Đến nội dung

Ruby Dalek nội dung

Có 36 mục bởi Ruby Dalek (Tìm giới hạn từ 27-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#694642 Ma trận và ánh xạ tuyến tính

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 12-10-2017 - 20:57 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Chứng minh rằng không tồn tại hai ma trận vuông cùng cấp $A, B$ thỏa mãn $AB - BA = I$.




#687992 Tính giới hạn của hàm số trên $\mathbb{R}$

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 19-07-2017 - 08:29 trong Giải tích

Tính:
 
1. $\lim\limits_{n \to \infty} \sum\limits_{k=1}^{n}(\sqrt[3]{1+ \dfrac{k}{n^2}}-1)$.
 
2. $\lim\limits_{n \to \infty} \sum\limits_{k=1}^{n} \sin(\dfrac{ka}{n^2})$.
 
3. $\lim\limits_{n \to \infty} \sum\limits_{k=1}^{n} (a^\frac{k}{n^2} -1)$.



#684156 nhóm con bởi 2

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 12-06-2017 - 08:30 trong Đại số đại cương

Cả 2 trường hợp phải là $n\in \mathbb{Z}$ nhé. 

A giải thích giúp e sao lại là $n\in \mathbb{Z}$ được không?




#683848 Tìm $\lim\limits_{n \to \infty}x_n$

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 09-06-2017 - 21:07 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy $\{x_n\}$ xác định như sau: $x_0=1; x_n=x_{n-1}+\frac{1}{x_{n-1}}$.
 
Tìm $\lim\limits_{n \to \infty}x_n$



#683754 Tìm giới hạn $\lim\limits_{n \to \infty}...

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 09-06-2017 - 10:19 trong Dãy số - Giới hạn

Có nên 'giới thiệu' cho $a$ không? Ruby?

 

Dạ đề có vậy thôi ạ
Không nói rõ $a$ :<




#683737 Tìm giới hạn $\lim\limits_{n \to \infty}...

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 09-06-2017 - 08:20 trong Dãy số - Giới hạn

Tìm giới hạn $\lim\limits_{n \to \infty} \frac{a^n}{n^n}$.

 

Mọi người giúp e bài này với ạ.




#683719 Giới hạn của dãy số thực

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 08-06-2017 - 21:40 trong Giải tích

A giúp e bài này vs ạ :<
 

Cho dãy $\{x_n\}$ là dãy bị chặn thỏa mãn điều kiện $x_{n+1} \geq x_n - \frac{1}{2^n}, n \in \mathbb{N}$.

Chứng minh rằng: dãy $\{x_n\}$ hội tụ.
 




#683708 Giới hạn của dãy số thực

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 08-06-2017 - 20:54 trong Giải tích

Bài 5: Chứng minh bằng qui nạp là đơn giản nhất. Nếu muốn "phức tạp" hơn thì dùng lý thuyết sai phân, dãy truy hồi tuyến tính, kỹ thuật hàm sinh.

 

Không mất tổng quát, ta giả sử $\alpha>\beta$.

 

\[\sqrt[n]{a_n} = \alpha \sqrt[n]{\frac{ 1 - \left(\frac{\beta}{\alpha}\right)^n }{ \alpha - \beta }}.\]

Vì $\lim \left(\frac{\beta}{\alpha}\right)^n=0$ nên tồn tại $N$

\[ \sqrt[n]{\frac{ 1 }{ 2(\alpha - \beta) }}\sqrt[n]{\frac{ 1 - \left(\frac{\beta}{\alpha}\right)^n }{ \alpha - \beta }} \le  \sqrt[n]{\frac{ 1  }{ \alpha - \beta }}\forall n\ge N.\]

Bài 5 này a có thể giải thích rõ hơn được không ạ?
Não e vẫn chưa load đc vấn đề :3




#683706 Giới hạn của dãy số thực

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 08-06-2017 - 20:43 trong Giải tích

*** Ý tưởng chứng minh vai mượn lý thuyết chuỗi số.

Nhận xét: Xét dãy $\{a_n\}$ và ${S}_n= \sum_{k=1}^na_k,\, \tilde{S}_n= \sum_{k=1}^n|a_k|$.

 

(i) Nếu $\{\tilde{S}_n\} $ hội tụ thì $\{S_n\}$ hội tụ.

 

(ii) Nếu tồn tại số thực dương $C$ sao cho $\tilde{S}_n \le C\, \forall n\in \mathbb{N}$ thì  $\{\tilde{S}_n\}$ là dãy tăng và bị chặn. Do đó, nó hội tụ.

 

Kiểm tra i): 

Vì $\{\tilde{S}_n\} $ hội tụ nên bản thân nó là dãy Cauchy. Do đó, với $\epsilon>0, \exists N_{\epsilon}\in \mathbb{N}$: 

\[|\tilde{S}_n-\tilde{S}_m| \le \epsilon\forall m, n \ge N_{\epsilon}.\]

Hơn nữa, theo BĐT trị tuyệt đối, ta có $|S_n-S_m| \le |\tilde{S}_n-\tilde{S}_m|\, \forall m, n\in \mathbb{N}.$

 

Vì thế $\{S_n\}$ là dãy Cauchy trong không gian 'đầy đủ' $\mathbb{R}$. Do đó, $\{S_n\}$ hội tụ.

 

Áp dụng: $a_{n}=x_{n+1}-x_n\, \forall n\in \mathbb{N}$. Khi đó $\{S_{n-1}:=x_n-1\}$ hội tụ. Do đó $\{x_n\}$ hội tụ.

 

 

P.S: Ruby có nhiều bài toán hay thế!

Còn cách nào khác không ạ?
Chứ lúc học phần này e đã đc học về Chuỗi số đâu :<<<




#683659 Giới hạn của dãy số thực

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 08-06-2017 - 12:33 trong Giải tích

 Tiện thể giúp em bài này nữa ạ. Em cảm ơn nhiều ạ  :D

 

Bài 5: Ta định nghĩa dãy Fibonacci $\{a_n\}$ như sau:

$a_1 = a_2 = 1, a_{n+2} = a_{n+1} + a_n, n \geq 1$

Chứng minh rằng: 

$a_n = \frac{ \alpha^n - \beta^n }{ \alpha - \beta }$

trong đó, $\alpha$ và $\beta$ là các nghiệm của phương trình $x^2 = x+1$. Tính $\lim_{n \to \infty} \sqrt[n]{a_n}$.

 

 

Bài 6: Cho $a_n = \underbrace{ \sqrt{a+ \sqrt{a+ \cdots + \sqrt{a}}}}_{n \text{ dấu căn}}, (a > 0)$. Chứng minh rằng: Dãy $\{a_n\}$ hội tụ và tính $\lim_{n \to \infty} \sqrt[n]{a_n}$.

 

 

Bài 7: Cho hai số thực dương $a$ và $b$, $0 <  a < b$. Giả sử $u_n$ và $v_n$ là hai dãy số thực xác định bởi:

$u_0=a, v_0=b, u_{n+1}= \sqrt{u_nv_n}, v_{n+1}= \frac{u_n+v_n}{2}, n \geq 0$.

Chứng minh rằng: $u_n$ và $v_n$ là hai dãy hội tụ và có cùng giới hạn.




#683625 Giới hạn của dãy số thực

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 08-06-2017 - 09:07 trong Giải tích

Bài 1: Dùng định nghĩa $\inf A, \sup A.$

($\inf A+\epsilon, \sup A-\epsilon$ không là chặn dưới nhỏ nhất, chặn trên lớn nhất)

 

Bài 2: Gõ đề có nhầm lẫn.

Chứng minh dãy là dãy Cauchy thông qua nhận xét  $|x_n-x_1| \le k^n|x_2-x_1|$, và (do đó) $|x_n-x_m| \le  \frac{k^n}{k-1}|x_2-x_1|\, \forall n>m.$

(Các đánh giá mang tính 'đại khái'- cần kiểm tra lại để có tính chính xác)

 

Bài 3:

Dùng đánh giá $k^2x-1\le E(k^2x) \le k^2x$, ta có $\lim a_n =\frac{x}{3}.$

Bài 4:

 $\lim a_n= \beta$ vì $\beta \le a_n \le \beta 2^{\frac{1}{n}} \forall n\in \mathbb{N}.$

Câu 2 e gõ nhầm đề ạ
E sửa lại rồi
Giúp e với ạ :<




#683528 Giới hạn của dãy số thực

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 07-06-2017 - 16:05 trong Giải tích

Bài 1: Giả sử $A$ là một tập bị chặn trong $\mathbb{R}$. Hãy chứng minh rằng:

Tồn tại hai dãy $\{x_n\}, \{y_n\} \subset A$ sao cho

$supA = \lim_{n \to \infty} x_n$ và $infA = \lim_{n \to \infty} y_n$.

 

Bài 2: Cho dãy $\{x_n\}$ có tính chất: Tồn tại $C > 0$ sao cho: 

$|x_1 - x_2| + |x_2 - x_3| + \cdots + |x_{n-1} - x_n| \leq C$ với mọi $n \geq 2$.

Chứng minh rằng: dãy $\{x_n\}$ hội tụ.

 

Bài 3: Tìm $\lim_{n \to \infty} a_n$ với
$a_n = \frac{E(x) + E(2^2x) + \cdots + E(n^2x)}{n^3}$, ở đây $E(x)$ là phần nguyên của $x$.

 

Bài 4: Chứng minh rằng: Dãy số $a_n = \sqrt[n]{\alpha^n + \beta^n} (n \geq 1, 0 \leq \alpha \leq \beta)$ hội tụ và tìm giới hạn của dãy số đó.




#683522 Bài tập về tập trù mật trong $\mathbb{R}$

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 07-06-2017 - 15:29 trong Giải tích

 Bài $1,4:$https://math.dartmou...densitynote.pdf

Bài $2$ : https://math.stackex...ional-are-dense

Bài $3$ :

$1)$ Xem phần $2$ .  

$2)$ Điều kiện trù mật trong $R$ là $\forall x \in R \exists (x_{n}) \in D , \lim_{n \to \infty} x_{n} = x$ , khi bỏ đi một hữu hạn các phần tử trong $D$ thì $lim$ của dãy số không thay đổi do đó $D \ F$ vẫn trù mật .

Anh có thể nói kỳ hơn cho e bài 2 được không ạ?
E chưa hiểu rõ lắm




#682484 Bài tập về tập trù mật trong $\mathbb{R}$

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 30-05-2017 - 22:39 trong Giải tích

 Bài $1,4:$https://math.dartmou...densitynote.pdf

Bài $2$ : https://math.stackex...ional-are-dense

Bài $3$ :

$1)$ Xem phần $2$ .  

$2)$ Điều kiện trù mật trong $R$ là $\forall x \in R \exists (x_{n}) \in D , \lim_{n \to \infty} x_{n} = x$ , khi bỏ đi một hữu hạn các phần tử trong $D$ thì $lim$ của dãy số không thay đổi do đó $D \ F$ vẫn trù mật .

Trong tài liệu a đưa thì ở bài 1 họ có chứng minh luôn tồn tại một số giữa hai số thực bất kỳ. E không biết chứng minh số vô tỷ kiểu gì ạ




#682468 nhóm con bởi 2

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 30-05-2017 - 21:53 trong Đại số đại cương

+ Tập các phần tử của nhóm con sinh bởi 2 trong nhóm cộng $( \mathbb{R},+)$ là:

$A= \{ 2n : n \in \mathbb{R} \}$

+ Tập các phần tử của nhóm con sinh bởi 2 trong nhóm nhân $( \mathbb{Q},.)$ là:

$B= \{ 2^n : n \in \mathbb{Q}^* \}$




#682464 Bài tập về cận trên đúng và cận dưới đúng

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 30-05-2017 - 21:28 trong Giải tích

Bài 1: Tìm cận trên đúng và cận dưới đúng nếu có trong $\mathbb{R} $của tập hợp $G = \{ \frac{m}{m+n}:m,n \in \mathbb{N}^* \}$

 

Bài 2: Đặt $A_m = \{ x \leq m : x \in \mathbb{Q} \}, B_m = \{x \geq m: x \in \mathbb{Q} \}$.

Chứng minh rằng: $supA_m = m = infB_m$

 

Bài 3: Tìm cận trên đúng và cận dưới đúng của các tập $A,B$; trong đó, $A= \{0,2; 0,22; 0,222; \cdots \}$, và $B$ là tập các số thập phân giữa 0 và 1 mà chỉ gồm các chữ số 0 và 1.

 




#682428 Bài tập về tập trù mật trong $\mathbb{R}$

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 30-05-2017 - 16:26 trong Giải tích

Bài 1: Chứng minh rằng: Giữa hai số thực bất kỳ có một số vô tỷ, tức là tập các số vô tỷ trù mật trong $\mathbb{R}$.

 

Bài 2: Người ta gọi mỗi số hữu tỷ có dạng $\frac{m}{2^n}, m \in \mathbb{Z}, n \in \mathbb{N}$ là một số dyadic.

Chứng minh rằng: Tập các số dyadic trù mật trong $\mathbb{R}$.

 

Bài 3: 

1. Cho $D,E$ là hai bộ phận của $\mathbb{R}$ sao cho $D$ trù mật trong $\mathbb{R}$ và $D \subset E$.

Chứng minh rằng: $E$ là một tập trù mật trong $\mathbb{R}$.

2. Cho $D$ là một bộ phận của $\mathbb{R}$ và trù mật trong $\mathbb{R}$, $F$ là bộ phận hữu hạn của $D$.

Chứng minh rằng: $D \setminus F$ trù mật trong $\mathbb{R}$.

 

Bài 4: Ký hiệu $E=\{ q^2 : q \in \mathbb{Q}\}, -E = \{-q^2 : q \in \mathbb{Q}\}, D= E \cup -E$.

Chứng minh rằng $D$ trù mật trong $\mathbb{R}$.




#682426 Bài tập về tính đơn ánh và toàn ánh của ánh xạ

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 30-05-2017 - 16:05 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bài 2: Cho $X,Y$ là các tập khác rỗng; $f$ là ánh xạ từ $X$ vào $Y$; $A,B$ tương ứng là tập con của $X$ và $Y$. Chứng minh rằng:

1. $ff^{-1}(B) \subset B$ và $ff^{-1}(B) = B$ với mọi $B$ khi và chỉ khi $f$ là toàn ánh;

2. $A \subset f^{-1}f(A))$ và $A = f^{-1}f(A)$ với mọi $A$ khi và chỉ khi $f$ là đơn ánh;

3. $f(A_1 \cap A_2) = f(A_1) \cap f(A_2)$ với mọi $A_1,A_2$ khi và chỉ khi $f$ là đơn ánh;

4. $C_Xf(A) \subset f(C_XA)$ khi và chỉ khi $f$ là toàn ánh (ở đây $C_XA = X \setminus A$).




#682424 Bài tập về tính đơn ánh và toàn ánh của ánh xạ

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 30-05-2017 - 15:49 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bài 1: Cho $X,Y$ là các tập khác rỗng và $f$ là ánh xạ từ $X$ vào $Y$. Chứng minh rằng: 

1. $f$ là đơn ánh khi và chỉ khi tồn tại ánh xạ $g$ đi từ $Y$ vào $X$ sao cho $gf$ = $Id_X$;

2. $f$ là toàn ánh khi và chỉ khi tồn tại ánh xạ $h$ đi từ $X$ vào $Y$ sao cho $fh$ = $Id_Y$




#666351 Định thức của ma trận

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 31-12-2016 - 16:12 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

$$det = \sum \prod \frac{\sigma(i)-\sigma(j) }{i-j}\prod_{i=1}^{n}b_{i,\sigma(i)}$$

Ta chỉ xét dấu mỗi số hạng là đủ . 

$$\prod_{i=1}^{n}(-1)^{i+\sigma(i)}= (-1)^{2\sum_{i=1}^{n}}=1$$ 

Nên ta có $detA = detB$

Cảm ơn b nha :)




#666348 Tính định thức

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 31-12-2016 - 15:59 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Tính định thức sau

$\begin{vmatrix} x_{1} & a_{2} & a_{3} & ... &a_{n}\\ a_{1} & x_{2} & a_{3} & ... &a_{n} \\ a_{1} & a_{2} & x_{3} & ... &a_{n} \\ .& . & . & &.\\ a_{1} & a_{2} & a_{3} & ... &x_{n} \end{vmatrix}$




#666323 Định thức của ma trận

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 31-12-2016 - 00:56 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho A = $\left ( a_{ij} \right )$ là một ma trận vuông cấp n.

Ta định nghĩa ma trận vuông B = $\left ( b_{ij} \right )$ cấp n xác định bằng công thức $b_{ij} = (-1)^{i+j}.a_{ij}$ .

Chứng minh rằng: detA = detB .




#666321 Ánh xạ tuyến tính giữa các không gian vector hữu hạn chiều

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 31-12-2016 - 00:11 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho f, g: E $\rightarrow$ F là hai ánh xạ tuyến tính giữa các không gian vector hữu hạn chiều.

Chứng minh rằng: $\left | rank(f) - rank(g) \right |\leq rank(f+g) \leq rank(f)+rank(g)$




#666319 Số chiều của không gian vector hữu hạn chiều

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 30-12-2016 - 23:56 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho $V, W$ là hai không gian vetor hữu hạn chiều. Chứng minh rằng:

a/ Nếu $dimV < dimW$ thì không có toàn cấu từ $V$ lên $W$.

b/ Nếu$ dimV > dimW$ thì không có đơn cấu từ $V$ vào $W$.

c/ Với bất kỳ ánh xạ tuyến tính $f, g$ đi từ $V$ sang $W$ ta đều có $dim Im(f+g) \leq dim Im(f) + dim Im(g)$




#666315 Số chiều của không gian vector

Đã gửi bởi Ruby Dalek on 30-12-2016 - 23:45 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Em cảm ơn ạ!