-06-2015 - 22:35 trong Đại số

$a^2+a+1=0\Rightarrow a^3+a^2+a=0\Rightarrow $$a^3=1\Rightarrow a^{1981}=1$

chỗ này là sao vậy thầy  :mellow:




#567545 Tính tổng $a^{1981}+\frac{1}{a^{1981...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 22-06-2015 - 22:31 trong Đại số

Cho $a^2+a+1=0$. Tính tổng $a^{1981}+\frac{1}{a^{1981}}$

$a^{2}+a+1=0\Rightarrow a\neq 1\Rightarrow (a-1)(a^{2}+a+1)=0\Rightarrow a^{3}=1$

$a^{1981}+\frac{1}{a^{1981}}=a.(a^{3})^{660}+\frac{1}{(a^{3})^{660}}=a+\frac{1}{a}=\frac{a^{2}+1}{a}=\frac{-a}{a}=-1$




#567089 $\begin{cases}2x + y+ xy = 14 \\ x ^ 3 + 3x^2 + 3x - y -...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 20-06-2015 - 14:51 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$\left\{\begin{matrix}2x + y+ xy = 14 & & \\ x ^ 3 + 3x^2 + 3x - y - 1 = 0 & & \end{matrix} \right.$

biến đổi tương đương ta được hệ sau $\left\{\begin{matrix} (x+1)(y+2)=16 & & \\ (x+1) ^{3}=y+2& & \end{matrix}\right.$

nhân vế với vế ta có $(x+1)^{4}(y+2)=16(y+2)$ suy ra $y+2=0$ hoặc  $(x+1)^{4}=16$




#567086 $ax^2+bx+c=0$ không có nghiệm hữu tỉ

Đã gửi bởi tonarinototoro on 20-06-2015 - 14:40 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

gs pt đã cho có nghiệm hữu tỉ

$\Delta =b^{2}-4ac\in \mathbb{Z}\Rightarrow  b^{2}-4ac=k^{2} (k\in \mathbb{N})$

do b lẻ nên k cũng lẻ $=>b^{2}\equiv 1(mod 8),k^{2}\equiv 1(mod 8)\Rightarrow a^{2}-k^{2}\vdots 8\Rightarrow  4ac\vdots 8$ -> vô lí do a,c lẻ
vậy điều gs là sai => KL...



#566994 $\frac{a^{2}}{(b-c)^{2}}+...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 19-06-2015 - 22:12 trong Bất đẳng thức và cực trị

1 cách trình bày khác (ý tưởng thì vẫn giống bài của bạn Hùng)

BĐT cần cm tương đương với $\frac{a^{2}}{(b-c)^{2}}+\frac{b^{2}}{(c-a)^{2}}+\frac{c^{2}}{(a-b)^{2}}\geq 2$

đặt $(\frac{a}{b-c};\frac{b}{c-a};\frac{c}{a-b})=(x;y;z)$

$\Rightarrow (x+1)(y+1)(z+1)=(x-1)(y-1)(z-1) (=\frac{(a+b-c)(b+c-a)(c+a-b)}{(a-b)(b-c)(c-a)})$

$\Rightarrow 2\sum xy=-2 $

mà $\sum x^{2}\geq- 2\sum xy\Rightarrow \sum x^{2}\geq 2 $ => ta có đpcm

dấu "=" xảy ra <=> $x+y+z=0 <=> \frac{a}{b-c}+\frac{b}{c-a}+\frac{c}{a-b}=0$

 

 1 bài toán tương tự : cho a,b,c là các số thực đôi một phân biệt. CMR $\frac{\left ( a+b \right )^{2}}{\left ( a-b \right )^{2}}+\frac{\left ( b+c \right )^{2}}{\left ( b-c \right )^{2}}+\frac{\left ( c+a \right )^{2}}{\left ( c-a \right )^{2}}\geq 2$

cm hoàn toàn tương tự như trên




#566827 Tìm a,b là số tự nhiên sao cho $a+b^2$ chia hết cho $a^2b-1...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 19-06-2015 - 10:57 trong Số học

xét các TH sau:

+)$ a=0$ => mọi $b$ là STN đều tm đề bài

+)$b=0$ => mọi $a$ là STN đều tm đề bài

+) $a\geq1,b\geq1$

$a+b^{2}\vdots a^{2}b-1\Rightarrow a+b^{2}=k\left ( a^{2}b-1 \right )$ vì $a\geq1,b\geq1$ nên $k\in \mathbb{N}*$

$\Rightarrow a+k=b(ka^{2}-b)\Rightarrow a+k=mb$ với $m=ka^{2} -b (m\in N*)$

từ trên ta có $(m-1)(b-1)=mb-(m+b)+1=a+k-ka^{2}+1=(a+1)(k-ka+1)$
do $m,b\in \mathbb{N}*$ nên $(m-1)(b-1)\geq 0$
$\Rightarrow (a+1)(k-ka+1)\geq 0\Rightarrow k-ka+1\geq 0\Rightarrow 1\geq k(a-1)$
tới đây chỉ có thể xảy ra 2 TH: $k(a-1)=0$ hoặc $k(a-1)=1$ 
xét pt ước số đơn giản là ra ngay



#566536 Giải phương trình: $x^{4}=8x+7$

Đã gửi bởi tonarinototoro on 17-06-2015 - 23:28 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Đề bài: Giải phương trình: $x^{4}=8x+7$

PT đã cho $\Leftrightarrow x^{4}+2x^{2}+1=2\left ( x^{2}+4x+4 \right )\Leftrightarrow \left ( x^{2}+1 \right )^{2}=2\left ( x+2 \right )^{2}$

đến đây dễ giải rồi 




#566530 $\sqrt{15}-\frac{a}{b}>...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 17-06-2015 - 23:10 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài này chỉ cần chú ý: $\sqrt{15}>\frac{a}{b}=> a^2<15b^2\Rightarrow a^2\leqslant 15b^2-1$

Xét xem SCP có thể chia 15 dư bao nhiêu, rùi lùi xuống...

trình bày lại cho rõ ràng :))

 

cho a,b là các số nguyên dương thỏa mãn $\sqrt{15}-\frac{a}{b}> 0$. chứng minh rằng $\sqrt{15}-\frac{a}{b}> \frac{1}{ab}$

$\sqrt{15}-\frac{a}{b}> 0\Rightarrow 15b^{2}> a^{2}\Rightarrow 15b^{2}\geq a^{2}+1$

do $a^{2}+1$ không chia hết cho 3 và $a^{2}+2$ không chia hết cho 5 nên $15b^{2}$ không thể bằng  $a^{2}+1$ hoặc $a^{2}+2$

$=> 15b^{2}\geq a^{2}+3\Rightarrow 15b^{2}\geq a^{2}+2+\frac{1}{a^{2}}=\left ( a+\frac{1}{a} \right )^{2}\Leftrightarrow  \sqrt{15}b\geq a+\frac{1}{a}\Leftrightarrow \sqrt{15}-\frac{a}{b}\geq \frac{1}{ab}$

dấu "=" không xảy ra nên ta có đpcm




#566527 $\sqrt{15}-\frac{a}{b}>...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 17-06-2015 - 22:57 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đề bài sai với a=b=0,0001

chú ý a,b nguyên dương nhé bạn




#566446 $\sqrt{15}-\frac{a}{b}>...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 17-06-2015 - 16:32 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bạn giải sai rồi, ở chỗ này là $a^2-\sqrt{13}ab+1<0$ nhé

Đề sai với $a=18$ và $b=5$ nhé :D

thông cảm tí gõ nhầm :)) . là $\sqrt{15}$ chứ không phải $\sqrt{13}$ :3




#566404 $\sqrt{15}-\frac{a}{b}>...

Đã gửi bởi tonarinototoro on 17-06-2015 - 11:58 trong Bất đẳng thức và cực trị

cho a,b là các số nguyên dương thỏa mãn $\sqrt{15}-\frac{a}{b}> 0$. chứng minh rằng $\sqrt{15}-\frac{a}{b}> \frac{1}{ab}$