Đến nội dung

AGFDFM nội dung

Có 104 mục bởi AGFDFM (Tìm giới hạn từ 21-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#717752 $E,F,H',M$ đồng viên

Đã gửi bởi AGFDFM on 24-11-2018 - 07:38 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O),$ đường cao $AH,$ trung tuyến $AM,H'$ đối xứng $H$ qua $M.$ Tiếp tuyến tại $B,C$ CỦA $(O)$ cắt nhau tại $P.$ Kẻ $PE \perp AB(E \in AB),PF \perp AC(F \in AC).$ Chứng minh $E,F,H',M$ đồng viên.




#698098 Tìm n,k sao cho $n+k^n;n.k^{k^n-1}$ là các số nguyên tố

Đã gửi bởi AGFDFM on 11-12-2017 - 19:43 trong Số học

Số sau chia hết số trước.



#696771 $x^{3}+y^{3}=(x+y)^{2}+x^{2}y^...

Đã gửi bởi AGFDFM on 18-11-2017 - 12:37 trong Số học

Chứng minh phương trình $x^{3}+y^{3}=(x+y)^{2}+x^{2}y^{2}$ không có nghiệm nguyên dương.

1) Đặt $a=x+y; b=xy; d=(a,b);a=da_1;b=db_1; (a_1,b_1)=1$

2) Viết lại phương trình theo $a_1,b_1$.Từ đó dễ thấy $a_1=1$. Có a,b theo b_1

3)Do a,b là nghiệm của phương trình $X^2-aX+b=0$ nên Delta là số chính phương.Chặn 2 đầu số chính phương có pt vô nghiệm




#696710 $P(n)$ là ước của $2^n-1; \forall n \in \mathbb...

Đã gửi bởi AGFDFM on 16-11-2017 - 19:47 trong Đa thức

Tìm đa thức hệ số nguyên $P(x)$ sao cho với mọi số nguyên dương $n$ ta đều có $P(n)$ là ước của $2^n-1$.

https://diendantoanh...177555-fn-pn-1/




#696670 Cho (O) đường kính AB,đường thẳng d tiếp xúc với (O) tại A.I là 1 điểm cố địn...

Đã gửi bởi AGFDFM on 16-11-2017 - 11:47 trong Hình học

Cho (O) đường kính AB,đường thẳng d tiếp xúc với (O) tại A.I là 1 điểm cố định trên AB.DE là 1 dây cung thay đổi luôn đi qua I.BD,BE cắt d tại M,N

CM:AM,AN không đổi

(P/s:Lấy F đối xứng với O qua A rồi chứng minh FMB vuông góc là được nhưng mình vẫn chứng minh được...)

 Có (BMN) cắt AB tại P.

IENP nội tiếp nên $BI*BP=BE*BN=BA^{2}=const$

Do đó P cố định. AM*AN=AB*AP




#696667 Cho $\Delta ABC$ cân tại $A$ CMR $ MN$ vuô...

Đã gửi bởi AGFDFM on 16-11-2017 - 11:15 trong Hình học

Đó là e mà em! 

QUAN trọng là câu *e ý câu a,b,c,d mình lmf được hết rồi còn mỗi câu *e




#696645 Cho $\Delta ABC$ cân tại $A$ CMR $ MN$ vuô...

Đã gửi bởi AGFDFM on 15-11-2017 - 20:19 trong Hình học

Cho Tam giác ABC cân tại A . gọi H,k lần lượt là trung điểm BC,AC
a/ CM ABHK là hình thang
b/ trên tia đối HA lấy E sao cho H là trung điểm AE. CM ABCE là hình thoi
c/Vẽ 1 đường thẳng đi qua A vuông góc với AH cắt tia HK tại D. CM ABHD là hình bình hành
d/ CM AHCD là hình chữ nhật
*e/Vẽ HN vuông góc với AB gọi I trung điểm AN trên tia đối BC lấy M sao cho BM=BH. CM MN vuông góc với HI

T là trung điểm của NH. Sử dụng các cặp tam giác đồng dạng

1) BNH và HNA

2) BTH và HIA

Kết hợp đường trung bình 




#696621 $\frac{1}{2}+\frac{3}{2^...

Đã gửi bởi AGFDFM on 15-11-2017 - 09:55 trong Đại số

Tính tổng 

$\frac{1}{2}+\frac{3}{2^{2}}+\frac{5}{2^{3}}+...+\frac{2n-1}{2^{n}}$

Nhân 2 rồi trừ tổng ban đầu.




#696230 Phương trình bậc 3

Đã gửi bởi AGFDFM on 08-11-2017 - 17:33 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Chào các bạn. Các bạn giúp mình bài này với.
x^3-x-1=0. Cảm ơn các bạn nhe.

https://diendantoanh...-thức-cardano/
Nếu mình không nhầm thì ở trong nâng cao phát triển toán 9 của Vũ Hữu Bình cũng có nói qua



#696072 Chứng minh rằng $\frac{a}{cb+1}+\frac...

Đã gửi bởi AGFDFM on 04-11-2017 - 21:08 trong Bất đẳng thức và cực trị

Lấy a-phân thức đầu.tương tự với 2 cái còn lại.
Dùng Cô si 2 số với mẫu số mỗi phân thức.
Và a√(bc)<=(ab+ac)/2
(ab+bc+ca)*3<=(a+b+c)^2



#696067 Chứng minh rằng $\frac{a}{cb+1}+\frac...

Đã gửi bởi AGFDFM on 04-11-2017 - 21:00 trong Bất đẳng thức và cực trị

Do a+b+c=3.Do đó Cosi ngược dấu rồi dùng cô si với mẫu số. Cô si thêm lần nữa là ra



#695903 $\sqrt{1+2cosx}+\sqrt{1+2sinx}=m$

Đã gửi bởi AGFDFM on 31-10-2017 - 21:59 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tatìm min,max của bt vế trái bằng 2 bdt cơban sau:√(a+b)<=√a+√b
Và bdt √a+√b<=√(2a+2b).



#695877 Cho xyz=1 ; $x+y+z=\frac{1}{x}+\frac{...

Đã gửi bởi AGFDFM on 31-10-2017 - 06:50 trong Đại số

Từ gt có 0=(y-1)(x-1)(z-1)



#695748 P(x)=x với 0<x<17

Đã gửi bởi AGFDFM on 29-10-2017 - 07:11 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Xét đa thức P(x)-x bậc 17 có 18 nghiệm nên P(x)-x=0.



#693570 cho tam giac abc noi tiep duong tron tam O

Đã gửi bởi AGFDFM on 23-09-2017 - 16:20 trong Hình học

Gõ đề sai rồi em. 




#691422 Nhiều nhất bao nhiêu hạt dẻ.

Đã gửi bởi AGFDFM on 24-08-2017 - 18:40 trong Tổ hợp và rời rạc

Bờm sẽ ăn được tối đa là $n$ hạt. Điều đó xảy ra khi $m\geqslant n$ và ngay trong lượt đầu tiên, Bờm hốt trọn $n$ hạt :D

Có lẽ bạn đã hiểu sai đề bài rồi.Ý mình là trong mỗi trường hợp m,n cho trước thì số lượng lớn nhất là bao nhiêu.....(Thật ra bài này được lấy trong một đề kiểm tra lập trình).




#691265 Nhiều nhất bao nhiêu hạt dẻ.

Đã gửi bởi AGFDFM on 22-08-2017 - 09:28 trong Tổ hợp và rời rạc

Bờm và cuội mua được túi hạt dẻ gồm n hạt. Để chia phần chúng chia như sau:

Các đối thủ thay nhau thực hiện một nước đi.. Đối thủ dến phiên đi sẽ bốc một số lượng hạt dẻ là một số dương không vượt quá số nguyên m cho trước.Đối thủ nào thực hiện bôc những hạt dẻ cuối cùng khỏi túi sẽ được sẽ được ăn tất cả những hạt dẻ mà mình bốc được, còn đối thủ kia sẽ phải bỏ toàn bộ phần hạt dẻ của mình vào hộp và trò chơi bắt đầu từ đối thủ "không được ăn" này. Trò chơi được tiếp diễn cho đến khi tất cả các hạt dẻ đều bị ăn hết. Giả sử bờm đi trước thì bờm sẽ ăn được tối đa bao nhiêu hạt

 




#691000 Hệ phương trình

Đã gửi bởi AGFDFM on 19-08-2017 - 12:16 trong Đại số

Giải hệ pt
4√x+1 -xy√y^2+4 =0
√x^2-x*y^2+1 +3√x-1=x*y^2
Nhờ a chị giải giúp e bài này

ĐKXĐ: $x\geq 1; y> 0$

pt1:$\sqrt {\frac{1}{x}+\frac{1}{x^{2}}}=\sqrt\frac{y^4+4y^2}{16}=\sqrt{\frac{y^{2}}{4}^{2}+\frac{y^{2}}{4}}$

từ đó có $xy^{2}=4$

Phương trình thứ 2 chỉ cần trừ liên hợp sẽ ra.




#690982 Hệ phương trình

Đã gửi bởi AGFDFM on 19-08-2017 - 10:28 trong Đại số

Giải hệ pt
4√x+1 -xy√y^2+4 =0
√x^2-x*y^2+1 +3√x-1=x*y^2
Nhờ a chị giải giúp e bài này

$4\sqrt{x+1} -xy\sqrt{y^2+4} =0$
$\sqrt{x^2-xy^2+1}+3\sqrt{x-1}=xy^{2}$
Ý em như vậy hả.



#690971 Phương trình nghiệm nguyên

Đã gửi bởi AGFDFM on 19-08-2017 - 08:49 trong Đại số

Tìm x,y thuộc Z thỏa xy=p(x+y) với p nguyên tố.

$(x-p)(y-p)=p^{2} $

Do $x-p\in Z$,  $y-p\in Z$ nên xét các trường hợp $(\pm 1;\pm p^{2}),(\pm p;\pm p)$.




#690968 Chứng minh HK luôn đi qua một điểm cố định

Đã gửi bởi AGFDFM on 19-08-2017 - 08:02 trong Hình học

Bạn nào gợi ý mình cách giải ý b với.

Kẻ đường cao CF', BE'.

Chứng minh OA vuông góc với E'F'

rồi chứng minh EF  song song với E'F'




#690967 P(2^i) =i

Đã gửi bởi AGFDFM on 19-08-2017 - 06:54 trong Đa thức

$P(2^i)=i$ với mọi i tự nhiên bé hơn 11 hay i cố định cho trước?

Mọi i tự nhiên nhỏ hơn 11 bạn ạ.




#690680 Giải phương trình: $cosx-sin2x=\sqrt{3}cos2x+\sqrt...

Đã gửi bởi AGFDFM on 16-08-2017 - 16:10 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình:  $cosx-sin2x=\sqrt{3}cos2x+\sqrt{3}sinx$

$cosx-sin2x=\sqrt{3}cos2x+\sqrt{3}sinx$

$\Leftrightarrow \frac{1}{2}cosx-\frac{\sqrt{3}}{2}sinx=\frac{\sqrt{3}}{2}cos2x+\frac{1}{2}sin2x$

$\Leftrightarrow sin(\frac{5\Pi }{6}+x)=sin(\frac{\Pi}{3}+x)$.




#690662 Tam giác ABC cân tại A, $\widehat{A}=120^{\circ...

Đã gửi bởi AGFDFM on 16-08-2017 - 12:10 trong Hình học

Tam giác ABC cân tại A, $\widehat{A}=120^{\circ}$. Bán kính đường tròn nội tiếp $r=1$. Tính diện tích tam giác ABC.

Kẻ phân giác AD phân giác BE của góc B($E\in AD).

thì ED=r=1

Đặt AE=x;

Từ đó AB=2AD=2(x+1)

$\frac{AE}{ED}=\frac{AB}{BD}$ có BD theo x

Áp dụng định lí pitago cho tam giác ABD timf được x. Qua đó tính được diện tích.




#690660 Khi M di chuyển giữa A và B thì khoản cách từ K đến AB không đổi

Đã gửi bởi AGFDFM on 16-08-2017 - 12:02 trong Hình học

Cho đoạn thẳng AB,M là điểm nằm giữa A và B. Trên cùng 1 nữa mặt phẳng bờ AB kẻ các hình vuông ACDM và MNPB. Gọi  K là giao điểm của CP và NB.

CMR:

a)KC=KP

b)A,D,K thẳng hàng 

c)Khi M di chuyển giữa A và B thì khoản cách từ K đến AB không đổi

a) Goi giao của CD và BN là I thì tam giác NDI vuông cân Do đó CI=NM=NP.

Từ đó CIPN là hình bình hành nên CK=PK

b) Từ a) có NK=KI nên $\angle IDK=\angle MDA=45$ cộng góc có đpcm

c) E là chân đường vuông góc kẻ từ K đến AB thì KE là đường trung bình của hình thang ACPB nên KE=1/2(AC+BP)=1/2AB