Đến nội dung

ngtrungkien019a nội dung

Có 39 mục bởi ngtrungkien019a (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#617542 $\sum \frac{a}{3a+b+c}\leq \frac...

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 28-02-2016 - 21:46 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c là các số dương, chứng minh rằng: 

T= $\sum \frac{a}{3a+b+c}\leq \frac{3}{5}$




#617506 Cho tam giác ABC vuông tại A,đường cao AH,M là trung điểm của BH .Kẻ HK vuông...

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 28-02-2016 - 20:41 trong Hình học

Sai đề à, bằng sao được

chắc là sai đề




#617410 Cho tam giác ABC vuông tại A,đường cao AH,M là trung điểm của BH .Kẻ HK vuông...

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 28-02-2016 - 15:59 trong Hình học

Cho tam giác ABC vuông tại A,đường cao AH,M là trung điểm của BH .Kẻ HK vuông góc với AM.Chứng minh: KB=KA




#617243 \frac{x^{2}}{a^{2}}+\frac...

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 27-02-2016 - 19:56 trong Bất đẳng thức và cực trị

Lộn đề rồi anh,đề là không có đẳng thức xảy ra,em ghi lộn.




#617231 \frac{x^{2}}{a^{2}}+\frac...

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 27-02-2016 - 19:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

Gọi a,b,c là độ dài ba cạnh của một tam giác có ba góc nhọn.Chứng minh rằng với mọi số thực x,y,z ta luôn có: $\frac{x^{2}}{a^{2}}+\frac{y^{2}}{b^{2}}+\frac{z^{2}}{c^{2}}\geqslant \frac{2x^{2}+2y^{2}+2z^{2}}{a^{2}+b^{2}+z^{2}}$

Đề có gì sai không mấy anh chị.




#617228 Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức S= $\frac{3}{b+c-...

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 27-02-2016 - 19:03 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c là độ dài ba cạnh của một tam giác thỏa mãn điều kiện 2c+b=abc.Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức S= $\frac{3}{b+c-a}+\frac{4}{c+a-b}+\frac{5}{a+b-c}$




#616421 Topic hình học THCS

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 22-02-2016 - 17:57 trong Hình học

Cho đường thảng d và một điểm A cố định nằm ngoài d. H là hình chiếu vuông góc của A xuống d. Hai điểm B,C thay đổi trên d sao cho góc BAC vuông.Gọi E,F lần lượt là hình chiếu vuông góc của H xuống AB,AC.

C/m : B,E,F,c thuộc một đường tròn (O) (đã làm)

c/m Đường tròn (O) luôn đi qua 2 điểm cố định,




#616078 Tìm nghiệm nguyên: $2+x+x^{2}=y^{2}$

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 20-02-2016 - 14:40 trong Đại số

$2+x+x^{2}=y^{2} \Leftrightarrow 8+4x+4x^{2}=4y^{2} \Leftrightarrow (2x+1)^{2} +7 = (2y)^{2} \Leftrightarrow (2y-2x-1)(2y+2x+1)=7$ tới đây dễ rồi bạn tự làm nha




#615934 Giaỉ $\sqrt{x^{2}-x+1}+\sqrt{x^{...

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 19-02-2016 - 20:41 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Cách này đúng không mấy anh:
$\sqrt{x^{2}-x+1}+\sqrt{x^{2}+7x+1}=4\sqrt{x} \Leftrightarrow \sqrt{x^{2}-x+1}-\sqrt{x}+\sqrt{x^{2}+7x+1}-3\sqrt{x}\Leftrightarrow \frac{x^{2}-2x+1}{\sqrt{x^{2}-x+1}+\sqrt{x}}+\frac{x^{2}-x+1}{\sqrt{x^{2}+7x+1}-3\sqrt{x}} \Leftrightarrow (x-1)^{2}.Q=0$ 




#615888 Tiếp sức bất đẳng thức

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 19-02-2016 - 19:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 84:
Cho x,y>0 thỏa mãn x,$x^{2}+y^{2}=1$.Tìm min và max của:

$P=x^{3}+y^{3}$




#615647 Chuyên Đề Số Nguyên Tố

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 17-02-2016 - 21:57 trong Đại số

Còn câu b bài 1 thì sao bạn

Phân tích đa thức thành nhân tử rồi lí luận là ra mà câu a cũng v




#615542 $\sqrt{3x-2}-\sqrt{x+1}= 2x^2-x-3$

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 17-02-2016 - 13:31 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$\sqrt{3x-2}-\sqrt{x+1}= 2x^2-x-3 \Leftrightarrow \frac{3x-2 - x -1}{\sqrt{3x-2}+\sqrt{x+1}}= (2x-3)(x+1) \Leftrightarrow \frac{2x -3}{\sqrt{3x-2}+\sqrt{x+1}}- (2x-3)(x+1)=0 \Leftrightarrow (2x-3)(\frac{1}{\sqrt{3x-2}+\sqrt{x+1}}-1)=0$

 

Rồi giải nghiệm ra 




#615541 $\sqrt{3x-2}-\sqrt{x+1}= 2x^2-x-3$

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 17-02-2016 - 13:25 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$\sqrt{3x-2}-\sqrt{x+1}= 2x^2-x-3$

 

câu này liên hợp mà bạn,liên hợp dễ hơn,bình phương lên bậc cao khó giải




#615028 $\begin{cases}x^{3}+4y-y^{3}-16x=0 \\ y^{2}=5x^{2}+4...

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 14-02-2016 - 19:59 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$(2) \iff y^2-5x^2=4$

 

Ta có:

 

$(1) \iff x^3+(y^2-5x^2)y-y^3-4(y^2-5x^2)x=0$

 

$\iff x^3-5x^2y-4xy^2+20x^3=0$

 

$\iff 21x^3-5x^2y-4xy^2=0$

 

$\iff x(7x-4y)(3x+y)=0$

 

$\iff x=0$    v    $7x=4y$    v     $3x=-y$

 

Đễn đây bạn thay vào PT(2) là ra.

sao có thể làm vậy được hay vậy bạn,do kinh nghiệm làm lâu hay là tư duy 




#615018 $\begin{cases}x^{3}+4y-y^{3}-16x=0 \\ y^{2}=5x^{2}+4...

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 14-02-2016 - 19:31 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

1). (1) $\frac{x}{x^{2}-y}+\frac{5y}{x+y^{2}}=4$

      (2) $5x+y+\frac{x^{2}-5y^{2}}{xy}=5$

2).(1)$x^{3}+4y-y^{3}-16x=0$

     (2) $y^{2}=5x^{2}+4$

P/s sao em bấm dấu ngoặc "{" để làm hệ mà không được




#614827 Giải phương trình

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 14-02-2016 - 08:32 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phuơng trình :

1)$\sqrt{\frac{42}{5-x}} +\sqrt{\frac{60}{7-x}} =6$

2)$\sqrt{3x+1} -\sqrt{6-x}+3x^{2}-14x-8=0$

 

 

               




#614342 Cho tam giác ABC cân tại A.Chứng minh M thuộc đường tròn cố định

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 12-02-2016 - 10:35 trong Hình học

Đè 2 bài bị sao rồi bạn.. bài 6 mình vẽ hình không ra




#614315 Cho tam giác ABC cân tại A.Chứng minh M thuộc đường tròn cố định

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 12-02-2016 - 07:53 trong Hình học

 

Bài 18: Cho đoạn thẳng AB, điểm C nằm giữa A và B, Tia Cx vuông góc với AB.Trên tia Cx lấy D và E sao cho $\frac{CE}{CB}=\frac{CA}{CD}=\sqrt{3}$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác ADC cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác BEC tại H(H khác C). CMR: HC luôn đi qua một điểm cố định khi C chuyển động trên đoạn AB.Bài toán còn đúng không khi thay $\sqrt{3}$ bởi m cho trước(m>0)

 

Từ tỉ số suy ra góc ADC= góc EBC =60 độ

góc DAC = góc BEC = 30 độ.

Vì H thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác BEC nên BHC = BEC =30 độ

H thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác ADC nên DHC = DAC = 30 độ 

Từ đó ta có BHC =DHC = 30 độ => B,D,H thẳng hằng 

có AHD = 90 độ(góc nội tiếng chắn nửa đường tròn) nên BHA =90 độ

=> H thuộc đường tròn ĐK AB

Gọi giao điểm của Đường tròn ĐK AB và HC là K

Ta có KHB = CHB = BEC = 30 độ

suy ra sđ cung BK = 2.KHB =2.30=60 độ(không đổi)

mà đường tròn ĐK AB cũng không đổi nên K cố định => HC luôn qua điểm cố định là điểm K sao cho cung BK của đường tròn ĐK AB =60 độ.

Bài toán vẫn đúng khi thay căn(3) =m (m>0) vì khi đó ta cũng có các góc cố định và chứng minh tương tự như trên




#614313 Cho tam giác ABC cân tại A.Chứng minh M thuộc đường tròn cố định

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 12-02-2016 - 07:16 trong Hình học

mình chưa hiểu chỗ "mà CI vuông góc với CD và I thuộc EF nên I là trực tâm tam giác MCO" !

Xin lỗi,mình nhầm.

Cần chứng minh KI vuông góc với OC(có c/m ở trên rồi nha),CI vuông góc với OK (do CH vuông góc AB)=> I là trực tâm của tam giác KCO

Rồi c/m OI vuông góc với CM (đường tròn(I),(O) cắt nhau tại C,D nên OI vuông góc CD);MI vuông góc với OC ( chứng minh như ở trên) => I là trực tâm tam giác MCO=> đpcm

Do vẽ M trùng K nên chứng minh dễ nhầm..




#614227 Chứng minh rằng với a, b, c > 0 thì

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 11-02-2016 - 19:47 trong Bất đẳng thức và cực trị

có vẻ như bạn này mới học Cô si ~~

nhầm;b,c dùng Cauchy-Schwarz dạng Engel,




#614169 Chứng minh rằng với a, b, c > 0 thì

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 11-02-2016 - 15:38 trong Bất đẳng thức và cực trị

b,c dùng Cauchy-Schwarz




#614138 Cho tam giác ABC cân tại A.Chứng minh M thuộc đường tròn cố định

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 11-02-2016 - 12:24 trong Hình học

Bài 11:Cho đường tròn(O) đường kính AB=2R. Điểm C thuộc đường tròn(C không trùng với A và B).Trên nửa mặt phẳng bờ AB có chứa điểm C kẻ tiếp tuyến à với (O).Gọi M là điểm chính giữa cung nhỏ AC. Tia BC cắt Ax tại Q,AM cắt BC tại N, AC cắt BM tại P.

a) Gọi K là điểm chính giữa cung AB(cung không chứa C).HỎi có thể xảy ra trường hợp 3 điểm Q,M,K thẳng hàng không?

b) Xác định vị trí của C trên nửa đường tròn tâm O để đường tròn ngoại tiếp tam giác MNQ tiếp xúc với (O).

 

a) nếu Q,M,K thẳng hàng thì góc MQA = góc MQC (góc có đỉnh ngoài đường tròn,thế từng cung vào là ra )

=> QM là phân giác mà BM cũng là phân giác (M là trung điểm cung AC,tự chứng minh)

Nên AM cũng là phân giác => góc BAM = 45 độ => M là điểm chính giữa cung AB và cũng chính giữa AC nên C trùng B (trái với GT) 

=> không thể xảy ra trường hợp Q,M,K thẳng hàng..

Chỗ nào sai nhắc mình nha 

P/s : ai biết cách vẽ hình để đăng lên này cho dễ coi chỉ mình nha..




#614133 Cho tam giác ABC cân tại A.Chứng minh M thuộc đường tròn cố định

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 11-02-2016 - 12:01 trong Hình học

Đề đau ra mà nhiều vậy bạn  :lol:




#614115 $\left\{\begin{matrix} x^2+2xy-2x-y=0...

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 11-02-2016 - 09:50 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} x^2+2xy-2x-y=0 & & \\ x^4-4(x+y-1)x^2+y^2+2xy=0 & & \end{matrix}\right.$

Thử xét delta pt 1 rồi thế vào 2 thử bạn...mà chắc dài lắm  :icon6:




#614104 Cho tam giác ABC cân tại A.Chứng minh M thuộc đường tròn cố định

Đã gửi bởi ngtrungkien019a on 11-02-2016 - 09:26 trong Hình học

 

Bài 10: Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O)(AB<AC). Vẽ (I) qua 2 điểm A và C cắt đoạn AB,BC tại M,N.Vẽ (J) qua 3 điểm B,M,N cắt (O) tại H.CMR: BH vuông góc với IH.

 

Áp dụng bài toán phụ đó vào làm bài này.

Dễ thấy t/giác BNM đồng dạng với tam giác BAC (tứ giác ACMN nội tiếp (I)) mà J là đường tròn nội tiếp tam giác BAC 

=> BJ vuông góc với AC mà OI cũng vuông góc với AC ( đường tròn O,I cắt tại AC)

=> BJ//OI(1)

tương tự có O là đường tròn ngoại tiếp tam giác BAC nên BO vuông góc với MN mà IJ cũng vuông góc với MN ( đường tròn I,J cắt tại M,N)

=>BO//IJ (2)

từ (1),(2) suy ra tứ giác IOBJ là hình bình hành

Gọi Z là giao điểm của Ọ và BI => Z là trung điểm của BI (2 đường chéo hình bình hành cắt nhau tại trung điểm mỗi đường)

Mà đường tròn O và J cắt nhau tại B,H nên OJ vuông góc với BH và OJ đi qua trung điểm của BH

Xét tam giác BHI có OJ đi qua Z là trung điểm của BI; đi qua trung điểm của BH nên OJ thuộc đường thẳng chứa đường trung bình của tam giác BHI

=> OJ//IH mà OJ vuông góc với BH => IH vuông góc với BH =>đpcm