Đến nội dung

khangtran nội dung

Có 4 mục bởi khangtran (Tìm giới hạn từ 26-04-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#720821 Chứng minh rằng: Nếu $\left ( I+AB \right )$ khả nghịch t...

Đã gửi bởi khangtran on 13-03-2019 - 18:21 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Ta có : 

$det \begin{pmatrix} I & B\\ -A & I \end{pmatrix} = det\begin{pmatrix} I & B\\ O & AB + I \end{pmatrix} = det (I + AB)$

 

Mặc khác:

$det\begin{pmatrix} I & B\\ -A & I \end{pmatrix} = det\begin{pmatrix} I & B\\ O & BA + I \end{pmatrix} = det ( I + BA)$

 Nên $det (I + AB) = det(I + BA)$

Suy ra $I + AB$ khả nghịch




#720815 Cho ma trận phản đối xứng có dạng.... Chứng minh ma trận khả nghịch.

Đã gửi bởi khangtran on 13-03-2019 - 07:10 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

1) Đây không phải ma trận phảm đối xứng. Vì ma trận phản đối xứng thì các phần tử trên đường chéo chính phải bằng 0.

2) Có lẻ đề thiếu điều kiện $a\neq -1$ hoặc $b\neq 0$ hoặc $c\neq 0$ hoặc $d\neq 0$

3) Giải với điều kiện $a\neq -1$


Ta đặt $A=\begin{pmatrix} a+1 & b & c & d\\ -b & a+1 & b & c\\ -c & -b & a+1 & b\\ -d & -c & -b & a+1 \end{pmatrix}$

Ta có:

$AA^{T}=\left [ (a+1)^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2} \right ].I$

$\Rightarrow \det (AA^{T})=\left [ (a+1)^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2} \right ]^{4}$

$\Rightarrow (\det A)^{2}=\left [ (a+1)^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2} \right ]^{4}$

Với $a\neq -1$ thì ta có:

$(a+1)^{2}> 0$

$\Rightarrow (a+1)^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}> 0,\forall b,c,d$

$\Rightarrow \left [ (a+1)^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2} \right ]^{4}> 0,\forall b,c,d$

$\Rightarrow (\det A)^{2}> 0$

Suy ra: $\det A\neq 0$

Suy ra ma trận A khả nghịch

..................................................
Bài viết đã được sửa sau khi nhận góp ý của bạn "phudinhgioihan"

Tại sao : $AA^{T} = ( (a+1)^{2} + b^{2} + c^{2} + d^{2}) I$     vậy ạ?? e nhân lại thì không ra kết quả như v?




#720229 Cho ma trận A vuông cấp n (n $\geq$ 1) thỏa mãn A$^{2}...

Đã gửi bởi khangtran on 16-02-2019 - 02:03 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Câu 1:
Ta có:
$A^{2}=2A\Leftrightarrow A^{2}-2A-3E=-3E\Leftrightarrow (A+E)(A-3E)=-3E\Leftrightarrow (A+E)(E-\frac{1}{3}A)=E$
Suy ra A + E khả nghịch và $(A+E)^{-1}=E-\frac{1}{3}A$

Câu 2:

Ta có:

$A^{2011}=0\Rightarrow detA=0$

$A+B=AB\Leftrightarrow A=B(A-I)\Rightarrow detA=detB.det(A-E)$

$\Rightarrow detB.det(A-E)=0$

Ta lại có:

$A^{2011}=0\Leftrightarrow A^{2011}-E^{2011}=-E\Leftrightarrow (A-E)(A^{2010}+A^{2009}+...+A+E)=-E$

$\Rightarrow det(A-E).det(A^{2010}+A^{2009}+...+A+E)=(-1)^{n}$

$\Rightarrow det(A-E)\neq 0$

Suy ra $detB = 0$

Suy ra B không khả nghịch

làm như thế này đc ko a?.

$A + B = AB \rightarrow B = A(B-I) \rightarrow det(B) = det(A)det(B-I) \rightarrow det(B) = 0$




#720228 Giả sử A,B là các ma trận vuông cấp n, thỏa $A^{2009}=0$...

Đã gửi bởi khangtran on 16-02-2019 - 01:29 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

E làm như thế này được không ạ!

Ta Có:

$A^{2009} = O$  , $B^{2010} = O$ nên A, B là ma trận lũy linh

Mà A, B giao hoán nên A + B là ma trận lũy linh. 

Suy ra I + A + B khả nghịch