Đến nội dung

HoangKhanh2002 nội dung

Có 461 mục bởi HoangKhanh2002 (Tìm giới hạn từ 27-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#701613 Giải bất phương trình: $\frac{x-\sqrt{x}}...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 13-02-2018 - 17:43 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải bất phương trình:

$\frac{x-\sqrt{x}}{1-\sqrt{2(x^{2}-x+1)}}\geq 1$

ĐK: $x \geq 0$

Ta có: $1-\sqrt{2(x^2-x+1)}\leq 1-\sqrt{2.\dfrac{3}{4}}<0$

Do đó, BPT tương đương: $x-\sqrt{x}\leq 1-\sqrt{2(x^2-x+1)}$

Nhận thấy $x=0$ không là nghiệm của BPT, chia cả 2 vế cho $\sqrt{x}$ ta có:

$\sqrt{x}-1\leq \dfrac{1}{\sqrt{x}}-\sqrt{2\left(x+\dfrac{1}{x}-1\right)} \\\Leftrightarrow \left(\sqrt{x}-\dfrac{1}{\sqrt{x}}\right)+\sqrt{2\left(x+\dfrac{1}{x}-1\right)}\leq 1$

Giờ chỉ cần đặt $t=\sqrt{x}-\dfrac{1}{\sqrt{x}}$, tự giải tiếp nhé




#698401 Cho hpt $\left\{\begin{matrix} ax + y = b...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 16-12-2017 - 18:10 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tính định thức: $D=\begin{bmatrix} a &1 \\ 1& a \end{bmatrix}$

$D=0\Leftrightarrow a=\pm 1$

+) Với mọi $a\neq \pm 1$, hệ có nghiệm với mọi $b$

+) Với $a=1$ hệ trở thành: $\left\{\begin{matrix} x+y=b\\ x+y=c^2+c \end{matrix}\right.$

Hệ này có nghiệm khi: $D_{x}=D_{y}=0\Leftrightarrow c^2+c-b=0$

PT này có nghiệm khi: $1+4b\geq 0\Leftrightarrow -\dfrac{1}{4}\leq b$

+) Với $a=-1$, hệ trở thành: $\left\{\begin{matrix} -x+y=b\\ x-y=c^2+c \end{matrix}\right.$

Hệ này có nghiệm khi: $D_{x}=D_{y}=0\Leftrightarrow c^2+c+b=0$

PT này có nghiệm khi: $1-4b\geq 0\Leftrightarrow b\leq \dfrac{1}{4}$

Do đó các giá trị $b$ cần tìm là $\left [ -\dfrac{1}{4},\dfrac{1}{4} \right ]$




#697617 \[\left\{\begin{matrix} &xy+x^{2...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 02-12-2017 - 12:30 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 

Định tham số m để hệ có nghiệm duy nhất:

\[\left\{\begin{matrix} &xy+x^{2}=m(y-1) & \\ & xy+y^{2}=m(x-1) & \end{matrix}\right.\]

 

Thế này nhé

ĐK cần:

Đây là hệ đối xứng loại 2, nên nếu nó có nghiệm $\left ( x_{0} ;y_{0}\right )$ thì cũng sẽ có nghiệm $\left ( y_{0} ;x_{0}\right )$. Để nó có nghiệm duy nhất thì $x_{0}=y_{0}$

Thay vào hệ ban đầu: $2x_{0}^2-mx_{0}+m=0$. PT này có nghiệm duy nhất: $\Leftrightarrow m^2-8m=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} m=0\\ m=8 \end{bmatrix}$

ĐK đủ:

Thay từng giá trị $m$ vào rồi giải và kết luận

nếu mà t/h x=y vô nghiệm và t/h còn lại có nghiệm thì sao 

Mình hiểu ý bạn nhưng nó chỉ áp dụng cho hệ bậc 3 trở lên thôi.




#694198 trục đẳng phương của 3 đường tròn

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 04-10-2017 - 23:47 trong Hình học

Chứng minh AB,CD,EF đồng quy 

Giả sử $AB$ cắt $CD$ tại $I$, suy ra: $I$ thuộc trục đẳng phương của 3 đường tròn hay $I$ cũng thuộc $EF$




#694194 $\frac{1}{{\sqrt {{a^5} +...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 04-10-2017 - 23:22 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số dương a,b,c thỏa mãn abc = 1. Chứng minh rằng

$\frac{1}{{\sqrt {{a^5} + {b^2} + ab + 6} }} + \frac{1}{{\sqrt {{b^5} + {c^2} + bc + 6} }} + \frac{1}{{\sqrt {{c^5} + {a^2} + ac + 6} }} \le 1$

Bất đẳng thức phụ: $x^5-x^2+3\geqslant 3x$, chứng minh bằng biến đổi tương đương: $\Leftrightarrow (x-1)^2(x^3+2x^2+3x+1)\geqslant 0$ luôn đúng

Đánh giá: $a^5+b^2+ab+6=(a^5-a^2+3)+(a^2+b^2)+ab+3 \geqslant 3a+3ab+3=3(a+ab+1)$. Tương tự với 2 cái kia

Do đó: $\frac{1}{{\sqrt {{a^5} + {b^2} + ab + 6} }} + \frac{1}{{\sqrt {{b^5} + {c^2} + bc + 6} }} + \frac{1}{{\sqrt {{c^5} + {a^2} + ac + 6} }} \\\leqslant \sqrt{3\left ( \dfrac{1}{a^5+b^2+ab+6}+\dfrac{1}{b^5+c^2+bc+6}+\dfrac{1}{c^5+a^2+ac+6} \right )}\\\leqslant \sqrt{\dfrac{1}{3(a+ab+1)}+\dfrac{1}{3(b+bc+1)}+\dfrac{1}{3(c+ca+1)}}=1$

Vì với $abc=1$ dễ chứng minh được: $\dfrac{1}{a+ab+1}+\dfrac{1}{b+bc+1}+\dfrac{1}{c+ca+1}=1$




#692396 chứng minh 3 đường đồng qui

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 04-09-2017 - 23:34 trong Hình học phẳng

Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O) (AD ko // BC ). Tiếp tuyến tại A và B cắt nhau ở M, tiếp tuyến tại C và D cắt nhau tại N. Chứng minh AC, BD, MN đồng qui

nt.png

Gọi $P,Q$ theo thứ tự là giao điểm của tiếp tuyến tại $A$ và $D$, $B$ và $C$

Qua $P$ kẻ đường thẳng song song với $MQ$ cắt $AC$ tại $L$

Dễ thấy $\Delta PCL$ cân

Gọi $I$ là giao điểm của $AC$ và $PQ$, theo $Thales$ $\dfrac{IQ}{IP}=\dfrac{AQ}{CP}$

Tương tự gọi $I'$ là giao điểm của $PQ$ và $BD$ $\implies \dfrac{DQ}{BP}=\dfrac{I'Q}{I'P}$

Do đó: $I\equiv I'$. Tương tự ta có đpcm

PS: Đây là một trong những tính chất quan trọng của đường tròn ngoại tiếp




#692395 Chứng minh rằng: $AM, DI, EF$ đồng quy tại một điểm

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 04-09-2017 - 23:15 trong Hình học

Cách 2: Dùng hàng điểm

hđc2.png

Qua $A$ kẻ đường thẳng song song với $BC$ cắt $EF$ tại $K$

Đường thẳng $DI$ theo thứ tự cắt $EF$ và $AK$ tại $N$ và $L$

Năm điểm $A,F,I,L,E$ cùng thuộc 1 đường tròn $\implies \widehat{ILF}=\widehat{ILE}$

Mà: $\widehat{ILK}=90^o\implies (FENK)=-1\implies A(BNCK)=-1$

Theo cách vẽ thì $BC$ song song với $AK$ và $MB=MC$ nên $A(BCMK)=-1$

Vậy $A,N,M$ thẳng hàng hay $AM,EF,DI$ đồng quy $\hspace{2cm} \square$




#692394 Chứng minh rằng: $AM, DI, EF$ đồng quy tại một điểm

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 04-09-2017 - 23:05 trong Hình học

cho em hỏi là ở bài nào vậy ạ 

Bài này mình có 2 cách làm như sau:

Cách 1: Dùng $vector$

hang điểm.png

Gọi $K$ là giao điểm của $DI$ và $EF$. Khi đó ta có: $\overrightarrow{AK}=\dfrac{EK}{EF}\overrightarrow{AF}+\dfrac{FK}{EF}\overrightarrow{AE}=\dfrac{EK}{EF}.\dfrac{AF}{AB}\overrightarrow{AB}+\dfrac{FK}{EF}\dfrac{AE}{AC}\overrightarrow{AC}$

Gọi $N$ là giao điểm của $AI$ và $BC$. Lúc đó ta dễ thấy các cặp tam giác đồng dạng:

$\Delta FKI \sim \Delta ANB(g.g)\implies \dfrac{FK}{KI}=\dfrac{AN}{NB}$; $\Delta IKE \sim \Delta CNA(g.g)\implies\dfrac{KI}{KE}=\dfrac{NC}{NA}$

Từ đó: $\dfrac{KF}{KE}=\dfrac{NC}{NB}=\dfrac{AC}{AB}$. Thay vào $\overrightarrow{AK}$:

$\overrightarrow{AK}=\dfrac{AE}{EF}\left ( \dfrac{EK}{AB}\overrightarrow{AB}+\dfrac{FK}{AC}\overrightarrow{AC} \right )=\\\dfrac{AE}{EF}.\dfrac{EK}{AB}(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC})=\dfrac{1}{2}.\dfrac{AE}{EF}.\dfrac{EK}{AB}.\overrightarrow{AM}$

Vậy ta có $A,K,M$ thẳng hàng hay $AM,DI,EF$ đồng quy $\hspace{2cm}\square$




#692141 Chứng minh bằng ĐL Ceva và Menelaus. Điểm Nagel.

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 02-09-2017 - 19:38 trong Hình học

Bài 2: Cho tam giác ABC, I, G theo thứ tự là tâm đường tròn nội tiếp và trong
tâm. M, N, P theo thứ tự là các tiếp điểm của các đường tròn bàng tiếp (IA ), (IB ), (IC ) và các
cạnh BC, CA, AB. Chứng minh rằng AM, BN, CP đồng quy tại một điểm thuộc IG.

Bạn làm ơn đăng nó ở box Hình THPT nhé, bạn đang vi phạm nội quy diễn đàn đấy

Mặc dù vậy cũng làm tạm bài 2:

ceva dang vecto.png

Đặt $AB=c,BC=a,AC=b;2p=a+b+c$ ta có:

$AE+AF=AB+BE+AC+CF=AB+BC+CA=2p \Rightarrow AE=AF=p \Rightarrow BM=p-c=AN$

Tương tự ta cũng có: $CM=AP=p-b; NC=BP=p-a$

Do đó: $(p-c)\overrightarrow{MC}+(p-b)\overrightarrow{MB}=\overrightarrow{0}$

Tương tự: $(p-c)\overrightarrow{NC}+(p-a)\overrightarrow{NA}=(p-a)\overrightarrow{PA}+(p-b)\overrightarrow{PB}=\overrightarrow{0}$.

Mà: $p-a+p-b+p-c=p \neq 0$

Do đó, theo định lí $Ceva$ dạng $vector$ suy ra: $AM,BN,CP$ đồng quy tại điểm $L$ là tâm tỉ cự của hệ điểm $\left \{ A,B,C \right \}$ ứng với các hệ số $\left \{ p-a;p-b;p-c \right \}$

Khi đó: $(p-a)\overrightarrow{LA}+(p-b)\overrightarrow{LB}+(p-c)\overrightarrow{LC}=\overrightarrow{0}\\\Leftrightarrow p(\overrightarrow{LA}+\overrightarrow{LB}+\overrightarrow{LC})-(a\overrightarrow{LA}+b\overrightarrow{LB}+c\overrightarrow{LC})=\overrightarrow{0}\\\Leftrightarrow 3p\overrightarrow{LG}-2p\overrightarrow{LI}=0$

Vậy: $AM,BN,CP$ đồng quy tại điểm $L$ thuộc $IG\hspace{1cm}\square$




#691940 các bài toán về vec-tơ

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 31-08-2017 - 12:23 trong Hình học phẳng

Bài 3: Trên ba cạnh BC, CA, AB của tam giác ABC lấy các điểm A1, B1, C1. Gọi Ga, Gb, Gc theo thứ tự là trọng tâm của các tam giác AB1C1, C1A1B, A1B1C và G, G1, G2 là trọng tâm của các tam giác ABC, A1B1C1, GaGbGc. Chứng minh rằng G, G1 và G2 thẳng hàng

Làm tạm bài 3

Theo công thức thu gọn hệ thức tâm tỉ cự ta có:

$3\overrightarrow{G_{2}G_{a}}+3\overrightarrow{G_{2}G_{b}}+3\overrightarrow{G_{2}G{c}}=\overrightarrow{0}\\\iff (\overrightarrow{G_{2}A}+\overrightarrow{G_{2}B_{1}}+\overrightarrow{G_{2}C_{1}})+(\overrightarrow{G_{2}C_{1}}+\overrightarrow{G_{2}A_{1}}+\overrightarrow{G_{2}B})+(\overrightarrow{G_{2}A_{1}}+\overrightarrow{G_{2}B_{1}}+\overrightarrow{G_{2}C})=\overrightarrow{0}\\\iff 2(\overrightarrow{G_{2}A_{1}}+\overrightarrow{G_{2}B_{1}}+\overrightarrow{G_{2}C_{1}})+(\overrightarrow{G_{2}A}+\overrightarrow{G_{2}B}+\overrightarrow{G_{2}C})=\overrightarrow{0}\\\iff 6\overrightarrow{G_{2}G_{1}}+3\overrightarrow{G_{2}G}=\overrightarrow{0}\\\implies \overline{G,G_{1},G_{2}}$




#691921 $\frac{1}{cosx}+\frac{1}{si...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 30-08-2017 - 23:38 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Bài làm thiếu ĐK dẫn đến sai kết quả và kết quả tính toán cũng sai luôn

Cụ thể

ĐK: $\left\{\begin{matrix} cosx\neq 0 & & & \\ sinx\neq 0 & & & \\ sin4x\neq 0 & & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\neq \frac{\pi }{2}+k\pi & & & \\ x\neq k\pi & & & \\ x\neq \frac{k\pi }{4} & & & \end{matrix}\right.$

Mình làm tiếp từ dấu tương đương cuối cùng:

$\Leftrightarrow$ $\left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {sinx=\frac{1}{2}} \\ {sinx=0} \\ {sinx=-1} \end{array}} \right.$

$\Leftrightarrow$  $\left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {x=\frac{\pi}{6}+k2\pi} \\ {x=\frac{11\pi}{6}+k2\pi} \\ {x=k\pi} \\ {x=-\frac{\pi}{2}+k2\pi} \end{array}} \right.$

So với ĐK thì phương trình có 2 nghiệm là $\left\{\begin{matrix} x=\frac{\pi }{6}+k2\pi & & \\ x=\frac{11\pi }{6}+k2\pi & & \end{matrix}\right.$

Đã không biết thì để người khác chỉ cho nhé. Đừng tỏ ra vẻ

+) Thứ nhất: ĐK: $sin4x\neq 0$ đã bao hàm cả hai điều kiện kia rồi vì: $sin4x=2sin2xcos2x=4sinxcosxcos2x$

+) Thứ hai: $sinx=0$ loại luôn, không cần tính còn $sinx=\dfrac{1}{2}$ và $sinx=-1$ thì loại ngay $sinx=-1$ luôn vì khi đó $cosx=0$, cũng không được, chỉ mỗi $sinx=\dfrac{1}{2}$ thì không cần bàn cãi nữa vì $cosx=\pm \dfrac{\sqrt{3}}{2}$, $cos2x=1-2sin^2x\neq 0$

+) Thứ ba: Giải $sinx=\dfrac{1}{2}$ còn giải sai nữa là

+) Thứ tư: Phương trình lượng giác ít khí có 2 nghiệm lắm bạn, trừ khi có thêm điều kiện đề bài, nó có họ nghiệm nhé

PS: Từ nay bạn có thắc mắc gì thì mình cũng không bao giờ rep bạn nữa đâu nhé. Về mà học lại đi, khi biết mình đúng thì hãy bắt bẻ người khác




#691902 $\frac{1}{cosx}+\frac{1}{si...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 30-08-2017 - 21:56 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình:

$\frac{1}{cosx}+\frac{1}{sin2x}=\frac{2}{sin4x}$

Đừng làm tắt quá nhé :)

ĐK: $sin4x\neq 0\iff x\neq \dfrac{k\pi}{4}$

Phương trình đã cho tương đương với: $\dfrac{1}{cosx}+\dfrac{1}{sin2x}=\dfrac{2}{sin4x}\\\iff \dfrac{2sinx+1}{sin2x}=\dfrac{1}{sin2xcos2x}\\\iff (2sinx+1)cos2x=1\\\iff (2sinx+1)(1-2sin^2x)=1\\\iff 2sinx-4sin^3x-2sin^2x=0\\\iff sinx(2sinx-1)(sinx+1)=0$

Loại $sinx=0$; $sinx=-1$ $\implies sinx=\dfrac{1}{2}\implies x=\dfrac{\pi}{6}+k2\pi;x=\dfrac{5\pi}{6}+k2\pi$

Vì $sin4x=4sinxcosxcos2x$

Vậy phương trình đã cho có 2 họ nghiệm $x=\dfrac{\pi}{6}+k2\pi;x=\dfrac{5\pi}{6}+k2\pi$ $(k\in Z)\hspace{0.5cm}\square$




#691877 Đề kiểm tra kiến thức hè THPT chuyên LHP Nam Định (môn toán chuyên)

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 30-08-2017 - 18:24 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu 4: Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp $(O)$; $M$ là trung điểm của $BC$; $N$ là điểm đối xứng với $M$ qua $O$. Đường thẳng qua $A$ vuông góc với $AN$ cắt đường thẳng qua $B$ vuông góc với $BC$ tại $D$. Kẻ đường kính $AE$ của $(O)$

 a) Chứng minh : $BD.BE=BM.BA$

 b) Chứng minh $CD$ đi qua trung điểm đường cao $AH$ của tam giác $ABC$

thi he.png

a) Ta có: $\widehat{MBE}=\widehat{ABD}$ (cùng phụ $\widehat{ABC}$)

$\left\{\begin{matrix} \widehat{DAB}+\widehat{BAN}=90^o\\ \widehat{BEM}+\widehat{BAN}=\widehat{BEM}+\widehat{MEA}+\widehat{BEA}=90^o \end{matrix}\right.\\\implies \widehat{BEM}=\widehat{BAD}$

Do đó: $\Delta BME \sim \Delta BDA\implies \text{đpcm}$

b) Kéo dài $BD$ lấy điểm $K$ sao cho $BD=DK$

Từ câu a) $\implies BK.BE=BC.BA \implies \Delta BKA \sim \Delta BCE(c.g.c)$

Do đó: $\widehat{BAK}=\widehat{BEC}$ suy ra $A,K,C$ thẳng hàng

Theo định lí $Thales$ ta có ngay $H$ là trung điểm của $AL$




#691833 $\sqrt{x^{2}-x+1}+\sqrt{x^{2...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 29-08-2017 - 22:46 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải bất phương trình

$\sqrt{2x^{2}-x+1}+\sqrt{2x^{2}+4x+1}$
 ≥ $5\sqrt{x}$
 

Nhận thấy $x=0$ là 1 nghiệm (lấy)

Xét $x\neq 0$, chia cả 2 vế cho $\sqrt{x}$ ta có: $\sqrt{2x-1+\dfrac{1}{x}}+\sqrt{2x+4+\dfrac{1}{x}}\geqslant 5$

Đặt: $a=2x+\dfrac{1}{x}\implies \sqrt{a-1}+\sqrt{a+4}\geqslant 5\\$

Bình phương lên giải, sau đó thay ngược lại giải BPT ẩn $x$




#691822 $P=x^2+y^2+2(x+1)(y+1)+\sqrt{4-x-y}$

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 29-08-2017 - 21:08 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho hai số thực $x$, $y$ thỏa $x+y=\sqrt{x+1}+\sqrt{2y+2}$. Tìm giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của:

$$P=x^2+y^2+2(x+1)(y+1)+\sqrt{4-x-y}.$$

Từ điều kiện: $(x+y)^2=(\sqrt{x+1}+\sqrt{2y+2})^2\leqslant (1+2)(x+y+2)\\\implies \dfrac{3-\sqrt{33}}{2}\leqslant x+y\leqslant\dfrac{3+\sqrt{33}}{2}$

Ta có: $P=x^2+y^2+2(x+1)(y+1)+\sqrt{4-x-y}\\=(x+y)^2+2(x+y)+2+\sqrt{4-x-y}$

Khảo sát hàm $f(t)=t^2+2t+2+\sqrt{4-t}$ trên đoạn $\left [ \dfrac{3-\sqrt{33}}{2},\dfrac{3+\sqrt{33}}{2} \right ]$




#691820 Chứng minh rằng: $\sqrt{\frac{a}{b+c}...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 29-08-2017 - 20:58 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho ba số thực không âm a, b, c thỏa mãn $a+b> 0;b+c> 0;a+c> 0$. Chứng minh rằng: $\sqrt{\frac{a}{b+c}}+\sqrt{\frac{b}{c+a}}+\sqrt{\frac{c}{a-b}}+\frac{9\sqrt{ab+bc+ac}}{a+b+c}\geq 6$

Mình làm theo $Holder$ nhé:

Đặt: $P=\sum \sqrt{\dfrac{a}{b+c}}$. Áp dụng BĐT $Holder$ ta có:

$\left [ a^2(b+c)+b^2(c+a)+c^2(a+b) \right ]P^2\geqslant (a+b+c)^3$

Do đó: $P\geqslant \sqrt{\dfrac{(a+b+c)^3}{a^2(b+c)+b^2(c+a)+c^2(a+b)}}=\sqrt{\dfrac{(a+b+c)^3}{(a+b+c)(ab+bc+ca)-3abc}}\\\geqslant \dfrac{a+b+c}{\sqrt{ab+bc+ca}}$

Thế vào và $AM-GM$ là được




#691817 $\left\{\begin{matrix} x^{2}(y^...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 29-08-2017 - 20:47 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 Giải hệ phương trình

 

$\left\{\begin{matrix} x^{2}(y^{2}+1)+2y(x^{2}+x+1)=3 & & \\ (x^{2}+x)(y^{2}+y)=1 & & \end{matrix}\right.$

Hệ phương trình tương đương: $\left\{\begin{matrix} x^2(y+1)^2+2y(x+1)=3\\ y(x+1)x(y+1)=1 \end{matrix}\right.$

Đặt: $\left\{\begin{matrix} a=x(y+1)\\ b=y(x+1) \end{matrix}\right.\implies \left\{\begin{matrix} a^2+2b=3\\ ab=1 \end{matrix}\right.$

Tự giải tiếp: OK




#691773 $\boxed{TOPIC}$ Véc-tơ và ứng dụng

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 29-08-2017 - 05:12 trong Hình học phẳng

Cho tam giác ABC, M là điểm bất kì trong tam giác. AM, BM, CM lần lượt cắt BC, CA, AB tại A', B', C'. CMR: M là trọng tâm tam giác ABC khi và chỉ khi M là trọng tâm tam giác A'B'C'.

untitled.png

Vì $M$ nằm trong tam giác $ABC$ nên tồn tại các số $x,y,z>0$ thoả mãn: $x\overrightarrow{MA}+y\overrightarrow{MB}+z\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}$

Qua các phép chiếu $vector$ $Ch_{BC}(AA')=\overrightarrow{0};Ch_{AC}(BB')=\overrightarrow{0};Ch_{AB}(CC')=\overrightarrow{0}$ ta có:

$x\overrightarrow{MA}+(y+z)\overrightarrow{MA'}=\overrightarrow{0}$

Tương tự: $y\overrightarrow{MB}+(z+x)\overrightarrow{MB'}=0;z\overrightarrow{MC}=(x+y)\overrightarrow{MC'}$

Do đó: $\left\{\begin{matrix} \overrightarrow{MA'}=-\dfrac{x}{y+z}\overrightarrow{MA}\\ \overrightarrow{MA'}=-\dfrac{x}{y+z}\overrightarrow{MA}\\ \overrightarrow{MC'}=-\dfrac{z}{x+y}\overrightarrow{MC} \end{matrix}\right.$

Vì vậy, $M$ là trọng tâm $\Delta A'B'C'$ $\iff \overrightarrow{MA'}+\overrightarrow{MB'}+\overrightarrow{MC'}=\overrightarrow{0}\\\iff \dfrac{-x}{y+z}\overrightarrow{MA}+\dfrac{-y}{x+z}\overrightarrow{MB}+\dfrac{-z}{x+y}\overrightarrow{MC}=0$

Dễ thấy: $\implies \dfrac{x}{\dfrac{x}{y+z}}=\dfrac{y}{\dfrac{y}{z+x}}=\dfrac{z}{\dfrac{z}{x+y}}\iff x=y=z$

$\iff \overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}\iff$ $M$ là trọng tâm của $\Delta ABC$




#690919 Chứng minh 3 điểm thẳng hàng

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 18-08-2017 - 19:51 trong Hình học phẳng

Cho tam giác ABC, E là trung điểm của AB, F thuộc AC sao cho AF=2FC. Lấy K là trung điểm của EF. Tìm P thuộc BC sao cho A, K, P thẳng hàng.

Ta có: $\overrightarrow{AK}=\dfrac{1}{2}(\overrightarrow{AE}+\overrightarrow{AF})=\dfrac{1}{4}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{3}\overrightarrow{AC}$

$\overline{A,K,P}\implies \overrightarrow{AP}=k\overrightarrow{AK}\implies \overrightarrow{AP}=k\left ( \dfrac{1}{4}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{3}\overrightarrow{AC} \right )$

Mà: $\overrightarrow{AP}=\dfrac{CP}{BC}.\overrightarrow{AB}+\dfrac{BP}{BC}\overrightarrow{AC}$

Đồng nhất hệ số: $\implies \left\{\begin{matrix} \dfrac{CP}{BC}=\dfrac{1}{4}k\\ \dfrac{BP}{BC}=\dfrac{1}{3}k \end{matrix}\right.\implies \dfrac{BP}{CP}=\dfrac{4}{3}\implies BP=\dfrac{4}{7}BC$




#690862 $\frac{1}{\sqrt[3]{x}}+\fra...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 18-08-2017 - 12:11 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

1. Giải hệ phương trình:

 

$\left\{\begin{matrix}2(y^{2}-x^{2})=\frac{14}{x}-\frac{13}{y} & & \\ 4(x^{2}+y^{2})=\frac{14}{x}+\frac{13}{y} & & \end{matrix}\right.$

ĐK: $x,y\neq 0$

Từ hệ ta đem về phương trình đồng bậc:

$\left\{\begin{matrix} 2xy(y^2-x^2)=14y-13x\\ 4xy(x^2+y^2)=14y+13x \end{matrix}\right.\\\Rightarrow (y^2-x^2)(14y+13x)-2(y^2+x^2)(14y-13x)=0\\\iff 13x^3-14y^3+39xy^2-42x^2y=0\\\iff (x-2y)(13x^2-16xy+7y^2)=0\iff x=2y$

Thay vào và tự giải




#690858 $\left\{\begin{matrix} y^{3}+\sqrt{8x^{4}-2y}=2(2x^{...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 18-08-2017 - 11:51 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình:

 

 $\left\{\begin{matrix} y^{3}+\sqrt{8x^{4}-2y}=2(2x^{4}+3) & & \\ \sqrt{2x^{2}+x+y}+2\sqrt{x+2y}=\sqrt{9x-2x^{2}+19y} & & \end{matrix}\right.$

 

Mọi người giúp em với ạ. Em cần gấp ạ

Dùng liên hợp

ĐK: $\left\{\begin{matrix} 8x^4-2y\geqslant 0\\ 2x^2+x+y\geqslant 0\\ x+2y\geqslant 0\\ 9x-2x^2+19y\geqslant 0 \end{matrix}\right.$

Từ phương trình thứ hai ta có:

$\sqrt{2x^{2}+x+y}+2\sqrt{x+2y}=\sqrt{9x-2x^{2}+19y}\\ \iff \sqrt{2x^2+x+y}-\sqrt{x+2y}=\sqrt{9x-2x^2+19y}-3\sqrt{x+2y}\\\iff \dfrac{2x^2-y}{\sqrt{2x^2+x+y}+\sqrt{x+2y}}=\dfrac{y-2x^2}{\sqrt{9x-2x^2+19y}+3\sqrt{x+2y}}\\\iff (2x^2-y)\left ( \dfrac{1}{\sqrt{2x^2+x+y}+\sqrt{x+2y}}+\dfrac{1}{\sqrt{9x-2x^2+19y}+3\sqrt{x+2y}} \right )=0\\ \iff y=2x^2$

Thay vào phương trình đầu ta có:

$y^3+\sqrt{2y^2-2y}=y^2+6\iff y^3-y^2+y-6+\sqrt{2y^2-2y}-y=0\\\iff (y-2)(y^2+y+3)+\dfrac{y(y-2)}{\sqrt{2y^2-2y}+y}=0\\\iff (y-2)\left ( y^2+y+3+\dfrac{y}{\sqrt{2y^2-2y}+y} \right )=0$

Nhận thấy:

$y^2+y+3+\dfrac{y}{\sqrt{2y^2-2y}+y}>y^2+y+3+\dfrac{2y}{2y^2+1}\\=y^2+y+1+\dfrac{4y^2+2y+2}{2y^2+1}>0$

Vậy hệ có nghiệm: $\boxed{(x;y)\in \left \{ (-1;2);(1;2) \right \}}\hspace{1cm}\square$




#690848 $\sum \frac{1}{\sqrt{8a+1}}...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 18-08-2017 - 10:46 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $abc=1$ CMR : $\sum \frac{1}{\sqrt{8a+1}}\geq 1$

Mình làm theo phản chứng như sau:

Đặt: $x=\dfrac{1}{\sqrt{8a+1}};y=\dfrac{1}{\sqrt{8b+1}};z=\dfrac{1}{\sqrt{8c+1}}\Rightarrow x,y,z>0$

Từ đó, rút: $a=\dfrac{1-x^2}{8x^2};b=\dfrac{1-y^2}{8y^2};a=\dfrac{1-z^2}{8z^2}\\\Rightarrow 8^3x^2y^2z^2=(1-x^2)(1-y^2)(1-z^2)$

Ta cần chứng minh: $x+y+z \geqslant 1$

Giả sử ngược lại: $x+y+z < 1$

Khi đó: $1-x^2>(x+y+z)^2-x^2=(y+z)((x+y)+(z+x))\\\geqslant^{AM-GM} 2(y+z)\sqrt{(x+y)(y+z)}>0$

Tương tự: $1-y^2\geqslant^{AM-GM}2(x+z)\sqrt{(x+y)(y+z)}>0\\ 1-z^2\geqslant^{AM-GM}2(x+y)\sqrt{(x+z)(y+z)}>0$

Nhân vế với vế 3 BĐT trên:

$8^3x^2y^2z^2=(1-x^2)(1-y^2)(1-z^2)>8(x+y)^2(y+z)^2(z+x)^2\\\Rightarrow 8xyz>(x+y)(y+z)(z+x)$

BĐT cuối mâu thuẫn

Vậy ta có điều phải chứng minh




#690784 [CHUYÊN ĐỀ] CHỨNG MINH BẤT ĐẲNG THỨC

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 17-08-2017 - 20:03 trong Bất đẳng thức và cực trị

       Cho các số thực dương a, b,c. Chứng minh rằng :

               $\frac{2(a^{3}+b^{3}+c^{3})}{abc}+\frac{9(a+b+c)^{2}}{a^{2}+b^{2}+c^{2}}\geqslant 33$

Dùng S.O.S như sau:

BĐT cần chứng minh tương đương với:

$\dfrac{2(a^3+b^3+c^3)}{abc}-6+\dfrac{9(a+b+c)^2}{a^2+b^2+c^2}-27\geqslant 0\\ \iff \dfrac{2(a+b+c)(a^2+b^2+c^2-ab-bc-ca)}{abc}+\dfrac{18(ab+bc+ca-a^2-b^2-c^2)}{a^2+b^2+c^2}\geqslant 0\\\iff \left [ (a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2 \right ]\left ( \dfrac{a+b+c}{abc}-\dfrac{9}{a^2+b^2+c^2} \right )\geqslant 0$

Mà: $\dfrac{a+b+c}{abc}-\dfrac{9}{a^2+b^2+c^2}=\dfrac{1}{ab}+\dfrac{1}{bc}+\dfrac{1}{ca}-\dfrac{9}{a^2+b^2+c^2}\\\geqslant \dfrac{9}{ab+bc+ca}-\dfrac{9}{a^2+b^2+c^2}\geqslant 0$

Do đó: $\implies Q.E.D$




#690778 tìm x

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 17-08-2017 - 19:35 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

ai giải được bài này em mới khâm phục. mọi người giải giúp em với được ko ạ

2017-07-30.png

Bài này làm như sau:

ĐK: $x \geqslant -\dfrac{3}{4}$

Phương trình tương đương:

$x^3-x^2-x+1=\sqrt{4x+3}+\sqrt{3x^2+10x+6}\\ \iff x(x^2-2x-2)+(x+1-\sqrt{4x+3})+(x^2-\sqrt{3x^2+10x+6})=0\\ \iff x(x^2-2x-2)+\dfrac{x^2-2x-2}{x+1+\sqrt{4x+3}}+\dfrac{(x^2-2x-2)(x^2+2x+3)}{x^2+\sqrt{3x^2+10x+6}}=0\\ \iff (x^2-2x-2)\left ( \dfrac{x^2+x+x\sqrt{4x+3}+1} {x+1+\sqrt{4x+3}}+\dfrac{x^2+2x+3}{x^2+\sqrt{3x^2+10x+6}}\right )=0$

Dễ thấy biểu thức trong ngoặc dương

$\implies x^2-2x-2=0\iff x=1\pm \sqrt{3}(TM)$

Vậy phương trình đã cho có nghiệm: $x=1\pm \sqrt{3}\hspace{0.5cm}\square$

PS: Lâu mới quay lại diễn đàn, không biết còn ai nhớ tui không!!!!




#687032 cho $x^{2}+y^{2}+z^{2} =3$. C/m:...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 09-07-2017 - 10:54 trong Bất đẳng thức và cực trị

cho $x^{2}+y^{2}+z^{2} =3$. C/m: $\frac{x}{3-yz}+\frac{y}{3-xz}+\frac{z}{3-xy} \leqslant \frac{3}{2}$

Ta có:

$\sum \dfrac{x}{3-yz}\leqslant \sum \dfrac{x}{3-\dfrac{y^2+z^2}{2}}=\sum \dfrac{2x}{3+x^2}$

BĐT phụ: $\dfrac{2a}{3+a^2}\leqslant \dfrac{1}{8}a^2+\dfrac{3}{8}\iff \dfrac{(a-1)^2((a+1)^2+8)}{8(3+a^2)}\geqslant 0$ (luôn đúng)

Do đó: $\sum \dfrac{x}{3-yz}\leqslant\sum \dfrac{2x}{3+x^2}\leqslant \dfrac{3}{2}$

Dấu "=" xảy ra: $\iff x=y=z=1 \hspace{0,5cm} \square$