Đến nội dung

quanchun98 nội dung

Có 32 mục bởi quanchun98 (Tìm giới hạn từ 24-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#594815 $x^{4}+7^{x}+47=y^{2}$

Đã gửi bởi quanchun98 on 22-10-2015 - 13:50 trong Số học

Tìm nghiệm nguyên dương của PT sau: $x^{4}+7^{x}+47=y^{2}$ ( Theo phương pháp mof thì đã tìm được 2 cặp là (4;52),(4;-52))




#593052 Chứng minh đường tròn (AMN) tiếp xúc 1 đường cố định

Đã gửi bởi quanchun98 on 10-10-2015 - 14:53 trong Hình học

Xét phép nghịch đảo cực A phương tích k>0 bất kì thì dễ thấy E, F chính giữa cung BC nhỏ và lớn của (ABC). Và dễ thấy MN song song với BC nên đường tròn (AMN) tiếp xúc với (ABC).




#588590 p là ước của $a^{n}+b^{n}+c^{n}$

Đã gửi bởi quanchun98 on 12-09-2015 - 20:44 trong Số học

Cho $p$ là số nguyên tố thỏa mãn $\frac{p-1}{2}$ cũng là số nguyên tố và $a,b,c$ là các số nguyên dương không chia hết cho $p$. Chứng minh rằng có nhiều nhất $1+\sqrt{2p}$ số nguyên dương n thỏa mãn $n<p$ và $p$ là ước của $a^{n}+b^{n}+c^{n}$




#576111 $xf\left ( 2f\left ( y \right )-x \right )+y^{2...

Đã gửi bởi quanchun98 on 28-07-2015 - 10:47 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{Z}\rightarrow \mathbb{Z}$ thỏa mãn phương trình:

$xf\left ( 2f\left ( y \right )-x \right )+y^{2}f\left ( 2x-f\left ( y \right ) \right )=\frac{f\left ( x \right )^{2}}{x}+f\left ( yf\left ( y \right ) \right )\forall x,y\in \mathbb{Z},x\neq 0$




#576107 $f\left ( f\left ( y \right )+x^{2}+1\righ...

Đã gửi bởi quanchun98 on 28-07-2015 - 10:33 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn:

$f\left ( f\left ( y \right )+x^{2}+1\right )+2x=y+ f\left ( x+1 \right )^{2}$




#576101 $xf\left (y \right )+f\left (xf\left (y \right...

Đã gửi bởi quanchun98 on 28-07-2015 - 10:27 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn: 

$xf\left (y \right )+f\left (xf\left (y \right ) \right )-xf\left (f\left (y \right ) \right )-f\left (xy \right )=2x+f\left (y \right )-f\left (x+y \right )$




#575331 $xf\left ( xy \right )+xyf\left ( x \right )\ge...

Đã gửi bởi quanchun98 on 25-07-2015 - 20:12 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn điều kiện: 

$xf\left ( xy \right )+xyf\left ( x \right )\geq f\left ( x^{2} \right )f\left ( y \right )+x^{2}y\forall x,y\in \mathbb{R}$




#575322 $f\left ( y^{2}+2xf\left ( y \right )+f\le...

Đã gửi bởi quanchun98 on 25-07-2015 - 19:55 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn điều kiện:

$f\left ( y^{2}+2xf\left ( y \right )+f\left ( x \right )^{2} \right )=\left ( y+f\left ( x \right ) \right )\left ( x+f\left ( y \right ) \right )\forall x,y\in \mathbb{R}$

 




#572439 số báo tháng 7/2015

Đã gửi bởi quanchun98 on 14-07-2015 - 16:14 trong Toán học & Tuổi trẻ

Ai có link toán học tuổi trẻ tháng 7/2015 không cho em xin cái. em cảm ơn




#570476 Chứng minh A,K,X,Y cùng thuộc một đường tròn

Đã gửi bởi quanchun98 on 08-07-2015 - 09:46 trong Hình học

(AXY) lần lượt cắt (O), AB, AE, AC tại K', Q, P, R. Kẻ XM, XN vuông góc với AB và AE dễ thấy hai tam giác  XMQ và XNP bằng nhau do đó AQ+AP=AM+AN=AB+AE-BE. Tương tự AP+AR=AE+AC-CE. Do đó AB-AQ=AC-AR hay BQ=CR. Dễ thấy hai tam giác K'QB và K'RC đồng dạng mà BQ=CR nên K'B=K'C nên K' trùng K. Suy ra A,K,X,Y đồng viên.




#570186 $\sum a\sqrt{a^{2}+2bc}\geq \sqr...

Đã gửi bởi quanchun98 on 06-07-2015 - 11:34 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho a, b, c không âm, chứng minh bất đẳng thức: $\sum a\sqrt{a^{2}+2bc}\geq \sqrt{3}\sum ab$




#562282 Tam giac ABC (AB>AC) nội tiếp... chứng minh D;I;E thẳng hàng

Đã gửi bởi quanchun98 on 29-05-2015 - 16:16 trong Hình học

$\Delta AEH\sim \Delta CDH,\Delta AEM\sim \Delta CDN\Rightarrow \frac{EH}{DH}=\frac{AE}{CD}=\frac{EM}{DN}\Rightarrow \frac{EH}{EM}.\frac{IM}{IN}.\frac{DN}{DH}=1$ suy ra D, E, I thẳng hàng (menelaus dảo).




#562103 CMR tâm ngoại tiếp tam giác DKL thuộc một đường thẳng cố định.

Đã gửi bởi quanchun98 on 28-05-2015 - 15:01 trong Hình học

Cho tam giác ABC cố định với $\widehat{A}=60^{^{\circ}}$. D bất kì chạy trên BC. Gọi K, L là tâm ngoại tiếp tam giác ADB, ADC. CMR tâm ngoại tiếp tam giác DKL thuộc một đường thẳng cố định.




#562098 $\sum \sqrt{a+1}\geq \sqrt{15+\s...

Đã gửi bởi quanchun98 on 28-05-2015 - 14:40 trong Bất đẳng thức - Cực trị

 Bài toán : Cho các số thực $a,b,c$ không âm thoả mãn $a+b+c\in [3;6]$. Chứng minh : 

$$\sqrt{a+1}+\sqrt{b+1}+\sqrt{b+1}\geq \sqrt{15+ab+bc+ca}$$

Có hai cái $\sqrt{b+1}$ ak




#561918 Giải hệ: $\left\{\begin{matrix} 2y^{3...

Đã gửi bởi quanchun98 on 27-05-2015 - 16:35 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Từ PT 1 suy ra $2\left ( \sqrt{1-x} \right )^{3}+\sqrt{1-x}=2\left ( y-1 \right )^{3}+y-1\Rightarrow y-1=\sqrt{1-x}$ sau đó rút x ra thế vào PT 2 đặt t=y-1 rồi giải tiếp ( biến đổi tương đương hoặc nhân liên hợp(.




#561917 Chứng minh rằng tâm đường tròn nội tiếp của tam giác AHK là trực tâm của tam...

Đã gửi bởi quanchun98 on 27-05-2015 - 16:23 trong Hình học

Gọi r, R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác AHK và ABC. Ta có $\frac{r}{R}=\frac{AK}{AC}=cosA$.

Gọi J là trực tâm tam giác ADE, M là trung điểm DE, Dễ thấy M là trung điểm IJ và $2R^{2}=2ID^{2}=2IM.IA=IJ.IA\Rightarrow \frac{IJ}{IA}=\frac{2R^{2}}{IA^{2}}=2sin^{2}\frac{A}{2}=1-cosA\Rightarrow \frac{AJ}{AI}=cosA=\frac{r}{R}$. Do đó J là tâm nội tiếp tam giác AHK.




#561857 Chứng minh rằng IJ đi qua tâm nội tiếp tam giác ABC.

Đã gửi bởi quanchun98 on 27-05-2015 - 10:41 trong Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Đường tròn (O1) tiếp xúc với AB, AC tại P, Q và tiếp xúc trong với (O). Tiếp tuyến của (O1) song song với BC cắt các đoạn AB, AC tại D, E. Gọi I là giao điểm của BE và CD, J là giao điểm của BQ và CP. Chứng minh rằng IJ đi qua tâm nội tiếp tam giác ABC.




#561717 CMR AE, BD, KP đôi một song song hoặc đồng quy.

Đã gửi bởi quanchun98 on 26-05-2015 - 18:59 trong Hình học

Tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). Phân giác AI, BI cắt (O) tại D, E. DE cắt AC, BC tại F, G. Đường thẳng qua F song song với AD cắt đường thẳng qua G song song với BE tại P. Tiếp tuyến tại A, B của (O) cắt nhau tại K. CMR AE, BD, KP đôi một song song hoặc đồng quy.




#561716 CMR FH, KE, MI đồng quy.

Đã gửi bởi quanchun98 on 26-05-2015 - 18:55 trong Hình học

Cho tam giác ABC không cân, nội tiếp (O). Tiếp tuyến tại B, C cắt nhau tại S. Tiếp tuyến tại A của (O) cắt BC tại T. M là trung điểm AC. P, Q, I lần lượt là giao điểm của Tm với AB, AS với BC, AQ với CP. E, F lần lượt thuộc MP, MQ sao cho IE song song với MQ, IF song song với MP. AS cắt MP tại H. MQ giao CP tại K. CMR FH, KE, MI đồng quy.




#561711 $P=f(x)=\frac{2(\sqrt{x^{2}+1}-x)}{1+(\sqrt{x^{2}+1}-x)^{...

Đã gửi bởi quanchun98 on 26-05-2015 - 18:45 trong Bất đẳng thức và cực trị

$P=\frac{2}{\sqrt{x^{2}+1}+x+\sqrt{x^{2}+1}-x}+\frac{2x}{\sqrt{x^{2}+1}}=\frac{2x+1}{\sqrt{x^{2}+1}}=\sqrt{5-\frac{\left ( x-2 \right )^{2}}{x^{2}+1}}\leq \sqrt{5}$. Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi x=2




#561697 Mọi người làm giúp mình với, bài này khó quá, nghĩ mãi không ra

Đã gửi bởi quanchun98 on 26-05-2015 - 16:52 trong Tổ hợp và rời rạc

Từ ví dụ nhỏ sau: Xét trên mặt phẳng tọa độ các điểm nguyên, xét một hình vuông 3x3 bất kì chứa 9 điểm nguyên trong mặt phẳng. Vẽ các đoạn thẳng nối tiếp nhau tạo thành một đường gấp khúc sao cho đường gấp khúc ngày đi qua hết 9 điểm nguyên trong hình vuông kia. Tìm số đoạn thẳng ít nhất trong đường gấp khúc trên.

 

Dể thấy trong trường hợp 3x3 thì giá trị nhỏ nhất này là 4. Vậy với hình vuông nxn thì giá trị nhỏ nhất này là bao nhiêu? liệu có công thức tổng quát không. Mọi người làm giúp mình với.




#561691 $P(x)=(x^2+1)^n+p$

Đã gửi bởi quanchun98 on 26-05-2015 - 16:15 trong Đa thức

Bài này sử dụng tiêu chuẩn Schonemann's: Cho $A(x)=f^{n}(x)+pg(x)$ với $n\geq 1$, p là số nguyên tố và f,g là đa thức hệ số nguyên sao cho $degf^{n}>degg$. Giả sử tồn tại p để $\bar{f}$ bất khả quy trong $\mathbb{Z}_{p}[x]$ và $\bar{g}$ không chia hết cho $\bar{f}$. Khi đó A BKQ trong $\mathbb{Z}[x]$.

Chứng minh: Giả sử $A[x]=A_{1}[x].A_{2}[x]$ với $degA_{1}\geq 1, degA_{2}\geq 1$. Xét trong $\mathbb{Z}_{p}[x]$ ta có $\bar{A_{1}}.\bar{A_{2}}=\left ( \bar{f} \right )^{n}$. Từ đó suy ra tồn tại $g_{1},g_{2}\in \mathbb{Z}[x]$ và các số nguyên u,v sao cho u+v=n và $A_{1}=f^{u}+pg_{1},A_{2}=f^{v}+pg_{2}$ trong đó $degg_{1}<udegf$ và $degg_{2}<vdegf$. Từ đây suy ra $g=f^{u}g_{2}+f^{v}g_{1}+pg_{1}g_{2}$ (1). Do $A_{1}\neq 1$ nên u>0 và v>0. Giả sử $u\leq v$, khi đó từ (1) suy ra tồn tại $h\in \mathbb{Z}[x]$ sao cho $g=f^{u}.h+pg_{1}g_{2}$. Chuyển qua  $\mathbb{Z}_{p}[x]$ ta được $\bar{g}$ chia hết cho $\bar{f}$, mâu thuẫn với giả thiết. Vậy A BKQ trong $\mathbb{Z}[x]$.

Trở lại bài toán: Vì p là số nguyên tố có dạng 4k+3 nên phương trình $x^{2}+1\equiv 0\left ( mod p \right )$ vô nghiệm, do đó $x^{2}+1$ BKQ trong   $\mathbb{Z}_{p}[x]$. Áp dụng tiêu chuẩn trên với $f\left ( x \right )=x^{2}+1,g\left ( x \right )=1$ ta suy ra P(x) BKQ trong $\mathbb{Z}[x]$.




#561648 Cho đường tròn $(O)$...Chứng minh $AB.CD=AD.BC$

Đã gửi bởi quanchun98 on 26-05-2015 - 09:42 trong Hình học

Phần a) sử dụng tính chất của tứ giác điều hòa, phần  sử dụng tính chất hàng điểm điều hòa.




#561627 $\dfrac{ab}{b+c}+\dfrac{bc}...

Đã gửi bởi quanchun98 on 26-05-2015 - 00:13 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Ta chỉ cần chứng minh $\frac{c\left ( a+b \right )+ab}{b\left ( b+a \right )}+\frac{a\left ( b+c \right )+bc}{c\left ( c+b \right )}+\frac{b\left ( c+a \right )+ca}{a\left ( a+c \right )}\geq \frac{9}{2} \Leftrightarrow \frac{c}{b}+\frac{b}{a}+\frac{a}{c}+\frac{a}{a+b}+\frac{b}{b+c}+\frac{c}{c+a}\geq \frac{9}{2} \Leftrightarrow \frac{c+b}{b}+\frac{b+a}{a}+\frac{a+c}{c}+\frac{a}{a+b}+\frac{b}{b+c}+\frac{c}{c+a}\geq \frac{15}{2}$. Áp dụng BĐT AM-GM ta có: $\frac{a+b}{4a}+\frac{a}{a+b}+\frac{b+c}{4b}+\frac{b}{b+c}+\frac{c+a}{4c}+\frac{a}{c+a}+\frac{3}{4}\left ( \frac{a+b}{a}+\frac{b+c}{b}+\frac{c+a}{c} \right )\geq 3+\frac{3}{4}\left ( 3+\frac{b}{a}+\frac{c}{b}+\frac{a}{c} \right )\geq \frac{15}{2}.$




#561594 Đề thi Olympic 30/4 chính thức lần thứ XXI năm 2015 (lớp 11)

Đã gửi bởi quanchun98 on 25-05-2015 - 21:44 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Thử câu hình xem. Đầu tiên ta cm bổ đề sau: Cho tam giác ABC. D, E, F lần lượt thuộc các cạnh BC, CA, AB sao cho AD, BE, CF đồng quy.Gọi I là trung điểm của EF, AI cắt DE tại H. Chứng minh EF song song với BH. Cái này đơn giản, chỉ cần dùng định lý menelaus và hàng điểm điều hòa là ra.

Trở lại bài toán: Gọi H, K lần lượt là giao điểm của FP, EP với AM. Đầu tiên ta chứng minh AP, BE, CF đồng quy. Gọi D là giao điểm của EF với BC. Sử dụng định lý menelaus ta cm được $\frac{DB}{DC}=\frac{BF}{CE}$. Tiếp theo ta chứng minh được $\widehat{MBF}+\widehat{MCE}=90^{\circ}\Rightarrow \widehat{MBF}=\widehat{EMC}$ nên $\Delta MBF\sim \Delta CME\Rightarrow \frac{MB}{MC}=\frac{BF}{ME}=\frac{MF}{CE}\Rightarrow \frac{BF}{CE}=\frac{MB^{2}}{MC^{2}}$. lại có MP đi qua O nên MP là đối trung trong tam giác BMC suy ra $\frac{PB}{PC}=\frac{MB^{2}}{MC^{2}}=\frac{BF}{CE}=\frac{DB}{DC}\Rightarrow \left ( D,P,B,C \right )=-1$ nên AP, BE, CF đồng quy.

Tiếp theo, sử dụng bổ đề ta được BK, CH song song với EF hay BK, CH vuông góc với AM. Ta có $\widehat{KFE}+\widehat{FEH}=\widehat{KBM}+\widehat{MCH}+2\widehat{MFE}=\widehat{ABK}+\widehat{ACH}-90^{\circ}+\widehat{BAC}=90^{\circ}$ nên FK vuông góc với HE. Do đó K là trực tâm tam giác HEF, suy ra PE vuông góc với PF (đpcm).