Đến nội dung

Olympusreacher nội dung

Có 53 mục bởi Olympusreacher (Tìm giới hạn từ 20-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#700821 Cmr:\sum \frac{1}{1+a+ab}

Đã gửi bởi Olympusreacher on 26-01-2018 - 13:03 trong Bất đẳng thức và cực trị

$a,b,c,d>0$ thỏa $abcd=1$.CMR:$\frac{1}{1+a+ab}+ \frac{1}{1+b+bc}+ \frac{1}{1+c+cd}+ \frac{1}{1+d+ad}$




#698786 Tìm $a,b$ là số tự nhiên sao cho $a^2b+a+b \vdots ab^2+b+...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 23-12-2017 - 11:21 trong Số học

Tìm $a,b$ là số tự nhiên sao cho $a^2b+a+b \vdots ab^2+b+7$




#698631 Topic ôn thi hình học vào cấp 3 chuyên

Đã gửi bởi Olympusreacher on 20-12-2017 - 12:39 trong Hình học

Mình xin đóng góp 1 bài (Sputnik hình học):

Cho tia $Ax$ và một điểm $E$ khác điểm $A$, $E \epsilon Ax$. Từ $E$ vẽ tia $Ay$. Hai điểm $C,D$ phân biệt, khác điểm $E$, cho trước trên tia $Ey$. Một điểm $B$ chạy trên tia $Ax$. Các đường thẳng $AC$ và $BD$ cắt nhau ở $M$, $AD$ và $BC$ cắt nhau ở $N$.

a) Chứng minh rằng đường thẳng $MN$ luôn cắt tia $Ey$ tại một điểm $F$ cố định.

b) Hãy xác định một vị trí của điểm $B$ trên tia $Ex$ sao cho các tam giác $MCD$ và $NCD$ tương ứng có diện tích bằng nhau.




#698630 Hai bài tính toán.

Đã gửi bởi Olympusreacher on 20-12-2017 - 12:26 trong Hình học

1.Từ một điểm nằm ngoài hình tròn, kẻ một tiếp tuyến $a$ và một cát tuyến. Tính độ dài cát tuyến biết tỉ số của phần cát tuyến nằm ngoài hình tròn với phần nằm trong hình tròn bằng $m:n$.

 

 

2.Một đỉnh của một tam giác nằm trên đường tròn đi qua các trung điểm của hai cạnh kề và trọng tâm của tam giác. Tính đường trung tuyến kẻ từ đỉnh này, biết cạnh đối diện với nó có độ dài $a$.




#698628 Quỹ tích hình học của các điểm mà hiệu hai bình phương các khoảng cách từ điể...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 20-12-2017 - 12:19 trong Hình học

Tìm quỹ tích hình học của các điểm mà hiệu hai bình phương các khoảng cách từ điểm này tới hai điểm cho trước là một đại lượng cố định




#698561 Một số vấn đề và bài tập giải tam giác

Đã gửi bởi Olympusreacher on 19-12-2017 - 11:36 trong Hình học

1. Trong một tam giác, hai trung tuyến ứng với hai cạnh có độ dài là $6cm$ và $8cm$. Tính độ dài các cạnh của tam giác đó.

 

   Vậy trong một tam giác, khi biết được độ dài $2$ đường trung tuyến bất kỳ của nó, có thể tính được độ dài đường trung tuyến còn lại mà không cần tính các cạnh của tam giác hay không?

 




#698332 Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ sao cho $(n-2)!$ k...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 15-12-2017 - 20:06 trong Số học

Thử dựa vào cái này xem sao:https://diendantoanh...ia-hết-cho-n2/

P/S: Bạn lấy bài này ở đâu đấy?

À mình lấy trong sách "Số học và toán rời rạc của Nhà xuất bản đại học sư phạm TP HCM", cảm ơn bạn nhìu :)




#698258 Chứng minh dây cung, cũng như tiếp tuyến chung cắt $AB$ tại $1...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 14-12-2017 - 20:14 trong Hình học

Cho 1 $(O)$ và $2$ điểm $A$ và $B$. Qua $2$ điểm này dựng các đường tròn cắt hoặc tiếp xúc với $(O)$. Chứng minh rằng các dây cung nối hai giao điểm của mỗi đường tròn này với $(O)$, cũng như tiếp tuyến chung của một trong số các đường tròn này với $(O)$, cắt nhau (khi kéo dài) tại $1$ điểm nằm trên phần kéo dài của $AB$.




#698255 Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ sao cho $(n-2)!$ k...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 14-12-2017 - 20:07 trong Số học

Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ sao cho $(n-2)!$ không chia hết cho $n^2$




#697717 CMR $E$ là tâm $(MNC)$.

Đã gửi bởi Olympusreacher on 03-12-2017 - 21:10 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ nội tiếp $(O)$ có $BC$ là đường kính. $AH \perp BC$. Dựng $(I)$ đường kính $AH$ cắt $AB, AC$ lần lượt tại $M$ và $N$ Kẻ đường kính $AK$. $E$ là trung điểm $KH$. CMR $E$ là tâm $(MNC)$.




#697713 CMR:$A,E,F$ thẳng hàng

Đã gửi bởi Olympusreacher on 03-12-2017 - 21:02 trong Hình học

Cho $(O)$, $A$ nằm ngoài $(O)$ sao cho $OA=2R$, kẻ tiếp tuyến $AB,AC$. Dây $BC \perp OA$ tại $H$. $HD \perp AB$ tại $D$. $AE \perp CD$ tại $E$. $F$ là trung điểm $OB$. CMR:$A,E,F$ thẳng hàng.




#697416 Topic: Các bài toán về tính chia hết

Đã gửi bởi Olympusreacher on 29-11-2017 - 17:45 trong Số học

      

     Chú ý rằng từ $n'+899\leq n+999+899< n+1899$ nên các số ở trong dãy (2) còn nằm trong dãy (1).

    

Bạn ơi mình hơi lúng túng phần này, bạn giải thích rõ hơn cho mình được không? :)




#697415 Topic: Các bài toán về tính chia hết

Đã gửi bởi Olympusreacher on 29-11-2017 - 17:44 trong Số học

"Chú ý rằng từ n+899n+999+899<n+1899n′+899≤n+999+899<n+1899 nên các số ở trong dãy (2) còn nằm trong dãy (1)."

 

Bạn ơi, mình hơi bị lúng túng phần này, bạn giải thích rõ hơn cho mình được không? :)




#694933 Tìm quỹ tích trung điểm $I$ của $MN$ khi $MAN$...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 16-10-2017 - 20:46 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ vuông tại $A$. Vẽ hai nửa đường tròn đường kính $AB$ và $AC$ ra phía ngoài tam giác. Qua $A$ vẽ cát tuyến $MAN$ ($M$ thuộc đường tròn đường kính $AB$, $N$ thuộc đường tròn đường tròn đường kính $AC$). Tìm quỹ tích trung điểm $I$ của $MN$ khi $MAN$ quay quanh $A$.




#694932 Tìm quỹ tích trung điểm $I$ của $MN$ khi $MAN$...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 16-10-2017 - 20:44 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ vuông tại $A$. Vẽ hai nửa đường tròn đường kính $AB$ và $AC$ ra phía ngoài tam giác. Qua $A$ vẽ cát tuyến $MAN$ ($M$ thuộc đường tròn đường kính $AB$, $N$ thuộc đường tròn đường tròn đường kính $AC$). Tìm quỹ tích trung điểm $I$ của $MN$ khi $MAN$ quay quanh $A$.




#694824 ìm cách dựng một đường tròn vừa tiếp xúc với $2$ đường tròn đã cho...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 15-10-2017 - 11:00 trong Hình học

Cho đường thẳng $d$. Dựng 2 đường tròn $(O)$ và $(O')$ tiếp xúc nhau và tiếp xúc với $d$. Tìm cách dựng một đường tròn vừa tiếp xúc với $2$ đường tròn đã cho và tiếp xúc với $d$




#694703 Giải phương trình: $\sqrt[3]{13-x}+\sqrt[3]{22+...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 13-10-2017 - 20:39 trong Đại số

Giải phương trình:

$\sqrt[3]{13-x}+\sqrt[3]{22+x}=5$

$\sqrt[3]{x+1}=\sqrt{x-3}$




#693582 Topic: Các bài toán về tính chia hết

Đã gửi bởi Olympusreacher on 23-09-2017 - 19:00 trong Số học

Mình xin đóng góp bài này: $CMR$: trong $1990$ số tự nhiên liên tiếp tồn tại một số có tổng các chữ số chia hết cho $27$.




#693465 CMR: khi $C$ di động trên nửa đường tròn thì $E$ cũng di...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 21-09-2017 - 12:22 trong Hình học

Hình đính kèm 

geogebra-export (1).png




#693463 Tìm quỹ tích điểm $E$ khi $C$ di động trên nửa đường tròn

Đã gửi bởi Olympusreacher on 21-09-2017 - 12:15 trong Hình học

À

 

attachicon.gifDUONGtron.png

 

nhận thấy tứ giác CDOE nội tiếp

dễ dàng chứng minh được $\Delta CEO$ cân ở E

kẻ EK vuông góc với CO, EH vuông góc với DB

=> K là trung điểm CO

=> OK=$\frac{1}{2}$CO=$\frac{1}{2}$R

có $\widehat{HEO}=\widehat{ODE}=\widehat{CDE}=\widehat{COE}$

=> $\Delta EKO=\Delta OHE$

=> EH=OK=$\frac{1}{2}$R không đổi

=> E chuyển động trên đường thẳng song song với AB và cách AB một khoảng bằng $\frac{1}{2}$R

À bạn ơi, bạn cho mình biết giới hạn quỹ tích luôn được không ? :)




#693462 CMR: khi $C$ di động trên nửa đường tròn thì $E$ cũng di...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 21-09-2017 - 12:13 trong Hình học

Cho nửa đường tròn tâm $O$ đường kính $AB$, $C$ là điểm di động trên nửa đường tròn. Đường thẳng vuông góc với tia phân giác $\widehat {ADC}$ cắt tia $DC$ tại $E$. CMR: khi $C$ di động trên nửa đường tròn thì $E$ cũng di chuyển trên một đường cố định.




#693357 Tìm quỹ tích điểm $E$ khi $C$ di động trên nửa đường tròn

Đã gửi bởi Olympusreacher on 19-09-2017 - 13:53 trong Hình học

Cho nửa đường tròn tâm $O$ đường kính $AB$. $C$ là một điểm di động trên nửa đường tròn, $D$ là giao điểm của tiếp tuyến tại $C$ với $AB$. $E$ là chân đường vuông góc kẻ từ $O$ đến tia phân giác của $\widehat {ADC}$. Tìm quỹ tích điểm $E$ khi $C$ di động trên nửa đường tròn




#692624 Chứng minh rằng $n$ có dạng là $2^m+1$.

Đã gửi bởi Olympusreacher on 08-09-2017 - 19:58 trong Số học

Với mọi $n>0$, chứng minh rằng nếu $2^n+1$ là số nguyên tố thì $n$ có dạng là $2^m$. Có nghĩa là nếu $2^n+1$ là số nguyên tố thì nó phải có dạng là $2^{2^m}+1$




#692213 Chứng minh $CH=DK$

Đã gửi bởi Olympusreacher on 03-09-2017 - 12:21 trong Hình học

Kẻ OK vuông góc với CD.$\Rightarrow K$ là trung điểm của CD(Liên hệ giữa đường kính và dây)(1)

Dễ thấy $\lozenge AHKB$ là hình thang có O là trung điểm của AB

OK song song vs 2 cạnh đáy nên k là trung điểm của HK(2)

Từ(1) và (2) ta có đpcm

theo mình đoán thì AB là đường kính

$AB$ là đường kính, mình sơ suất quá nên ghi thiếu đề. Ủa mà bạn ơi, $K$ là chân đường vuông góc kẻ từ $B$ mà bạn, vậy sao kẻ $OK$ vuông góc $CD$ được?




#692185 Chứng minh $CH=DK$

Đã gửi bởi Olympusreacher on 03-09-2017 - 09:13 trong Hình học

Cho đường tròn tâm $O$ và dây $CD$, $AB$ là đường kính. Gọi $H$ và $K$ lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ $A$ và $B$ xuống $CD$. Chưng minh $CH=DK$