Đến nội dung

mysterious nội dung

Có 38 mục bởi mysterious (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#201218 1 số bài cần hỏi!

Đã gửi bởi mysterious on 13-06-2009 - 12:36 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

b1. Tìm $a$ để hệ sau có nghiệm với $\forall b$:

$\left\{ \begin{array}{l}
(x^2 + 1)^a + (b^2 + 1)^y = 2 \\
a + bxy + x^2 y = 1 \\
\end{array} \right$

b2. Giải bpt:

$\log _3 (4.3^x - 1) \ge 2x + \log _3 4^{x^2 + 1} $

b3. Tìm $x $để pt sau đúng với $\forall a$:

$\log _2 (a^2 x^3 - 5a^2 x^2 + \sqrt {6 - x} ) = \log _{2 + a^2 } (3 - \sqrt {x - 1} )$



#200437 Giúp mình bài này vơi!

Đã gửi bởi mysterious on 06-06-2009 - 18:16 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài này chắc là dùng đồ thị để giải thôi :)

Bạn có thể viết rõ ra được không?



#200382 Giúp mình bài này vơi!

Đã gửi bởi mysterious on 06-06-2009 - 12:52 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Trong các nghiệm $(x;y)$ của bất phương trình: $\log _{x^2 + y^2 } (x + y) \ge 1$, tìm nghiệm để $(x+2y)$ max



#199629 Phương trinh và hệ phương trình

Đã gửi bởi mysterious on 01-06-2009 - 00:08 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

cả 2 bài trên đều dùng phương pháp BĐT cả


Cả 2 bài này đều dùng pp hàm số thì đúng hơn. Chuyển về 1 bên là hàm đơn điệu, 1 bên là hàm hằng. Pt nếu có nghiệm thì là nghiệm duy nhất.!



#194626 Cực trị lượng giác hay và khó

Đã gửi bởi mysterious on 09-12-2008 - 21:29 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Cho tam giác ABC. Tìm GTLN của: M=4cosA+5cosB+5cosC. Mọi người giúp em với!


+/Ta có:

$M = 4\cos A + 5(\cos B + \cos C) = 4\left( {1 - 2\sin ^2 \dfrac{A}{2}} \right) + 10\sin \dfrac{A}{2}\cos \dfrac{{B - C}}{2} = - 8\sin ^2 \dfrac{A}{2} + 10\sin \dfrac{A}{2}\cos \dfrac{{B - C}}{2} + 4$

+/ Đặt $P=M-\dfrac{57}{8}$

+/ Ta lại có:

$P = - 8\sin ^2 \dfrac{A}{2} + 10\sin \dfrac{A}{2}\cos \dfrac{{B - C}}{2} + 4 - \dfrac{{57}}{8} = - 8\sin ^2 \dfrac{A}{2} + 10\sin \dfrac{A}{2}\cos \dfrac{{B - C}}{2} - \dfrac{{25}}{8}$

+/ Xét P là một tam thức bậc 2 của $sin^2\dfrac{A}{2}$ và có

$\left\{ \begin{array}{l} 25\cos ^2 \dfrac{{B - C}}{2} - 25 = 25\left( {\cos ^2 \dfrac{{B - C}}{2} - 1} \right) \le 0 \\ a = - 8 < 0 \\ \end{array} \right$

Do đó $P=M-\dfrac{57}{8}\leq 0$ hay $ M \leq\dfrac{57}{8}$

+/ Dấu bằng xảy ra

$\left\{ \begin{array}{l} \cos ^2 \dfrac{{B - C}}{2} = 1 \Leftrightarrow B = C \\ \sin \dfrac{A}{2} = - \dfrac{{b'}}{{a}} = \dfrac{5}{8}\cos \dfrac{{B - C}}{2} = \dfrac{5}{8} \\ \end{array} \right$



#192890 Bài luợng giác

Đã gửi bởi mysterious on 26-10-2008 - 23:51 trong Các bài toán Lượng giác khác

Cho A,B,C là 3 góc 1 tam giác. CMR:
$\sin \dfrac{{A + 3B}}{2}.\sin \dfrac{{B + 3C}}{2}.\sin \dfrac{{C + 3A}}{2} \ge \sin A.\sin B.\sin C$



#191892 Nhờ mọi người

Đã gửi bởi mysterious on 05-10-2008 - 12:16 trong Các bài toán Lượng giác khác

Có 1 số công thức tổng quát này, ai có chứng minh gọn thì giúp em với:

1. $\sin (2k + 1)A + \sin (2k + 1)B + \sin (2k + 1)C = ( - 1)^k. 4.\cos (2k + 1)\dfrac{A}{2}.\cos (2k + 1)\dfrac{B}{2}.\cos (2k + 1)\dfrac{C}{2}$

2. $\sin 2kA + \sin 2kB + \sin 2kC = ( - 1)^{k + 1} .4.\sin kA.\sin kB.\sin kC$

3.$\cos (2k + 1)A + \cos (2k + 1)B + \cos (2k + 1)C = 1 + ( - 1)^k .4.\sin (2k + 1)\dfrac{A}{2}.\sin (2k + 1)\dfrac{B}{2}.\sin (2k + 1)\dfrac{C}{2}$

4.$c{\rm{os}}2kA + c{\rm{os}}2kB + c{\rm{os}}2kC = - 1 + ( - 1)^k .4.\cos kA.\cos kB.\cos kC$

E cảm ơn!



#189830 Em có 2 bài cần hỏi!

Đã gửi bởi mysterious on 07-08-2008 - 17:07 trong Các bài toán Giải tích khác

Bài 1: Tìm a để hệ sao có nghiệm $(x;y)$ thỏa mãn $ x \geq 4$

$\left\{\begin{\sqrt{x}+\sqrt{y}=3}\\{\sqrt{x+5}+ \sqrt{y+3} \leq a$

Bài 2: Tìm m để hệ phương trình sau có nghiệm

$\left\{\begin{3x^2+2x-1<0}\\{x^3+3mx+1<0$

Em đang học về phần ứng dụng sự biến thiên tìm điều kiện có nghiệm của pt, bpt ạ, mong mọi người giúp đỡ hoặc hướng dẫn sớm, em xin cảm ơn!



#184181 Giúp!

Đã gửi bởi mysterious on 28-04-2008 - 20:13 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Sao không ai trả lời vậy, sắp đến ngày thi giúp em với ạ!



#183810 Giúp!

Đã gửi bởi mysterious on 22-04-2008 - 21:51 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Bài 1:

Trong (P) cho đường tròn © đường kính AB. Gọi (d) là đường thẳng vuông góc (P) tại A. Lấy S là 1 điểm trên (d), M là điểm chạy trên ©.H,K thứ tự là hình chiếu vuông góc của A trên SB, SM. HK cắt BM tại I.
a. CM: AI vuông góc (SAB) và AI là tiếp tuyến của ©.
b. Khi M thay đổi trên © tìm giá trị lớn nhất diện tích tam giác AKM.
c.Chứng minh K là trực tâm tam giác SIB. Tìm điểm cách đều 5 điểm A,B,M,K,H.

Bài 2:

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B, AB=a, SA vuông góc (ABC). Mặt (SAC) hợp với các mặt (SAB),(SBC) các góc $ \alpha$,$ \beta$. AH và AK lần lượt là các đường cao của tam giác SAC và SAB.
a. Xác định các góc $ \alpha$,$ \beta$?
b.CMR:
$SA=\dfrac{a.cos\beta}{\sqrt{-cos(\alpha+\beta).cos(\alpha-\beta)}}$



#183614 Có ai có đề thi Olympic Toán 30/4 không chia sẻ với!

Đã gửi bởi mysterious on 19-04-2008 - 09:10 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bạn cần đề năm nào?lớp 10 hay lớp 11?


Anh ơi cho em đề lớp 11 được ko ạ? E cảm ơn!



#182419 giúp mình bài toán về cấp số cộng

Đã gửi bởi mysterious on 24-03-2008 - 20:55 trong Các bài toán Đại số khác

Hình đã gửi


+/Bài 2 đề đúng của nó là CMR:

$ tan{\dfrac{A}{2}}.tan{\dfrac{C}{2}}=\dfrac{1}{3}$

+/Nếu đề như vậy thì mình xin làm như sau:

Ta có a,b,c lập thành CSC :

$=>a+c=2b$

Theo định lý hàm số sin suy ra:

$sin A+sin C=2sin B$

$<=>2sin{\dfrac{A+C}{2}}.cos{\dfrac{A-C}{2}}=2sin(A+C)$

$<=>2sin{\dfrac{A+C}{2}}.cos{\dfrac{A-C}{2}}=4sin{\dfrac{A+C}{2}}.cos{\dfrac{A+C}{2}}$

$<=>cos{\dfrac{A-C}{2}}=2cos{\dfrac{A+C}{2}}$

$<=>cos{\dfrac{A}{2}}.cos{\dfrac{C}{2}}+sin{\dfrac{A}{2}}.sin{\dfrac{C}{2}}-2(cos{\dfrac{A}{2}}.cos{\dfrac{C}{2}}-sin{\dfrac{A}{2}}.sin{\dfrac{C}{2}})=0$

$<=>3sin{\dfrac{A}{2}}.sin{\dfrac{C}{2}}=cos{\dfrac{A}{2}}.cos{\dfrac{C}{2}}$

$<=>tan{\dfrac{A}{2}}.tan{\dfrac{C}{2}}=\dfrac{1}{3}$

=> đpcm.



#179391 Cần giúp!

Đã gửi bởi mysterious on 14-02-2008 - 12:19 trong Dãy số - Giới hạn

Co bao gio chung ta nghi vi sao lai co duoc phuong trinh dac trung : ax^2 + bx + c =0 hay khong? Theo toi mot cach rat tu nhien de giai bai nay la: Toi se dua phuong trinh nay ve dang : U{n+2} - :geq U{n+1} = :geq (U{n+1}- :( U{n}) roi sau do ta dung he so bat dinh va tim :geq , :geq . Khi do cach giai se rat tu nhien va toi nghi trong truong hop nghiem kep ta se biet giai quyet the nao.


Nếu là nghiệm kép thì sẽ ra sao, bạn nói rõ hơn được chứ!

Khi đó $\alpha$=$\beta$ nên ta có:

$ U_{n+1}-\alpha U_n=\alpha (U_n-U_{n-1})=\alpha^n (U_1-\alpha U_0)$

Có thể biến đổi ra như trên xong rồi sẽ tìm $U_n$ như thế nào, mong giúp đỡ!



#179326 Cần giúp!

Đã gửi bởi mysterious on 12-02-2008 - 21:14 trong Dãy số - Giới hạn

-/Như đã biết thì mọi dãy số cho dưới dạng :

$ aU_{n+1}+bU_n+cU_{n-1}=0$

đều có thể tìm được số hạng tổng quát $U_n$ nhờ tìm 2 nghiệm $\alpha;\beta$ của pt

$ax^2+bx+c=0$

-/ Khi $ \alpha $#$\beta$ thì em đã hiểu và tìm được $U_n$ nhưng khi $\alpha=\beta$ thì em chưa tìm được. (Em đã biết CTTQ nhưng làm sao dẫn đến CTTQ thì chưa tìm được)

Mọi người giúp em tìm $U_n$ trong trường hợp còn lại được ko (có nghĩa là cách dẫn đến $U_n$ như vậy chứ ko fai chỉ đưa ra kết quả^^)? Em cảm ơn!!!



#178073 giúp mình bài này nhé

Đã gửi bởi mysterious on 30-01-2008 - 11:25 trong Dãy số - Giới hạn

Đúng ko?



#178072 giúp mình bài này nhé

Đã gửi bởi mysterious on 30-01-2008 - 11:22 trong Dãy số - Giới hạn

x^4 - (m+1)x^2 + 2m + 1 = 0 (1)

định m để phương trình có 4 nghiệm lập thành cấp số cộng


+/Đặt $ t=x^2 (t\geq0) $

$ (1) \Leftrightarrow t^2-(m+1)t+2m+1=0(2)$

+/Để pt (1) có 4 nghiệm phân biệt thì pt(2) phải có 2 nghiệm dương phân biệt:

$ \Leftrightarrow \left{\begin{delta >0}\\{S>0}\\{P>0}$

$ \Leftrightarrow \left{\begin{m^2-6m-3>0}\\{m+1>0}\\{2m+1>0}$

$ \Leftrightarrow \left{\begin{3-2\sqrt{3}<m<3+2\sqrt{3}}\\{m>-1}\\{m>-\dfrac{1}{2}$$ \Leftrightarrow 3-2\sqrt{3}<m<3+2\sqrt{3}$

+/Gọi 2 nghiệm pt(2) là $ t_1;t_2$ và giả sử $ t_1>t_2$

+/Khi đó các nghiệm của pt(1) lần lượt từ bé đến lớn là $ -sqrt{t_2} ; \sqrt{t_1} ; \sqrt{t_1} ; \sqrt{t_2} $. Để các nghiệm này lập thành cấp số cộng thì:

$\sqrt{t_2}-\sqrt{t_1}=\sqrt{t_1}-(-\sqrt{t_1)$

hay $ t_2=9t_1$.

+/Lại theo định lí Viet thì:

$\left{\begin{t_1+t_2=m+1}\\{t_1t_2=2m+1}\\{t_2=9t_1}$

+/ Biến đổi hệ ta được:

$ \dfrac{(m+1)^2}{100}=\dfrac{2m+1}{9}$

$ \Leftrightarrow 9m^2-182m-91=0$

$ \Leftrightarrow \left{\begin{m_1=\dfrac{91-10\sqrt{91}}{9}\\{m_2=\dfrac{91+10\sqrt{91}}{9}}$

+/Cả 2 nghiệm đều ko thỏa mãn, vậy ko có m.



#178066 dãy số

Đã gửi bởi mysterious on 30-01-2008 - 10:51 trong Dãy số - Giới hạn

bài 1:
tìm số hạng tổng quát $(u_n)$ biết :
$u_1=x$
$aU_(n+1) =bU_n +c $
với x ; a; b; c là số thực
bài 2:
anh em nào cho cách giải ngắn ngắn 1 tí :
cho $U_1 = 7$
$U_(n+1) = -3U_n +8$
tìm số hạng tổng quát $(u_n)$
thank !


+/Bài tổng quát :

$\left{\begin{U_1=x}\\{U_{n+1}=\dfrac{b}{a}U_n+\dfrac{c}{a}} (1) $

+/Ta thêm vào 2 vế :

$ U_{n+1} + \dfrac{c}{b-a} = \dfrac{b}{a}(U_n+\dfrac{c}{b-a})$

+/ Khi đó đặt:

$ V_n=U_n+\dfrac{c}{b-a} $:pi

$ (1) \Leftrightarrow V_{n+1}=\dfrac{b}{a}V_n$

$ \Rightarrow V_n$ là 1 cấp số nhân với công bội $ q= \dfrac{b}{a}$


+/ Mặt khác ta có :

$V_n=V_1.q^{n-1}=(U_1+\dfrac{c}{b-a}).(\dfrac{b}{a})^{n-1}=(x+\dfrac{c}{b-a}).(\dfrac{b}{a})^{n-1}$

+/Thay vào :D:

$ (x+\dfrac{c}{b-a}).(\dfrac{b}{a})^{n-1}=U_n+\dfrac{c}{b-a}$

$ \Rightarrow U_n= \dfrac{c}{a-b}+(x+\dfrac{c}{b-a}).(\dfrac{b}{a})^{n-1} $

+/Có bài tổng quát thì bài kia tìm được dễ dàng thôi mà. Quan trọng tìm được hệ số để cộng vào $ U_{n+1}$ thôi!



#177542 Mệnh đề tương đương

Đã gửi bởi mysterious on 24-01-2008 - 20:34 trong Đại số

Mục 2) và 3) xin hẹn lần sau đăng tiếp :D


Anh ơi mục 2 và 3 là j` thế, anh viết tiếp đi anh, mục 1 thi` em biết rồi còn 2 cái kia, bài nó gợi mở và hấp dẫn quá! Anh viết tiếp đi cho mọi người còn đọc.Cảm ơn anh!



#164127 cực trị dễ ợt

Đã gửi bởi mysterious on 23-08-2007 - 17:36 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chả hiểu gì


BUNHIACOPXKI chắc bạn học rồi:

$(\dfrac{a}{b+2c}+\dfrac{b}{c+2a}+\dfrac{c}{a+2b})[a(b+2c)+b(c+2a)+c(a+2b)]\geq(a+b+c)^2$

Từ đây do a,b,c>0 nên chuyển về đổi dấu được bất đẳng thức Svác thôi mà!! Nói cách # thì SVÁC chỉ là hệ quả trực tiếp của BUNHIACOPXKI!!!!^^.



#162159 tim pt duong tron ngoai tiep tam giac

Đã gửi bởi mysterious on 05-08-2007 - 09:49 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Xin chi cho em, Phuong phap tim pt duong tron ngoai tiep tam giac khi biet pt duong thang ba canh cua tam giac do?


Khi biết PT 3 đường cạnh thì dễ dàng suy ra tọa độ 3 đỉnh tam giác.

Gọi PT đường tròn ngoại tiếp tam giác có dạng:

$ x^2+y^2+2ax+2by+c=0$

Rồi tiếp tục thay tọa độ 3 đỉnh vào ta được hệ 3 PT với 3 ẩn a,b,c. Tìm ra a,b,c là ra PT đg` tròn.



#161525 Giúp hệ PT!

Đã gửi bởi mysterious on 27-07-2007 - 21:32 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ PT:

$\left{\begin{128x^2(4x^2-1)(8x^2-1)^2}+1-2x=0\\{-\dfrac{1}{2}<x<0}$



#158414 a-9-10

Đã gửi bởi mysterious on 30-06-2007 - 09:51 trong Bất đẳng thức và cực trị

Một số BĐT khá hay, mời mọi người giúp em luôn:

a,Cho các số thực dương a,b,c có tổng bằng 1. CMR:

$\sum{\dfrac{a}{4b^2+1}}\geq(\sum{a\sqrt{a}})^2$

9,Cho a, b, c >0.CMR:

$\sum{\dfrac{a}{\sqrt{bc}+2a}}\leq1$

10,Cho x,y,z>0 và xyz=1. CMR:

+) Nếu $n\geq2$ thì:

$ \dfrac{1}{x+n}+\dfrac{1}{y+n}+\dfrac{1}{z+n}\leq\dfrac{3}{1+n}$

+) Nếu $n\leq\dfrac{1}{2}$ thì:

$ \dfrac{1}{x+n}+\dfrac{1}{y+n}+\dfrac{1}{z+n}\geq\dfrac{3}{1+n}$



#157225 heo mi

Đã gửi bởi mysterious on 19-06-2007 - 10:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

cm he vo ngiem
x^2+xy+y^2=4
y^2+yz+z^2=25
xy+yz+zx>10
ko bit go~ sao
phie`n ca'c ban chinh giu`m


Chứng minh hệ vô nghiệm:
$\left{\begin{x^2+xy+y^2=4}\\ {y^2+yz+z^2=25}\\{xy+yz+zx>10}$

@chauzu:Mình sửa lại oy` đấy bạn xem đúng ko, bạn xem mấy topic trên diễn đàn mà học gõ TEX đi.



#157178 Có bạn nào rảnh rỗi làm giúp tớ bài này với!

Đã gửi bởi mysterious on 18-06-2007 - 16:39 trong Bất đẳng thức và cực trị

cảm ơn bạn rất nhiều. Nhân tiện bạn cho mình hỏi CAUCHY-SCHWARD mà bạn nói có phải là BDT cosi không hay là BDT bunhia thế? Mình thật sự chả biết gì :angry: . Nếu là bunhia thì gay to vì mình biết mỗi cosi thôi hic.


Đó chính là Bunhia đó bạn, bạn nên biết về nó vì nó có nhiều ứng dụng rất hay và có thế Cm hoàn toàn chỉ dùng BĐT Côsi!!!!!!!Chúc bạn thành công!



#157130 Có bạn nào rảnh rỗi làm giúp tớ bài này với!

Đã gửi bởi mysterious on 17-06-2007 - 22:22 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c >0 và abc = 1 cm:
$ \dfrac{a}{(ab+a+1)^2}$ + $ \dfrac{b}{(bc+b+1)^2}$ + $ \dfrac{c}{(ca+a+1)^2}$ :angry: $ \dfrac{1}{(a+b+c)}$


Bài này bạn chỉ cần nhớ một đẳng thức là ra:

$\sum{\dfrac{a}{ab+a+1}}=1$ với $abc=1$

Chứng minh cái này chỉ cần đặt : $a=\dfrac{x}{y};b=\dfrac{y}{z};c=\dfrac{z}{x}$ rồi thay vào là ra.

Mặt khác theo CAUCHY-SCHWARD ta có:

$(a+b+c)[\dfrac{a}{(ab+a+1)^2}$ + $ \dfrac{b}{(bc+b+1)^2}$ + $ \dfrac{c}{(ca+a+1)^2}]\geq (\sum{\dfrac{a}{ab+a+1}})^2=1$.

Suy ra đpcm. Đạt bằng khi a=b=c=1.