Đến nội dung

mathsbeginner nội dung

Có 56 mục bởi mathsbeginner (Tìm giới hạn từ 30-03-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#176643 Mô hình toán tối ưu!

Đã gửi bởi mathsbeginner on 10-01-2008 - 11:11 trong Tối ưu hóa

Nếu có thể bạn nên tìm đọc cuốn Linear Programming của Vasek Chvatal, trong đó có một phần nói khá rõ về vấn đề bạn đang hỏi.



#175351 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi mathsbeginner on 21-12-2007 - 11:28 trong Góc giao lưu

Hôm trước anh KK đã quyết định đình chiến với anh TLCT để đồng tâm nghĩ giải pháp chống Tàu, tiếc là bị chú em MrMath, có vẻ thích nghe "tranh luận" về "văn hóa toán" hơn, xóa hết mấy bài "đi lạc đề" đành phải quay lại chiến đấu tiếp. Lại bị cậu nguyendinh kết luận bằng một câu mất hết cả hứng thú, lại còn đặt nick anh KK vào vị trí chả xứng tầm với thiện chí của anh gì cả. Giá mà MrMath cứ để nguyên thì có phải anh KK có miếng mồi to là Trung Quốc, gặm mấy đời chẳng hết không :D

Dù sao anh KK cũng đã nhắc đến Nguyễn Đình Đức, em cũng muốn hỏi thăm một chút. Số là ngày em còn học cấp 3, ông này cũng về xin nhận là cựu học sinh của trường chuyên Yên Bái mà tiền thân là chuyên Hoàng Liên Sơn hồi ông ấy học. Ông ấy cũng phát biểu rất tự hào về chuyện nghiên cứu vật liệu composite dùng cho tàu vũ trụ, rồi thì viện sĩ mấy viện hàn lâm...làm các em học sinh trong trường cũng đầy ngưỡng mộ. Sau em về HN học có hỏi chuyện với chị khóa trên về ông này, chị ấy nói nghe đâu ông ấy sắp thi tuyển làm giảng viên trường KHTN. Hai chị em cứ băn khoăn mãi không lẽ viện sĩ, nhà khoa học nổi tiếng thế mà còn phải thi tuyển làm giảng viên. Sau đó 1 năm cũng có đọc được bài trên web của Nguyễn Tiến Dũng, thấy có vẻ ông này đúng là dạng lừa đảo thật, nhưng thông tin trong bài viết đó cũng không kèm theo tài liệu chứng minh cụ thể nào nên xét cho cùng thì tính thuyết phục của nó cũng không quá nhiều. Vậy anh KK hay ai khác có thông tin, tài liệu cụ thể hơn về ông Đức này thì em xin rất cám ơn.



#174186 KK vs AL

Đã gửi bởi mathsbeginner on 06-12-2007 - 12:20 trong Quán hài hước

Nghĩ thấy thương Lavies quá. Đường đường là 1 nhân tài IMO xuất chúng, học trò Terence Tao mà lên diễn đàn bị thằng oắt con nhãi nhép AL học ở tỉnh quê trường làng thầy già sắp về hưu, nó bật lại như tôm tươi. Chỉ vì Lavies giây phút hớ hênh đưa ra công thức estimate khả năng thành thiên tài, mà nó khổ thế đấy. Kinh nghiệm đau thương này mọi người nhớ phải khắc sâu vào tâm niệm làm bài học nhập môn trước khi lên diễn đàn cãi nhau.

Sau này mỗi bận Lavies đứng bục giảng, sinh viên nó lại hỏi có phải ngày xưa thầy từng tính sác xuất thành thiên tài có phải không ạ, thế xong thầy có ghi số liệu vào CV không? Thầy từng bảo không thông minh thì đi học toán chỉ tổ để người thông minh nó dẫm đạp lên có phải không ạ? Thế chỉ số thông minh của thầy so với thầy của thầy thì thế nào ạ?


motivic_cohomology là ai mà dám gọi anh AL là "thằng oắt con nhãi nhép thế" nhỉ? Anh AL thấy anh KK có ít cổ động viên quá sao mà phải thêm nick để tung hứng thế?

Mà anh AL mải mê học toán và chiến đấu bên cạnh anh KK quá đến nỗi chẳng có thời gian luyện chính tả nữa. Văn hóa giao tiếp ngoài cuộc sống (phương đông cũng như phương Tây) có nguyên tắc cơ bản: không nói ngọng. Tương ứng trên diễn đàn: không viết sai chính tả.



#172714 Em cần mẩy anh giúp đở

Đã gửi bởi mathsbeginner on 18-11-2007 - 19:58 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Chào em.

Qua bài viết chị thấy em là người có lòng ham học Toán nhưng chưa biết quyết tâm của em đến đâu. Tuy nhiên chị nghĩ nếu em thực sự muốn học Toán thì đầu tiên cần có một kế hoạch học tập hợp lí đã. Trước hết em nói em nghỉ học từ năm lớp 6, đến nay đã được mấy năm rồi? Hiện giờ chắc em không đến trường? Các kiến thức Toán ngày trước học đến giờ em còn nhớ được những gì? Nếu chưa nắm chắc các kiến thức đã học thì hãy bỏ thời gian ra rà lại một lần đã. Tiếp theo là kiếm mấy quyển sách giáo khoa toán các lớp tiếp theo và tự học theo đó. Em có điều kiện lên mạng thì chắc việc này không nằm ngoài khả năng của em. Tốt nhất là em nên kiếm một người ở gần em chỉ dạy cho trực tiếp. Được là thầy cô dạy toán chỉ cho thì quá tốt, còn không thì để học các kiến thức toán của cấp 2 chỉ cần nhờ một bạn học cấp 3 vững về toán là có thể giúp em rất nhiều rồi. Có gì khó hiểu nữa thì có thể mang lên diễn đàn hỏi tiếp.

Chúc em thành công.



#172321 KK vs AL

Đã gửi bởi mathsbeginner on 14-11-2007 - 06:13 trong Quán hài hước

Trích đoạn phỏng vấn Vàng Anh của chuyên mục "Chuyện trong nhà ngoài ngõ" của tờ "Bản tin sao buổi sớm"

PV : Lâu nay không được báo chí nhắc đến thường xuyên như đợt trước, em có cảm thấy buồn?

Vàng Anh (VA) : Dạ, cũng có đôi chút. Nhưng gần đây em mới được bạn cho biết ở diễn đàn toán học có anh Kakalotta vẫn rất quan tâm đến em, thuộc lòng từng câu chữ trong các bài báo viết về em khi trước, đến khi viết bài trên diễn đàn lại đem ra dùng như điển tích, điển cố hay thành ngữ văn học. Biết được điều này em cảm thấy mình được an ủi rất nhiều.

PV : Em có quen biết anh Kakalotta ấy không?

VA : Dạ không ạ. Nghe đâu anh ấy học tiến sĩ tận trường gì hàng đầu của Mĩ, có đến mấy ông được giải Phin gì đó, làm sao mà em quen được ạ. À, nhưng nghe bạn em kể đợt trước anh ấy có viết một bài khá dài về em, có nói là ai qua New Century thường xuyên thường gặp em ở đó. Có lẽ anh ấy từng gặp em ở New Century.

PV : Anh Kakalotta là sinh viên tiến sĩ học tận Mĩ thì chắc chẳng qua New Century bao giờ, làm sao mà biết em hay qua đó được?

VA : Em cũng đã nghĩ thế ạ. Nhưng bạn em cứ khẳng định là anh Kakalotta là nhà khoa học chân chính, chẳng nói những điều chỉ nghe thiên hạ đồn đại chứ không phải chính mình mắt thấy tai nghe bao giờ. Dù sao thì được một nhà khoa học có số có má như anh Kakalotta quan tâm em cũng cảm thấy rất vui. Qua đây cho em gửi lời cám ơn anh Kakalotta ạ.



#172267 KK vs AL

Đã gửi bởi mathsbeginner on 13-11-2007 - 11:11 trong Quán hài hước

Như các anh KK và AL dù đúng là cách ăn nói quá ngông cuồng thật, nhưng chẳng qua cũng chỉ vì thiện chí muốn khích tướng để anh nhảy vào những thứ (theo quan điểm của 2 anh ấy) được coi là trung tâm mà thôi.



Em Mr.MATH nói xỏ hay thế! May mà anh KK đang có chuyện vui anh KK nhỉ :D



#162434 Bác Nhân và toán học VN

Đã gửi bởi mathsbeginner on 08-08-2007 - 08:13 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Đúng là như vậy, tuy nhiên nước Mỹ thì quá rộng lớn+kinh tế mạnh nên có thể xem như là cả 1 đại lục với mỗi thành phố gần như 1 nước. Còn Pháp thì số lượng+chất lượng người giỏi quá nhiều nên có thể xem như mỗi đại học danh tiếng+viện như là 1 nền toán học của 1 quốc gia. Tất nhiên bên cạnh đó còn có anh Tầu khựa, được cái to xác, đông dân, nhưng trình độ sao so nổi với Pháp, cường quốc số 1 thế giới về toán học.


Anh Thi đánh giá Pháp cao hơn Mĩ cơ à? Thế anh có biết ở Pháp có những ông nào mạnh về Combinatorial Optimization, đặc biệt là về Matroid Theory hoặc Interger Programming không ạ? Em đang muốn tầm sư để học đạo.

Anh Kakalotta: Anh đọc không kĩ rồi. Bác Nhân tự tin trong vài chục năm tới nền kinh tế Việt Nam có quy mô đứng thứ 17 trên thế giới chứ không phải hiện giờ. Mà nếu chỉ nói quy mô thì chuyện đạt được trong vòng vài chục năm tới cũng không đến nỗi không tưởng nhỉ. Còn đạt mức sinh hoạt thứ 17 trên thế giới lại là chuyện khác :)



#162212 Bác Nhân và toán học VN

Đã gửi bởi mathsbeginner on 06-08-2007 - 05:37 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Là 1 số trường top của Mỹ và trung tâm ở Pháp, vậy thôi.



Em cũng không biết chính xác định nghĩa thế nào là một nền toán học nhưng em chỉ nghe thấy nói "nền toán học Hoa Kì", "nền toán học Pháp"... chứ chưa được nghe nói "nền toán học Princeton" hay "nền toán học Paris 11" bao giờ.



#162187 Bác Nhân và toán học VN

Đã gửi bởi mathsbeginner on 05-08-2007 - 20:07 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Không hiểu vn làm thế nào mà phát triển kinh tế nhanh thế được (cho dù với đà tăng trưởng hiện nay). Theo tôi hiểu Đức hiện đang có nền kinh tế kiệt quệ đứng ngoài vị trí 20 trên thế giới mặc cho mọi nỗ lực của nữ thủ tướng Merkel. Và chắc chắn 1 điều nền toán học của Đức chưa thể vào tầm top 10 trên thế giới. Hơn nữa, toán học quá rộng, 1 đất nước có thể mạnh về mảng này, nhưng yếu kém ở mảng khác là chuyện thường tình.


Thế top 10 nên toán học trên thế giới hiện nay là gì ạ?



#94642 Khởi động lại Trại hè nhỏ 2006

Đã gửi bởi mathsbeginner on 13-07-2006 - 12:03 trong Trại hè toán học lần thứ nhất - Hà Nội, 8/2006

Em xin lỗi vì hôm trước đã đọc tin nhắn của anh Tình nhưng mãi hôm nay mới trả lời.

Dạo này em đang chuẩn bị thi học kì (hết tháng 7 mới xong) nên không có nhiều thời gian để tập trung suy nghĩ xây dựng một chương trình trò chơi toán cho trại hè được. (Hơn nữa em cũng không tìm thấy thời gian cụ thể của trại hè ở đâu để biết deadline cho việc lập chương trình là bao giờ). Tuy nhiên em có một vài ý tưởng, hi vọng ai có hứng thú sẽ đứng ra (cùng đứng ra) biến thành hiện thực.

Tên gọi : Hành trình Toán học
Hình thức chơi : tập thể, tính điểm

Nội dung sơ lược : Các đội chơi (khoảng 10 người một đội, số đội tùy thuộc vào số lượng người tham gia, khoảng 4-5 đội là đẹp nhất) sẽ được đi lại trên con đường của toán học từ thưở sơ khai đến thời hiện đại qua các bài toán đặc trưng cho từng thời kì. Các đội sẽ vừa học vừa chơi vừa thi thố giải toán và kiến thức về lịch sử toán học. Chẳng hạn họ sẽ nghe một giới thiệu sơ lược về hệ thống số của người Maya sau đó sẽ phải đọc và viết một vài số trong hệ thống này; làm một bài toán dựng hình bằng dụng cụ cơ học như Apollonius đã từng làm;giải một hai bài toán trong sách của Diophantus; thực hiện vài bước đơn giản tiếp cận lời giải bài toán Fermat; tiếp cận một số ngành toán học hiện đại qua những bài toán "đơn giản"... Người dẫn trò sẽ có vai trò như người kể chuyện, phác họa một số nét chính của lịch sử toán học qua các thời kì và giải thích ý nghĩa từng bài toán, câu đố được đưa ra trước hoặc sau khi các đội đưa ra lời giải.

Mỗi câu đố, bài toán sẽ tương ứng một điểm số nhất định, đội nhất là đội đạt tổng điểm lớn nhất.

Câu đố, bài toán sẽ gồm nhiều thể loại, một số là thông minh, tính nhanh, hiểu biết, tức là mang tính cá nhân, một số sẽ đòi hỏi sức mạnh, sự hợp tác tập thể.

Về trò chơi em mới chỉ có ý tưởng sơ qua như vậy.

Về chương trình giao lưu, hôm trước em có đọc tổng kết của anh Tình về buổi offline, thấy phần giao lưu không được thành công như mong đợi. Để giao lưu được sôi nổi thì cũng có vài mẹo. Một là BTC cần chuẩn bị sẵn một số câu hỏi cho các nhân vật được mời giao lưu; nên bắt đầu phần giao lưu bằng một câu hỏi từ MC, câu hỏi này sẽ giúp các thành viên đỡ ngại đặt câu hỏi tiếp theo (thường thì hay có nhiều bạn muốn hỏi nhưng lại rụt rè không biết có nên hỏi không, câu hỏi của mình có hợp hoàn cảnh không...). Có ban tổ chức đặt câu hỏi trước và khách mời giao lưu trả lời rồi thì thành viên sẽ tự tin hơn. Thứ hai là "cắm người" :D. Lúc nào cũng chỉ MC hỏi thì cũng chán, BTC nên "cắm" vài người ở dưới. Nếu MC hỏi xong mà vẫn chưa có thành viên nào có câu hỏi tiếp thì mấy người này sẽ đặt câu hỏi. Sau đó thì chắc sẽ ổn, mà nếu thành viên không có câu hỏi tiếp nữa thì cũng không khiến người được phỏng vấn bị ngượng ngùng vì lên mà chẳng có ai hỏi :D



#50248 CIMPA School on Commutative Algebra

Đã gửi bởi mathsbeginner on 29-12-2005 - 17:23 trong Hội thảo, Hội nghị, Seminar

Cậu K47 đó tên là gì thế bác mitdac? Và báo cáo về vấn đề gì vậy ạ?



#46432 Một thắc mắc về tư tưởng của Galois

Đã gửi bởi mathsbeginner on 09-12-2005 - 12:39 trong Toán học hiện đại

2) làm sao biết khi ta xây dựng môt cặp (a,b) như vậy và lấy mấy cái lớp tương đương thì phép trừ sẽ địng nghĩa được hay là biết trước có cái tập Z rồi nên mới ngồi vẽ vời tưởng tượng ra cái cách đó

1)Cái tư tương thật là tuyệt vời, ở đâu chưa có những con đường ta sẽ mở ra những con đường mới, nhưng cụ thể tư tưởng này có thể áp dụng được ở những chổ nào.

Nếu xét theo lịch sử thì phép trừ xuất hiện trước, nhưng ban đầu chỉ được định nghĩa a-b cho trường hợp a>b, trong phạm vi tập số tự nhiên. Sau đó vì cần phải làm sao thể hiện được đâu là khoản nợ, đâu là khoản có mà người ta phải dùng đến khái niệm số âm. Về sau, để tạo sự chặt chẽ thống nhất cho toán học người ta mới tìm cách xây dựng lại khái niệm các tập số này, tất nhiên là phải cố gắng phản ánh đầy đủ các tính chất vốn có của nó. Ngay đến khái niệm tập số tự nhiên cũng được xây dựng lại bằng phương pháp quy nạp (phương pháp này hay dùng trong toán học cho máy tính)



3) Mấy câu hỏi trên hơi bị trừu tượng em xin đưa ra 1 câu hỏi cụ thể hơn. Bây giờ giả sử các bác chưa biết gì về cái tập C nha. Em thấy có mấy cái đa thức trong R[x]hổng có nghiệm, bây giờ bảo mấy bác thử đi tìm cho em cái tập W nào nó chứa R mà trong đó mọi đa thức đều có nghiệm. Tìm thế nào?

Xét bài toán tìm trường mở rộng L của trường K sao cho một đa thức f tối giản trên K nào đó có nghiệm trong L. K[X]/f(X)K[X] là trường, K được nhúng vào trong trường này bởi phép nhúng :D : x --> x mod f(X), và lớp đồng dư X mod f(X) chính là nghiệm của :D f . Sau đó dùng một chút kiến thức tập hợp để xây dựng trường L chứa K có lực lượng tương đương với K[X}/f(X)K[X] (thực ra làm điều này để đảm bảo sự chặt chẽ, chứ hoàn toàn có thể xem K như trường con của K[X}/f(X)K[X]), và f có nghiệm trong L.

Trong trường hợp mọi đa thức trên K đều có nghiệm trong L được xây dựng dựa theo trường hợp đơn giản ở trên, nhưng nói chung là không thể mô tả "rõ ràng" trường L.

Còn trường hợp R và C thì khá đơn giản. Chẳng hạn bạn chỉ cần xét phương trình http://dientuvietnam...ex.cgi?x^2 1=0. Đặt một nghiệm của nó là i, sau đó thì chứng minh mọi đa thức trong R đều có nghiệp trên R[i]. Điều này không cần đến kiến thức cao cấp.



#40942 Thất Ngôn Bát Cú

Đã gửi bởi mathsbeginner on 06-11-2005 - 08:58 trong Quán văn

Người đời vốn ít chịu bằng lòng
Thường than tạo hóa thật bất công
Dẫu kẻ sang giàu vàng ngàn lượng
Hay người khốn khó bạc nửa đồng
Hôm nay tiền bạc vô như nước
Ai biết sau này họa tựa sông
Than thở trách đời sầu thêm lắm
Sao bằng thanh thản một cõi lòng.



#40331 Tại sao nhiều bài toán BĐT thế ?

Đã gửi bởi mathsbeginner on 01-11-2005 - 02:47 trong Kinh nghiệm học toán

Hồi học phổ thông thì mình cũng làm BDT nhiều nhất. Lí do đơn giản đầu tiên là vì quyển sách Toán đầu tiên khiến cho mình đọc thật sự say mê là quyển Bất đẳng thức của Phan Đức Chính. Mỗi buổi trưa lên giường ngủ còn mang theo nằm đọc một lúc cứ như đọc tiểu thuyết :) Lúc đó mới học cấp 2 nên riêng chữ "Tủ sách chuyên toán cấp 3" đã đủ hấp dẫn rồi. Đến giờ mình vẫn cho đó là một quyển sách hay vì cách viết khá gợi mở của nó. Hồi học phổ thông không có nhiều cơ hội tiếp xúc với những quyển sách hay, ít nhất BDT cũng đã giúp mình nuôi dưỡng niềm say mê với Toán. Khi học toán hồi phổ thông, mình cũng ít khi nghĩ đến việc học cái này hay cái kia sẽ có lợi thế nào (trừ lúc ôn thi HSG :) ). Lúc nào thấy thích phần gì thì tập trung vào học phần đó thôi.



#29159 Thắc mắc về Ideal

Đã gửi bởi mathsbeginner on 29-07-2005 - 09:17 trong Toán học hiện đại

Nếu khái niệm "vành con" bắt buộc đơn vị của 2 vành này trùng nhau thì định nghĩa thứ nhất về ideal không ổn lắm.

Định nghĩa theo cách thứ 2 thì mình gặp trong tất cả các sách mình đang học (đều làm việc với các vành có đơn vị). Còn trong quyển của S.Lang thì thay điều kiện i) bởi "I là nhóm với phép cộng"



#29042 Mêtric tương đương và tương đương topo

Đã gửi bởi mathsbeginner on 28-07-2005 - 01:01 trong Giải tích Toán học

Yêu cầu của mình chỉ loè được các em chứ đã học qua GT cơ sở thì ai cũng biết  :D và X là hai tập vừa đóng vừa mở trong không gian X, vấn đề là liệu có tồn tại A,B đóng để A+B mở khác  :Leftrightarrow và R không !?

Chọn không gian mà tất cả các tập đều là vừa đóng vừa mở. Chẳng hạn không gian với metric thô d(x,y) = 1 khi x :D y :D



#29040 Bài toán qua cầu

Đã gửi bởi mathsbeginner on 28-07-2005 - 00:39 trong Toán học lý thú

Khi đã có hai người (hoặc nhiều hơn) ở phía bên kia cầu thì rõ ràng để cho người đi nhanh nhất trong số ấy cầm đèn quay lại là hợp lí. Để có người đi nhanh nhất cầm đèn quay lại thì anh 1 phút dẫn từng anh qua là sáng suốt :D

Tổng cộng là 19 phút.



#28966 Bài toán qua cầu

Đã gửi bởi mathsbeginner on 27-07-2005 - 14:17 trong Toán học lý thú

Anh 1 phút cứ đưa từng người sang một là nhanh nhất.

Bài học: sau hơn 1 ngày mới có người đề ra giải pháp giúp các anh lính --> đã muộn (khổ thân mấy anh :geq )



#28955 algebraic problems

Đã gửi bởi mathsbeginner on 27-07-2005 - 12:58 trong Toán học hiện đại

K[x1,...]=union{Kn|n = 0,1,2,...}

Thật ra cách xây dựng này vẫn chưa đạt được chuẩn toán học về chặt chẽ vì ở :geq thực ra chỉ có thể xem Kn được chứa trong Kn+1 nếu số các vành này là hữu hạn,còn khi số các vành này là vô hạn đếm được thì khi xem K0 là con K1 nghĩa là K0 đã thay thành một K0' nằm trong K1 đẳng cấu với K0,sau đó lại xem K1 là con K2 thì K1 chuyển thành K1' trong K2 và do đó K0 cũng chuyển thành K0'' trong K2 ... Cứ như vậy quá trình này không hợp lý vì rốt cuộc mỗi tập Kn được xem là vành con được chứa trong vành nào?Đó không thể là vành K[x1,...] vì chúng ta đang xây dựng chúng,cần chứng minh chúng tồn tại!


Mình không hiểu ý bạn lắm. Việc định nghĩa một tập hợp bằng hợp của các tập hợp khác mình thấy không có gì thiếu chặt chẽ cả.

Có một cách định nghĩa khác của vành đa thức này.

Xét http://dientuvietnam...?K[x1,...] là K-module sinh bởi các đơn thức ở trên.

Còn định nghĩa phép cộng, phép nhân nữa nhưng viết hơi dài dòng. Bạn nào quan tâm thì tự xét tiếp nhé.



#28810 Thắc mắc về Ideal

Đã gửi bởi mathsbeginner on 25-07-2005 - 20:53 trong Toán học hiện đại

Tại sao định nghĩa 2 lại không suy ra được I là vành vậy bác?

Đa phần các sách đại số khi đề cập đến vành giao hoán (thậm chí là vành) đều ngầm ý chỉ vành có đơn vị, nếu không nói gì thêm. Vì thế mà điều kiện (iii) đảm bảo rằng thì . Còn tính đóng với phép nhân thì hiển nhiên rồi.

Khi xét về nhóm thì có khái niệm nhóm con chuẩn tắc rất hữu dụng. Mình thì hay xem ideal như một dạng "vành con chuẩn tắc" vậy.



#27305 Một nhóm cho bởi phần tử sinh và quan hệ

Đã gửi bởi mathsbeginner on 13-07-2005 - 07:27 trong Toán học hiện đại


Như vậy nhóm http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?<x,y>=\{e,x,x^{-1}\}

mathsbeginner bỏ rơi mấy cái lũy thừa của à :)

Hì, thế này mới đúng <x> :D



#27299 Một nhóm cho bởi phần tử sinh và quan hệ

Đã gửi bởi mathsbeginner on 13-07-2005 - 00:46 trong Toán học hiện đại

Một bài tập tương tự là :
Cho x,y thuộc nhóm G thỏa xyy=yyyxx và yxx="từ cấm"yy.Tìm nhóm <x,y>.
(Bài này đáp số khác bài trước của cánh diều)


http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?yx=e.Tương tự suy ra http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?<x,y>=\{e,x,x^{-1}\}


Đúng không nhỉ?



#25889 Khi tương lai không bắt đầu từ Đại học

Đã gửi bởi mathsbeginner on 01-07-2005 - 13:10 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Sao dạy học sinh cấp 2 lại chỉ cần học CĐSP thôi nhỉ?

Từ nhỏ, cô bé đã từng chứng kiến cảnh anh chị mình học đầu tắt mặt tối để rồi... thi trượt Đại học. Nỗi buồn của anh, niềm khổ của chị, cô không muốn trải qua. Cô không hiểu vì sao cha mẹ lại có thể mê một mảnh bằng đến mức đó. Quan sát xung quanh mình, cô thấy hình như cha mẹ nào cũng vậy cả. Cái áp lực xã hội đó, cô không chấp nhận, vì không có ai chứng minh được nó một cách chặt chẽ, thuyết phục cho cô.

Không biết có phải cô thật tình thích dạy các em thiếu nhi cấp 2 chăng, nhưng điều chắc chắn là cô vừa sợ, vừa ghét mức độ cạnh tranh gắt gao của các cuộc tuyển thi. Cô quyết không học chuyên toán, chuyên văn, hoặc bất cứ một thứ chuyên gì khác. Đã có lúc, cô nghĩ đến việc... đi tu, nhưng xét lại, cô thấy chán đời không phải là một động cơ xứng đáng để xuất gia. Vậy thì còn một lối thoát : cô sẽ tự đặt cho mình một mục đích tương đối dễ đạt được, bằng cách thu nhỏ ước vọng nghề nghiệp của mình lại. Vâng, cô tự nhủ, nhắm CĐSP thôi thì nhất định không vẻ vang bằng ĐHSP rồi, nhưng xác suất thành công cao hơn, xác suất bị tổn thương tâm hồn nhỏ hơn. Cũng đủ để hy vọng tìm việc làm, kiếm đồng lương, không ăn bám ai hết.

Trên đây là lời chẩn đoán của bác sĩ tâm thần nghiệp dư TSTS :( Không biết chính bác sĩ ấy có vấn đề không, nhưng ông khẳng định rằng ông thấu hiểu được cô bé :rose

Bác sĩ lại không chịu đọc kĩ "bệnh án" rồi. Cô bé này có khả năng được tuyển thẳng vào một đại học nào đó (trong hoàn cảnh hiện tại thì tương đương với việc cô đã đạt giải quốc gia :pm ) thì vào ĐHSP không phải là điều gì khó khăn mấy đâu :D



#25870 Khi tương lai không bắt đầu từ Đại học

Đã gửi bởi mathsbeginner on 01-07-2005 - 02:17 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

[b]-Ba ơi con không học ĐHSP con muốn học CĐSP thôi , con rất thích dạy những học trò ở lứa tuổi cấp 2.

Trong mắt tớ thì cô bé này có vấn đề thật đấy :(. Sao dạy học sinh cấp 2 lại chỉ cần học CĐSP thôi nhỉ? Tớ không biết về đào tạo kĩ năng sư phạm thì ở CĐSP khác ĐHSP như thế nào, nhưng về kiến thức thì chắc chắn là học không sâu bằng rồi. Sao cô bé lại thích học CĐSP thế nhỉ :pm



#22378 Bác Badman...

Đã gửi bởi mathsbeginner on 05-06-2005 - 08:06 trong Góc giao lưu

Anh Badman sẽ vượt qua mà. Anh Ngọc Sơn sẽ sớm có thông báo cụ thể về địa chỉ để nhận sự ủng hộ tài chính. MB nghĩ sự ủng hộ về tinh thần cũng quan trọng không kém. Mọi người hãy chia sẻ cảm xúc, những lời động viên anh BadMan ở đây nhé. Tuy anh ấy không lên mạng đọc được, mình có thể in ra và mang đến cho anh ấy đọc. Chắc chắn sẽ tiếp cho anh ấy thêm nhiều sức mạnh để chiến thắng :D