Đến nội dung

LvanhTuan nội dung

Có 54 mục bởi LvanhTuan (Tìm giới hạn từ 20-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#218782 đa thức bậc 4

Đã gửi bởi LvanhTuan on 27-10-2009 - 11:57 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Cho đa thức $f(x)=ax^2+(c-b)x+e-d$ có nghiệm lớn hơn $1$
Chứng minh rằng đa thức$g(x)=ax^4+bx^3+cx^2+dx+e$ có ít nhất 1 nghiệm



#194561 Dạy và học bất đẳng thức ở trường phổ thông như thế nào?

Đã gửi bởi LvanhTuan on 08-12-2008 - 15:36 trong Kinh nghiệm học toán

oh.nhưng mà học BDt để làm gì các anh nhỉ?Em thấy học nhiều mà chả có tí tác dụng thực tế nào (mấy cái BDT phức tạp ấy).
Có lẽ nên nó như phecma: toán học chỉ là một thứ để giải trí trí óc chứ ko phải để sư dụng.



#193277 1 bài số học tuyệt hay

Đã gửi bởi LvanhTuan on 05-11-2008 - 12:13 trong Các dạng toán khác

Cho $n$ là sô nguyên dương. $t(n)$ là số ước nguyên dương của $n^2$
tìm $n$ sao cho
$n<t(n)$



#187487 bài cực hay

Đã gửi bởi LvanhTuan on 29-06-2008 - 13:39 trong Các dạng toán khác

Cho tứ giác lồi $ABCD$ có$\widehat{ADC}+\widehat{DCB}=90^o,AD=BC,CD=a,AB=b$.Gọi $M,N,I,J$ lần lượt là trung điểm $AB,AC,CD,BD$.Tìm giá trị nhỏ nhất của diện tích tứ giác $MNIJ$ theo $a,b$



#180070 $PA=PD$

Đã gửi bởi LvanhTuan on 21-02-2008 - 20:45 trong Hình học phẳng

Cho đường tròn $(O)$. Từ điểm $A$ ở ngoài đường tròn kẻ 2 tiếp tuyến $AB$ và $AC$$(B,C $ là các tiếp điểm), $M,N$ lần lượt là trung điểm của $AB,AC$; $P$ là điểm bất kỳ trên đường thẳng $MN$.Kẻ $PD$ là tiếp tuyến của $(O)$. CMR $PA=PD$




#180069 cũng hay

Đã gửi bởi LvanhTuan on 21-02-2008 - 20:43 trong Hình học

Cho đường tròn $(0)$. Từ điểm $A$ ở ngoài đường tròn kẻ 2 tiếp tuyến $AB$ và $AC$$(B,C $ là các tiếp điểm). $M,N$ lần lượt là trung điểm của $AB,AC$. $P$ là điểm bất kỳ trên đường thẳng $MN$.Kẻ $PD$ là tiếp tuyến của $(O)$. CMR $PA=PD$



#178151 HSG Quốc Gia 2008

Đã gửi bởi LvanhTuan on 30-01-2008 - 18:51 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

hoangna ở Hải Phòng em của anh QUân (IMO 2001) phải kô nhỉ.Làm như bạn chắc khỏi phải lo rồi .Đề không khó lắm nhưng chủ yếu tâm lí thi cử thôi.Năm nay không khí nghe u ám quá :D



#170443 bài hình khá dễ

Đã gửi bởi LvanhTuan on 26-10-2007 - 17:46 trong Hình học phẳng

cái này suy ra trực tiếp từ cái t/c của tứ giác ngoại tiếp
kẻ các tiếp tuyến qua A,B,C,D cắt nhau tại M,N,P,Q thì đc tứ giác MNPQ ngoại tiếp (O) ( M=tt tại A giao tt tại B, N=tt tại B giao tt tại C )
tiếp tuyến SD',SE thì F,E,D',N,Q thẳng hàng O_o

Hình như có 1 cách giải khác thì phải



#166951 Giúp em tí chút!

Đã gửi bởi LvanhTuan on 16-09-2007 - 20:24 trong Tài nguyên Olympic toán

Nói chung chung như em thế này e rằng mọi người khó mà hướng dẫn cho em được.

hay



#163794 Vấn Đề Lớn

Đã gửi bởi LvanhTuan on 21-08-2007 - 15:32 trong Tổ hợp và rời rạc

Phải là số đa giác lồi bé nhất chứ bạn :geq .Nếu lớn nhất chọn các điểm đó là đỉnh của 2007 giác lồi là được mà :geq



#163600 tính tích phân

Đã gửi bởi LvanhTuan on 19-08-2007 - 22:58 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tích phân mình cũng mới học nên có sai sót chỗ nào các bạn chỉ hộ ra nha :D
Ta có : $\sqrt{x^{2}+1}-\sqrt{x^{2}-1}=\dfrac{2}{\sqrt{x^{2}+1}+\sqrt{x^{2}-1}}$
Đến đây ta được :
$I=\dfrac{I_{1}+I_{2}}{2}$
Với
$I_{1}= \int\limits_{0}^{1} \dfrac{\sqrt{x^{2}+1}}{x}dx$
$I_{2}= \int\limits_{0}^{1} \dfrac{\sqrt{x^{2}-1}}{x}dx$
Tính $I_{1}$ như sau :
Đặt : $x=tgt $
Ta có được : $I_{1}= \int\limits_{0}^{\dfrac{\pi}{4}}\dfrac{1}{sint.cost^{2}}dt$
Đến đây thì dễ rồi :
$I_{1}= -\int\limits_{0}^{\dfrac{\pi}{4}}\dfrac{d(cost)} {(1-cost^{2}).cost^{2}}$ .Bạn tự tính chỗ này nha :wacko:
Còn tính $I_{2}$ chỉ cần đặt $x=sint $ là được



#161895 Giải tích

Đã gửi bởi LvanhTuan on 01-08-2007 - 12:06 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Hì ! Nếu không tìm A,B,C có thể vẽ các đường đó trên trục tọa độ Decac là đựoc mà



#161591 Tô màu

Đã gửi bởi LvanhTuan on 28-07-2007 - 18:26 trong Tổ hợp và rời rạc

Mình nghĩ 2 tập này phải nhất thiết rời nhau chứ nhỉ ;
Tức $|A \cap B| =0$
Nếu kô cứ xét các tập $\{1\};\{1,2\},....,\{1;2;..;n-1;n\}$ chắc chắn tồn tại 2 tập cùng màu :-?



#160776 Đếm số cách phân chia

Đã gửi bởi LvanhTuan on 19-07-2007 - 14:32 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho đa giác có $ n$ cạnh ( $n>7$ ). Ta chia đa giác này bởi $n-3$ đường chéo sao cho không có đường chéo nào cắt nhau thành $n-2$ tam giác .
Tìm số cách chia sao cho trong cách chia đó có đúng 2 tam giác có 3 cạnh đều là đường chéo của đa giác trên :P



#160592 VIỆT NAM muôn năm!

Đã gửi bởi LvanhTuan on 17-07-2007 - 17:42 trong Góc giao lưu

Các bạn có biết đối thủ của Việt Nam ở tứ kết là đội nào kô ?
Ai biết có thể nói kĩ hơn về đối thủ này như thực lực đẳng cấp khả năng thắng của Việt Nam là bao nhiêu
MÌnh kô rành bóng đá và cũng kô xem nhiều nhưng luôn ủng hộ VN



#160037 Giúp mình tìm bài này

Đã gửi bởi LvanhTuan on 12-07-2007 - 10:53 trong Quán nhạc

Bạn kô hiểu ý mình rồi ! Bài này đươc dịch sang Tviệt và 1 nhóm nhạc VN hát phần lời việt này (có thể là HAT)
Mình thích phần V hơn phần lời bằng tiếng ANh mình có rồi



#160023 Giúp mình tìm bài này

Đã gửi bởi LvanhTuan on 12-07-2007 - 08:45 trong Quán nhạc

Mình nhớ bài này của HAT kô biết có đúng kô :D vì lâu rồi kô nghe nhưng mình nhớ có 1 nhóm nhạc hát bài này kô nhơ tên mà phần nhạc chính nhạc của bài : The day you went away :-P
Ai giúp mình tìm bài này với



#160021 Các điểm trên mặt phẳng

Đã gửi bởi LvanhTuan on 12-07-2007 - 08:22 trong Các dạng toán khác

Problem

Cho$ n$ điểm trên mặt phẳng và $ k$ số các khoảng cách phân biệt giữa các điểm
Cmr : $\dfrac{1}{2}n \leq k \leq \dfrac{n(n-1)}{2}$ luôn tồn tại n điêm mà có số khoảng cách phân biệt là k
@ :Xin lỗi mình kô để ý đề :D



#159998 Tìm số nguyên n nhỏ nhất

Đã gửi bởi LvanhTuan on 11-07-2007 - 19:11 trong Các dạng toán khác

Tìm số nguyên $n (n \geq 3 )$ thỏa mãn với mọi n điểm trên mặt phẳng không có 3 điểm nào thẳng hàng thì tồn tại 3 điểm mà tọa thành 1 tam giác không cân :D



#159942 Bình chọn ảnh bạn gái

Đã gửi bởi LvanhTuan on 11-07-2007 - 07:56 trong Góc giao lưu

đây là ảnh bạn gái của mình .Các bạn thử cho nhận xét khách quan nha :D
Nhờ Cường up mãi mới đựoc cái ảnh quý giá này
Hình đã gửi



#159888 Dã ngoại cùng VMF

Đã gửi bởi LvanhTuan on 10-07-2007 - 19:47 trong Dã ngoại Hè 2007 cùng Diễn Đàn Toán Học

Ý em là nhờ anh dẫn bọn em tới địa điêm trại hè thôi chứ em kô dám làm phền anh đâu ạ ! Nói thế chứ em đăng kí trứoc đó đồng hương với nhau anh cho em đến nhà anh chơi nha :D :D



#159885 Dã ngoại cùng VMF

Đã gửi bởi LvanhTuan on 10-07-2007 - 19:36 trong Dã ngoại Hè 2007 cùng Diễn Đàn Toán Học

Vấn đề đi lại thì những người ở Hà Nội sẽ giúp đỡ. Ví dụ, bạn nam nào thích thì có thể đến chỗ trọ anh ở cùng :D Còn bạn nào đến bến xe Nước Ngầm hoặc Giáp Bát, chuyentoan sẽ ra đón tận nơi. Anh Tình cho em đăng ký một chân trong ban tổ chức nhé. :D

Anh Trường nói nhớ giữ lời hứa đó nha :D
Các bạn ai đi hẹn ở cùng 1 địa điểm rồi nhờ anh Trường dẫn đi hộ cho tiện
Tốt nhất hạn ở bến xe Nước Ngầm ấy .Mình có đến 1 lần rồi :D
Có ai qua HT có thể dừng lại chờ mình đi cùng kô ! Nhà mình gần bến xe .Đi chung chắc vui hơn -P



#159795 chứng minh tính chất về hình lồi

Đã gửi bởi LvanhTuan on 10-07-2007 - 07:38 trong Tổ hợp và rời rạc

Bài này chắc chả cần VIP ra tay đâu nhỉ !
Gọi 2 hình lồi đó là $P_{1};P_{2}$ và $P_{2}$ nằm trong
Xét 1 cạnh bất kì$ A_{1}B_{1} $của $P_{2}$ cạnh này kéo dài sẽ cắt $P_{1}$ tại 2 điểm phân biệt là $C_{1}D_{1}$
Do $P_{2}$ là lồi nên tất cả điểm còn lại thuộc 1 nửa mặt phẳng bờ AB
Gia sử $P_{1}$ đươc chia thành $P_{3};p_{4}$ có chung $C_{1}D_{1}$
và tất cả các điểm của $P_{2}$ thuộc $P_{3}$
do đó ta chỉ cần cm chu vi của $P_{3}$ lớn hơn $P_{2}$
Thực hiện phép chia đa giác như trên
Sau hữu hạn bước ta thu đưoc hình lồi trùng với $P_{2}$



#159574 Hữu hạn điểm trên mặt phẳng

Đã gửi bởi LvanhTuan on 08-07-2007 - 14:52 trong Tổ hợp và rời rạc

Đề nghị bạn 1001001 post đầy đủ lời giải cho các bạn khác tiện theo dõi .Mình thấy bên ML cũng có cách giải dùng lí thuyết xác suất hơi cao so vơi các bạn nên bạn post chi tiết 1 chút đi :-P



#159572 Cuộc thi đấu

Đã gửi bởi LvanhTuan on 08-07-2007 - 14:09 trong Tổ hợp và rời rạc

1$(n;k)-tour$ là 1 giải đấu trong đó có $n$ đấu thủ và $k$ vòng diến ra như sau :
i Mỗi đấu thủ đều chơi mỗi vòng và 2 đấu thủ gặp nhau tối đa 1 lần
ii. Nếu đối thủ A gặp đối thủ B ở vòng $i$ và đối thủ C gặp đối thủ D ở vòng $i$ thì nếu đối thủ C gặp đối thủ A ở vòng $j$ thì đối thủ B gặp đối thủ D ở vòng$ j$
Tìm tất cả các cặp $(n;k)$ để tồn tại 1 $(n;k)-tour$

From : nguoichuyentoan - VIP_online team : chắc bạn viết nhầm chỗ n vong diễn ra , mình đã sửa lại;