Đến nội dung

Zz NTL zZ nội dung

Có 12 mục bởi Zz NTL zZ (Tìm giới hạn từ 21-04-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#636163 Có ai rành pscal không nhỉ giải thích giúp tôi/

Đã gửi bởi Zz NTL zZ on 28-05-2016 - 09:39 trong Góc Tin học

thansk!

 

nếu cho n=4

for chạy i= 1 đến 4

vd a1=3, a2=4, a3=1, a4=9

khi for j:=1 thì i đến giá trị gì? khi nào vòng lặp này dừng

b[1]:=?

--------------------------------------------

bó tay?

Ô vậy bạn chưa hiểu rồi, thế này:

i sẽ chạy đến 4

j sẽ chạy đến i

=> j sẽ chạy lần lượt các vị trí i.

Khi for j:=1 to i thì giá trị i sẽ thay đổi lần lượt theo giá trị i của vòng for i:=1 to 4 .

Tại sao giá trị i thay đổi ?

Vì vòng for j:=1 to i(1) nằm trong vòng for i:=1 to 4(2) cho nên khi giá trị i trong vòng (2) tăng lên kéo theo giá trị i của vòng (1) tăng .Do đó ta có thể tính tổng i  phần tử đầu tiên của mảng a.

Vòng lặp (1) dùng khi i=4,tức là khi giá trị i bằng số phần tử trong mảng a.

khi i=1, thì j:=1 chạy đến 1 

=> b[1]:=b[1]+a[j]; mà giá trị ban đầu b[1]=0 => b[1]:=a[j]=a[1]=3.

khi i=2, thì j:=1 chạy đến 2

=> b[2]:=b[2]+a[j] ( cái này lặp 2 lần) mà giá trị ban đầu b[2]=0 =>b[2]:=b[2]+a[1]+a[2] => b[2]:=7

khi i:=3, thì j:=1 chạy đến 3

=>b[3]:=b[3]+a[j] ( cái này lặp 3 lần) mà giá trị ban đầu b[3]=0 =>b[3]:=b[3]+a[1]+a[2]+a[3] => b[3]:=8

khi i:=4, thì j:=1 chạy đến i

b[4]:=b[4]+a[j] ( cái này lặp 4 lần) mà giá trị ban đầu b[4]=0 =>b[4]:=b[4]+a[1]+a[2]+a[3]+a[4] => b[4]:=17

*Nói tóm lại bạn chỉ cần hiểu thế này:

Vòng for i:=1 to n dùng để điều chỉnh vị trí của i ( i là vị trí của các giá trị phần tử trong mảng a)

Vòng for j:=1 to i dùng để  tính tổng i phần tử 




#636158 Danh hiệu trên diễn đàn

Đã gửi bởi Zz NTL zZ on 28-05-2016 - 08:44 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

Liên hệ admin ấy , lý do rõ ràng , gặp admin đẹp trai thì k sao , đổi free  !! Nếu gặp admin nào xấu trai thì bị trừ 500 like mới đc đổi :D

Thế làm sao biết được admin nào đẹp trai để liên hệ vậy chị :))




#635766 Chương trình con và Mảng 1 chiều

Đã gửi bởi Zz NTL zZ on 26-05-2016 - 21:24 trong Góc Tin học



Bài 1: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím một xâu S có độ dài không quá 250 kí tự. Hãy cho biết trong xâu S có '112211' không?

Bài 2: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím mảng 1 chiều A gồm n (n $\leq$ 200) phần tử nguyên dương. Đếm xem trong mảng A có bao nhiêu số chẵn. Thông báo ra màn hình kết quả tìm được. (Sử dụng chương trình con kiểm tra chẵn lẻ để viết).

Mình chỉ cung cấp cho bạn đoạn chính thôi ,còn mấy cái khai báo ,nhập ,... thì bạn tự viết nhé :)

Bài 1:

k:='112211';

kt:=false;

For i:=1 to length(s) do

Begin

t:='';

for j:=i to i+5 do t:=t+s[j];

if t=k then 

begin

kt:=true;

break;

end;

end;

If kt=true then write('Co') else write('khong');

Bài 2:

Sử dụng chương trình con kiểm tra chẵn lẻ: ta dùng hàm kiểm tra !

Function chanle(n:word):boolean;

var kt:boolean;

begin

kt:=false;

if n mod 2=0 then kt:=true else kt:=false;

chanle:=kt;

end;

Chương trình chính :

Begin

clrscr;

----- nhập mảng -----

d:=0;

for i:=1 to n do

if chanle(a[i]) then d:=d+1;

writeln('Co ',d,' so chan');

end.

P/s: Có gì không hiểu cứ hỏi nhiệt tình :lol:




#635761 Có ai rành pscal không nhỉ giải thích giúp tôi/

Đã gửi bởi Zz NTL zZ on 26-05-2016 - 21:01 trong Góc Tin học



Tạo mảng B trong đó mảng b là tổng giá trị của i phần tử đầu tiên của mảng a.

var a,b: array[1..100] of integer;

i,j,n: integer;

begin

readln(n);

for i:=1 to n do 

begin

  write('a[',i,']'); readln(a[i]);

end;

for i:=1 to n do

begin

b[i]:=0;

for j:=1 to i do b[i]:=b[i]+a[j];

end;

for i:=1 to n do write(b[i]:5);

end.

Mình không hiểu vòng lặp for j:=1 to i do gì cả? các bạn giải thích giúp mình nhé!!!

Vòng lặp for j:=1 to i có tác dụng là lặp từ vị trí thứ 1 cho đến vị trí thứ i của mảng a !

Tức là thế này ,mình sẽ giải thích luôn phần chữ đỏ:

Cho chạy từ vị trí thứ nhất đến vị trí cuối cùng của các phần tử trong mảng a

Gán cho mỗi phần tử trong mảng b có giá trị bằng 0 ( để xác định hay là cho trước giá trị của mỗi phần tử của mảng b )

Cho chạy từ 1 đến i để xác định vị trí của i phần tử dầu tiên trong mảng a, kèm theo là tính tổng giá trị của i phần tử đầu tiên đó thôi và lưu vào 1 phần tử của mảng b

P/s: Có gì không hiểu bạn cứ hỏi thoải mái :)




#635524 $1^2+2^2+3^2+...+(n-1)^2=\frac{n(n-1)(2n-1)}{6}...

Đã gửi bởi Zz NTL zZ on 25-05-2016 - 19:34 trong Số học

Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên $n>1$ ta luôn có

$1^2+2^2+3^2+...+(n-1)^2=\frac{n(n-1)(2n-1)}{6}$

Dùng Phương pháp chứng minh Quy nạp ấy bạn :)




#635089 Chứng minh: $\bigtriangleup AMN$ đều.

Đã gửi bởi Zz NTL zZ on 23-05-2016 - 22:16 trong Hình học

 Câu a:

Xét $\Delta OAC$ VÀ $\Delta BAO'$:

    O'A=AC (vì $\Delta O'AC$ đều)

    AB=AO (vì $\Delta OBA$ đều)

    $\widehat{O'AB}=\widehat{OAC}$ (vì $\widehat{O'AC}=\widehat{OAB}=60^{0}$)

$\Rightarrow \Delta OAC=\Delta BAO'$ ($c-g-c$)




#634964 $T=\frac{x}{4-a}+\frac{y}{4...

Đã gửi bởi Zz NTL zZ on 23-05-2016 - 16:25 trong Đại số

Bài này của bạn thuộc Chuyên đề Phân thức hữu tỉ và Xác định quan hệ.Cách làm như sau:

Xét $f(t)=\frac{x}{t-a}+\frac{y}{t-b}+\frac{z}{t-c}-\frac{1}{t}=\frac{p(t)}{t(t-a)(t-b)(t-c)}$ với đa thức $p(t)$ bậc$\leq 3.$

Vì $f(1)=f(2)=f(3)=0$ nên $p(1)=p(2)=p(3)=0$ và như vậy:

$\frac{x}{t-a}+\frac{y}{t-b}+\frac{z}{t-c}-\frac{1}{t}=\frac{u(t-1)(t-2)(t-3)}{t(t-a)(t-b)(t-c)}$

Quy đồng hai vế được

    $xt(t-b)(t-c)+yt(t-c)(t-a)+zt(t-a)(t-b)-(t-a)(t-b)(t-c)=u(t-1)(t-2)(t-3)$

Từ đây suy ra:

$\left\{\begin{matrix} u=-\frac{abc}{6} ( t=0) & & & \\ x=\frac{u(a-1)(a-2)(a-3)}{a(a-b)(a-c)} ( t=a )& & & \\ y=\frac{u(b-1)(b-2)(b-3)}{b(b-c)(b-a)} ( t=b )& & & \\ z=\frac{u(c-1)(c-2)(c-3)}{c(c-a)(c-b)} ( t=c ). & & & \end{matrix}\right.$

Từ $\frac{x}{t-a}+\frac{y}{t-b}+\frac{z}{t-c}-\frac{1}{t}=-\frac{abc}{6}.\frac{(t-1)(t-2)(t-3)}{t(t-a)(t-b)(t-c)}$

$\Rightarrow T=\frac{1}{4}$ khi $t=4$

P/s: Cái này mình thấy họ giải rồi post lên thôi




#634940 Tìm $x$, biết : $(x+2).(x+ \frac{2}{3...

Đã gửi bởi Zz NTL zZ on 23-05-2016 - 14:30 trong Đại số

Tìm $x$, biết :$(x+2).(x+ \frac{2}{3})>0$

Giả thiết tương đương với:

$(x+2)>0$ và $(x+\frac{2}{3})>0$ $\Leftrightarrow$ $x>-2$ và $x>-\frac{2}{3}$  $\Leftrightarrow$   $x>-\frac{2}{3}$

Hoặc

$(x+2)<0$ và $(x+\frac{2}{3})<0$ $\Leftrightarrow$ $x<-2$ và $x<-\frac{2}{3}$ $\Leftrightarrow x<-2$

Vậy :$x>-\frac{2}{3}$ hoặc $x<-2$.




#634938 Tìm $x$ ,biết :$(x+1).(x-2)<0$

Đã gửi bởi Zz NTL zZ on 23-05-2016 - 14:21 trong Đại số

Tìm $x$ ,biết :$(x+1).(x-2)<0$

 

Giả thiết tương đương với:

$x+1>0$ và $x-2<0$ $\Leftrightarrow$ $x>-1$ và $x<2$ $\Leftrightarrow$ $-1<x<2$

hoặc

$x+1<0$ và $x-2>0$ $\Leftrightarrow$ $x<-1$ và $x>2$ (vô lý)

Vậy:$-1<x<2$.




#634765 làm sao để trở thành hiệp sĩ ?

Đã gửi bởi Zz NTL zZ on 22-05-2016 - 19:38 trong Góc giao lưu

cho tôi hỏi là hiệp sĩ diễn đàn toán học là gì ? làm sao để trở thành hiệp sĩ ?

Hiệp sĩ của VMF là những người đóng góp,cống hiến nhiều cho diễn đàn nhưng một lúc nào đó lại quy về ở ẩn :)

Do đó nếu bạn muốn trở thành Hiệp sĩ thì đó là yêu cầu nhưng theo mình nghĩ là không cần phải "ở ẩn" đâu :))




#634380 CMR: $\sum \frac{a}{(ab+a+1)^2}\geq \frac{1}{a+b+c}...

Đã gửi bởi Zz NTL zZ on 20-05-2016 - 22:16 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ta có: $[\sum \dfrac{a}{(ab+a+1)^2}].[\sum a] \geq (\sum \dfrac{1}{ab+a+1})^2$ (bất đẳng thức Bu-nhi-a)

 

Đến đây bạn chỉ việc cm bài toán quen thuộc $\sum \dfrac{1}{ab+a+1}=1$ 

 

$\iff \dfrac{1}{ab+a+1}+\dfrac{a}{abc+ab+a}+\dfrac{ab}{a^2bc+abc+ab}$

 

$=\dfrac{a+ab+1}{ab+a+1}=1$ (đpcm)

 

Dấu "=" $\iff a=b=c=1$

Cho mình hỏi tí: vậy cái cụm $\frac{1}{a+b+c}$ này thì ở đâu rồi bạn ?




#634352 $1+4^{x}+4^{y}=z^{2}$

Đã gửi bởi Zz NTL zZ on 20-05-2016 - 21:00 trong Số học

Tìm tất cả các bộ ba số $(x;y;z)$ nguyên dương thỏa mãn:

$$1+4^{x}+4^{y}=z^{2}$$

Có phải bài bạn định hỏi ở đây phải không ?

http://diendantoanho...ơng-1-4x-4y-z2/