Đến nội dung

RongChoi nội dung

Có 19 mục bởi RongChoi (Tìm giới hạn từ 20-03-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#115064 Moi tham gia buoi trinh bay Tong quan ve Mat ma

Đã gửi bởi RongChoi on 18-09-2006 - 17:41 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Địa điểm: Phòng Họp Điện Biên Phủ, Công Ty FPT Software, Tầng 2 Toà Nhà DETECH, Mỹ Đình, Hà Nội (cách đi đến địa điểm được gửi trong file đi kèm). Khu nhà nằm trên đường đối diện với bến xe Mỹ Đình.

Thời gian: 14h – 17h thứ 2, 25/09/06 (rất mong các anh chị và thầy cô đến đúng giờ)




Chao cac ban,

Ben cach cac hoat dong chinh thuc cua hoi nghi VietCrypt 06, BTC se
danh buoi chieu ngay 25/9 de to chuc "Tutorial/Survey". Chung ta co
the dang ky tham gia buoi noi chuyen nay ma khong can phai dang ky
tham gia hoi nghi. Day la mot buoi noi chuyen co tinh chat mo va danh
cho cac dai bieu trong nuoc. Nguoi tham gia khong can co kien thuc gi
truoc ve Mat ma. Cac ban SV dien dan Toan hoc dac biet duoc khuyen khich tham du.

Hy vong moi nguoi se den tham gia va cung tim hieu ve nganh Mat ma day
ly thu :vdots

De tham du, moi nguoi chi can gui email toi dia chi:
[email protected] voi noi dung don
gian "Toi dang ky tham gia buoi Tutorial/Survey; ho ten: TTT; don vi:
Truong "từ cấm"".

Duoi day la thong bao cua BTC ve buoi "Tutorial/Survey" nay:

------------------

Kính gửi các anh chị và thầy cô,


Rất cám ơn anh chị và thầy cô đã dành thời gian quan tâm tới hội nghị
Vietcrypt'06.



Để giúp sự trao đổi tại hội nghị có hiện quả, hiện tại ban tổ chức có
ý định tổ chức 1 buổi giới thiệu về hội nghị và khoa học mật mã nói
chung vào chiều thứ 2, 25/09/06 từ 2pm-5pm.



Nội dung buổi giới thiệu sẽ bao gồm 3 bài phát biểu (khoảng 1 tiếng
mỗi bài, bằng tiếng Việt) với các nội dung như sau:



1. Tổng quan các bài phát biểu tại hội nghị - do giáo sư Phan Đình
Diệu chủ trì.
2. New trends in cryptology - do tiến sĩ Nguyễn Phong Quang (ENS,
France) chủ trì, bài báo cáo sẽ được làm bằng tiếng Anh.
3. Bảo mật có chứng minh (Provable Security) – do tiến sĩ Phan
Dương Hiệu (University College London, UK) chủ trì.



Chúng tôi rất hy vọng nhận được sự hưởng ứng tính cực từ phía các anh
chị và thầy cô về buổi giới thiệu này. Để thuận tiện cho việc tổ
chức, chúng tôi mong muốn nhận được sự phản hồi về việc tham dự buổi
giới thiệu này vào trước 4pm Thứ Tư 20/09 bằng thư email phúc đáp về
địa chỉ [email protected] (buổi giới thiệu này không giới hạn
với những người không đăng ký tham dự hội nghị).



Địa điểm tổ chức buổi giới thiệu sẽ được thông báo sau trong tuần này
(sẽ trong nội thành Hà Nội để tiện việc tham gia).



Rất mong nhân được sự hưởng ứng của các anh chị và thầy cô.



Thay mặt ban tổ chức
Nguyễn Quốc Khánh

Công ty cổ phần phần mềm FPT

File gửi kèm




#113961 Giới thiệu hội nghị VietCrypt 2006

Đã gửi bởi RongChoi on 15-09-2006 - 03:55 trong Hội thảo, Hội nghị, Seminar

Dưới đây là chương trình của hội nghị, một số bạn trong diễn đàn có đăng ký tham gia nên mình gửi vào đây để các bạn tiện theo dõi. Theo thông tin từ BTC, hiện có gần 70 người đăng ký tham gia, trong đó khoảng 30 người trong nước ( có gần 10 bạn SV-nghiên cứu sinh ).
Hẹn gặp các bạn tại hội nghị.

Monday Sept 25 (to be confirmed)
14:00 18:00 Surveys and Tutorials

Tuesday Sept 26.

8:00 9:00 Registration

9:00 9:10 Opening Remarks

Session "Signatures and Lightweight Cryptography"
Chair: Nguyen Quoc Khanh
9:10 9:35 Probabilistic Multivariate Cryptography
Aline Gouget (Gemalto, France) and Jacques Patarin
(University of Versailles, France)
9:35 10:00 Short 2-Move Undeniable Signatures
Jean Monnerat and Serge Vaudenay (EPFL, Switzerland)
10:00 10:25 Searching for Compact Algorithms: CGEN
M.J.B. Robshaw (France Telecom R&D, France)

Break

11:00 12:00 Invited Talk: "On Pairing-Based Cryptosystems"
Tatsuaki Okamoto (NTT, Japan)
Chair: Nguyen Phong Quang

12:00 LUNCH

Session "Pairing-Based Cryptography"
Chair: Phan Duong Hieu
14:00 14:25 A New Signature Scheme Without Random Oracles from
Bilinear Pairings
Fangguo zhang, Xiaofeng Chen (Sun Yat-sen University,
P.R.China), Willy Susilo and Yi Mu (University of Wollongong, Australia)
14:25 14:50 Efficient Dynamic k-Times Anonymous Authentication
Lan Nguyen (CSIRO ICT Centre, Australia)
14:50 15:15 Side Channel Analysis of Practical Pairing
Implementations: Which Path is More Secure?
Claire Whelan and Mike Scott (Dublin City University,
Ireland)

Break

Session "Algorithmic Number Theory"
Chair: Nguyen Duy Lan
15:50 16:15 Factorization of Square-free Integers with High Bits Known
Bagus Santoso, Noboru Kunihiro (The University of
Electro-Communications, Japan), Naoki Kanayama (Tsukuba University,
Japan), Kazuo Ohta (The University of Electro-Communications, Japan)
16:15 16:40 Scalar Multiplication on Koblitz Curves Using Double Bases
Roberto Avanzi (Ruhr-University Bochum, Germany) and
Francesco Sica (Mount Allison University, Canada)
16:40 17:05 Compressed Jacobian Coordinates for OEF
Fumitaka Hoshino, Tetsutaro Kobayashi, Kazumaro Aoki
(NTT, Japan)

EVENING RECEPTION

Wednesday Sept 27

Session "Ring Signatures and Group Signatures"
Chair: Phil Rogaway
9:10 9:35 On the Definition of Anonymity for Ring Signatures
Miyako Ohkubo (Information-Technology Promotion Agency,
Japan) and Masayuki Abe (NTT Information Sharing Platform
Laboratories, Japan)
9:35 10:00 Escrowed Linkability of Ring Signatures and its Applications
Sherman S. M. Chow (New York University, USA) and Willy
Susilo (University of Wollongong, Australia) and Tsz Hon Yuen (The
Chinese University of Hong Kong, Hong Kong)
10:00 10:25 Dynamic Fully Anonymous Short Group Signatures
Cécile Delerablée (France Telecom R&D, France) and David
Pointcheval (CNRS/ENS, France)

Break

11:00 Invited Talk: "Cryptography in Financial Transactions: Current
Practice and Future Directions."
Jacques Stern (ENS, France)
Chair: Phan Dinh Dieu

12:00 Lunch

Session "Hash Functions"
Chair: Matt Robshaw

14:00 14:25 Formalizing Human Ignorance: Collision-Resistant Hashing
without the Keys
Phillip Rogaway (UC Davis, USA and Chiang Mai
University, Thailand)
14:25 14:50 Discrete Logarithm Variants of VSH
Arjen K. Lenstra (EPFL, Switzerland) and Dan Page (Univ.
Bristol, UK) and Martijn Stam (EPFL, Switzerland)
14:50 15:15 How to Construct Sufficient Conditions for Hash Functions
Yu Sasaki, Yusuke Naito (The University of Electro-
Communications, Japan), Jun Yajima, Takeshi Shimoyama (FUJITSU
LABORATORIES LTD., Japan), Noboru Kunihiro, Kazuo Ohta (The
University of Electro-Communications, Japan)


Break

Session "Cryptanalysis"
Chair: Kazuo Ota
15:50 16:15 Improved Fast Correlation Attack on the Shrinking and
Self-Shrinking generators
Kitae Jeong (Korea Univ. Korea), Jaechul Sung (Univ. of
Seoul, Korea), Seokhie Hong, Sangjin Lee (Korea Univ. Korea), Jaeheon
Kim (NSRI, Korea), Deukjo Hong (Korea Univ., Korea)
16:15 16:40 On the Internal Structure of ALPHA-MAC
Jianyong Huang, Jennifer Seberry and Willy Susilo
(University of Wollongong, Australia)
16:40 17:05 Weak Key Class of XTEA for a Related-Key Rectangle Attack
Eunjin Lee, Deukjo Hong, Donghoon Chang, Seokhie Hong,
Jongin Lim (Korea Univ., Korea)

BANQUET

Thursday Sept 28

Session "Key Agreement and Threshold Cryptography"
Chair: Martijn Stam

9:00 9:25 Deniable Group Key Agreement
Jens-Matthias Bohli (Universitat Karlsruhe, Germany) and
Rainer Steinwandt (Florida Atlantic University, USA)
9:25 9:50 An Ideal and Robust Threshold RSA
Hossein Ghodosi (James Cook University, Australia) and
Josef Pieprzyk (Macquarie University, Australia)
9:50 10:15 Towards Provably Secure Group Key Agreement Building on
Group Theory
Jens-Matthias Bohli and Benjamin Glas (Universitat Karlsruhe,
Germany) and Rainer Steinwandt (Florida Atlantic University, USA)

Break

Session "Public-Key Encryption"
Chair: Chanathip Namprempre
10:45 11:10 Universally Composable Identity-Based Encryption
Ryo Nishimaki (Kyoto University, Japan), Yoshifumi
Manabe and Tatsuaki Okamoto (Kyoto University/NTT Laboratories, Japan)

11:10 11:35 Traitor Tracing for Stateful Pirate Decoders with
Constant Ciphertext Rate
Duong Hieu Phan (University College London, UK)

11:35 12:00 Reducing the Spread of Damage of Key Exposures in Key-
Insulated Encryption
Thi Lan Anh Phan (Univ. Tokyo, Japan), Yumiko Hanaoka
(NTT DoCoMo, Japan), Goichiro Hanaoka (AIST, Japan), Kanta Matsuura,
Hideki Imai (Univ. Tokyo, Japan)

12:00 LUNCH



#108030 Giới thiệu hội nghị VietCrypt 2006

Đã gửi bởi RongChoi on 25-08-2006 - 19:05 trong Hội thảo, Hội nghị, Seminar

Danh sách các bài báo sẽ được trình bày tại hội nghị VietCrypt:

- Efficient Dynamic k-Times Anonymous Authentication
Lan Nguyen (CSIRO ICT Centre, Australia)

- A New Signature Scheme Without Random Oracles from Bilinear Pairings
Fangguo zhang, Xiaofeng Chen (Sun Yat-sen University, P.R.China), Willy Susilo and Yi Mu (University of Wollongong, Australia)

- Probabilistic Multivariate Cryptography
Aline Gouget (Gemalto, France) and Jacques Patarin (University of Versailles, France)

- An Ideal and Robust Threshold RSA
Hossein Ghodosi (James Cook University, Australia) and Josef Pieprzyk (Macquarie University, Australia)

- Side Channel Analysis of Practical Pairing Implementations: Which Path is More Secure?
Claire Whelan and Mike Scott (Dublin City University, Ireland)

- Compressed Jacobian Coordinates for OEF
Fumitaka Hoshino, Tetsutaro Kobayashi, Kazumaro Aoki (NTT, Japan)

- Short 2-Move Undeniable Signatures
Jean Monnerat and Serge Vaudenay (EPFL, Switzerland)

- Improved Fast Correlation Attack on the Shrinking and Self-Shrinking generators
Kitae Jeong (Korea Univ. Korea), Jaechul Sung (Univ. of Seoul, Korea), Seokhie Hong, Sangjin Lee (Korea Univ. Korea), Jaeheon Kim (NSRI, Korea), Deukjo Hong (Korea Univ., Korea)

- A Weak Key Class of XTEA for a Related-Key Rectangle Attack
Eunjin Lee, Deukjo Hong, Donghoon Chang, Seokhie Hong, Jongin Lim (Korea Univ., Korea)

- Towards Provably Secure Group Key Agreement Building on Group Theory
Jens-Matthias Bohli and Benjamin Glas (Universitat Karlsruhe, Germany) and Rainer Steinwandt (Florida Atlantic University, USA)

- Universally Composable Identity-Based Encryption
Ryo Nishimaki (Kyoto University, Japan), Yoshifumi Manabe and Tatsuaki Okamoto (Kyoto University/NTT Laboratories, Japan)

- On the Definition of Anonymity for Ring Signatures
Miyako Ohkubo (Information-Technology Promotion Agency, Japan) and Masayuki Abe (NTT Information Sharing Platform Laboratories, Japan)

- Factoring Square-free Composite Integer by solving Multivariate Integer Polynomial Equations
Bagus Santoso, Noboru Kunihiro, Naoki Kanayama, Kazuo Ohta (The University of Electro-Communications and Tsukuba University, Japan)

- Scalar Multiplication on Koblitz Curves Using Double Bases
Roberto Avanzi (Ruhr-University Bochum, Germany) and Francesco Sica (Mount Allison University, Canada)

- How to Construct Sufficient Conditions for Hash Functions
Yu Sasaki, Yusuke Naito (The University of Electro-Communications, Japan), Jun Yajima, Takeshi Shimoyama (FUJITSU LABORATIRIES LTD., Japan), Noboru Kunihiro, Kazuo Ohta (The University of Electro-Communications, Japan)

- Deniable Group Key Agreement
Jens-Matthias Bohli (Universitat Karlsruhe, Germany) and Rainer Steinwandt (Florida Atlantic University, USA)

- Escrowed Linkability of Ring Signatures and its Applications
Sherman S. M. Chow (New York University, USA) and Willy Susilo (University of Wollongong, Australia) and Tsz Hon Yuen (The Chinese University of Hong Kong, Hong Kong)

- Traitor Tracing for Stateful Pirate Decoders with Constant Ciphertext Rate
Duong Hieu Phan (University College London, UK)

- Formalizing Human Ignorance (Collision-Intractable Hashing without the Keys)
Phillip Rogaway (UC Davis, USA and Chiang Mai University, Thailand)

- On the Internal Structure of ALPHA-MAC
Jianyong Huang, Jennifer Seberry and Willy Susilo (University of Wollongong, Australia)

- Searching for Compact Algorithms: CGEN
M.J.B. Robshaw (France Telecom R&D, France)

- Discrete Logarithm Variants of VSH
Arjen K. Lenstra (EPFL, Switzerland) and Dan Page (Univ. Bristol, UK) and Martijn Stam (EPFL, Switzerland)

- Dynamic Fully Anonymous Short Group Signatures
Cécile Delerablée (France Telecom R&D, France) and David Pointcheval (CNRS/ENS, France)

- Reducing the Spread of Damage of Key Exposures in Key-Insulated Encryption
Yumiko Hanaoka (NTT DoCoMo, Japan), Thi Lan Anh Phan (Univ. Tokyo, Japan), Goichiro Hanaoka (AIST, Japan), Kanta Matsuura, Hideki Imai (Univ. Tokyo, Japan)



#106988 Giới thiệu hội nghị VietCrypt 2006

Đã gửi bởi RongChoi on 22-08-2006 - 21:55 trong Hội thảo, Hội nghị, Seminar

Sắp tới, một Hội nghị quốc tế về Mật mã sẽ được tổ chức tại Hà nội. Hy vọng sẽ có nhiều bạn quan tâm đến tham dự (sinh viên có thể tham dự miễn phí tất cả các hoạt động). Nếu số lượng đại biểu ở Việt nam tham dự đông, Hội nghị sẽ dánh thêm 1 ngày trước khai mạc cho Tutorial/Survey. Do vậy, nếu các bạn có ý định tham dự hãy đăng ký sớm để ban tổ chức có thể quyết định có tổ chức Tutorial/Survey hay không.
Sau đây là một số nét về hội nghị.

Giới thiệu hội nghị VietCrypt 2006:

Thời gian: 25 đến 28/09/2006
Địa điểm: Khách sạn Melia - Hà nội

General Chair: Phan Đình Diệu (Trường Đại học Quốc gia Hà nội).
Program Chair: Nguyễn Phong Quang (Ecole normale supérieure - Trường Sư Phạm Paris).

Đơn vị tổ chức: FPT với sự cộng tác khoa học của Viện Toán Học.
Trang web: http://www.vietcrypt.org/

Một số nét chính về hội nghị VietCrypt 2006:

Phát biểu mời: Hai bài phát biểu mời của hội nghị sẽ do hai nhà khoa học đứng đầu hai nền khoa học Mật mã mạnh của thế giới là Jacques Stern (Pháp, trưởng khoa Tin học của trường trường Sư Phạm Paris) và Tatsuaki Okamoto (giáo sư đại học Kyoto và NTT, Nhật Bản). Hai ông chính là những người tạo nền móng cho sự phát triền mạnh mẽ của ngành Mật mã tại Pháp và Nhật Bản. Ngoài ra, Ban Cơ Yếu có thể sẽ trình bày về Mật mã tại Việt nam từ trong chiến tranh đến hiện tại. Nội dung các bài phát biểu mời sẽ sớm được cập nhật.

Ban chương trình: Hội nghị tập hợp được một ban chương trình với nhiều nhà khoa học uy tín và đã thu hút được 80 bài báo gửi tới. Ban chương trình đã chọn ra 24 bài để trình bày tại hội nghị (24 bài báo này sẽ được in vào Lecture Notes in Computer Science của nhà xuất bản Springer). Đặc biệt, trong ban chương trình có sự tham gia của Neal Koblitz (một trong 2 người, cùng Victor Miller, đưa các nghiên cứu về đường cong Elliptic vào Mật mã), Bart Preneel (chủ tịch chương trình Mật mã châu Âu), Pascal Paillier (đứng đầu nhóm bảo mật của công ty thẻ điện tử lớn nhất thế giới Gemplus), Hà Huy Khoái (Viện trưởng viện Toán học Việt Nam), Xiaoyun Wang (người năm ngoái làm náo động giới mật mã với các công trình tấn công các hàm băm SHA),...

Các bài trình bày: Trong số 24 bài báo được nhận trình bày tại hội nghị, nhiều bài báo được viết bởi các tác giả đã có tiếng và cũng có một số bài báo được viết bởi các nhà nghiên cứu trẻ. Điều đó đưa tới hy vọng VietCrypt sẽ là một diễn đàn tốt cho việc trao đổi và học hỏi trong nghiên cứu về Mật mã.

Có thể đơn cử sau đây một vài nét về các tác giả và các bài trình bày. Tại hội nghị, chắc chắn chúng ta sẽ có thêm nhiều phát hiện thú vị khác.

Tatsuaki Okamoto không chỉ là khách mời của hội nghị, ông cùng 2 đồng nghiệp sẽ trình bày về Universally Composable Identity-Based Encryption. Hướng nghiên cứu về mật mã dựa trên danh tính (không cần sửa dụng qua PKI – hạ tầng cơ sở khóa công khai) đang rất được quan tâm. Bài báo nghiên cứu về tính an toàn của hệ mã dựa trên danh tính khi tính hợp chúng vào trong một hệ thống lớn.

Serge Vaudenay (trưởng nhóm nghiên cứu mật mã tại Đại học bách khoa Lausanne - đại học mạnh nhất của Thụy Sỹ nghiên cứu về mật mã. Ông cũng nổi tiếng nhờ đã phá thành công hệ mã Chor-Rivest đứng vững suốt hơn 10 năm) sẽ cùng đồng tác giả trình bày nghiên cứu về Undeniable Signatures, một hệ chữ ký điện tử có đặc tính khác với hệ chữ ký thông thường: không phải ai cũng kiểm thử được chữ ký mà cần đến sự hợp tác của bản thân người ký. Điều đó giúp người ký hạn chế số người có thể kiểm thử chữ ký của mình nhưng ngược lại, cũng đặt ra nguy cơ người ký có thể phủ nhận chữ ký mình đã ký. Undeniable Signatures nghiên cứu cách ngưới ký không thể phủ nhận chữ ký mình đã ký.

Phillip Rogaway (một trong hai đồng sáng lập của hệ mã nổi tiếng OAEP đang được sử dụng như chuẩn của nhiều hệ mã) sẽ trình bày về Formalizing Human Ignorance. Các hàm băm (như SHA) không sử dụng chìa khóa và do đó không thể giả thuyết rằng không tồn tại thuật toán hiệu quả tìm đụng độ (collision) của hàm băm đó. Một thuật toán như vậy luôn tồn tại (khi hàm băm là cố định và không sử dụng khóa), chỉ có điều ta không biết về nó. Phillip Rogaway sẽ trình bày nghiên cứu làm sao ta có thể hình thức hóa ìsự không biết” đó của con người.

Arjen K. Lenstra (chữ L đầu tiên trong viết tắt của thuật toán LLL nổi tiếng trong algebraic number theory) cùng 2 đồng nghiệp sẽ trình bày các nghiên cứu về hàm băm VSH (Very Smooth Hash) dựa trên độ khó của bài toán logarít rời rạc (phiên bản đầu tiên của VSH là dựa trên việc sử dụng hàm RSA).

David Pointcheval (trưởng nhóm mật mã tại trường Sư phạm Paris) cùng học trò Cécile Delerablée sẽ trình bày một nghiên cứu về chữ ký nhóm (Group Signature). Trong chữ ký nhóm (ví dụ nhóm ìban lãnh đạo” của một trường đại học), một thành viên có thể ký với danh nghĩa nhóm (ban lãnh đạo) và bất kỳ ai có thể kiểm thử rằng đúng đó là chữ ký của nhóm (ban lãnh đạo) nhưng không thể biết chính xác thành viên đó là ai trong nhóm (ban lãnh đạo).

Jacques Patarin (trưởng nhóm mật mã tại đại học Versaille, nhóm mật mã mạnh thứ hai tại Pháp sau trường Sư phạm Paris) nổi tiếng về những nghiên cứu về các hệ mật mã dựa trên hàm nhiều biến sẽ (cùng đồng tác giả Aline Gouget) trình bày về Probabilistic Multivariate Cryptography.

Hội nghị lần này cũng có 3 bài được nhận có sự tham gia của các tác giả Việt nam: anh Nguyễn Duy Lân tại trung tâm nghiên cứu CSIRO ICT Centre, Úc; chị Phan thị Lan Anh tại trường đại học Tokyo, Nhật Bản và anh Phan Dương Hiệu tại trường đại học London, Anh.

Đăng ký tham dự hội nghị:
Một trong các mục đích chính của VietCrypt là tạo ra cơ hội trao đổi, gặp gỡ giữa những người quan tâm tới mật mã trong nước và giới nghiên cứu mật mã thế giới. Ngoài ý nghĩa đó, Hội nghị rất mong nhận được sự tham gia từ các bạn sinh viên quan tâm tới môn khoa học trẻ trung và đang phát triển rất mạnh mẽ này.

Để đăng ký tham dự hội nghị, xin vui lòng theo hướng dẫn tại trang web của hội nghị http://www.vietcrypt.org/ (mục Registration). Lệ phí tham dự hội nghị đối với đại biểu nước ngoài là $400, đối với đại biểu trong nước là 200 000 đồng (bao gồm tất cả các buổi ăn trưa tại khách sạn, các họat động ngoại khóa và 1 cuốn pre-proceedings được cung cấp tại hội nghị).

Các bạn sinh viên thực sự quan tâm sẽ có thể tham gia hội nghị miễn phí với đầy đủ các hoạt động dành cho các đại biểu chính thức. Các bạn chỉ cần chứng tỏ có sự liên quan giữa việc học tập, nghiên cứu, (hoặc là định hướng tương lai của bạn) với Mật mã (thông qua một Motivation letter và/hoặc một CV) đến địa chỉ [email protected].

Hẹn gặp tại Vietcrypt 2006.
Ban tổ chức.



#71733 Thực trạng nền toán học việt Nam

Đã gửi bởi RongChoi on 22-04-2006 - 06:29 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Thế mọi người có biết, hiện nay nhà nuớc một năm đầu tư cho viện toán học bao nhiêu tiền không? 2 tỷ!
Hãy nhìn xem, chỉ với 2 tỷ đồng mà viện toán với gần một trăm con người  làm đuợc từng đấy việc. trong khi đó số tiền tham nhũng hiện nay là bao nhiêu? hàng trăm tỷ!
Vậy mà nhà nuớc vẫn còn có ý định giảm ngân sách cho viện toán thì thật không thể hiểu nổi.

2 tỷ là tất tần tật à? cả tiền đầu tư cơ sở (cập nhật tài liệu, sửa sang nhà xưởng), tiền lương, tiền tổ chức hội nghị, ...? Nghe hơi vô lý nhỉ, Kaka confirm lại cái vì Viện Toán tổ chức khá nhiều hội nghị trong nước và quốc tế! Nếu chỉ dùng trả lương thì có vẻ hợp lý : trung bình mỗi người 20 triệu/1 năm, đủ dự 1 hội nghị ở Lào rồi nhịn đói :delta
2 tỷ < 150 nghìn đô < 1 cú đánh bạc!

Nói như Lim lại hơi cực đoan, tất nhiên là chẳng ai chỉ đầu tư cho Toán đến nỗi sạt nghiệp không lên được CNH ^_^ Nói chung đâu tư cho Toán ít tốn kém nhất thì anh em cứ ủng hộ cái đã, sau đấy được rồi thì các bạn Sinh, Hóa sẽ có cơ sở được nâng cấp theo.

Mà không có khoa học cơ bản thì có mà lên CNH, lên nửa chừng chắc được. Đua đòi bác Khoái nói về mật mã cái. Không tự làm thì phải mua hệ thống của bọn nước ngoài để làm bảo mật cho quân đội, giao dịch ngân hàng, ... Mua rồi không đủ trình phân tích xem cái mình mua nó bản chất thế nào, lỡ khi bọn bán nó cài mấy cái bẫy, thế là nó lấy hết thông tin tối mật trong quân đội, ngân hàng thì sao? Mà giả dụ ta cẩn thận không mua của bọn đế quốc :delta, ta tự sản xuất lấy, nhưng vì trình kém nên làm ra cái nào bọn đế quốc nó phá được cái đấy. Nhưng bọn nó lại giả vờ là ta giỏi (ta ko biết bọn nó giả vờ), thế là cứ yên tâm dùng hệ của ta, còn bọn nó thì cứ thoải mái lấy thông tin của ta mà vui đùa :delta. Một ví dụ thực tế đã xảy ra như vậy là máy mã hóa Egnima bọn Nazi dùng trong chiến tranh thế giới thứ 2 cứ tưởng an toàn, thực chất quân đồng minh thời đó đã giải được mã trong khoảng 1 ngày. Nhờ đó mà chiến tranh kết thúc sớm hơn, tiết kiệm được bao nhiêu tiền của và sinh mạng. Quân đồng minh giỏi nhất là không để lộ là mình đã giải được mã, các chú Đức do vậy cứ nhởn nhơ dùng Egnima trao đổi mã nên mới toi, tận 3 thập kỷ sau chiến tranh người ta mới vỡ lẽ là quân đông minh giải được mã từ ngay trong cuộc chiến.

Máy tính lượng tử anh em ta đều nghĩ là chưa tồn tại, nhưng giả sử nếu đã tồn tại thì chắc chắn là anh em không thể biết được về sự tồn tại của nó. Bọn "đế quốc" nó mà sản xuất ra được thì nó sẽ giấu kín chừng nào có thể để dùng máy lượng tử khai thác tài nguyên của anh em. Mà biết đâu anh em đã sản xuất ra được rồi mà đang giấu kín để khai thác hội đế quốc cũng nên ^_^



#71443 Người Việt giỏi toán ngoài nước Việt

Đã gửi bởi RongChoi on 21-04-2006 - 02:29 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Không biết về Ngô Đắc  Tuấn thì đừng nên phát biểu lung tung. anh Tuấn học phổ thông thì cực giỏi, vàng không là vàng . Còn lên Đại học thì là Thủ Khoa Đại Học Bách Khoa Paris,  là người VN đầu tiên thủ khoa của trường danh giá (cái trường của Cauchy đó ), nghe nói là anh đã sớm lấy  Tiến Sĩ rồi, và  trong tương lai gần, cũng hy vọng Abel hoặc Fields gì đó thôi.

Nên nói chính xác một chút nhỉ, anh Tuấn là thủ khoa trong số sinh viên quốc tế.

Bọn X nó chỉ xếp hạng học sinh của Pháp (ko phải do phân biệt chủng tộc mà là để bọn nó có cơ sở phân phối nguồn nhân lực một cách hợp lý vào các cơ sở trọng điểm), nhưng Tuấn có kết quả ngang ngửa với thằng đứng đầu của hội Pháp.



#71186 Người Việt giỏi toán ngoài nước Việt

Đã gửi bởi RongChoi on 20-04-2006 - 04:29 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Còn về N. Đ. Tuấn, là bạn bè hồi phổ thông nên bọn tôi cũng thỉnh thoảng có liên lạc. Tuấn là học trò của Laurent Lafforgue (Giải Fields 2002), mới tốt nghiệp năm ngoái (2005). Hiện nay Tuấn đã xin được một vị trí ổn định (permanent) tại một viện nghiên cứu của Pháp. Ngành của Tuấn có thể gọi là Arithmetic Algebraic Geometry (với ngành này thì việc 3-4 năm mới ra được một bài cũng chẳng có gì lạ).

Thế nhá, chuyện đồn linh tinh về N.D. Tuấn về việc học ở Đại học bạn có thể quên đi được rồi. Tuy nhiên nói Tuấn "kiêu" cũng không sai nhiều lắm. Thực là nói Tuấn hơi "lạnh" thì có vẻ chính xác hơn.

Thông tin của canh_dieu hầu như là chính xác. Nói chính xác hơn 1 chút là Tuấn đạt được vị trí permanent của Viện nghiên cứu quốc gia Pháp (CNRS). Khác với nhà ta, Viện Khoa học VN là một trung tâm riêng thì ở Pháp, CNRS tích hợp vào các đại học. Tức là trong nhiều đại học, có những nhà nghiên cứu ăn lương không phải của đại học đó mà là của CNRS. Điều đó giúp kết hợp tốt hơn giữa các nhà nghiên cứu của CNRS và các nhà giảng dạy-nghiên cứu của Đại học. Hiện Tuấn là nghiên cứu viên của CNRS tại Paris 13. (anh Châu lúc khởi đầu cũng như vậy, sau đó chuyển về Paris 11.)
Thường đạt được 1 vị trí permanent của CNRS là rất khó, Tuấn đặc biệt được xếp thứ 1 trong cuộc tuyển chọn giữa các ứng cử viên trẻ ngành Toán (CNRS chia làm nhiều loại tuyển chọn khác nhau).
Ngoài ra thì RC thấy Tuấn ko hề kiêu mà cũng không lạnh. Trong hội, đánh tá lá hay chơi các trò chơi tập thể tương tự, hắn luôn là 1 trong những kẻ to mồm cãi nhau sôi nổi nhất ;)



#66925 Vui với thuật toán: Bài số 4

Đã gửi bởi RongChoi on 02-04-2006 - 23:18 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Anh TSTS nói rõ hơn tác dụng của FFT trong phép nhân 2 số lơn được ko? Với bác namdung có thể giải thích tác dụng của việc dùng cơ số lớn?
Ngoài ra thì phép nhân giữa 2 số có 2n chữ số luôn có thể đưa về phép nhân giữa 2 số có n chữ số, trong bất kể hệ cơ số nào vì mọi số A (có 2n chữ số trong hệ cơ số M) đều có thể biểu diễn bởi :
,
với có n chữ số.



#64628 Thực trạng nền toán học việt Nam

Đã gửi bởi RongChoi on 25-03-2006 - 05:50 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Anh em nên lấy thầy Trình làm chuẩn thì hơn là bức xúc vì thầy được cái này cái nọ chứ. So với tiền công của 1 cô ca sỹ quèn hát líu lo 1 bài thì thu nhập thầy Trình chắc chắn thua xa. Do vậy, hãy cứ tàm tạm lấy mức thu nhập của thầy Trình là chuẩn của ngành giáo dục, từ đó hãy đòi quyền lợi gấp 200 lấn ngần ấy cho những ai giỏi hơn thầy Trình 200 lần :infty

Chú Kaka thỉnh thoảng mang chuẩn công trình nghiên cứu ra để so sánh với hội đế quốc thực dân :equiv rồi đánh giá tư cách khoa học trong nước kể ra không hợp tình hợp lý. Bây giờ RC không kêu ca các điều kiện nghiên cứu khó khăn này nọ nhé, chỉ so sánh vớ vẩn thôi. Lấy ví dụ bọn Pháp, tầm dân số cứ cho ngang ngang VN (60 với 80), bọn nó có 18580 chú giáo sư :infty san sẻ nhau ra giảng bài, VN (RC ko có số liệu) cứ tạm cho nhiều lắm có 1000 cụ giáo sư. Như vậy trung bình về giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu, các cụ giáo sư nhà mình phải gồng mình gấp 20 lần mỗi chú GS Pháp, tức bọn nó lên lớp hoặc hướng dẫn 1h/ngày thì các cụ phải lên bục 20h/ngày. Do vậy mà thời lượng còn lại để nghiên cứu (sau khi trừ 10 tiếng ăn ngủ) một bên là trên 10h, một bên là âm ... Thôi, cứ giả sử ngày ở VN dài hơn ngày bọn Tây (để tiếp tục phân tích) sao cho các cụ sẽ có được thời gian = 1/10 bọn Tây cho việc nghiên cứu.

Từ đó phải thấy nếu các cụ nghiên cứu ra được 1 công trình thì phải tính gấp 100 lần hội Tây. Ở đây không tính tuyến tính được. Bởi lẽ để ra được 1 công trình thì các cụ cũng phải hiểu những thứ đỉnh cao để làm cái đỉnh cao hơn. Do vậy chi phí đào tạo lên đến cái đỉnh cao cũng ngang hội Tây. Vốn (thời gian) có thể bằng 1/10 chúng nó (11 đơn vị so với 110), nhưng chi cùng một chi phí đào tạo (ít ra là 10 đơn vị) thì vốn còn lại (cái dùng để sáng tạo cái mới) có thể chỉ bằng 1/100...

Ngoài ra, nói như chú gì thì "đấy là lựa chọn của họ, ko trách người khác được" kể ra không cần cãi, vì đó là chân lý hằng sai. Không được khuyến khích nghiên cứu để ai cũng phải lựa chọn lao đầu vào dạy thì nếu 30 tuổi anh đi dạy thì anh sẽ mãi dạy kiến thức lúc 30 tuổi của anh. Tức là 20 năm sau anh vẫn dạy kiến thức 20 năm trước ... Như vậy thì cũng là một cách lựa chọn chiến luợc (nếu chú gì đó làm thủ tướng), nhưng nên bỏ khẩu hiệu tiếp cận phổ biến khoa học tiên tiến :equiv

:equiv : http://www.education.../stats_gene.htm



#62331 Nhũng căn bệnh của giáo dục Việt Nam

Đã gửi bởi RongChoi on 13-03-2006 - 06:23 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Nói chơi phát nào:

Hỡi các em cấp 3 chuyên toán : nếu cảm thấy thích thì học mẹo mực cho nhiều vào, lớn lên không có điều kiện được chỉ giáo nhiều mẹo hay thế đâu! Học mẹo nhiều, lớn lên gặp phương pháp tổng quát giải một loạt mẹo thú vị lắm, khoái lắm (ko học mẹo ko có cái khoái này đâu) :D Học tiếng Anh ít thôi, trong đầu toàn các bài toán thú vị không có đầu óc nào học ngoại ngữ đâu, có học cũng không vào chỉ tổ tốn thời gian. Thời gian rỗi hãy cầm quả bóng (có thể là quả bóng bàn nếu chân không khỏe bằng tay) ra sân, đá tưng bừng cùng bè bạn cho khai sáng thêm đầu óc :D Lên đại học, trước ngưỡng cửa sống còn phải qua test ngoại ngữ mới được đi du học thì hãy cắm đầu vào học ngoại ngữ chưa muộn, có đầu óc lắm mẹo mực giải toán học ngoại ngữ để qua các test dễ thôi dù thực chất chả giỏi giang gì. Nhưng không sao, sang đến nước ngoài chịu khó thâm nhập vào văn hóa bọn tây sẽ giỏi ngoại ngữ nhanh thôi, chẳng hạn như chú lavie tìm tòi nghiên cứu về thuyết tiến hóa của tâm lý phụ nữ phương tây :D chẳng mấy chốc nói vèo vèo ... :D



#62222 Nhũng căn bệnh của giáo dục Việt Nam

Đã gửi bởi RongChoi on 12-03-2006 - 16:28 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Theo sự hiểu biết của tôi thì không, mấy cái lý thuyết trò chơi thì nó đi về mảng thuật toán , thiên về lý thuyết rồi. Về mảng này thì có lẽ nên hỏi anh Rong Chơi vì anh ấy hình như làm về Cryptologie, một lĩnh vực cần nhiều lý thuyết

Bị nhắc tên giật cả mình! RC nghĩ không nên phân tích tranh luận từng lý thuyêt xem nó có liên quan thế nào đến toán sơ cấp, để rồi từ đó quyết định xem tầm quan trọng của toán sơ cấp là đến đâu. Như vậy chỉ dẫn đến vòng tranh cãi vô biên. Hay hơn là mỗi bác giới thiệu vấn đề, lý thuyết sở trường của mình một cách có hệ thống, vào một chuyên đề riêng : nguồn gốc của nó, lịch sử và động lực phát triển, các kỹ thuật từ nguyên sơ cho đến hiện đại để phát triển nó, quan hệ tương tác với các lý thuyết khác,...

Về quan điểm thì RC đồng tình hầu hết với lavie "tuổi nào làm việc nấy", bổ sung thêm "miễn có niềm say mê". Nói chung khi làm gì, hãy say mê làm việc đó hết mình, từ sự say mê sẽ đưa đến nhiều kết quả, rồi tự mình sẽ nhìn ra được nhiều vấn đề và rút ra được nhiều kết luận cho bản thân về ý nghĩa của những gì mình theo đuổi (cũng phải có lúc đi sai những con đường nhỏ thì mới chọn đường một con đường dài mà mình cho là đúng). Học sinh phổ thông say mê giải toán sơ cấp, bất luận toán sơ cấp có ỹ nghĩa hay không, thì niềm say mê tìm tòi, một chút hiếu thắng cần thiết sẽ tạo đà thuận lợi cho việc theo đuổi các chuyên ngành khi lớn hơn (tất nhiên, có thể say mê cái khác ngoài toán và cũng không có nghĩa là nếu phổ thông không say mê thì về sau không có niềm say mê :) )

RC đọc khá nhiều ý kiến của Kaka trong nhiều chủ đề khác nhau. Nhiều vấn đề RC đồng tình về bản chất, nhưng chỉ thấy cách trình bày khó hiểu quá, nhiều ví dụ rắc rối cao siêu quá (những cái này đặt vào một chuyên đề trình bày có hệ thống thì "có thể" hay). RC kể lại 1 chuyện ngắn của bản thân khi vừa bắt đầu làm PhD. Lần đầu ra 1 kết quả, thầy hướng dẫn đưa lên gặp ông thầy của thầy để trình bày. Hôm đó mình trình bày khá thiên về kỹ thuật và nghĩ phải phức tạp thế này mới kinh chứ. Ông thầy của thầy nói rằng :" Một vấn đề có thể hay nhưng tôi không hiểu. Cậu cần biết là bất kỳ một vấn đề dù phức tạp đến đâu cũng có cách thể hiện giản đơn cái cốt lõi của nó. Hai tuần sau cậu trình bày lại được không? ". Quả thật, đó là một trong những bài học lớn của RC. Lúc đầu mình nghĩ, vấn đề phức tạp thế này làm sao có thể trình bày đơn giản được? Nhưng 2 tuần quả là đủ để tìm một cách trình bày giản đơn, để ai cũng bắt được cái lõi chính của vấn đề. Có thể ngay từ hôm đầu, ông thầy của thầy đã hiểu tất rồi (những cái phức tạp lúc đó với mình có thể chỉ là chuyện vặt với 1 chuyên gia), nhưng có thể ông muốn dạy mình một cách nắm bắt và nhìn nhận vấn đề. Suốt thời gian sau, bất cứ gặp một vấn đề phức tạp nào, cách làm việc của RC là cố gắng trình bày lại một cách đơn giản nhất có thể, râu ria có thể phức tạp, nhưng nhất định nó phải có một cái lõi giản đơn mà quyễn rũ :D.

Tóm lại là RC góp 1 ý riêng với Kaka, có ý tưởng rồi, nếu ta trình bày nó bằng các công cụ đao to búa lớn thì sẽ có một bộ phận nhỏ chiêm ngưỡng ta (dù KaKa không cần điều đó), nhưng điều ta muốn là truyền đạt ý tưởng đó sẽ bị hạn chế. Ngược lại, nếu sử dụng hình thức đơn giản một cách thông minh (sẽ luôn tồn tại nếu ta chịu khó tìm kiếm), ý tưởng sẽ đến được với nhiều người nghe hơn và dễ được nhiều người để ý chấp nhận hơn.

Thân,
RC



#42227 Bên lề "News of the day"

Đã gửi bởi RongChoi on 15-11-2005 - 00:31 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Tôi không muốn tranh cãi về từng cá nhân cụ thể nhưng việc nhiều bạn dùng Mathscinet để đánh giá con người là không hợp lý.

Thuần túy về mặt khoa học thống kê (ko kể đến chất lượng công trình), một công trình tốt ngày nay là được đăng ngay. Cách đây 30 năm, có nhiều công trình có ý nghĩa đâu có thể đăng? hoặc có thể chỉ đăng nội bộ vì rất nhiều lý do. Cũng có nhiều nhà khoa học làm việc trong những điều kiện bí mật, các công trình không được đăng báo thì làm sao Mathscinet thống kê được.???

Trong lúc mới chiến tranh xong, nhiều người từ nước ngoài hăng hái trở về xây dựng cơ sở. Họ có thể đã học, làm việc xuất sắc ở nước ngoài, nhưng khi về thì phải tập hợp lực lượng, xây dựng nền móng cơ bản, đào tạo nguồn lực, đưa các nghiên cứu cao siêu trở về những áp dụng đơn giản phục vụ thực tế. Trong hàng ngàn công việc cấp thiết đó, riêng việc họ vẫn dành thời gian để cập nhật các nghiên cứu trên thế giới phục vụ việc đào tạo con người đã là rất đáng quý. Những người đó dần mất đi sự liên tục trong nghiên cứu thì việc không publish bài báo là chuyện bình thường. Tuy vậy, họ vẫn có thể đủ kinh nghiệm và tầm mắt định hướng cho lớp trẻ và việc họ dần trở thành trụ cột là điều không có gì vô lý.

Trong cùng thời điểm đó, nếu vẫn người đó ở lại nước ngoài (tôi không phản đối việc đó, nó có thể rất có ích cho tương lai), ngồi nghiên cứu tiếp trong các labo đầy đủ diều kiện, ngày ngày tiếp xúc với thế giới đỉnh cao của khoa học, hàng năm tham gia các hội thảo chuyên ngành trên khắp thế giới. Điều kiện như vậy, sau 20,30 năm họ sản sinh ra hang trăm bài báo là chuyện bình thường.

Theo tôi, cả hai lớp người đều rất đáng quí. Nếu tất cả đều ở lại nước ngoài thì chắc hẳn tình hình khoa học của ta còn lẹt đẹt hơn nhiều. Nếu tất cả đều về nước thì ngày nay cũng sẽ thiếu đi những nhà khoa học Việt kiều giúp đỡ làm những cầu nối giữa khoa học VN và thế giới (chẳng hạn như bác Trần Thanh Vân tổ chức các cuộc Gặp gỡ VN, liên hệ để trao nhiều học bổng du học cho SV)

Nhưng hãy thử nhìn cách các bạn đánh giá xem sao: người thứ hai có nhiều công trình sẽ trở thành anh hùng; người đầu tiên không có trong cái dữ liệu MathSciNet trở thành kẻ tội đồ với dân tộc, hoặc do người đó đã cao tuổi và không còn thường xuyên cập nhật kiến thức hiện đại mà viết nên những cuốn sách lạc hậu thì trở thành người bỏ đi!!!

Hãy đánh giá con người ta toàn diện hơn là việc nhập tên họ vào một dữ liệu rồi lấy số lượng trả lại làm cơ sở để thẩm định sự cống hiến của cả một đời người. Những sai lầm và sự lỗi thời cần phải được làm sáng tỏ và thậm chí lên án. Nhưng xét về tổng thể, hãy trân trọng những gì họ đem lại hơn là để ý một số sai lầm họ mắc phải trong những thời điểm họ không còn sung sức và minh mẫn. Không tôn vinh cái gì không xứng đáng, nhưng cũng không nên chà đạp sự cống hiến của cả đời người ta vì một số sai lầm.



#39304 Conjugacy class

Đã gửi bởi RongChoi on 25-10-2005 - 05:43 trong Mathematics in English

@ noproof: thanks to fix the typo.
@ madness:
i) and ii) : your proposed solution is very clear :leq
iii) : ìweak (but general) uniformed distribution” means that, .
ìstrong uniformed distribution” combines your a) and b) definitions.
Your explanation in b) seems correct but I have not completely seen it yet… :leq



#38686 Conjugacy class

Đã gửi bởi RongChoi on 18-10-2005 - 22:43 trong Mathematics in English

Yet another small problem for this new and interesting topic :)

Let http://dientuvietnam...mimetex.cgi?S_n be the symmetric group of degree http://dientuvietnam...n/mimetex.cgi?n and let
http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?K_n
ii) Prove that, for any http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\pi is equal to http://dientuvietnam...mimetex.cgi?K_n
iii) http://dientuvietnam...mimetex.cgi?K_n



#29615 News of the day

Đã gửi bởi RongChoi on 02-08-2005 - 15:52 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Quan điểm cá nhân của mình về chủ đề này :
- Ngôn từ xuống thấp đến mức quá qui định, cái này mọi người đều đã thống nhất và tự mọi người nên sửa. Chúng ta hoàn toàn có thể nói ìlịch sự” mà ý nghĩa không hề kém ìmạnh”. Trên thế giới việc sử dụng ngôn từ xuống mức rất thấp cũng là chuyện phổ biến (Dân biểu đối lập liên bang Úc - Mark Latham thuộc Đảng Lao động đã mô tả chuyến công du Hoa Kỳ của đương kim Thủ tướng Úc - John Howard hồi 2002 là ìHoward is an arse-licker. He went over there, kissed some bums, and got patted on the head…”.) nhưng mỗi nơi một khác, diễn đàn không muốn những ngôn từ như vậy xuất hiện, các bạn nên tôn trọng.

- Các ý kiến nêu ra không phải là không đáng xem xét. Kaka tuy có những nhận xét gây sốc nhưng phải thừa nhận là một phần nhờ đó mà nhiều sự việc được sáng tỏ hơn và cuối cùng mọi người hiểu vấn đề chính một cách thực chất hơn. Trong thế giới thông tin, việc mỗi người có cách nhìn riêng là điều đáng hoan nghênh. Chúng ta cần làm quen với các ý kiến gây sốc, cái chúng ta cần rèn luyện là biết chọn lọc và đánh giá thông tin. Cái này có thể thực hiện ở mỗi cá nhân hoặc thông qua tranh luận.

- Không nhất thiết chúng ta phải ở một trình độ cao hơn mới được phê bình một người ở dưới. Chúng ta vẫn có thể chê Beckham đá bóng dở dù ta không ở trình độ như vậy.

- Việc admins, CTVs đưa ra các nhận xét về thành viên là điều không nên và cũng không cần thiết.

Đề nghị mọi người dừng việc tranh luận về cách hành xử cá nhân. Các thành viên (tất nhiên bao gồm cả admins, CTVs,...) nên tự điều chỉnh bài viết của mình để phù hợp với không khí diễn đàn mà vẫn bày tỏ được chính kiến của mình.
RC.



#28864 News of the day

Đã gửi bởi RongChoi on 26-07-2005 - 14:48 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

- Sự tồn tại của "Viện tiểu sử danh nhân Hoa Kỳ" và sách "Những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21" vẫn là điều chưa biết.

Theo RC một Viện và Sách như vậy là có thật, chắc hẳn là không có chuyện bịa đặt gì ở đây. RC không biết trường hợp cụ thể này thế nào nhưng có thể nó giống với trường hợp có thật phổ biến sau đây:

Nhiều Viện xuất bản những cuốn sách mang những tên rất kêu về tiểu sử của những con người "vĩ đại". Viện đó, cuốn sách đó có chất lượng đôi khi không phải là tệ hại nhưng cách thức Viện tiến hành làm Sách hay theo phương thức : "vĩ đại thật" + "vĩ đại vui".

- "vĩ đại thât" là để lưu danh những con người thật sự vĩ đại của thế giới.
- "vĩ đại vui" là để kiếm tiền in sách. Trong mục này, Viện sẽ gửi tới rất rất nhiều người (tiêu chuẩn như là trình độ đại học trở lên chẳng hạn) và đề nghị ghi tên họ vào cuốn sách ngầm ý như là một kỷ niệm của cuộc đời khi được đứng tên cùng các bậc vĩ nhân thế giới. Lời mời thường với ý tứ lịch thiệp : "chúng tôi đã chọn bạn để in vào cuốn Sách. Tuy nhiên, chi phí để in một cuốn sách như vậy là rất lớn. Do vậy, để có thể gửi bạn cuốn Sách này, bạn hãy gửi cho chúng tôi 500 USD như là chi phí để in một phiên bản. Ngoài ra, bạn có thể gửi một photo và chúng tôi cũng có thể in hình ảnh bạn lên trang bìa bên cạnh Einstein, ... .Nếu bạn có thể đóng góp thêm 200 USD, chúng tôi có thể khắc thêm một phù hiệu để gửi bạn ..."

Các bạn hình dung xem, Viện sẽ lấy tiền ở đâu để in những cuốn Sách đồ sộ, những cuốn họ muốn in mà sẽ rất ít người mua? Việc đề nghị cho mỗi người mua có một phiên bản kỷ niệm riêng, nơi tên mình sẽ được in trong sách, hình ảnh mình sẽ được lên trang đầu, là một điều thú vị và tăng sưc mua lên rất nhiều.

Khi mà thông tin đã phổ biến, mọi người đã nhận thức đúng vấn đề thì sẽ không có hiểu lầm nực cười nào xảy ra. Một người khi nhận tờ giấy "mời" của Viện sẽ mỉm cưởi "Hay mình góp tiến mua cuốn sách vừa để tra cứu, vừa làm kỷ niệm?". Việc làm đó của họ không sai, không thể bị chụp mũ "lấy tiền mua danh" mà thực sự là " mua một cuốn sách với đặc trưng riêng của mình". Họ sẽ lưu cuốn sách trong thư viện riêng và tất nhiên không khoe khoang việc được mời vì họ hiểu điều đó như là việc được "mời để đóng góp kinh phí xây dựng cuốn sách" mà thôi. Họ hiểu nếu họ vĩ đại thật thì tên họ sẽ được nghiễm nhiên được ghi nhận trong cuốn sách mà không có một "lời mời" đẹp đẽ như vậy.

Phương thức của Viện tuy hầu hết mọi người đều hiểu nhưng đôi khi cũng gây ra những sự việc nực cười khi người "được mời" không hiểu ý nghĩa của giấy mời. Vì là có thể lần đầu tiên nhận được giấy mời của một Viện như vậy, về một Sách như vậy nên họ bay bổng lên mây cũng là điều dễ hiểu. Họ nghĩ lời mời là chính đáng và việc thông báo cho nguời khác biết tin là điều bình thường.

Chúng ta không nên vùi dập một con người chưa nhiều kinh nghiệm về các vấn đề tưởng là bình thường trong thế giới. Cái chúng ta nên làm là biến những việc bình thường trên thế giới trở thành bình thường với tất cả mọi người. Điều đó nên làm bằng việc phổ biến các thông tin chính xác về các " qui tắc thế giới " nhằm những ai liên quan có thể hiểu qui tắc để hành xử đúng mức. Điều đó khó hơn rất nhiều so với việc đánh vùi dập một người hành xử không theo qui tắc. Khi gặp một người hành xử có vẻ không theo qui tắc, cái qui tắc mà chính ta còn lờ mờ, thì điều nên làm là tìm hiểu thực hư nguồn cội của qui tắc đó, bằng trao đổi rồi sau đó là phổ biến qui tắc, hơn là công kích người hành xử có vẻ không theo qui tắc.

Trên đây cũng chỉ là một ý kiến trao đổi trong việc tìm hiểu "qui tắc thế giới" mà thôi. RC do chưa biết nên cũng không khẳng định giấy mời của DQV là tương tự trường hợp kể trên. RC muốn đóng góp một fact và một opinion.



#24233 Truy lùng dấu vết kẻ phản bội

Đã gửi bởi RongChoi on 18-06-2005 - 04:51 trong Toán học hiện đại


Vấn đề "trong tuần" đã lâu hàng "mấy tháng" nên chắc mọi người cũng không cần tập trung vào vấn đề khởi đầu nữa. Mọi người có thể chuyển sang pha thảo luận về mọi mắc mớ riêng tùy ý.
Đối với vấn đề đầu tiên về "truy lùng dấu vết", tuy chưa đi đến lời giải cụ thể nhưng hy vọng bản thân vấn đề đã đáp ứng được phần nào tinh thấn ở bài viết khới đầu " (...) sau cuộc chơi mỗi người có thêm một sự thỏa mãn riêng, một sự mắc mớ riêng cho mình." :subset
RC



#24232 Truy lùng dấu vết kẻ phản bội

Đã gửi bởi RongChoi on 18-06-2005 - 04:44 trong Toán học hiện đại

Điểm yếu của cryptography là một khi dữ liệu đã được mở khóa rồi thì nó không còn được bảo vệ nữa. Về nguyên tắc, cryptography dùng cho liên lạc mà cả hai phía truyền nhận "tin tưởng" lẫn nhau. Để khắc phục khiếm khuyết này, người ta nghĩ ra watermarking.


Mình không làm về watermarking nhưng mìng không đồng ý lắm với quan điểm này của bạn. Cryptographie và watermarking tiếp cận đến 2 vấn đề cơ bản là khác nhau nêu mình không nghĩ watermarking sinh ra là để khác phục khiếm khuyết nào đó của cryptographie. Một trong những khác nhau lớn nhất là về yêu cầu của sự an toàn thông tin :
- Cryptographie (trong phạm vi hẹp này ta hiểu là encryption) nhắm đến bài toán một người muốn truyền một thông điệp "tuyệt mật" tới 1 hoặc 1 số người khác. Ví dụ là vị đại tướng muốn truyền lệnh từ xa cho chỉ huy một quân đoàn "Đánh vào lúc nửa đêm". Thông tin thường yêu cầu tuyệt mật và do vậy Cryptographie hướng tới bài toán không để lộ một chút thông tin nào. Kẻ địch chỉ cần giải mã được 1 phần nhỏ thông tin, cụ thể nếu nó giải mà được chữ "Đánh" trong thông điệp trên thì kế hoạch có lẽ sụp đổ vì mất tính bất ngờ!

- watermarking tiếp cận bài toán 1 nhà cung cấp muốn quảng bá một nội dung mà đảm bảo được vấn đề bản quyền. Như ở trên đã nói là một đĩa CD hay là chương trình ti vi, ... . Tất nhiên tuỳ từng trường hợp, nhưng yêu cầu chung là ngăn chặn những kẻ gian tái sản xuất được "hầu như toàn bộ" thông tin. Chẳng hạn truyền hình một trận đá bóng, nếu bộ giải mã giả chỉ giải mã được một nửa thì xem cứ phập phập phù phù ai mà chịu được :subset Hay đĩa nhạc cổ điển mà cứ thỉnh thoảng lại xoẹt xoẹt thì chắc không ai mua lại,...

Trong quá trình nghiên cứu watermarking, mình cảm nhận được hai mâu thuẫn sau của lý thuyết watermarking:
1- Việc đánh dấu watermark lên dữ liệu và việc attack để phá watermark đều không được làm mất đi giá trị sử dụng của dữ liệu (VD như không được làm suy giảm nhiều chất lượng của một bộ phim chẳng hạn). Tuy nhiên giá trị sử dụng của dữ liệu lại là một khái niệm hết sức mơ hồ, được đo đạc và so sánh hơi tuỳ tiện.


Với giới hạn của sự giới thiệu chung nên RC rất muốn tránh các khái niệm hình thức dẫn đến sự khó theo dõi. Tuy nhiên việc định nghĩa "giá trị" như bạn nói không phải là khó. Với mỗi mục đích ta đều có thể có những định nghĩa phù hợp :
Chẳng hạn vài cách định nghĩa đơn giản :
- đối với Cryptographie, độ dài văn bản là n, ta yêu cầu kẻ địch không thể tìm được một lượng thông tin c để c/n > epsilon. Hoặc theo cách hiện nay, người ta yêu cầu mức độ bảo mật là kẻ địch không thể tìm được 1 bít thông tin của bản gốc (c<1).
- tương tự, đối với vấn đề bản quyền, ta yêu cầu kẻ địch không thể sản xuất một bản giả với lượng thông tin c biểu thị gần như toàn bộ bản chính, tức là 1-c/n < delta cố định nào đó.

2- Mình đang làm watermarking on compressed data nên thấy thêm một câu chuyện "quả trứng và con gà" như thế này: trong khi watermarking cố gắng sử dụng các thông tin dư thừa của dữ liệu (VD như khoảng cách giữa các ký tự như có bạn đã trình bày ở trên) để gắn watermark vào nhằm không thay đổi giá trị sử dụng của dữ liệu thì việc nén dữ liệu lại cố gắng làm mất đi các thông tin dư thừa. Như vậy, nếu có một giải thuật nén tối ưu thì watermarking coi như đi đứt.


Đối với ý kiến về "quả trứng và con gà" của bạn, mình cũng không thông. Mình xem đó không phải là mâu thuẫn mà chỉ như một bài toán tối ưu 2 chiều bình thường : một chiều về phương diện nén và một chiều về phương diện "watermaking". Trội về phương diện này thì lại yếu về phương diện kia và vấn đề có thể đưa về việc tìm một biện pháp khả thi cho cả hai (tradeoff). Tuỳ từng yêu cầu riêng, ta có thể định nghĩa hàm "khả thi" mọt cách tường minh.

Rất mong bạn tiếp tục giới thiệu kỹ hơn về watermarking ...



#23590 Thuật toán bảo mật SHA-1 bị chinh phục

Đã gửi bởi RongChoi on 14-06-2005 - 19:12 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Chào các bạn.Rất hân hạnh được làm quen với tất cả mọi người.Mình xin tự giới thiệu một chút. Hiện tại mình đang học ngành mật mã ở trường tổng hợp Mat-cơ-va mang tên Lô-mô-nô-sốp.Mình cũng chỉ năm thứ 3 thôi, cho nên cũng chưa đi sâu như các bạn được. Vậy nên rất mong đựoc sự trao đổi và học hỏi từ các bạn.

Hiện tại thì mình rất quan tâm tới vấn đề :Cryptanalysis nói chung. Cho nên nếu bạn nào có tài liệu gì thì chỉ cho mình.
Nghe nói trong số các bạn cũng có người đi tham dự EUROCRYPT 2005 ? Nếu bạn có tất cả những bài báo liên quan tới Cryptanalysis thì gửi cho mình nhé. Rất cảm ơn các bạn.

Chào Bellrus,
Rất vui vì biết thêm 1 người cùng chung sở thích. Xin lỗi vì hôm nay RC mới vào đây trả lời được.

Nhánh Cryptanalysis quả là rất rắn nhưng cũng rộng vô biên. Thực ra hiện nay giữa Cryptography và Cryptanalysis đã có một cây cầu bắc qua. Trước đây thì 1 anh đề xuất hệ mã, anh khác nghĩ cách phá. Nay thì mọi việc đã thay đổi nhiều nhiều với sự ra đời của một nhánh mới : Provable Security. Khi đề xuất một hệ mã thì nhiều khi ta phải ìchứng minh” luôn rằng không thể có kẻ định nào có thể phá được hệ mã đó hoặc phải phân tích độ an toàn của hệ mã đó có thể đứng vững trước những kẻ tấn công nào. Đó là nói nôm na, nói chính xác hơn thì là, với một kẻ địch có sức mạnh thế này thế kia, thì không thể phá được hệ mã của tôi theo nghĩa này nghĩa nọ, dưới một giả thiết cụ thể (chẳng hạn bài toán factorization là khó). Do vậy, nói chung không có sự phân định rạch ròi giữa 1 bài báo thuộc Cryptography hay Cryptanalysis lắm. RC làm ở trong nhánh Provable Security này và ở Eurocrypt vừa rồi cũng được nhận và trình bày 1 bài trong đó có cả attack và cả construction,… Tóm lại là RC không biết phân biệt (trừ một số trường hợp) là bài nào thuộc Cryptanalysis để gửi cho bạn.

Hiện nay người ta ít khi nói răng mình làm về Cryptography hay Cryptanalysis chung chung mà thường nói mình làm về mảng nào : public-key encryption, digital signature, broadcast encryption, key exchange, … trong mỗi mảng lớn thì lại có nhánh con,… và trong bất cứ nhánh con nào cũng có cả phần thuộc Cryptography và phần thuộc Cryptanalysis.

Nếu Bellrus nói cụ thể hơn mình quan tâm đến nhánh nào và nếu nhánh đó RC có biết thì RC sẽ cố tìm và gửi tới Bellrus những bài báo quan trọng.

Cheers,
RC.