Phân định giải : https://bigschool.vn...a-thpt-nam-2018
- Diễn đàn Toán học
- → Jinbei nội dung
Chú ý
Nếu các bạn đăng kí thành viên mà không nhận được email kích hoạt thì hãy kiểm tra thùng thư rác (spam). Nếu không biết cách truy cập vào thùng thư rác thì các bạn chịu khó Google hoặc đăng câu hỏi vào mục Hướng dẫn - Trợ giúp để thành viên khác có thể hỗ trợ.
Jinbei nội dung
Có 37 mục bởi Jinbei (Tìm giới hạn từ 21-01-2017)
#701012 Đề Thi VMO năm 2018
Đã gửi bởi
Jinbei
on 31-01-2018 - 21:26
trong
Tuyển chọn Toán Olympic
#698804 Tài liệu về định lý Sylvester và định lý Lucas
Đã gửi bởi
Jinbei
on 23-12-2017 - 20:19
trong
Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Số học
https://docs.google....53aca63c1cb.pdf
Có một file nhỏ về định lý Lucas
Em cảm ơn anh ạ. Không biết có tài liệu nào về định lý Sylvester ko ạ ?
#698798 Tài liệu về định lý Sylvester và định lý Lucas
Đã gửi bởi
Jinbei
on 23-12-2017 - 17:55
trong
Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Số học
Như tiêu đề bài viết, hiện tại em đang kiếm vài tài liệu viết về định lý Sylvester và định lý Lucas. Do tài liệu trên mạng ít quá, em search toàn ra luận văn, ....
Em xin cảm ơn ạ.
#680749 Cho A={1,2,...,100} chứng minh tập con gồm 48 phần tủ của A luôn tồ...
Đã gửi bởi
Jinbei
on 15-05-2017 - 09:10
trong
Toán rời rạc
10+9+9+9+9+1 = 47 phần tử. sao lại có số 1 nhỉ,nếu thề thì tồn tại 2 phần tử có tổng chia hết cho 11 rồi (nhóm 10 và nhóm 1)
Mình cũng chưa hiểu chỗ đó lắm.
#680746 Cho A={1,2,...,100} chứng minh tập con gồm 48 phần tủ của A luôn tồ...
Đã gửi bởi
Jinbei
on 15-05-2017 - 08:57
trong
Toán rời rạc
nhóm 1 có 9 phần tử thôi chứ {11,22,33,44,55,66,77,88,99}
nhóm 1 là nhóm chia 11 dư 1.
#680736 Cho A={1,2,...,100} chứng minh tập con gồm 48 phần tủ của A luôn tồ...
Đã gửi bởi
Jinbei
on 14-05-2017 - 23:23
trong
Toán rời rạc
Bạn có thể thích rõ hơn các số 9 trong biểu thức : 10 + 9 + 9 + 9 + 9 + 1 = 47 được không ? Mình đã hiểu ý tưởng của bạn rồi.
#680228 Chứng minh $a(n)=b(n+2)$
Đã gửi bởi
Jinbei
on 10-05-2017 - 22:17
trong
Số học
Bài toán.
Gọi $a(n)$ là số cách biểu diễn số nguyên dương $n$ dưới dạng tổng quát các số $1$ và $2$.
Ví dụ : $5=1+1+1+1+1=2+1+1+1=1+2+1+1=1+1+2+1=1+1+1+2=2+2+1=2+1+2=1+2+2$ nên $a(5)=8$
Gọi $b(n)$ là số cách biểu diễn số nguyên dương $n$ dưới dạng tổng quát các số nguyên lớn hơn 1 (bao gồm cả cách biểu diễn là chính số đó).
Ví dụ : $7=3+2+2=2+3+2=2+2+3=3+4=4+3=2+5=5+2$ nên $b(7)=8$
Chứng minh rằng : $a(n)=b(n+2)$ với mọi số nguyên dương $n$
#668433 $\left ( x+2 \right )\left ( \sqrt{2x+3}-2...
Đã gửi bởi
Jinbei
on 15-01-2017 - 16:05
trong
Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình
cái pt dưới có bằng pt trên đâu ạ?
$ab−(a^{2}−2b^{2})=−(a−b)(a+2b)$ mà bạn !
#668428 $\left ( x+2 \right )\left ( \sqrt{2x+3}-2...
Đã gửi bởi
Jinbei
on 15-01-2017 - 15:44
trong
Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình
Điều kiện : $x\geq -1$.
Đặt : $a=\sqrt{2x+3}; b=\sqrt{x+1}$. Ta có : $\left\{\begin{matrix} a;b\leq 0\\a^{2}-b^{2}=x+2 \\ ab=\sqrt{2x^{2}+5x+3} \\ a^{2}-2b^{2}=1 \end{matrix}\right.$.
Do đó :
$BPT\Leftrightarrow (a^{2}-b^{2})(a-2b)+ab-(a^{2}-2b^{2})\geq 0$
$\Leftrightarrow (a-b)(a+b)(a-2b)-(a-b)(a+2b)\geq 0$
$\Leftrightarrow (a-b)(a^{2}-ab-2b^{2}-a-2b)\geq 0$
Đến đây đơn giản hơn rồi !
#668419 Topic ôn thi hình học vào cấp 3 chuyên
Đã gửi bởi
Jinbei
on 15-01-2017 - 15:12
trong
Hình học
Lời giải bài 3 :
1) . Gọi $G, H$ lần lượt là giao điểm $LM, KM$ với $DK, LD$ . $\Delta ABC$ ngoại tiếp $(I)$ $\Rightarrow \Delta AEF$ cân tại $A$ $\Rightarrow AM$ vuông góc $EF$.
. Có : $\widehat{MFG}=\widehat{DEC}=\widehat{AEK}$ (cùng chắn cung $DE$). $\widehat{AME}=\widehat{AKE}=90^{O}\Rightarrow AKEM$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{KME}=\widehat{EAK}$, do đó $\widehat{MFG}+\widehat{FMG}=\widehat{AEK}+\widehat{EAG}=90^{O}\Rightarrow \widehat{FGM}=90^{O}\Rightarrow KG$ vuông góc $LD$.
. Tương tự : $LH$ vuông góc $DK$. Suy ra $M$ là trưc tâm $\Delta DLK$.
2) . Gọi $T;T'$ lần lượt là giao điểm của $FP;QE$ với $(I)$.
. Dễ thấy $\Delta AQF$ cân tại $A$, $\Delta BFD$ cân tại $B$ $\Rightarrow \frac{180^{O} - \widehat{QAF}}{2}=\widehat{QFA}=\widehat{BFD}=\frac{180^{O} - \widehat{FBD}}{2}\Rightarrow \widehat{QAF}=\widehat{FBD}$, so le trong $\Rightarrow AQ$ song song $BC$. Tương tự $AP$ song song $BC$ $\Rightarrow Q, A, P$ thẳng hàng (theo tiên đề $Euclid$).
. Theo câu 1) thì $\widehat{EFD}=\widehat{AEP}$, mà $\widehat{AEP}=\widehat{APE}$ ($\Delta APE$ cân tại $A$) nên $\widehat{EFD}=\widehat{QPE}\Rightarrow QPEF$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{PFE}=\widehat{PQE}$ $(1)$.
. $AQ=AE(=AF)\Rightarrow \Delta AQE$ cân tại $A$ $\Rightarrow \widehat{AQE} = \widehat{AEQ}$ $(2)$.
. Từ $(1);(2)\Rightarrow \widehat{PFE}=\widehat{AEQ}\Rightarrow \widehat{TFE}=\widehat{AET'}\Rightarrow T$ trùng $T'$. Suy ra đpcm.
#666721 Cho p và p^2+2 là các số nguyên tố
Đã gửi bởi
Jinbei
on 02-01-2017 - 22:03
trong
Số học
Mình đâu cần phải xét cả dấu trừ mà bạn. Đầu tiên ta xét các số 0;1;2;3 hoặc có thể là nhiều hơn cho đến khi nào tìm được số thỏa mãn điều kiện của bài cho. Ở bài toán này ta chỉ cần xét đến 3, mà số dư của 3 có 3 dạng là 0;1;2 nên ta có 3k;3k+1;3k+2 sau đó bạn xét là ra thôi mà.
Cảm ơn bn góp ý. Mình đã fix lại .
#666644 Cho p và p^2+2 là các số nguyên tố
Đã gửi bởi
Jinbei
on 02-01-2017 - 15:37
trong
Số học
Xét $p=2\Rightarrow p^{2}+2=2^{2}+2=6$ (loại).
Xét $p=3\Rightarrow p^{2}+2=3^{2}+2=11$ (nhận).
Xét $p>3$ , do $p$ là số nguyên tố nên $p$ không chia hết cho $3$.
+) $p=3k+ 1\Rightarrow p^{2}+2=3(3k^{2}+ 2k+1)$ chia hết cho 3, không là số nguyên tố.
+) $p=3k+ 2\Rightarrow p^{2}+2=3(3k^{2}+ 4k+2)$ chia hết cho 3, không là số nguyên tố.
Khi đó : $p^{3}+2=3^{3}+2=29$ là số nguyên tố.
Ta có $đpcm$
#666621 Tìm GTNN $P=x^{2}+y^{2}+\frac{2}{xy}$
Đã gửi bởi
Jinbei
on 02-01-2017 - 14:19
trong
Bất đẳng thức và cực trị
tại sao $2xy+\frac{2}{xy}\geq 4$
$2xy+\frac{2}{xy}\geq 2.\sqrt{2xy.\frac{2}{xy}}=4$ (Bất đẳng thức $Cauchy$ )
còn $x;y$ cùng dấu nên $xy$ không âm
#663831 Chứng minh rằng $\left ( c_{1}b_{2}-c_{2...
Đã gửi bởi
Jinbei
on 04-12-2016 - 22:48
trong
Số học
Giả sử 2 phương trình $a_{1}x^{5}+b_{1}x^{2}=c_{1}, a_{2}x^{5}+b_{2}x^{2}=c_{2}$$\left ( a_{1},a_{2}\neq 0 \right )$ có nghiệm chung. Chứng minh rằng $\left ( c_{1}b_{2}-c_{2}b_{1} \right )^{2}(a_{1}b_{2}-a_{2}b_{1})^{3}=(a_{1}c_{2}-a_{2}c_{1})^{5}$
Gọi $y$ là nghiệm chung của 2 phương trình. Ta có : $\left\{\begin{matrix} a_{1}y^{5}+b_{1}y^{2}=c_{1} (1)\\ a_{2}y^{5}+b_{2}y^{2}=c_{2} (2) \end{matrix}\right.$
Nhân lần lượt $c_{1};c_{2}$ vào 2 phương trình $(2);(1)$ :
$HPT\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a_{1}c_{2}y^{5}+b_{1}c_{2}y^{2}=c_{2}c_{1} \\a_{2}c_{1}y^{5}+b_{2}c_{1}y^{2}=c_{1}c_{2} \end{matrix}\right. \Rightarrow y^{5}(a_{1}c_{2}‒a_{2}c_{1})+y^{2}(b_{1}c_{2}‒b_{2}c_{1})=0$
$\Rightarrow \frac{b_{1}c_{2}‒b_{2}c_{1}}{a_{1}c_{2}‒a_{2}c_{1}}=‒y^{3}\Rightarrow y^{6}=\frac{(b_{1}c_{2}‒b_{2}c_{1})^{2}}{(a_{1}c_{2}‒a_{2}c_{1})^{2}}$
Tương tự : Nhân lần lượt $a_{2};a_{1}$ vào 2 phương trình $(1);(2)$, ta có :$y^{6}=\frac{(a_{1}c_{2}‒a_{2}c_{1})^{3}}{(a_{1}b_{2}‒a_{2}b_{1})^{3}}$
Do đó : $\frac{(c_{1}b_{2}‒c_{2}b_{1})^{2}}{(a_{1}c_{2}‒a_{2}c_{1})^{2}}=\frac{(a_{1}c_{2}‒a_{2}c_{1})^{3}}{(a_{1}b_{2}‒a_{2}b_{1})^{3}}\left ( =y^{6} \right ) \Rightarrow (đpcm)$
#659659 Đề thi học sinh giỏi 9
Đã gửi bởi
Jinbei
on 27-10-2016 - 23:51
trong
Đại số
Câu 2c)
$HPT\Leftrightarrow$ $\left\{\begin{matrix} (x+y)^{2}(x−y)=45\\(x−y)(x^{2}+y^{2})=85 \end{matrix}\right.$ $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} [(x−y)^{2}+4xy](x−y)=45\\ [(x−y)^{2}+2xy](x−y)=85 \end{matrix}\right.$ $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (x−y)^{3}+4xy(x−y)=45\\ (x−y)^{3}+2xy(x−y)=85 \end{matrix}\right.$
Đặt : $a=x−y;b=xy$. Ta có :
$HPT\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a^{3}+4ab=45\\ a^{3}+2ab=85 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2ab=−40\\a^{3}=85−2ab \end{matrix}\right.$ $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2ab=−40\\ a^{3}=85+40 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} ab=−20\\a^{3}=125 \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=5\\b=−4 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x−y=5\\xy=−4 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (x−y)^{2}+4xy=5^{2}−4.4\\x−y=5 \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (x+y)^{2}=9\\x−y=5 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+y=−3\\x−y=5 \end{matrix}\right. \vee \left\{\begin{matrix} x+y=3\\x−y=5 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=1\\y=−4 \end{matrix}\right. \vee \left\{\begin{matrix} x=4\\ y=−1 \end{matrix}\right.$
#659657 Đề thi học sinh giỏi 9
Đã gửi bởi
Jinbei
on 27-10-2016 - 23:32
trong
Đại số
Câu 2b) :
Do $\left | 2x−7 \right |< x^{2}+2x+2$ mà $x^{2}+2x+2=(x+1)^{2}+1> 0$ nên :
$−(x^{2}+2x+2)< 2x−7 < x^{2}+2x+2$
* $−(x^{2}+2x+2)< 2x−7\Leftrightarrow x^{2}+4x−5>0\Leftrightarrow (x−1)(x+5)>0\Leftrightarrow x<−5 \vee x>1$
* $2x−7 < x^{2}+2x+2\Leftrightarrow x^{2}+9>0 (\forall x)$
Vậy $x< −5 \vee x>1$
#659656 Đề thi học sinh giỏi 9
Đã gửi bởi
Jinbei
on 27-10-2016 - 23:21
trong
Đại số
Câu 2a) :
Điều kiện : $x\leq 2−2\sqrt{3} \vee 2+2\sqrt{3} \leq x$
Ta có :
$PT\Leftrightarrow 2(x^{2}−4x−8)−3\sqrt{x^{2}−4x−8}−2=0$ $(*)$
Đặt $a=\sqrt{x^{2}−4x−8}\Rightarrow a\geq 0$ :
$(*)\Leftrightarrow 2a^{2}−3a−2=0 \Leftrightarrow a=2 (n) \vee a=\frac{−1}{2} (l)$
$\Leftrightarrow \sqrt{x^{2}−4x−8}=2$
$\Leftrightarrow x^{2}−4x−12=0\Leftrightarrow x=6\vee x=−2 (n)$
#652113 Chứng minh rằng $3^x -2$ là số chính phương
Đã gửi bởi
Jinbei
on 31-08-2016 - 17:03
trong
Các bài toán và vấn đề về Số học
$n$ ở đâu vậy bạn...
Mình nghĩ chắc bạn ấy gõ nhầm $x$ thành $n$
#652109 $x^4 +2x^3-2(y+2)x^2-2(y+2)x+y^2+4y+4=0$
Đã gửi bởi
Jinbei
on 31-08-2016 - 16:41
trong
Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình
được ,cái này là phuong trinh diophantine à :v
Phương trình $Diophantine$ là phương trình có dạng : $ax+by=c$ trong đó $a;b;c;x;y \in \mathbb{Z}$.
#652097 Giải hệ : $a+b^{2}+c^{3}=14$
Đã gửi bởi
Jinbei
on 31-08-2016 - 16:06
trong
Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình
Em nghĩ PT 2 là $\left(\frac{1}{2a}+\frac{1}{3b}+\frac{1}{6c}\right)\left(\frac{a}{2}+\frac{b}{3}+\frac{c}{6}\right)=1$ Khi ấy áp dụng BĐT Bunyakovsky thì $VT\geq \left(\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\frac{1}{6}\right)^2=1$
Dấu bằng xảy ra khi $\frac{1}{a^2}=\frac{1}{b^2}=\frac{1}{c^2}\implies a^2=b^2=c^2$
Đến đây em không biết làm sao ngoài việc xét TH làm tiếp. Có ai có cách hay hơn ngoài việc xét TH không nhỉ?
Ra nghiệm $(a,b,c)=\color{red}{(2,2,2)}$
Vậy hệ này giải như thế nào ạ ?
#652048 Giải hệ : $a+b^{2}+c^{3}=14$
Đã gửi bởi
Jinbei
on 30-08-2016 - 23:27
trong
Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình
Giải hệ :
$\left\{\begin{matrix} a+b^{2}+c^{3}=14\\ (\frac{1}{2a}+\frac{1}{3b}+\frac{1}{6c})(\frac{a}{2}+\frac{b}{2}+\frac{c}{6})=1 \end{matrix}\right.$
#651562 $\left\{\begin{matrix} x^{3}+y^{3}+x^{2}(y+z)=xyz+14...
Đã gửi bởi
Jinbei
on 27-08-2016 - 23:04
trong
Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình
Giải hệ :
$\left\{\begin{matrix} x^{3}+y^{3}+x^{2}(y+z)=xyz+14\\y^{3}+z^{3}+y^{2}(z+x)=xyz−21 \\ z^{3}+x^{3}+z^{2}(x+y)=xyz+7 \end{matrix}\right.$
- Diễn đàn Toán học
- → Jinbei nội dung
- Privacy Policy
- Nội quy Diễn đàn Toán học ·