Đến nội dung

PDF nội dung

Có 197 mục bởi PDF (Tìm giới hạn từ 21-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#735224 $\frac{1}{(y-z)^2} +\frac{1}...

Đã gửi bởi PDF on 04-10-2022 - 15:21 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số thực $x, y, z$ thỏa mãn $(x+y)(x+z)=4$. Chứng minh rằng $\frac{1}{(y-z)^2} +\frac{1}{(x+y)^2}+\frac{1}{(x+z)^2} \ge 1$

$$VT=\frac{1}{(y-z)^{2}}+\frac{(y-z)^{2}}{(x+y)^{2}(x+z)^{2}}+\frac{1}{2}=\frac{1}{t^{2}}+\frac{t^{2}}{16}+\frac{1}{2}\geq 1.$$




#733661 Tìm max $\sqrt{a^{3}b+b^{3}c+c^{3...

Đã gửi bởi PDF on 15-06-2022 - 20:23 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c là các số thực không âm thay đổi thỏa mãn a+b+c=4. Tìm GTLN của P=$\sqrt{a^{3}b+b^{3}c+c^{3}a+abc^{2}}+\sqrt{ab^{3}+bc^{3}+ca^{3}+bca^{2}}$

Đặt $a^{3}b+b^{3}c+c^{3}a+abc^{2}=x,ab^{3}+bc^{3}+ca^{3}+bca^{2}=y$.

Ta có $$x+y=\left(a^{2}+b^{2}+c^{2}\right)(bc+ca+ab)-b^{2}ac\leq \left(a^{2}+b^{2}+c^{2}\right)(bc+ca+ab)\leq \frac{1}{8}(a+b+c)^{4}=32.$$

Suy ra $P=\sqrt{x}+\sqrt{y}\leq \sqrt{2(x+y)}\leq 8$.

Vậy $P_{max}=2$ khi $a=c=2,b=0$. $\square$




#733028 $(a^2b+b^2a+a^2c+c^2a+b^2c+c^2b)^2\geqslant 4(ab+bc+ca)(a^2b^2+b^2c...

Đã gửi bởi PDF on 23-03-2022 - 10:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

1. Cho a,b,c là các số thực dương, Chứng minh bất đảng thức:

$$(a^2b+b^2a+a^2c+c^2a+b^2c+c^2b)^2\geqslant 4(ab+bc+ca)(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2).$$

Cách 1. Không mất tính tổng quát, giả sử $b$ nằm giữa $a,c$.

Áp dụng BĐT AM-GM ta có $$VP\leq \left[b(bc+ca+ab)+\frac{b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}+a^{2}b^{2}}{b}\right]^{2}.$$

Cần chứng minh $$bc(b+c)+ca(c+a)+ab(a+b)\geq b(bc+ca+ab)+\frac{b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}+a^{2}b^{2}}{b},$$

hay $$\frac{ac(a-b)(b-c)}{b}\geq 0,$$

đúng theo giả sử.

 

Cách 2. Ta chứng minh BĐT tổng quát hơn (Ukraine 2001)

$$x(b+c)+y(c+a)+z(a+b)\geq 2\sqrt{(yz+zx+xy)(bc+ca+ab)}.$$

BĐT tương đương

$$(a+b+c)(x+y+z)\geq ax+by+cz+2\sqrt{(yz+zx+xy)(bc+ca+ab)}.$$

Áp dụng BĐT Cauchy-Schwarz ta có

$$VP\leq \sqrt{\left[a^{2}+b^{2}+c^{2}+2(bc+ca+ab)\right]\left[x^{2}+y^{2}+z^{2}+2(yz+zx+xy)\right]}=VT.$$

Chọn $x=a^{2},y=b^{2},z=c^{2}$ ta có ngay điều phải chứng minh.

 

Cách 3. Giả sử $a\geq b\geq c$.

Xét đa thức $P(x)=(bc+ca+ab)x^{2}-[bc(b+c)+ca(c+a)+ab(a+b)]x+(b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}+a^{2}b^{2})$.

Ta có $P(a)=bc(a-b)(a-c)\geq 0,P(b)=ca(b-c)(b-a)\leq 0,P(c)=ab(c-a)(c-b)\geq 0$.

Suy ra $P(x)$ có hai nghiệm, nên $\Delta_{x}=VT-VP\geq 0$. $\square$




#733027 Tìm GTLN của $P=3\sqrt[3]{\dfrac{c^2-3a^2}...

Đã gửi bởi PDF on 23-03-2022 - 09:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ta có: $5a^2+2b^2+c^2-2(ab+bc+ca)=5(a-\frac{b+c}{5})^2+\frac{1}{5}(3b-2c)^2\geqslant 0\Rightarrow a^2+b^2+c^2-ab-bc-ca\geqslant \frac{c^2-3a^2}{2}\Rightarrow 2\sqrt{\frac{a^2+b^2+c^2-ab-bc-ca}{3}}\geqslant 2\sqrt{\frac{c^2-3a^2}{6}}$

Đặt $\sqrt[6]{\frac{3c^2-a^2}{6}}=t$ thì ta cần tìm giá trị lớn nhất của $3t^2-2t^3$

Mà $3t^2-2t^3-1=-(t-1)^2(2t+1)\leqslant 0\Rightarrow 3t^2-2t^3\leqslant 1$

Khi đi thi, lời giải này chắc chắn bị trừ điểm. Nó chỉ đúng khi $c^{2}\geq 3a^{2}$.

Nên đánh giá cái căn đầu tiên.




#733016 CMR: $\left ( x+y-xy \right )\left ( y+z-yz \right )...

Đã gửi bởi PDF on 22-03-2022 - 22:06 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số thực x, y, z thỏa mãn x + y + z = 2. CMR: $\left ( x+y-xy \right )\left ( y+z-yz \right )\left ( z+x-zx \right )\leq 1-xyz$

Ta có $$(x+y+z)^{6}-8xyz(x+y+z)^{3}-8(y^{2}+z^{2}+xy+xz)(z^{2}+x^{2}+yz+yx)(x^{2}+y^{2}+zx+zy)=(y+z-x)^{2}(z+x-y)^{2}(x+y-z)^{2}\geq 0.$$

Với điều kiện $x+y+z=2$, ta thu được bất đẳng thức cần chứng minh.




#733013 $(a+b+c)^{6}\geq 729a^{2}b^{2}c^...

Đã gửi bởi PDF on 22-03-2022 - 17:09 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bất đẳng thức tương đương với $[(a+b+c)^3-27abc][(a+b+c)^3+27abc]\geq 108(a-b)^2(b-c)^2(c-a)^2$

$\Leftrightarrow \sum\frac{(7a+b+c)(b-c)^2}{2}[(a+b+c)^3+27abc] \geq 108(a-b)^2(b-c)^2(c-a)^2$. (*)

Giả sử $c=\min\{a,b,c\}$. 

Nhận thấy nếu giảm $a,b,c$ cùng một lượng $k$ sao cho $a,b,c$ vẫn không âm thì $|a-b|,|b-c|,|c-a|$ không đổi nên $VT$ của $(*)$ bị giảm còn $VP$ của $(*)$ giữ nguyên.

Do đó ta có thể giả sử $c=0$. Khi đó ta cần chứng minh $(a+b)^6\geq 108a^2b^2(a-b)^2$, tuy nhiên bất đẳng thức này luôn đúng theo AM - GM: $4a^2b^2(a-b)^2=2ab.2ab.(a-b)^2\leq \frac{((a-b)^2+2ab+2ab)^3}{27}=\frac{(a+b)^6}{27}$.

Ta có điều phải chứng minh.

Đây là cách tiếp cận có thể nói là tự nhiên nhất trong các cách.

Có cách phân tích bình phương, nhưng thiếu tự nhiên.




#733009 $(a+b+c)^{6}\geq 729a^{2}b^{2}c^...

Đã gửi bởi PDF on 21-03-2022 - 21:40 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh bất đẳng thức sau đúng với mọi $a,b,c$ không âm

$$(a+b+c)^{6}\geq 729a^{2}b^{2}c^{2}+108(b-c)^{2}(c-a)^{2}(a-b)^{2}.$$

PS: Bài này tôi từng thấy trên diễn đàn, nhưng hình như chưa có ai giải.

Gợi ý




#732992 Tính $$\int_{-3}^{0}\left(\frac...

Đã gửi bởi PDF on 19-03-2022 - 22:15 trong Tích phân - Nguyên hàm

Đặt $t=12\sqrt{81x^{2}+96}-108x$. Tính $$I=\int_{-3}^{0}\left(\frac{\sqrt[3]{t}}{6}-\frac{4}{\sqrt[3]{t}}\right)\mathrm{d}x.$$




#732991 BẤT ĐẲNG THỨC HƯỚNG TỚI KÌ THI CHUYÊN TOÁN 2021-2022

Đã gửi bởi PDF on 19-03-2022 - 22:03 trong Bất đẳng thức và cực trị

Một bài vui vẻ mà tôi bịa ra, đóng góp cho topic:

$\textbf{Bài 38.}$ Cho $a,b,c$ thực, không đồng thời bằng $0$.

Tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của

$$P=\frac{bc}{a^{2}+2b^{2}+2c^{2}}+\frac{ca}{b^{2}+2c^{2}+2a^{2}}+\frac{ab}{c^{2}+2a^{2}+2b^{2}}.$$




#732917 BẤT ĐẲNG THỨC HƯỚNG TỚI KÌ THI CHUYÊN TOÁN 2021-2022

Đã gửi bởi PDF on 13-03-2022 - 11:19 trong Bất đẳng thức và cực trị

Em không biết đây là kĩ thuật gì, anh có thể nêu cách tìm ra các hệ số trên không ạ?

Dự đoán dấu bằng xảy ra tại $a=b=c$, $VT-VP$ có bậc $3$ theo $c$, hệ số cao nhất là $a+b$ nên nhóm bình phương phần bậc $3$ thành $ac(a-c)^{2}+bc(b-c)^{2}$.

Phần còn lại là BĐT bậc $2$ theo $c$, có nhiều cách để phân tích.

Nhóm bình phương bậc $3$ như trên đòi hỏi kinh nghiệm nhất định.




#732913 BẤT ĐẲNG THỨC HƯỚNG TỚI KÌ THI CHUYÊN TOÁN 2021-2022

Đã gửi bởi PDF on 13-03-2022 - 10:46 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 26: Cho $a,b,c$ dương. Chứng minh rằng: $\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}\geqslant \frac{3}{2}+\frac{(a-b)^2}{2(a+b)^2}$

Bài này trong Group Hướng tới kỳ thi HSG và kỳ thi Chuyên Toán, có lẽ các tay to nhìn vào thì sẽ nói " Ối zời, SOS cứ thế mà phang thôi ", nhưng các bạn cứ SOS thử có khả quan không nhé

~~~~~~~~~~~~~~~

Lời giải.

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz dạng phân thức: $\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}\geqslant \frac{(a+b)^2}{2ab+bc+ca}$

Ta cần chứng minh: $\frac{(a+b)^2}{2ab+bc+ca}+\frac{c(a+b)}{(a+b)^2}\geqslant \frac{3}{2}+\frac{(a+b)^2-4ab}{2(a+b)^2}\Leftrightarrow \frac{(a+b)^2}{2ab+bc+ca}+\frac{2ab+bc+ca}{(a+b)^2}\geqslant 2$

Bất đẳng thức cuối đúng theo AM - GM

Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c$

$$(a+b)^{2}\left[\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}-\frac{3}{2}-\frac{(a-b)^{2}}{2(a+b)^{2}}\right]=\frac{a(a-c)^{2}}{b+c}+\frac{b(b-c)^{2}}{a+c}\geq 0,$$

$$\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}-\frac{3}{2}-\frac{(a-b)^{2}}{2(a+b)^{2}}=\frac{(a+b-c)^{2}(a-b)^{2}+(a^{2}+b^{2}-ac-bc)^{2}+2ac(a-c)^{2}+2bc(b-c)^{2}}{2(a+b)^{2}(a+c)(b+c)}\geq 0.$$




#732894 Chứng minh đường thẳng đối xứng với $BC$ qua $PQ$ tiếp xú...

Đã gửi bởi PDF on 11-03-2022 - 08:52 trong Hình học

Gọi $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác nhọn $ABC$. Đường tròn $(T)$ qua $A$ cắt $AB, AC$ tại $P, Q$ sao cho $\widehat{BOP}=\widehat{ABC}$ và $\widehat{COQ}=\widehat{ACB}$. Chứng minh đường thẳng đối xứng với $BC$ qua $PQ$ tiếp xúc với $(T)$.

Cách xác định các điểm $P,Q$: Lấy tâm nội tiếp $I$ của tam giác $ABC$. $BI,CI$ cắt lại $(O)$ tại $E,F$. $E',F'$ đối xứng $E,F$ qua trung trực $BC$. $OE',OF'$ cắt $AB,AC$ tại $P,Q$.

Gợi ý giải.

1. Chứng minh $(APQ)$ đi qua $O$.

2. $BO,CO$ cắt lại $(APQ)$ tại $U,V$. Tính các góc $OAU,OAV$ để chứng minh $AO$ là phân giác góc $UAV$.

3. Chứng minh $\overline{BP}\cdot \overline{BA}=\overline{CP}\cdot \overline{CA}$, từ đó suy ra $(APQ)$ đi qua đối xứng $A'$ của $A$ qua trung trực $BC$.

4. Chứng minh $A'O\perp PQ$.

5. Chứng minh tiếp tuyến $A'x$ của $(APQ)$ là đối xứng của $BC$ qua $PQ$ bằng cách chỉ ra góc giữa $PQ$ và $BC$ bằng nửa góc giữa $A'x$ và $BC$.

Hình gửi kèm

  • Sol.png



#732875 $P=\frac{c}{b+c-1}-\frac{b}...

Đã gửi bởi PDF on 06-03-2022 - 21:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số thực a,b,c thuộc [0;1]. Tìm giá trị max của biểu thức:

$P=\frac{c}{b+c-1}-\frac{b}{a+c+1}+\frac{c}{a+b-1}-(1-a)(1-b)(1-c)$

Cho $b=c=1$ ta có $P=1-\frac{1}{a+2}+\frac{1}{a}=1+\frac{2}{a(a+2)}$. Vì $P\rightarrow +\infty$ khi $a\rightarrow 0^{+}$ nên $P$ không có max.




#732867 Tam giác ABC có đường cao AH: 3x-4y+5=0,. tâm nội tiếp I(2;3), trung điểm BC...

Đã gửi bởi PDF on 05-03-2022 - 18:05 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Tam giác ABC có đường cao AH: 3x-4y+5=0,. tâm nội tiếp I(2;3), trung điểm BC là $M\left ( \frac{5}{2};4 \right )$
Tìm A, B, C.

Về bản chất thì đây là một bài toán dựng hình. Có thể phát biểu lại như sau:

Cho tam giác $ABC$ có đường cao $AH$, tâm nội tiếp $I$, trung điểm $M$ của $BC$ được giữ lại, các đối tượng còn lại đều bị xóa.

Hãy dựng lại tam giác $ABC$.

Cách dựng như sau:

1. Qua $M$ kẻ đường thẳng vuông góc với $AH$, đây là đường thẳng chứa cạnh $BC$. Từ đây xác định được $H$.

2. Dựng hình chiếu $D$ của $I$ lên $BC$.

3. $MI$ cắt $AH$ tại $T$.

4. Dựng điểm $S$ là trung điểm $MT$.

5. $DS$ cắt $AH$ tại điểm $A$. (tại sao ?)

6. $AI$ cắt đường thẳng qua $M$ song song với $AH$ tại $G$.

7. $(G,GI)$ cắt $BC$ tại hai điểm, chính là $B$ và $C$.

Tính toán cụ thể ra ta sẽ thu được $A(1,2)$, tọa độ của $B,C$ là $(4,2)$ và $(1,6)$.




#732721 $\sum \frac{1}{a\sqrt{2(a^{2}+bc)}} \geq \frac{...

Đã gửi bởi PDF on 21-02-2022 - 10:23 trong Bất đẳng thức và cực trị

cho các số thực dương a,b,c. CMR:

$\frac{1}{a\sqrt{2(a^{2}+bc)}}+\frac{1}{b\sqrt{2(b^{2}+ca)}}+\frac{1}{c\sqrt{2(c^{2}+ab)}}\geq \frac{9}{2(ab+bc+ca)}$

Đặt $P=\frac{1}{a\sqrt{2(a^{2}+bc)}}+\frac{1}{b\sqrt{2(b^{2}+ca)}}+\frac{1}{c\sqrt{2(c^{2}+ab)}},Q=\frac{a^{2}+bc}{a}+\frac{b^{2}+ca}{b}+\frac{c^{2}+ab}{c}$.

Theo BĐT Holder ta có

$$P^{2}\cdot Q\geq \frac{1}{2}\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)^{3}.$$

Cần chứng minh $$\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)^{3}\geq \frac{81}{2(bc+ca+ab)^{2}}Q.$$

Đặt $\frac{1}{a}=x,\frac{1}{b}=y,\frac{1}{c}=z$. BĐT trở thành

$$(x+y+z)^{3}\geq \frac{81xyz(x^{2}+y^{2}+z^{2}+yz+zx+xy)}{2(x+y+z)^{2}},$$

hay $$2(x+y+z)^{5}\geq 81xyz(x^{2}+y^{2}+z^{2}+yz+zx+xy).$$

Áp dụng BĐT AM-GM ta có

$$(x+y+z)^{6}=[x^{2}+y^{2}+z^{2}+2(yz+zx+xy)]^{3}\geq 27(x^{2}+y^{2}+z^{2})(yz+zx+xy)^{2},$$

$$(yz+zx+xy)^{2}\geq 3xyz(x+y+z),$$

$$2(x^{2}+y^{2}+z^{2})\geq x^{2}+y^{2}+z^{2}+yz+zx+xy.$$

Nhân theo vế ta có đpcm. $\square$




#732720 $\frac{1}{bc+a+\frac{1}{a}}+\frac{1}{ac+b+\frac{1}{b...

Đã gửi bởi PDF on 21-02-2022 - 09:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

làm sao để biết đc sẽ có đánh giá này vậy ạ

$\frac{1}{bc+a+\frac{1}{a}}\leq \frac{1}{31^{2}}\left ( \frac{8^{2}}{bc+a+\frac{4}{27a}}+\frac{23^{2}}{\frac{23}{27a}} \right )$

Đoán được $a=b=c=\frac{1}{3}$ là ra.




#732708 $\frac{1}{bc+a+\frac{1}{a}}+\frac{1}{ac+b+\frac{1}{b...

Đã gửi bởi PDF on 19-02-2022 - 18:01 trong Bất đẳng thức và cực trị

cho các dố thực dương a,b,c thoả mãn a+b+c=1. Chứng minh rằng:

$\frac{1}{bc+a+\frac{1}{a}}+\frac{1}{ac+b+\frac{1}{b}}+\frac{1}{ab+c+\frac{1}{c}}\leq \frac{27}{31}$

Áp dụng BĐT Cauchy-Schwarz ta có

$$\frac{1}{bc+a+\frac{1}{a}}\leq \frac{1}{31^{2}}\left(\frac{8^{2}}{bc+a+\frac{4}{27a}}+\frac{23^{2}}{\frac{23}{27a}}\right).$$

Do đó $$VT\leq \left(\frac{8}{31}\right)^{2}P+\frac{23\cdot 27}{31^{2}},$$

với $$P=\frac{1}{bc+a+\frac{4}{27a}}+\frac{1}{ca+b+\frac{4}{27b}}+\frac{1}{ab+c+\frac{4}{27c}}.$$

Áp dụng BĐT AM-GM cùng giả thiết $a+b+c=1$ ta có

$$P=\frac{1}{(a+b)(a+c)+\frac{4}{27a}}+\frac{1}{(b+c)(b+a)+\frac{4}{27b}}+\frac{1}{(c+a)(c+b)+\frac{4}{27c}}\leq \frac{3\sqrt{3}}{4}Q,$$

với $Q=\sqrt{\frac{a}{(a+b)(a+c)}}+\sqrt{\frac{b}{(b+c)(b+a)}}+\sqrt{\frac{c}{(c+a)(c+b)}}$.

Lại áp dụng BĐT Cauchy-Schwarz ta có

$$Q^{2}\leq 3\left[\frac{a}{(a+b)(a+c)}+\frac{b}{(b+c)(b+a)}+\frac{c}{(c+a)(c+b)}\right]=\frac{6(a+b+c)(bc+ca+ab)}{(b+c)(c+a)(a+b)}\leq \frac{27}{4},$$

suy ra $P\leq \frac{27}{8}$, từ đó $VT\leq \left(\frac{8}{31}\right)^{2}\cdot \frac{27}{8}+\frac{23\cdot 27}{31^{2}}=\frac{27}{31}$.

Đẳng thức xảy ra chỉ khi $a=b=c=\frac{1}{3}$. $\square$




#732703 Cho $a,b,c$ là các số không âm. CMR $\frac{2a^2-bc...

Đã gửi bởi PDF on 19-02-2022 - 12:41 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c$ là các số không âm. CMR

$\frac{2a^2-bc}{b^2-bc+c^2}+\frac{2b^2-ac}{a^2-ac+c^2}+\frac{2c^2-ab}{a^2-ab+b^2}\geq 3$

Nhân tiện trong khi giải bài này, mình sẽ nói thêm đôi chút về thủ thuật SOS bằng tay.

Lời giải. Bất đẳng thức tương đương

$$\sum_{cyc}\frac{2a^{2}-b^{2}-c^{2}}{b^{2}-bc+c^{2}}\geq 0$$

$$\iff \sum_{cyc}\left(\frac{a^{2}-b^{2}}{b^{2}-bc+c^{2}}+\frac{a^{2}-c^{2}}{b^{2}-bc+c^{2}}\right)\geq 0$$

$$\iff \sum_{cyc}\left(\frac{b^{2}-c^{2}}{a^{2}-ac+c^{2}}+\frac{c^{2}-b^{2}}{a^{2}-ab+b^{2}}\right)\geq 0$$

$$\iff \sum_{cyc}\frac{(b+c)(b+c-a)(b-c)^{2}}{(a^{2}-ab+b^{2})(a^{2}-ac+c^{2})}\geq 0$$

$$\iff \sum_{cyc}\left[\frac{(b+c-a)^{2}(b-c)^{2}}{(a^{2}-ab+b^{2})(a^{2}-ac+c^{2})}+\frac{a(b+c-a)(b-c)^{2}}{(a^{2}-ab+b^{2})(a^{2}-ac+c^{2})}\right]\geq 0$$

$$\iff \sum_{cyc}\left[\frac{\left[(b+c-a)^{2}+bc\right](b-c)^{2}}{(a^{2}-ab+b^{2})(a^{2}-ac+c^{2})}\right]-\sum_{cyc}\frac{(b-c)^{2}(a-b)(a-c)}{(a^{2}-ab+b^{2})(a^{2}-ac+c^{2})}\geq 0$$

$$\iff \sum_{cyc}\left[\frac{\left[(b+c-a)^{2}+bc\right](b-c)^{2}}{(a^{2}-ab+b^{2})(a^{2}-ac+c^{2})}\right]+\frac{2(b-c)^{2}(c-a)^{2}(a-b)^{2}}{(b^{2}-bc+c^{2})(c^{2}-ca+a^{2})(a^{2}-ab+b^{2})}\geq 0,$$

hiển nhiên đúng.

Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c$ hoặc $a=0,b=c$ và các hoán vị tương ứng. $\square$

Thủ thuật trên đây là "tận dụng" biểu thức $\sum_{cyc} S_{a}(a-b)(a-c)(b-c)^{2}$ để nhóm lại thành một nhân tử mới, rất hữu dụng.

PS: Đề bài ban đầu chắc là gõ nhầm, mình đã sửa lại.




#732693 $MK^{2}-NK^{2}=MO^{2}-NO^{2}$

Đã gửi bởi PDF on 16-02-2022 - 19:03 trong Hình học

Cho mình hỏi: (NAB) cắt (MBC) là kiến thức gì vậy. Sao tự dung lại có mặt phẳng của hình không gian tại bài này ?

(NAB) là đường tròn ngoại tiếp tam giác NAB.

Đây chính là hệ quả định lý Brokard.




#732614 Tìm giá trị nhỏ nhất của: $\frac{a}{bc}+\f...

Đã gửi bởi PDF on 06-02-2022 - 21:38 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c$ thực dương và $a^2+b^2+c^2=6$

Tìm giá trị nhỏ nhất của: $\frac{a}{bc}+\frac{2b}{ca}+\frac{5c}{ab}$

Bài này em có lời giải rồi nhưng cân bằng hệ số như thế nào vậy ạ? :ohmy: 

Đặt $P=\frac{a}{bc}+\frac{2b}{ca}+\frac{5c}{ab}=\frac{a^{2}+2b^{2}+5c^{2}}{abc}$.

Đặt $a^{2}=x,b^{2}=y,c^{2}=z$. Khi đó $x+y+z=6$ và $P^{2}=\frac{(x+2y+5z)^{2}}{xyz}=\frac{(x+y+z)(x+2y+5z)^{2}}{6xyz}$.

Giả sử đẳng thức xảy ra tại $x=x_{0},y=y_{0},z=z_{0}$.

Áp dụng bất đẳng thức AM-GM cho $\frac{x}{x_{0}},\frac{y}{y_{0}},\frac{z}{z_{0}}$ ta có

$$x+y+z\geq 6\left(\frac{x}{x_{0}}\right)^{\frac{x_{0}}{6}}\left(\frac{y}{y_{0}}\right)^{\frac{y_{0}}{6}}\left(\frac{z}{z_{0}}\right)^{\frac{z_{0}}{6}},$$

$$x+2y+5z\geq S\left(\frac{x}{x_{0}}\right)^{\frac{x_{0}}{S}}\left(\frac{y}{y_{0}}\right)^{\frac{2y_{0}}{S}}\left(\frac{z}{z_{0}}\right)^{\frac{5z_{0}}{S}},$$

với $S=x_{0}+2y_{0}+5z_{0}$.

Như vậy ta có $$(x+y+z)(x+2y+5z)^{2}\geq 6S^{2}\left(\frac{x}{x_{0}}\right)^{\frac{x_{0}}{6}+\frac{2x_{0}}{S}}\left(\frac{y}{y_{0}}\right)^{\frac{y_{0}}{6}+\frac{4y_{0}}{S}}\left(\frac{z}{z_{0}}\right)^{\frac{z_{0}}{6}+\frac{10z_{0}}{S}}.$$

Ta cần chọn $x_{0},y_{0},z_{0}$ sao cho $x_{0}+y_{0}+z_{0}=6$ và

$$\frac{x_{0}}{6}+\frac{2x_{0}}{S}=\frac{y_{0}}{6}+\frac{4y_{0}}{S}=\frac{z_{0}}{6}+\frac{10z_{0}}{S}=1.$$

Từ đây giải hệ tìm được $x_{0}=3,y_{0}=2,z_{0}=1$.

PS: Lâu rồi cũng không dùng lại phương pháp này. Bây giờ bọn anh hay dùng nhân tử Lagrange hơn.




#732599 Tìm giá trị nhỏ nhất của: $\frac{a}{bc}+\f...

Đã gửi bởi PDF on 02-02-2022 - 10:07 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c$ thực dương và $a^2+b^2+c^2=6$

Tìm giá trị nhỏ nhất của: $\frac{a}{bc}+\frac{2b}{ca}+\frac{5c}{ab}$

Bài này em có lời giải rồi nhưng cân bằng hệ số như thế nào vậy ạ? :ohmy: 

Bình phương lên, đặt ẩn phụ bình phương để giảm bậc rồi dùng AM-GM suy rộng.




#732491 Chứng minh tâm $(MNR)$ nằm trên $AD$

Đã gửi bởi PDF on 19-01-2022 - 20:24 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ có các đường cao $AD$, $BE$, $CF$. $M$, $N$ trung điểm $BC$, $EF$. Đường thẳng qua $M$ $//$ $EF$ cắt $DF$ và $DE$ tại $P$ và $Q$. $BP$ cắt $CQ$ tại $R$. Chứng minh tâm $(MNR)$ nằm trên $AD$

Gợi ý:

1. Gọi $H$ là trực tâm tam giác $ABC$. $J$ là một điểm trên $AD$ sao cho $JM^{2}=\overline{JA}\cdot\overline{JH}$. Chứng minh $JM=JN$.

2. $(J,JM)$ cắt $AN$ tại $R'$. Chứng minh $R'$ thuộc $BP$.




#732411 [TOPIC] Phương trình hàm trên tập rời rạc

Đã gửi bởi PDF on 10-01-2022 - 21:44 trong Phương trình hàm

Sắp tới kì thi VMO rồi nên cũng không on mấy đâu hehe  :icon6:

 

Giả sử $f(n)>n$, hay $f(n)\geq n+1$ suy ra $f(f(n))(n+1)\leq f(f(n))f(n)\leq n(n+1)\Rightarrow f(f(n))\leq n<f(n) \Rightarrow f(f(n))<f(n)$ (vô lí vì $f(f(n))>f(n)$)

Giả sử $f(n)<n$, hay $f(n)\leq n-1$ suy ra $f(f(n))(n-1) \geq f(f(n))f(n) \geq (n-1)^2 \Rightarrow f(f(n))\geq n>f(n)\Rightarrow f(f(n))>f(n)$ (vô lí vì $f(f(n))<f(n)$)

Suy ra $f(n)=n, \forall n\in\mathbb Z^+$.

Tại sao $f(f(n))<f(n)$ lại đúng được, $f$ có đồng biến đâu ?

Nếu mà giả sử $f(n)>n$ với mọi $n\in \mathbb{N}^{*}$ thì có cái đấy, thế nhưng khi đó vẫn còn sót trường hợp tồn tại $n_{0}$ để mà $f(n_{0})\leq n_{0}$.

Kể cả ghép hai trường hợp lại, vẫn còn trường hợp tồn tại $a,b$ nguyên dương sao cho $f(a)\leq a,f(b)\geq b$.

Bạn giải quyết trường hợp đó thế nào ?




#732410 $P(x^3+x^2+1)=P(x+2).P(x^2+1)$

Đã gửi bởi PDF on 10-01-2022 - 20:41 trong Đa thức

Có thể cho mình hỏi là tại sao biết chắc $P(x)$ sẽ có dạng đó ý bạn? Mình cần vài bước chứng minh không bạn?

Đoán thôi :)

Bài kiểu này nếu có một hàm thỏa mãn thì mũ $n$ lên cũng thỏa mãn. Đa thức hằng thì có mỗi $0,1$. Còn lại thì đi từ đa thức bậc $1$ lên thôi.




#732408 $P(x^3+x^2+1)=P(x+2).P(x^2+1)$

Đã gửi bởi PDF on 10-01-2022 - 19:56 trong Đa thức

Tìm tất cả đa thức $P(x)$ thỏa $P(x^3+x^2+1)=P(x+2).P(x^2+1)$ với mọi $x$ thực.

Gợi ý: Trong trường hợp $P$ không phải đa thức hằng, đặt $P(x)=(x-1)^{n}+Q(x)$ với $n=\deg P$. Chứng minh $Q(x)\equiv 0$.