Đến nội dung

GINNY WEASLEY nội dung

Có 36 mục bởi GINNY WEASLEY (Tìm giới hạn từ 25-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#546371 Kiểm tra ngẫu nhiên 1 người qua hai bước nêu trên, kết luận cuối cùng là ngườ...

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 26-02-2015 - 19:07 trong Xác suất - Thống kê

Bài tập :

 

Tỷ lệ mắc bệnh B ở một vùng là 6%. Việc chẩn đoán bệnh B được tiến hành theo 2 bước. Nếu chẩn đoán lâm sàng kết luận có bệnh thì sẽ tiến hành xét nghiệm toàn bộ. Khả năng chẩn đoán đúng là 85% đối với người mắc bệnh, và sai đối với người không mắc bệnh là 2%. Xét nghiệm toàn bộ độc lập với chẩn đoán lâm sàng và khả năng kết luận đúng đối với người có bệnh là 99%, chỉ có 1% người không có bệnh bị kết luận là có bệnh. Kiểm tra ngẫu nhiên 1 người qua hai bước nêu trên, kết luận cuối cùng là người này có bệnh. Tính xác suất kết luận sai.

 

 

Mình gọi như sau :

  • Biến cố $F$ : biến cố "Có bệnh thật sự"
  • Biến cố $A$ : biến cố "Chẩn đoán có bệnh"
  • Biến cố $H1$ : biến cố "Chẩn đoán lâm sàng có bệnh"
  • Biến cố $H2$ : biến cố "Xét nghiệm toàn bộ có bệnh"

 

Mình đọc đề này cảm thấy không hiểu rõ lắm ở mấy chỗ này :

  1. "Nếu chẩn đoán lâm sàng kết luận có bệnh thì sẽ tiến hành xét nghiệm toàn bộ"
    Suy ra, $H1$ xảy ra thì $H2$ mới xảy ra (có sự phụ thuộc)
     
  2. "Khả năng chẩn đoán đúng là 85% đối với người mắc bệnh, và sai đối với người không mắc bệnh là 2%"
    Vậy thì "Khả năng chẩn đoán" này là của "Chẩn đoán lâm sàng" hay "Chẩn đoán bệnh"? Của $H1$ hay của $A$?
     
  3. "Xét nghiệm toàn bộ độc lập với chẩn đoán lâm sàng"
    Tại sao lại nói là độc lập? Có mâu thuẫn với (1) không?

Mình đã tính $P(H1)$ và $P(H2)$, định tính $P(A)$ với suy nghĩ : $H1$ và $H2$ độc lập (theo (3)), và "người đó" trải qua cả 2 bước đều "được chẩn đoán là có bệnh" thì đọc lại đề và thấy kỳ kỳ.

Tức là : $P(A) = P(H1)*P(H2)$

 

Các anh chị, bạn bè giúp mình bài này nha :)

Cám ơn mọi người.

 




#546162 Phân biệt XS điều kiện

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 25-02-2015 - 20:46 trong Xác suất - Thống kê

Bài 1 :

Gọi $A_{i}$ là biến cố người thứ $i$ lấy được phiếu trúng thưởng; $B$ là biến cố trong 2 người đầu có đúng 1 người trúng thưởng

$\Rightarrow A_{3}.B$ là biến cố người thứ ba và 1 trong 2 người đầu trúng thưởng ; còn $A_{3}|B$ là biến cố người thứ ba trúng thưởng khi 1 trong 2 người đầu đã trúng thưởng.

Như vậy rõ ràng đề bài yêu cầu tính $P(A_{3}|B)$

 

Để so sánh bài 1 với bài 2, cần đặt lại tên các biến cố trong bài 2 :

Gọi $A_{i}$ là biến cố lần thứ $i$ lấy được bi đỏ ; $B$ là biến cố trong 2 lần đầu có đúng 1 lần lấy được bi đỏ

$\Rightarrow$ xác suất cần tính là $P(A_{3}.B)$

 

Như vậy kết quả 2 bài là khác nhau :

Bài 1 : $P(A_{3}|B)=\frac{1}{8}$ (vì khi 2 người đầu có 1 người trúng thì chỉ còn 1 phiếu trúng thưởng cho 8 người còn lại)

Bài 2 : $P(A_{3}.B)=P(B).P(A_{3}|B)=\frac{16}{45}.\frac{1}{8}=\frac{2}{45}$.

 

Dạ em cám ơn Thầy ạ :)




#545905 Phân biệt XS điều kiện

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 24-02-2015 - 17:41 trong Xác suất - Thống kê

Mình có hai bài XS như sau :

 

Bài 1 : 1 hộp có 10 lá phiếu, trong đó có 2 lá trúng thưởng. Có 10 người lần lượt lấy ngẫu nhiên, mỗi người 1 lá. Tính XS để người thứ 3 lấy được phiếu trúng thưởng, biết trong 2 người đầu, đã có người lấy được phiếu trúng thưởng.

 

Bài 2 : 1 hộp có 10 bi, trong đó có 2 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên (không hoàn lại) cho đến khi thấy 2 bi đỏ thì dừng. Tính XS để dừng lại ở lần thứ 3.

 

Đối với bài 1, bài giải của SGK là :

Đặt Ai : bc "người thứ i lấy được phiếu trúng thưởng" (i=1,2,3...10)

Đặt B : bc "1 trong 2 người đầu có phiếu trúng thưởng

 

$ B = \bar{A_{1}}.A_{2} + A_{1}.\bar{A_{2}}$

$ P(B) = P(\bar{A_{1}}).P(A_{2}\mid \bar{A_{1}} ) + P(\bar{A_{2}}).P(A_{1}\mid \bar{A_{2}} ) $ $= \frac{16}{45}$

 

XS cần tính là :

$P(A_{3} \mid B) = \frac{P(A_{3}.B)}{P(B)} = \frac{\frac{2}{45}}{\frac{16}{45}} = \frac{1}{8}$

 

Đối với bài 2, SGK giải là :

Đặt Ai : bc "bốc được bi đỏ lần thứ i"

Đặt B : bc "dừng lại ở lần bốc thứ 3" (XS cần tính)

 

$B = \bar{A_{1}}A_{2}A_{3} + A_{1}\bar{A_{2}}A_{3}$

$P(B) = P( \bar{A_{1}}).P(A_{2} \mid \bar{A_{1}}).P(A_{3} \mid \bar{A_{1}}.A_{2} ) + P( A_{1}).P(\bar{A_{2}} \mid A_{1}).P(A_{3} \mid \bar{A_{2}}.A_{1} )$

$P(B) = \frac{2}{45}$

 

Vấn đề mình cần hỏi là :

Đối với bài 1, tại sao xác suất cần tính không phải là $P(A_{3}.B)$ mà lại là $P(A_{3} \mid B)$ ?

 

Và bài 2 với bài 1 có giống nhau không ?

Mình suy luận là :

  • Bài 1 : Người thứ 3 bốc trúng biết trong 2 người đầu đã có người bốc 1 lá phiếu trúng. Suy ra cả 2 biến cố A3 và B đều xảy ra (không độc lập)
  • Bài 2 : Dừng lại lần 3. Suy ra trong 2 lần đầu lấy, thì có 1 lần là bi đỏ, để lần 3 là bi đỏ thì có được 2 bi. Suy ra, nếu gọi C như bc B ở bài 1 thì 2 biến cố C và A3 xảy ra (không độc lập)
  • Dẫn đến KQ mình tính cho 2 bài là như nhau

 

Cám ơn các bạn :)

Hình gửi kèm

  • A1.jpg
  • A2.jpg
  • A3.jpg
  • A4.jpg



#474865 Giải HPT $y^6 + y^3 + \frac{x^2}{2} = \sq...

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 02-01-2014 - 22:22 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải HPT : $y^6 + y^3 + \frac{x^2}{2} = \sqrt{\frac{xy}{2} - \frac{x^2y^2}{4}} // 2xy^3 +y^3 + \frac{1}{2} = \frac{x^2}{2} + \sqrt{1+(x-y)^2}$

 

 

 

Mình đang giải bài HPT đó mà không ra, sau khi đánh giá được x = y ==> Mình tiến hành giải tiếp thì gặp một vấn đề sau :

 

ĐKXĐ : $0\leq xy \leq 2$

 

PT : $y^6 + y^3 + \frac{x^2}{2} = \sqrt{\frac{xy}{2} - \frac{x^2y^2}{4}} $ có 3 nghiệm theo Wolfram :

- y = -1

- y = 0

- y = 0.56....

 

PT : $2xy^3 +y^3 + \frac{1}{2} = \frac{x^2}{2} + \sqrt{1+(x-y)^2}$

- y = -1

- y = 0.6...

 

Mình có thể tính cho ra y = -1 ở cả 2 PT, nhưng không biết làm sao để kết luận mình chỉ chọn đúng nghiệm đó :)

 

Các bạn giúp mình nha




#366054 một kì thi không minh bạch

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 30-10-2012 - 21:53 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Em biết là em chưa đủ trình độ để vào đây comment, nhưng thấy chủ đề này có những vấn đề cần xem lại nên mới nói ra ý kiến của cá nhân mình !

Trước hết là em nghĩ thế này, trong một cuộc thi thì phải có người thắng-người thua, tuỳ theo khả năng mỗi người sẽ cho ra một KQ khác nhau. Không ai giống ai hết. Một cuộc thi mà thí sinh đậu 100% hay rớt 100% thì ko còn gọi là một cuộc thi nữa !!!

Như chúng ta đã biết, kết quả kỳ này là 12/13 học sinh của LHP. Điều này gây bức xúc cho ít nhất là chủ Topic. Việc bình luận từ đầu chủ đề đến giờ cũng có thể đã gây hiểu lầm ---> Dẫn đến cãi cọ giữa các VMF-er với nhau !

Em xin xét vấn đề này. Chuyện 12/13 học sinh đậu thì có thể cho là lạ. Đó có thể xem là gần như tuyệt đối (nhưng không phải là tuyệt đối !!!). Như chủ topic nói, có thể là họ đã "biết đề" nhưng cũng có thể là họ nghiên cứu sâu, nhiều phần bài giải của nhiều câu hỏi !

Khi học tập thì theo em thiết nghĩ là họ sẽ làm việc nhóm, cùng chia sẻ KQ thảo luận với nhau nên cũng có thể gọi là "đậu chung" - bạn cùng tiến ! Điều đó có thể lý giải cái vấn đề 12/13 một cách xíu xíu hợp lý !

Hiện tại, việc chủ topic nghe một số nguồn tin từ những hs LHP là đã "biết" trước đề, kèm theo là "...tụi bây mà nói ra chuyện trường minh ăn gian là mày chết chắc".

- Điều này sẽ gây ra nhiều nghi vấn. Chủ topic có thể đã nghe, và ghi lại nguyên mẫu. Nhưng chủ topic nhớ được tên hay bất cứ thông tin gì của người nói hay ko?

- Một số bạn khi đọc xong điều này trước hết sẽ nghĩ xấu cho trường LHP và điều đó không tốt lắm. Biết đâu mọi chuyện nặng nề thì có thể chủ Topic sẽ bị công an "mời" vì tội "phỉ báng" vô căn cứ một tổ chức ! ----> Chủ Topic nên nói chuyện này cho tập thể GV trong trường để xác định rõ vấn đề. Đôi khi tuổi trẻ nông nổi dễ sai lầm !

Bây giờ mọi chuyện đã xong hết rồi, thực hư chuyện của chủ Topic nói không xác định được. Nếu vẫn còn điều gì khúc mắc, em hi vọng chủ Topic hãy theo đến cùng vụ này và đưa nó ra trước pháp luật ! Điều đó sẽ làm cho nền giáo dục VN được "sạch" hơn !!!

Còn đối với những anh chị đã đậu vào đội tuyển VMO của HCMC, em hi vọng các anh chị sẽ chứng minh được là các anh chị trong sạch = cách cố gắng hết sức trong kỳ thi VMO thực sự !

Chúng ta học toán là do đam mê từ bên trong. Đa phần các thàh viên trên VMF chúng ta đều là những người rất rất yêu Toán, và đa số họ đều có mong muốn, khao khát thi VMO hay thậm chí là IMO. Nếu nói là học VMO là "hỏng đời" thì em không đồng ý lắm. Biết đâu trong khi luyện thi VMO, bạn có thể tìm ra một cái gì đó thật mới mà chưa ai tìm ra ---> Biết đâu các bạn sẽ thành bác Ngô Bảo Châu rùi sao?

Em không nói là các bạn không HỌC VMO không thể làm nên điều kỳ diệu. Nhưng sao chúng ta lại bỏ lỡ cơ hội được tiếp cận tới những kiến thức "cao siêu" của thời xưa + nay.
TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU CÓ CƠ HỘI TẠO RA ĐIỀU KỲ DIỆU phải không ???

Thay cho lời kết, em muốn nói là : Dân Toán là mê Toán, Dân Toán không ham danh mà ham kiến thức Toán ! Dân Toán hơn nhau ở cái đầu chứ không phải hơn nhau ở cái Danh. Nếu được như thế thì ---> Dân Toán chúng ta sẽ "ngất ngưởng" như Nguyễn Công Trứ !!!

P/S : Em là một học sinh của trường Ngô Quyền, Q7, HCMC và không có diễm phúc được thử tài trong các kỳ thi Toán (ngoài kỳ HSG TP ra). Vì vậy em chuyển "công tác" qua bên môn Văn nên cách diễn đạt trong bài viết này hơi hơi dài dòng, mong các anh chị thông cảm !!!



#362234 [VĂN 10] - Phân tích cảm nhận CẢNH NGÀY HÈ (Bài 1)

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 16-10-2012 - 11:46 trong Các môn xã hội (Văn học, Địa lý, Lịch sử, GDCD)

bạn ơi, đây là diendantoanhoc.net chức k phải diendanvanhoc.net dau ban


Văn học đi đôi với Toán học thì nó mới phát triển toàn diện được nhân cách mà bạn :P
Cái này mình post lên cho bạn nào cần "chữa cháy" thui. Với lại lâu lâu làm phong phú thêm cái Box môn XH :)



#362078 [VĂN 10] - PHÂN TÍCH CÂU "ÔI, SỐNG ĐẸP LÀ THẾ NÀO HỞ BẠN ?"

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 15-10-2012 - 19:19 trong Các môn xã hội (Văn học, Địa lý, Lịch sử, GDCD)

Đề : Anh/chị Hãy viết bài văn Nghị Luận trả lời câu hỏi của Tố Hữu : “Ôi! Sống đẹp là thế nào hở bạn ?”

Trong cuộc sống văn minh hiện nay, chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều cách sống khác nhau. Có người thì chọn cách sống ẩn dật. Có người thì chọn cách sống xa hoa, tiêu xài lãng phí vô tội vạ. Cũng có người chọn cách sống “Làm người của công chúng”. Chúng ta có rất nhiều con đường để lựa chọn cách sống riêng của mình. Như thế, việc lựa chọn giữa “sống đẹp” và “sống xấu” sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của chúng ta. Và trong một lần nghĩ suy, nhà thơ Tố Hữu đã đặt cho ta một nghi vấn: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn… ?” Gợi lên biết bao suy nghĩ trong lòng chúng ta.

Trước hết, “sống đẹp” là như thế nào? Tuỳ trường hợp và hoàn cảnh, cũng như cuộc sống xã hội, chúng ta có thể hiểu hai từ ngữ này theo nhiều phương diện. Có người cho rằng “Sống đẹp” là vẻ bề ngoài sang trọng, quý phái, cũng có thể là ăn mặc theo thời đại. Có những người lại nghĩ đó là cách sống ẩn dật, tu hành. Thế nhưng liệu nhà thơ Tố Hữu có muốn nhắm tới ý nghĩa kia chăng??? Theo quan điểm riêng của tôi là không. “Sống đẹp” có lẽ đơn giản là sống tốt, giúp đời, giúp người bằng chính trái tim chân thành, vốn dĩ được sinh ra để yêu thương và cảm nhận tình yêu thương.

Có vẻ như định nghĩa từ ngữ trên cách nhìn của tác giả thật đơn giản nhưng xét ra cũng chẳng giản đơn trong đời sống hằng ngày là mấy. Đó thật là một suy nghĩ vô cùng tiêu cực. Trong cuộc sống này, hằng ngày có biết bao con người đang trao cho nhau những cử chỉ yêu thương nhẹ nhàng, đằm thắm. Cũng có biết bao nụ cười ánh mắt đem tới niềm hạnh phúc, ủi an cho người khác. Những cử chỉ nhỏ nhặt đó thôi có lẽ cũng đủ gọi là “Sống đẹp” rồi. Bởi vì một người “sống đẹp” là một người luôn đem tới niềm tin và sức mạnh cho người khác.

Nhưng phải chăng, “sống đẹp” chỉ mang ý nghĩa ngắn gọn của khái niệm sống trong phạm trù xã hội? Vâng, “Sống đẹp” còn là việc tự phấn đấu để rèn luyện bản thân và hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ. Việc ra sức lao động, ra sức học tập, ra sức chiến đấu… để đạt được hiệu quả to lớn cũng được cho là “sống đẹp”. Thời phong kiến xưa cũ, “chí làm trai” của các “trang nam nhi” là vì lợi ích chung của toàn xã hội, của quốc gia, không màng tới danh lợi tiền tài, sẵn sàng hi sinh cho quốc gia, sẵn sàng đánh đổi cả bản thân cho hoà bình dân tộc. Đó là một quan niệm “sống đẹp” rất hay. Tiêu biểu cho thời kỳ này là những bậc danh thần, những vị đạt tướng quân lỗi lạc: Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, …

Như đã nói ở trên, quan niệm “sống đẹp” được rèn luyện và thay đổi theo thời gian. Trong hai cuộc chiến tranh ác liệt, giải phóng dân tộc dưới ách đô hộ của Pháp – Mỹ. Ta thấy hình ảnh oai hùng của dân tộc Việt Nam với sự lãnh đạo của vị cha già đáng kính Hồ Chí Minh. Người đã định hướng cho cuộc đời mình chính là tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc. Người đã kiên trì bôn ba tứ xứ, học hỏi cái hay, cái đẹp của xứ người để rèn luyện kiến thức bản thân rồi truyền đạt lại cho dân tộc. Đó là ngọn đuốc chói loà, ngọn hải đăng không bao giờ tắt dẫn đường cho chúng ta đạt tới sự hoàn hảo của “sống đẹp”. Đông hành cùng Bác Hồ chính là những tấm gương kiên trì trong chiến đấu, những phát minh và nỗ lực không ngừng, cũng như những hi sinh chiến đấu tới giọt máu cuối cùng của nhân dân. Tiêu biểu cho giai đoạn này chính là Trần Đại Nghĩa; Phạm Tiến Duật; Chính Hữu;…

Đó là những quan điểm về “sống đẹp” đáng để chúng ta noi theo. Thế nhưng ta đang ở trong thời kỳ hoà bình với sự phát triển đi lên của xã hội, quan điểm xưa không còn hiệu dụng cho thời gian này. Nghĩ vụ của chúng ta bây giờ chính là xây dựng đất nước, phát triển vững mạnh, mà trước hết là phát huy tối đa năng lực trong học tập và lao động. Có những con người đã thành công trên con đường “sống đẹp” này. Giáo sư Ngô Bảo Châu – người đã kiên trì chứng minh bổ đề Langlands suốt 15 năm trường. Đó là một thành quả to lớn cho sự phát triển nền Toán học Việt Nam trên trường Quốc tế. Hay là gần đây, anh Lê Vũ Hoàng đã đạt được giải nhất trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” khi hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Anh đã phấn đấu để đạt thành quả đáng khen đó.

Trên là những tấm gương sáng ngời về “sống đẹp” trong ba thời kì quan trọng trong sự phát triển đi lên của Việt Nam. Thế nhưng cũng có những thành phần đã và đang làm ô uế danh dự cái xã hội này bằng những hành vi bạo tàn không thể nào tưởng tượn được, Họ có nghĩ rằng họ đang làm bộ mặt của chính họ, gia đình họ và toàn thể dân tộc nhục nhã trên cộng đồng quốc tế khi thông tin đang được truyền đi với “tốc độ ánh sáng” ? Sự kiện Lê Văn Luyện gần đây là một nỗi đau lớn, một vết nhơ không thể xoá nhoà cho danh dự của đất nước này. Nhưng đó cũng chỉ là một trong số nhỏ trong vô vàn tội ác đang diễn ra. Là một công dân Việt Nam, tôi cảm thấy những việc làm vô đạo đức, vi phạm nghiêm trọng quyền sống và được sống của con người, là một điều không thể nào chịu đựng được. Nó làm cho truyền thống nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay mất đi một cách trắng trợn

Một nhà văn đã từng nói :” Không có gì chúng ta không thể làm khi chúng ta thật sự cố gắng”. Chính vì thế, điều mọi người nên làm bây giờ là hãy góp phần, dù là nhỏ nhoi để giúp cuộc sống này đẹp hơn. Và hãy cố gắng nỗ lực hoàn thiện bản thân mình hằng ngày bởi vì “Tội ác lớn nhất con người có thể làm, chính là không cố gắng”

Nói tóm lại, “sống đẹp” qua các thời kì tuy có khác nhau nhưng đều quy về cái tốt đẹp cho xã hội. Là một công dân Việt Nam, nằm trong đại gia đình thế giới, chúng ta hãy làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Hãy ước mơ và dám ước mơ. Hãy tin rằng điều chúng ta đang làm sẽ trở thành hiện thực. Và hiện thực đó sẽ làm cuộc sống này không còn ai phải cất tiếng bộc lộ như nhà thơ Tố Hữu : “Ôi! Sống đẹp là gì thế hở bạn ?”



#362074 [VĂN 11] - TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH - FRANCIS BACON

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 15-10-2012 - 19:09 trong Các môn xã hội (Văn học, Địa lý, Lịch sử, GDCD)

ĐỀ TLV SỐ 1 – LỚP 11 : Viết bài viết cho viết ý kiến của em về câu nói của một triết gia người Anh – Francis Bacon : “Tri thức là sức mạnh”

Trong xã hội ngày nay, kiến thức là một kho tàng vô cùng rộng lớn của loài người, có thể cho là không có biên giới xác định. Với sự đổi mới từng ngày của thế giới, lượng kiến thức dần được mở rộng không ngừng. Trong cái kho tàng vô hạn ấy, ta có thể tìm kiếm, ứng dụng để xây dựng nên một tri thức mới đem lại niềm tự hào, niềm tin cho cả một dân tộc. Chính nhờ những yếu tố đó, một triết gia người Anh – Francis Bacon đã đưa ra một nhận định : “Tri thức là sức mạnh” để bộc lộ suy nghĩ của bản thân ông, và cũng để chứng minh cho nhân loại thấy được, điều ông đang thấy !

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được nội dung vấn đề ở đây là điều gì. Chúng ta đang tìm hiểu về “Tri thức”. Vậy “Tri thức” có nghĩa là gì? Thật đơn giản khi ta chỉ hiểu tri thức là những thông tin được biểu đạt trong sách vở, trong những văn bản thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu như chỉ có hai điều ngắn gọn như vậy, vì sao ta lại không dùng từ “kiến thức” thay cho “Tri thức”? Thưa là vì “Tri thức” còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn. Đó là tập hợp nhiều quá trình phức tạp khác nhau, thông qua việc nhận thức, giao tiếp, lý luận,… trong nhiều vấn đề của xã hội. “Tri thức” được xây dựng bằng cả một quá trình rất rất dài mới có thể được biểu đạt dưới dạng văn bản. Ngoài ra đó còn là một quá trình sáng tạo dựa trên những gì đã có một cách hoàn chỉnh hơn. Như vậy, có thể coi Tri thức bao hàm tất cả những gì thuộc về ý thức của xã hội loài người.

Có một vấn đề được đặt ra khi ta định nghĩa “Tri thức” như trên. Vì sao ngài Francis Bacon lại nhắc đến Sức mạnh đối với Tri thức? Liệu rằng hai khái niệm đó có mối quan hệ với nhau? Sức mạnh được hiểu là một dạng năng lực của con người, một dân tộc hay cả một quốc gia, một xã hội loài người. Ngoài ra Sức mạnh còn có thể là năng lượng phát sinh của những máy móc thuộc nhiều ngành khác nhau (còn được gọi là Công suất). Giữa “sức mạnh” và “tri thức” có mối liên hệ chặt chẽ là bởi có tri thức, ta mới có thể sáng tạo ra những vật dụng, máy móc và để chúng phục vụ ta trong đời sống hằng ngày. Đó cũng có thể là việc ứng dụng những chiến lược sách vở để chiến thắng trong một cuộc chơi thực tế… Vì vậy, quả thật không sai khi nhận định “Tri thức là sức mạnh”

Trong chúng ta, không ai mà không biết đến tên những nhà bác học như Pythagore, Thales, Newton, Einstein, Edison,… Những nhà bác học ấy đều sử dụng vốn kiến thức hiện tại mà sáng tạo ra những điều mới mẻ hơn, phục vụ cho đời sống vật chất lẩn tinh thần cho toàn xã hội. Chẳng hạn như là nhà khoa học Edison với bóng đèn điện hay xe lửa,… hay những công thức Toán của Thales và Pythagore, tất cả đều được sử dụng rộng rãi cả ngàn năm nay,… Chúng ta còn được tìm hiểu về quá trình lai của các loại cây từ những nghiên cứu của Mendel,… Như vậy, thật đúng đắn khi tìm hiểu sau vào nguồn tri thức vô hạn này.

Thế nhưng, không phải sức mạnh nào cũng được tạo ra bởi tri thức cũng đem lại hạnh phúc cho con người. Nếu sử dụng vốn tri thức uyên bác của mình theo lợi ích, tham vọng riêng của các nhân thì e rằng sản phẩm của tri thức sẽ đem lại tang thương cho cả xã hội loài người. Chúng ta từng biết tới Nobel như một ông vua thuốc nổ. Ông đã tìm ra công thức kết hợp Nitroglycerin với những vật chất khác để hoàn thiện sản phẩm nổ của mình. Thuốc nổ của ông được sử dụng trong việc phá đá, phá núi,… thế nhưng khi công thức đó rơi vào tay của những kẻ độc ác, cũng như những người thiếu hiểu biết và người không biết cách sử dụng an toàn thì Thuốc nổ của Nobel trở thành một vũ khí huỷ diệt con người. Một minh chứng cho chúng ta thấy rõ được vấn đề chính là nỗi đau tang thương của người dân Nhật Bản khi hứng chịu hai trái bom nguyên tử Fat Man và Little Boy (Dự án Manhattan) – là sản phẩm trên lý thuyết của Albert Einstein (Người sáng tạo ra Thuyết tương đối), Bohr (Người sáng tạo chính ra thuyết Lượng tử), John von Neumann (Nhân vật sáng tạo Lý thuyết trò chơi) và cùng nhiều nhà khoa học kiệt xuất khác khi rơi vào tay những nhà quân sự của Hoa Kỳ (Những người có tâm niệm “Không thể không cho toàn thế giới biết sức mạnh của Mỹ”) trong WW2. Qua những bằng chứng khủng khiếp đó, ta thấy được tầm quan trọng của việc tỉnh táo khi sử dụng nguồn tri thức vô hạn này. Nếu ứng dụng nó cho quyền lợi cá nhân thì cả xã hội sẽ đi đến điểm KẾT THÚC.

Việt Nam ta là quốc gia có tinh thần học tập rất đáng ngợi khen. Từ thới nhà Lý đã tổ chức được khoa thi tuyển chọn nhân tài. Tất cả các bậc danh hiền đó đã cùng nhau gom góp tri thức để xây dựng quốc gia Đại Việt xưa ngày một tốt đẹp và phát triển. Là một người con nước Việt, chúng ta không còn xa lạ khi nhắc đến cụ Phan Bội Châu với Phong trào Đông Du, hay cụ Chu Văn An đã đào tạo ra những nhân tài cho đất nước. Ngoài ra chúng ta còn có cụ Nguyễn Đình chiều với những bài thơ cổ động chống Pháp, cụ Nguyễn Du với những bài thơ mang đậm triết lý nhân sinh,…
Tiếp theo những thế hệ cha ông đi trước, hàng loạt những phong trào học tập diễn ra để phát triển nhân tài. Tiêu biểu cho giai đoạn phát triển phong trào đấu tranh – học tập này là Bác Hồ. Bác đã bôn ba khắp chốn để tìm kiếm, gom góp kiến thức, chiến lược để đem về quê nhà với khát khao giải thoát dân tộc khỏi ách thống trị của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Và trên con đường gian khổ đó, Bác đã gặp được học thuyết Marx-Lenin, một con đường để đưa nước ta đến cao trào cách mạng. Đó có thể được xem là sức mạnh vô hạn mà Bác đã ứng dụng, đem lại tự do cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Thật đáng tự hào cho một con người với một nguồn tri thức dồi dào, là niềm vinh hạnh cho đất nước.

Đó là những thành tựu, là sức mạnh mà những con người ở thế kỷ trước đem lại cho dân tộc. Thế trong những thời gian gần đây, những con người nào đã làm sáng danh dân tộc? Vâng, đó là GS Ngô Bảo Châu – người chứng minh thành công bổ đề Langlands trong 16 năm kiên trì nhẫn nại. Ông đã được tôn vinh trước toàn thế giới với giải thưởng Toán học danh giá Fields. Họ là những người đã trưởng thành và có những cống hiến to lớn, vậy ở lứa tuổi THPT, nước Việt ta đã có những thành tựu nào được quốc tế ghi nhận. Qua các kỳ thi Olympic quốc tế, những cái tên như Lê Bá Khánh Trình (HCV Đặc biệt Olympic Toán 1979), Đậu Hải Đăng (HCV Olympic Toán 2012) hay Trần Hoàng Bảo Linh (HCĐ Olympic Toán 2012 – Học sinh lớp 11 trường PTNK),… Quả thật không còn ngôn từ nào để diễn tả được sức mạnh mà tri thức đem lại cho loài người chúng ta.

Qua những lời phân tích trên, chúng ta có thể thấy được sức mạnh mà tri thức đem lại. Nó không chỉ là sức mạnh về quân sự, hay khả năng huỷ diệt hàng loạt,… mà còn là niềm tự hào, sự cứu rỗi cho toàn dân tộc. Hiện nay, một vấn đề Toán học đang được rất nhiều nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và phát triển, đem lại biết bao ứng dụng cho các ngành khoa học khác như Y học, Công Nghệ, Kinh tế học,… Đó là LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (John von Neumann). Nhiều nhà kinh tế học đã được giải Nobel Kinh tế cho những thành tựu quan trọng được xây dựng từ lý thuyết này. Hi vọng một ngày nào đó, chúng ta sẽ có thêm những con người ứng dụng Lý thuyết này trong một ngành khoa học, để đem lại lợi ích và niềm tự hào cho toàn thể dân tộc Việt Nam.

Nói tóm lại, chuyện gì cũng luôn có hai mặt đối lập song hành. Vì vậy, chúng ta phải thật sự tỉnh táo để có thể hiểu được sức mạnh mà tri thức đem lại. Hãy sử dụng vốn tri thức của mình để đem lại hạnh phúc cho người khác. Chứ đừng dùng nó để khiến cho cả thế giới này khóc nhiều hơn. Nhân loại đã khóc quá nhiều trong các cuộc chiến tranh. Và nhiệm vụ của chúng ta là xây dụng Hoà bình. Là một công dân sống trên Trái Đất này, hơn nữa lại là người con nước Việt, chúng ta còn chần chờ gì mà không ra sức học tập, rèn luyện, sáng tạo để tiếp thu và phát huy nguồn tri thức, tích góp kinh nghiệm cho bản thân để đem đi giúp đời, giúp người. Hãy phát triển nguồn tri thức ngày một rộng lớn hơn, và để nó mạnh mẽ hơn, bạn nhé !!!



#362072 [VĂN 10] - LÃNG PHÍ TRONG GIỚI TRẺ

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 15-10-2012 - 19:07 trong Các môn xã hội (Văn học, Địa lý, Lịch sử, GDCD)

Trong cuộc sống ngày nay, xã hội văn minh và ngày càng phát triển thì nền kinh tế với tình hình lạm phát ngày một gia tăng. Điều đó đòi hỏi mỗi công dân có trách nhiệm thực hiện chính sách “tiết kiệm”. Thế nhưng đại bộ phận của giới trẻ hiện nay lại phát triển theo xu hướng tiêu xài “lãng phí”. Vậy lãng phí có tác hại thế nào trong nền kinh tế suy thoái hiện nay…?

Lãng phí ở đây là một hiện tượng tiêu xài vô độ vào thời trang, xe cộ, ăn chơi,… Nó làm tiêu tốn biết bao tiền của của đương sự, và hơn thế nữa là của cả một xã hội. Điều này thật đáng lên án khi xung quanh ta, vẫn có những con người đang phải vật vã với cuộc sống. Những khu ổ chuột vẫn còn hiện hữu quanh đây, những đứa bé nay đây mai đó đang vẫn phải chiến đấu từng ngày để kiếm miếng ăn sinh tồn;… trong khi… Họ vẫn mặc sức tiêu xài ăn chơi.

Có ý kiến cho rằng nền kinh tế phát triển khi mức độ tiêu xài của con người phát triển. Điều này không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Ở các nước Châu Âu hay Châu Mỹ,… giới trẻ vẫn phải đi làm thêm để kiếm từng đồng lo tiền học. Chỉ có những kẻ “ăn không ngồi rồi”, cậy tiền mẹ cha mới có dịp tiêu xài thoải mái. Trước mắt, tác hại chính là gia sản sẽ từ từ “đội nón” ra đi. Khi không còn tiền để xài thì chỉ còn cách ăn cướp để thoả mãn lòng ích kỷ và thói quen ăn chơi tiêu xài. Để rồi một ngày nào đó, xã hội sẽ phải nuôi những kẻ “đáng lên án” này trong nhà đá khi chúng bị bắt. Đó là gánh nặng của xã hội. Bên cạnh đó, những tệ nạn như ma tuý, rượu chè, mại dâm,… cũng từ thói quen tiêu xài này gây ra… Ôi !!! Tác hại thật khôn lường…

Khoảng mấy tháng gần đây, xã hội Việt Nam dấy lên một tin cực kỳ đau đớn, gây biết bao phẫn uất cho những công dân yêu nước. Đó là câu chuyện về sự kiện “cháu ngoại giết bà lấy tiền đi chơi và ăn xài”. Tàn nhẫn và vô nhân đạo. Tình cảm bà cháu không bằng 400 ngàn trong túi bà lão. Thói quen tiêu xài vô độ đã giết chết cậu bé đang ở tuổi đến trường. Thật kinh hoàng. Thử hỏi một xã hội mà giới trẻ chỉ biết ăn chơi tiêu xài kiểu đó thì sẽ ra sao? Có lẽ lúc đó tôi cũng chẳng thế nào tưởng tượng ra được. Nhưng điều chắc chắn là : Nó sẽ là một địa ngục ở trần gian.

Nói tóm lại thì việc tiêu xài lãng phí là một việc rất không nên cho tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Là một công dân yêu nước của Việt Nam, hãy cùng nhau đoàn kết để chống lại trào lưu, hãy cụ thể hơn là lối sống này. Hãy bảo vệ sự trong sạch và truyền thống cao đẹp, cũng như nền kinh tế Việt Nam… Bạn nhé !!!



#362068 [VĂN 10] - CẢNH NGÀY HÈ - Bài 2 Đã Chỉnh Sửa

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 15-10-2012 - 19:04 trong Các môn xã hội (Văn học, Địa lý, Lịch sử, GDCD)

Bài này tương tự bài số 1 kia, có điều đã được chỉnh sửa một chút cho đỡ "sai"

Trong nền văn học thế giới, chúng ta đã được trải nghiệm và cảm nhận những “tảng văn” đầy xúc động và sâu sắc. Nhắc đến nước Nga, người đời lại tìm đến Đại thi hào Puskin với “Tôi yêu em”. Nhắc đến nền văn học lãng mạng của Anh Quốc, người ta lại tìm đến tác phẩm bi đát “ROMEO & JULIET” của Shakespeare… Vậy mỗi khi nhắc đến Việt Nam, có lẽ người ta sẽ không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi – một nhà thơ vĩ đại, đại diện cho nền Văn học Trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời biết bao là tập thơ hay : “Ức Trai thi tập ; Quốc Âm thi tập ; …” với tên hiệu là Ức Trai. Và “BẢO KÍNH CẢNH GIỚI (Cảnh ngày hè)” cũng không phải là một ngoại lệ cho sự sáng tạo đối với một con người yêu thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Ông đã sáng tác bài thơ này và đặt trong tập thơ “Quốc Am thi tập” trong một ngày rảnh rỗi bất đắc dĩ…

“Rồi hóng mát thuở ngày trường
…………………..
Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Mở đầu bài thơ, Ức Trai đã cho ta cảm nhận được hình ảnh vô cùng sinh động, kết hợp với việc sự dụng từ ngữ miêu tả rất chân thực, giàu tính tạo hình của ông ta. Có lẽ ta sẽ tự hỏi rằng : “Nguyễn Trãi là một con người vì dân, vì nước, bận bịu “tối mắt tối mũi” mà lại có thời gian rảnh rỗi để ngắm những quang cảnh gay gắt trong một ngày hè khắc nghiệt ? Phải chăng cái “rỗi” ở đây là cảm giác thảnh thơi thật sự, hay là sự chán nản, nỗi buồn u uất của “ngày trường” ? Đó là một ngày bất đắc dĩ ở vùng thôn quê hẻo lánh, nơi mà ông rút về sau khi không còn được trọng dụng để giúp dân giúp nước. Tuy nhiên, ông cũng không phải là một người bi quan mà luôn “mài giũa” niềm tin và suy nghĩ về cuộc sống thái bình thịnh vượng cho dân chúng. Do đó, ông đã nhận ra được vẻ đẹp của thiên nhiên chốn quê nhà…

Tiếp đó, chúng ta có thể cảm nhận ngòi bút tinh tế của ông qua những hình ảnh “hoè, thạch lựu, hồng liên” trong ba câu thơ sau : “…Hoè lục đùn đùn tán rợp giương / Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ / Hồng liên trì đã tiễn mùi hương…”. TRước hết, cây hoè là một loại cây có tán cao, to. Một màu xanh thoáng đãng từ những nhành hoa “đùn đùn” vươn lên tạo cho ta sự cảm nhận “cái đẹp” không riêng gì tác giả. Đó là sự nhanh nhẹn, hồn nhiên của những cây “hoè” qua từ ngữ “đùn đùn”. Bức tranh thiên nhiên ngay ở câu thơ này đã cho ta thấy được sự sinh động của một khung cảnh – thoạt nhiên không có gì đáng bàn.

Cùng những hình ảnh mát dịu của màu xanh hi vọng, màu xanh thanh khiết chính là “lựu” với màu đỏ chói loá trước ánh mặt trời chói chang của một buổi trưa hè, cùng với những “cánh sen hồng” nhẹ nhàng, xinh xắn, mặc cho thời gian đang cướp đi sự tinh khôi của chúng qua mùi hương ngào ngạt… Tác giả đã dùng động từ “phun” cho những bông “hoa lựu” vô tri vô giác này, tạo cho ta cảm nhận được “sự vận động” của thiên nhiên trong khung cảnh hôm nay. Ngoài ra, Ức Trai lại sử dụng từ “tiễn” để làm tăng giá trị xúc cảm lên gấp nhiều lần. Hình ảnh màu đỏ rực rỡ này có thể làm ta nhớ tới hình ảnh đối lập của đêm hè dịu mát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: ”Dưới trăng quyên đã gọi hè / Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”…

Với những cảm nhận nhẹ nhàng và xúc tích ấy, ta thấy được Nguyễn Trãi có một tình yêu thiên nhiên thật vĩ đại. Ông là người sống với thiên nhiên và sống bằng thiên nhiên, với tất cả những gì ông có được. Phải chăng “từng hơi thở” của ông, đều gắn bó với thiên nhiên tuyệt vời ? Từng giác quan của ông được tạo hoá ban tặng để ca tụng vẻ đẹp của thiên nhiên ?…

Vâng, sau bức tranh thiên nhiên mùa hè chói chang được miêu tả dưới ngòi bút tinh tế của Nguyễn Trãi rất sinh động thì những hình ảnh, âm thanh của cảnh chiều tà được trau chuốt qua hai câu thơ : “Lao xao chợ cá làng ngư phủ / Rắng rỏi cầm ve lầu tịch dương” đã đánh thức được nỗi u hoài về hiện thực đương đại. Nghệ thuật dùng từ tượng thanh “Lao xao” và “Rắng rỏi” đã vẽ lên cho ta một buổi chiều hè, kết thúc một ngày “trường” chán nản của Nguyễn Trãi.Những âm thành “lao xao”, ồn ào của khu chợ đang dần nhường chỗ cho những tiếng “rúc rích” như tiếng đàn “cầm” của loài ve thích ca hát. Ông đã ví những âm thanh hỗn tạp đó như giai điệu du dương, trong vắt của một buổi chiều, khi ánh hoàng hôn bắt đầu biến mất sau rặng núi cao, nhường lại quyền kiểm soát cho màn đêm lạnh lẽo thống lĩnh cả một vùng rộng lớn…

Và khi màn đêm lạnh lẽo hiện diện trước mắt Ức Trai thì cũng là lúc nỗi u uẩn không bao giờ nguôi bắt đầu tái hiện trong ông. Đó là niềm tha thiết giúp dân giúp nước mà không được ai cho phép, không được ai trọng dụng. Nỗi buồn đó được Nguyễn Trãi thể hiện qua hai câu thơ kế tiếp của “Cảnh Ngày Hè” : “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng / Dân giàu đủ khắp đòi phương”. Từ ngữ “dẽ có” được nhà thơ dùng như một sự lo lắng, sự băn khoan. Ông muốn được một lần thực hiện ước muốn nhỏ nhoi của mình – một ước muốn mà bất cứ vị hiền tài nào cũng muốn làm cho đất nước. Đó là Được một lần cầm trên tay cây đàn Ngũ huyền của Vua Ngu Thuấn, và đàn lên khúc nhạc Nam Phong để “mưa thuận, gió hoà” ; để nhân dân được hưởng sự ấm no hạnh phúc. Đối với Ức Trai, dân tộc Việt Nam như là một món nợ lớn, một món nợ mà suốt đời không thể trả được… Nguyễn Trãi đã đặt cái “nợ” giang sơn, dân tộc lên làm mục đích phấn đấu hoàn thiện bản thân. Thật đáng tự hào cho một ý chí và lí tưởng cao đẹp của người nam nhi thời phong kiến (Thuật Hoài – Phạm Ngũ Lão).

Kết thúc bài thơ, ta cảm nhận được những giá trị chân thực của khung cảnh thiên nhiên ngày hè nóng bức qua trí sáng tạo hơn người của Nguyễn Trãi. Ông đã vận dụng thuần thục thể thơ thất ngôn Đường luật với niêm luật chặt chẽ của Trung Hoa Đại Lục – Và tạo cho nó những nét phá cách vô cùng độc đáo, cũng như là cách ngắt nhịp, cách phân đoạn không theo thể thơ truyền thống (Đề – Thực – Luận – Kết). Nổi bật trên hết là câu thơ 6 chữ cuối bài đã làm nổi bật lên tâm sự của nhà thơ trong một ngày hè chán chường…

Nói tóm lại, Nguyễn Trãi là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào không chỉ riêng nên Văn học Trung đại. Qua những câu thơ và tinh thần cao cả được gởi gắm trong “Bảo Kính cảnh giới”, ta thật khâm phục cho những ý nghĩ và việc làm nhân nghĩa của ông. Những giá trị nhân văn sâu sắc và những lí tưởng cao đẹp vì dân vì nước của Nguyễn Trãi từ xưa đến nay vận mang nhiều triết lý sống, đáng để con cháu Việt Nam ta học tập và phát huy. Đó sẽ luôn là bài học không bao giờ cũ, bài học yêu nước thương dân.



#362065 [VĂN 10] - Phân tích cảm nhận CẢNH NGÀY HÈ (Bài 1)

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 15-10-2012 - 19:00 trong Các môn xã hội (Văn học, Địa lý, Lịch sử, GDCD)

Lâu quá không lên VMF, nhớ cái hồi lớp 9 ngày nào mình cũng lên cái Topic Văn học của bạn Bảo Chung để chém gió :P
Bây giờ mình Post mấy bài văn của mình lên đây nhen, bạn nào cần thì cứ xem nha :)

Đề : Phân tích Cảnh ngày hè - Nguyễn Du

Trong nền văn học thế giới, chúng ta đã được trải nghiệm và cảm nhận những “tảng văn” đầy xúc động và sâu sắc. Nhắc đến nước Nga, người đời lại tìm đến Đại thi hào Puskin với “Tôi yêu em”. Nhắc đến nền văn học lãng mạng của Anh Quốc, người ta lại tìm đến tác phẩm bi đát “ROMEO & JULIET” của Shakespeare… Vậy mỗi khi nhắc đến Việt Nam, có lẽ người ta sẽ không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi – một nhà thơ vĩ đại, đại diện cho nền Văn học Trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời biết bao là tập thơ hay : “Ức Trai thi tập ; Quốc Âm thi tập ; …” với tên hiệu là Ức Trai. Và “BẢO KÍNH CẢNH GIỚI (Cảnh ngày hè)” cũng không phải là một ngoại lệ cho sự sáng tạo đối với một con người yêu thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Ông đã sáng tác bài thơ này và đặt trong tập thơ “Quốc Am thi tập” trong một ngày rảnh rỗi bất đắc dĩ…

“Rồi hóng mát thuở ngày trường
…………………..
Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Mở đầu bài thơ, Ức Trai đã cho ta cảm nhận được hình ảnh vô cùng sinh động, kết hợp với việc sự dụng từ ngữ miêu tả rất chân thực, giàu tính tạo hình của ông ta. Có lẽ ta sẽ tự hỏi rằng : “Nguyễn Trãi là một con người vì dân, vì nước, bận bịu “tối mắt tối mũi” mà lại có thời gian rảnh rỗi để ngắm những quang cảnh gay gắt trong một ngày hè khắc nghiệt ? Phải chăng cái “rỗi” ở đây là cảm giác thảnh thơi thật sự, hay là sự chán nản, nỗi buồn u uất của “ngày trường” ? Đó là một ngày bất đắc dĩ ở vùng thôn quê hẻo lánh, nơi mà ông rút về sau khi không còn được trọng dụng để giúp dân giúp nước. Tuy nhiên, ông cũng không phải là một người bi quan mà luôn “mài giũa” niềm tin và suy nghĩ về cuộc sống thái bình thịnh vượng cho dân chúng. Do đó, ông đã nhận ra được vẻ đẹp của thiên nhiên chốn quê nhà…

Tiếp đó, chúng ta có thể cảm nhận ngòi bút tinh tế của ông qua những hình ảnh “hoè, thạch lựu, hồng liên” trong ba câu thơ sau : “…Hoè lục đùn đùn tán rợp giương / Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ / Hồng liên trì đã tiễn mùi hương…”. TRước hết, cây hoè là một loại cây có tán cao, to. Một màu xanh thoáng đãng từ những nhành hoa “đùn đùn” vươn lên tạo cho ta sự cảm nhận “cái đẹp” không riêng gì tác giả. Đó là sự nhanh nhẹn, hồn nhiên của những cây “hoè” qua từ ngữ “đùn đùn”. Bức tranh thiên nhiên ngay ở câu thơ này đã cho ta thấy được sự sinh động của một khung cảnh – thoạt nhiên không có gì đáng bàn.

Cùng những hình ảnh mát dịu của màu xanh hi vọng, màu xanh thanh khiết chính là “lựu” với màu đỏ chói loá trước ánh mặt trời chói chang của một buổi trưa hè, cùng với những “cánh sen hồng” nhẹ nhàng, xinh xắn, mặc cho thời gian đang cướp đi sự tinh khôi của chúng qua mùi hương ngào ngạt… Tác giả đã dùng động từ “phun” cho những bông “hoa lựu” vô tri vô giác này, tạo cho ta cảm nhận được “sự vận động” của thiên nhiên trong khung cảnh hôm nay. Ngoài ra, Ức Trai lại sử dụng từ “tiễn” để làm tăng giá trị xúc cảm lên gấp nhiều lần. Hình ảnh màu đỏ rực rỡ này có thể làm ta nhớ tới hình ảnh đối lập của đêm hè dịu mát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: ”Dưới trăng quyên đã gọi hè / Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”…

Với những cảm nhận nhẹ nhàng và xúc tích ấy, ta thấy được Nguyễn Trãi có một tình yêu thiên nhiên thật vĩ đại. Ông là người sống với thiên nhiên và sống bằng thiên nhiên, với tất cả những gì ông có được. Phải chăng “từng hơi thở” của ông, đều gắn bó với thiên nhiên tuyệt vời ? Từng giác quan của ông được tạo hoá ban tặng để ca tụng vẻ đẹp của thiên nhiên ?…

Vâng, sau bức tranh thiên nhiên mùa hè chói chang được miêu tả dưới ngòi bút tinh tế của Nguyễn Trãi rất sinh động thì những hình ảnh, âm thanh của cảnh chiều tà được trau chuốt qua hai câu thơ : “Lao xao chợ cá làng ngư phủ / Rắng rỏi cầm ve lầu tịch dương” đã đánh thức được nỗi u hoài về hiện thực đương đại. Nghệ thuật dùng từ tượng thanh “Lao xao” và “Rắng rỏi” đã vẽ lên cho ta một buổi chiều hè, kết thúc một ngày “trường” chán nản của Nguyễn Trãi.Những âm thành “lao xao”, ồn ào của khu chợ đang dần nhường chỗ cho những tiếng “rúc rích” như tiếng đàn “cầm” của loài ve thích ca hát. Ông đã ví những âm thanh hỗn tạp đó như giai điệu du dương, trong vắt của một buổi chiều, khi ánh hoàng hôn bắt đầu biến mất sau rặng núi cao, nhường lại quyền kiểm soát cho màn đêm lạnh lẽo thống lĩnh cả một vùng rộng lớn…

Và khi màn đêm lạnh lẽo hiện diện trước mắt Ức Trai thì cũng là lúc nỗi u uẩn không bao giờ nguôi bắt đầu tái hiện trong ông. Đó là niềm tha thiết giúp dân giúp nước mà không được ai cho phép, không được ai trọng dụng. Nỗi buồn đó được Nguyễn Trãi thể hiện qua hai câu thơ kế tiếp của “Cảnh Ngày Hè” : “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng / Dân giàu đủ khắp đòi phương”. Từ ngữ “dẽ có” được nhà thơ dùng như một sự lo lắng, sự băn khoan. Ông muốn được một lần thực hiện ước muốn nhỏ nhoi của mình – một ước muốn mà bất cứ vị hiền tài nào cũng muốn làm cho đất nước. Đó là Được một lần cầm trên tay cây đàn Ngũ huyền của Vua Ngu Thuấn, và đàn lên khúc nhạc Nam Phong để “mưa thuận, gió hoà” ; để nhân dân được hưởng sự ấm no hạnh phúc. Đối với Ức Trai, dân tộc Việt Nam như là một món nợ lớn, một món nợ mà suốt đời không thể trả được… Nguyễn Trãi đã đặt cái “nợ” giang sơn, dân tộc lên làm mục đích phấn đấu hoàn thiện bản thân. Thật đáng tự hào cho một ý chí và lí tưởng cao đẹp của người nam nhi thời phong kiến (Thuật Hoài – Phạm Ngũ Lão).

Kết thúc bài thơ, ta cảm nhận được những giá trị chân thực của khung cảnh thiên nhiên ngày hè nóng bức qua trí sáng tạo hơn người của Nguyễn Trãi. Ông đã vận dụng thuần thục thể thơ thất ngôn Đường luật với niêm luật chặt chẽ của Trung Hoa Đại Lục – Và tạo cho nó những nét phá cách vô cùng độc đáo, cũng như là cách ngắt nhịp, cách phân đoạn không theo thể thơ truyền thống (Đề – Thực – Luận – Kết). Nổi bật trên hết là câu thơ 6 chữ cuối bài đã làm nổi bật lên tâm sự của nhà thơ trong một ngày hè chán chường…

Nói tóm lại, Nguyễn Trãi là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào không chỉ riêng nên Văn học Trung đại. Qua những câu thơ và tinh thần cao cả được gởi gắm trong “Bảo Kính cảnh giới”, ta thật khâm phục cho những ý nghĩ và việc làm nhân nghĩa của ông. Những giá trị nhân văn sâu sắc và những lí tưởng cao đẹp vì dân vì nước của Nguyễn Trãi từ xưa đến nay vận mang nhiều triết lý sống, đáng để con cháu Việt Nam ta học tập và phát huy. Đó sẽ luôn là bài học không bao giờ cũ, bài học yêu nước thương dân.



#317932 Tìm toạ độ các điểm

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 19-05-2012 - 17:50 trong Hình học phẳng

Thanks nha 2 bạn ^^

@Chung : Uk, lâu quá rồi ^^ Nguyên năm nay Đức tu Facebook nên ít lên VMF lắm ^^

Bài 3 : Cho (E) có 2 tiêu điểm $F_{1}(-\sqrt{3};0) ; F_{1}(\sqrt{3};0)$ và 1 đường chuẩn có PT $x = \frac{4}{\sqrt{3}}$.
a) Viết PT chính tắc (E)
b) Viết PT (d) // Ox và cắt (E) tại A,B sao cho OA vuông OB... - cái này chắc dễ rùi ^^

Bài 4 (Đề DH Huế 2001): Viết Pt 3 cạnh tam giác ABC, biết C(4;3), phân giác trong và đường trung tuyến kẻ từ 1 định tam giác có PT lần lượt là : x + 2y - 5 = 0; 4x + 13y - 10 = 0

Bài 5 (Đề DH CSND - 2001) : Cho A(3cost ; 0) và B(0 ; 2sint) và M(x;y) thỏa mãn $2\vec{AB}+3\vec{MB}=0$. Tìm hệ thức liên hệ giữa x,y không phụ thuộc t.



#317793 Tìm toạ độ các điểm

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 19-05-2012 - 00:28 trong Hình học phẳng

Bài 1 (Đề DH khối A - 2002)
Xét tam giác ABC vuông tại A, phương trình cạnh BC là : $\sqrt{3}x - y - \sqrt{3}=0$, các đỉnh A,B thuộc trục Ox và bán kính đường tròn nội tiếp = 2. Tìm toạ độ trọng tâm tam giác ABC

Bài 2 (Đề DH khối B - 2002)
Hình chữ nhật ABCD có tâm I (1/2 ; 0 , pt AB : x - 2y + 2 = 0 và AB = 2AD. Tìm toạ độ định A, B, C, D biết A có hoành độ âm...

Thanks nha



#313160 Văn học

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 28-04-2012 - 17:21 trong Quán văn

Uk... Đúng đó Hân
Chính xác hơn là nhân vật Đức luôn ấy :))

Thử đặt mình trong 2 nhân vật ấy mà :):)



#312989 $B = \sin ^2\frac{\pi }{7}*\sin ^2\frac{2\...

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 27-04-2012 - 19:03 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Tớ mới làm tiếp mấy bài này mà tại hơi "dở" trong phần chứng minh đẳng thức lượng giác có 2 ẩn :)
Mọi người giúp mình nha :x

$A / sin(a+b)*sin(a-b)=sin^2a-sin^2B=cos^2b-cos^2a$
$B / \frac{tan^2a-tan^2b}{1-tan^2a*tan^2b}=tan(a+b)*tan(a-b)$

Thanks



#312982 Văn học

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 27-04-2012 - 18:54 trong Quán văn

ĐỪNG BỎ CUỘC NHÉ !!!

Một lá thư tự kỷ trong khuya của mình gởi cho chính mình :x
Từng giọt nước mắt tuôn rơi trên đôi mắt nó, tưởng chừng như đã không còn thể khóc vì bất kỳ người con gái nào. Nó đã từng quyết tâm sẽ không khóc khi đối mặt với khó khăn, nhất là chuyện tình cảm. Nó quyết cứng rắn đến cùng nhưng... Nó vẫn khóc. Nó nhớ nụ cười và ánh mắt của bạn nó, người mà nó vẫn lo lắng bằng cách này hay cách khác. Người đó hiện tại vẫn còn hiện diện trong trái tim nó, và trong từng giấc mơ của nó. Nhưng, có lẽ nó chẳng còn có thể nhìn ngắm người đó trực tiếp thêm một lần nào nữa... Tất cả là vì nó !!!


Một buổi sáng đẹp trời với màu nắng vàng của sân trường. Từng chú chim líu lo ca hát trên những tán lá. Khung cảnh cũng dịu mát khi thời tiết ngày hôm đó cũng ôn hoà như bao ngày. Nó và bạn nó đùa giỡn như mọi ngày bình thường với những lời chọc ghẹo hay quan tâm. Tưởng chừng như đang vui vẻ "chém lửa" thì... Với cái tâm lý nóng lòng tìm câu trả lời của nó, nó đã yêu cầu người mà nó yêu thương nhất trả lời cái điều mà nó muốn nghe. Đó là sự rõ ràng trong tình cảm của nó và người nó đang thầm nhớ mong.

Có lẽ bạn nó đang đứng trước một sự lựa chọn. Hay là một sự phân vân nào đó về tình cảm. Phải chăng cô bé ấy đang tự hỏi lòng rằng: "Trái tim mình đã thuộc về cậu ta..." hay "Liệu cậu ta có thích mình thật không?", "Mình đã làm gì mà cậu ta lại muốn ở bên mình?",... Có lẽ rất nhiều câu hỏi đã được cô bé đặt ra và tìm kiếm câu trả lời mỗi ngày...

Đứng ngoài cuộc tình này, có lẽ tôi hiểu lý do cô bé không muốn nói sự thật cho nó nghe. Nó yêu cầu cô bé nói lời chia tay, cô cũng không nói. Nó yêu cầu cô bé nói lời yêu thương, cô cũng không nói. Nó nói với cô rằng chuyện Tình yêu thì phải rõ ràng, trong khi cô lại quá mập mờ với nó. Tôi thiết nghĩ, nếu cô nói lời từ biệt, thì nó sẽ suy sụp và ra đi mãi mãi. Còn nếu cô nói lời yêu thương thì cô cũng không chắc được lòng mình, vì cô không biết mình đang đứng ở đâu trong mối tình chưa chính thức này... Cô không muốn nó đi, không muốn đứng nhìn nó đi ra khỏi cuộc đời cô. Nhưng có lẽ cô cũng không biết nó có thể khiến cô hạnh phúc hay không? Hay nó cũng như bao chàng trai "nói giỏi" khác... Cô lo lắng nên, cô không thể nói gì trước mặt nó...

Nó là người có thể nói là hiểu được điều người khác đang cần, hiểu và chia sẻ những điều nó có cho họ, để người mà nó đang đối thoại được vui. Thế nhưng, tại sao lần này, nó lại khiến cho bạn nó đau đớn thế này chứ? Phải chăng khả năng đó không còn tồn tại trong nó, hay là nhất thời mất đi và khiến nó không kiểm soát được cảm xúc của mình? Tôi không biết nó đã và đang nghĩ gì, nhưng có lẽ nó cũng đang rất đau lòng vì những hành động thiếu suy nghĩ của nó, với người đã đem niềm tin và hi vọng tới cho nó

Nó không nói, nhưng tôi cũng biết rằng nó đã khóc, và khoc rất nhiều. Nhìn gương mặt với đôi mắt đỏ và dòng nước mắt vẫn đang tuôn rơi, tôi biết nó đã đưa ra một quyết định rất lớn liên quan tới tình bạn của nó và cô bạn. Tôi thấy nó cầm một lá thư, rất dài. Tôi chỉ liếc sơ sơ thì cũng hiểu được nội dung nó muốn nói gì : Thay cho lời kết, có thể là lời chia tay của tớ đến cậu:" Tớ yêu cậu MS à". Như vậy là nó đã cứng rắn nói lời chia tay khi nó đã đứng trước nỗi tuyệt vọng không có gì bù đắp được.

Gương mặt nó buồn hẳn đi khi lá thư được trao tới tay người bạn đáng yêu đó. Nó cố gắng tìm nụ cười bằng cách "điên" với bạn bè của nó. Nó không từ một lời trêu chọc nào để người khác mỉm cười với nó. Đối với nó, đem nụ cười đến cho người khác sẽ giúp nó quên đi tạm thời nỗi đau trong lòng, và để nó không bật khóc khi nhìn bóng hình cô bạn kia...

]Tội nghiệp nó. Nó sống với suy nghĩ rằng người con gái đó sẽ dành cho nó một chỗ trong trái tim. Nhưng giờ thì nó tuyệt vọng, nó tuyệt vọng đơn giản vì nó đã nghe lời dư luận, còn bạn nữ kia đã không nói bất cứ lời biện bác nào, ngoại trừ im lặng. Nó buồn vì nó không thể nghe được giọng nói đáng yêu của cô bạn, không được đùa giỡn, và không được hỏi han này nọ. Cô gái đã dành cho nó một khoảng thời gian trong thinh lặng, như những cuộc chiến tranh lạnh từng diễn ra trước đây của 2 người.

Hi vọng nó dám nhấc điện thoại lên và nói vài lời với cô gái đó. Không biết chắc cô gái sẽ nhấc máy mà nghe nó nói hay không, hay cô bé sẽ chặn luôn SDT và tất cả phương tiện liên lạc với nó...? Tôi mong 2 người này sẽ hàn gắn lại. Vì tôi cũng thấy nỗi buồn hiện diện trên đôi mắt của cô, và cô "khùng" hơn bình thường. Có lẽ cô cũn như nó, cũng đang tìm kiếm một niềm vui nho nhỏ nào đó để giảm bớt nỗi đau trong trái tim...

Đêm nay trời nóng vô cùng, tôi ngồi nghe bản nhạc "Be My First" mà viết ra mấy dòng này đến cặp đôi đang gặp trở ngại này. Hi vọng cả 2 người sẽ hiểu được giá trị của tình yêu và bao dung tha thứ cho nhau vì những điều đau khổ mà cả 2 đã gây ra cho nhau.

Thân chúc 2 người thi tốt và hạnh phúc bên nhau
MR. MinYoo



#312977 Văn học

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 27-04-2012 - 18:34 trong Quán văn

Đã lâu cái Topic này ra đi không ai thương nhớ :x
Bạn Chung - Linh hồn của cái Topic này đâu mất tiêu rồi ???



#310772 $B = \sin ^2\frac{\pi }{7}*\sin ^2\frac{2\...

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 15-04-2012 - 22:42 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Lâu quá ko lên VMF rùi :) Từ đầu năm lớp 10 tới giờ ^^
Bây giờ tớ có vài bài lượng giác. Hi vọng mấy Mem giúp tớ nha :x

$A = \sin \frac{\pi }{30} *\sin \frac{7\pi }{30} * \sin \frac{13\pi }{30} * \sin \frac{19\pi }{30}* \sin \frac{25\pi }{30}$

$B = \sin ^2\frac{\pi }{7}*\sin ^2\frac{2\pi }{7}*\sin ^2\frac{3\pi }{7}$

$C = \cos a + \cos (a+\frac{2\pi}{5}) + \cos (a+\frac{4\pi}{5}) + \cos (a+\frac{6\pi}{5})+\cos(a+\frac{8\pi}{5})$

3 bài hơi bế tắc trong 1 chục bài tập về nhà :P

Thanks nhe !



#281626 Toán 9 - Giải theo Vector :)

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 04-11-2011 - 23:20 trong Hình học phẳng

Cho hình chữ nhật ABCD có K là hình chiếu vuông góc của B lên AC. M là trung điểm AK. N là trung điểm CD.
CMR :
a) Góc BMN = 90.
b) Tìm điều kiện để tam giác BMN vuông cân.

P/S : Bài này giải theo kiểu lớp 9 thì mình làm dx. Nhưng mà giờ đem nó wa Vector thì pó tay gòi. Dùng tích vô hướng phân tích 1 hồi là nản lun...
Mấy anh,chị giúp mình bài này nhek
Thanks nhìu....



#262204 Văn học

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 26-05-2011 - 19:38 trong Quán văn

LỜI TẠ LỖI CÙNG BA !!!!!

Lâu ròi ko lên đây,hum nay có hứng nên xử lun bài này.Các bạn đọc ròi cho ý kiến nhén !!! :vdots) Cứ nhạc cũ mà chơi đi !!!!

Ngoài trời mưa đang rơi.Một cơn mưa nặng hạt.Tôi ngồi trong căn phòng nhỏ,lặng lẽ ngắm nhìn từng giọt mưa rơi trên hè phố.Bất chợt, giai điệu ìSong From The Secret Garden” vang lên từ một con phố nhỏ.Tôi lắng nghe từng nốt nhạc, từng giai điệu vô cùng quen thuộc trong những ngày hè đã qua.Giai điệu buồn,gợi lên cho ta nhiều cảm xúc. Và trong không gian ấy,trong giai điệu ấy, tôi đã nhớ về Ba – người Ba vĩ đại nhất,đã không còn sống với gia đình tôi nữa…..

Tôi biết Ba,nhìn thấy Ba ngay từ khi mới mở mắt lần đầu tiên.Mặc dù nhà tôi không khá giả gì,nhưng gia đình tôi sống rất hạnh phúc.Vì là con trai – con út nữa,nên rất được Ba thương.Tôi thường được Ba chở đi chơi vào mỗi tuần.Nhờ vậy mà bây giờ tôi thông thạo rất nhiều ngả đường ở ngoài Sài Gòn.Đó là khoảng thời gian vui nhất,hạnh phúc nhất của tôi khi được sống cùng Ba.

Lên năm cấp 2,Ba tôi phải đi làm xa,một tuần về một lần.Đôi khi hai tuần mới về.Do áp lực của công việc nên Ba thường hay trầm tư,suy nghĩ và rất hay ìgắt”.Lúc đó,tôi bắt đầu tập với việc sống thiếu Ba, bắt đầu một cuộc sống tự lập.Ba thường hay đọc sách để giải toả,thư giãn, làm bớt đi căng thẳng trong môi trường làm việc.Khoảng thời gian đó, tôi ít có dịp nói chuyện với Ba.Tôi không nghĩ là do việc học, mà là do tôi đã dành quá nhiều thời gian để chơi.Có lẽ Ba cần lời chia sẻ của tôi,cần tôi quan tâm đến công việc của Ba,động viên Ba.Thế nhưng tôi đã không làm !!! Thật buồn phải không ???

Và thời gian hạnh phúc, êm đềm như dòng sông lặng lẽ đã không còn hiện diện trong gia đình tôi. Vào khoảng đầu năm lớp 8, gia đình tôi đón một tin sét đánh, làm tinh thần Ba tôi suy sụp. Ba tôi mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Ôi ! Tôi không thể nào tin được điều này.Ba tôi không rượu,không thuốc lá,không bia. Ba tôi chẳng vướng vào bất cứ tật xấu nào.Tại sao ??? Tại sao chứ ??? Đó quả là một cú shock lớn, mà nặng nề nhất chính là cho Ba tôi.

Sau đó,Ba tôi bắt đầu liệu pháp hoá trị.Thời gian của chương trình là 6 kỳ thuốc. Mẹ và Ba cùng nhau kiên trì đi bệnh viện điều trị, với hi vọng sống,và được sống.Gia đình ai cũng hi vọng Ba tôi sẽ khoẻ lại,khỏi bệnh và sống tiếp hạnh phúc với gia đình. Thế nhưng do bệnh suyễn và nhiều bệnh khác đã cản trở, làm giảm hiệu dụng của quá trình điều trị. Sức đề kháng của Ba không đủ để vào kì điều trị thứ 4. Thật là tội nghiệp Ba !!!

Với hi vọng sống mãnh liệt, Ba đã thay đổi phương pháp điều trị sang thuốc Bắc.Nhìn thấy Ba càng ngày càng mập ra,hồng hào,khoẻ khoắn, gia đình tôi phấn khởi hẳn lên.Thế nhưng cuộc sống vốn có nhiều điều éo le,làm cho con người ta gặp khó khăn lại nối tiếp khó khăn.Ba tôi đi xét nghiệm lại và kết quả còn tồi tệ hơn ban đầu.Tinh thần suy sụp trầm trọng,cảm giác cái chết sắp đến gần,…. Làm Ba tôi ít nói hơn.Ba bắt đầu suy nghĩ nhiều về ngày mai,về những ngày sắp tới gần,về tương lai, khi Ba không còn sống với gia đình nữa….

Mẹ và chị tôi hết lòng chăm sóc Ba,an ủi Ba,động viên tinh thần Ba,giúp cho Ba có thêm nghị lực,tin tưởng vào cuộc sống sẽ có điều kì diệu.Nhưng có lẽ như thế vẫn chưa đủ, Ba cần lời động viên,an ủi,…. của đứa con trai út này. Lúc đó tôi ở đâu cơ chứ ??? Ba đang nằm đó, ráng sống từng ngày, để nhìn thấy hình ảnh tôi ngày một lớn khôn. Còn tôi, tôi chẳng quan tâm gì đến điều đó cả.Vì sao ư ??? Có lẽ tôi đã bị cuốn hút vào chiếc máy tính với những trò chơi kinh điển rồi.Nào là dàn trận,đá bóng,đua xe,….chúng thật thú vị đối với tôi.Sức hấp dẫn của chúng còn hơn là niềm hi vọng sống,nghị lực sống của Ba tôi nữa.Lúc đó tôi chỉ nghĩ một cách đơn giản : ìBa còn đó mà,lo gì ! Không nói bây giờ thì mai nói,mốt nói ! Có sao đâu !”.

Mặc dù Mẹ đã hết sức van nài tôi đến nói chuyện với Ba trong những ngày cuối cùng,thế nhưng tôi vẫn chơi.Sự hấp dẫn của chúng còn hơn cả các loại chất gây nghiện nữa.Bây giờ nghĩ lại,tôi thật sự quá ác độc,cay nghiệt đối với người Ba đã bỏ một đời ra chăm sóc,lo lắng,…. cho cả gia đình.Lẽ ra đối với một người con trong gia đình,tôi phải hiếu thảo với cha mẹ, phải yêu thương cha mẹ.Thế nhưng tôi lại trở thành một kẻ bất hiếu lúc nào không hay ! Ngay lúc này,cảm giác hối hận đè nặng lên tâm trí tôi.Cảm giác tội lỗi bao trùm lấy khoảng không an bình trong tâm hồn.Tôi có cảm giác rằng chính tôi đã gây ra cái chết của Ba.Tôi biết rằng sức mạnh của nghị lực có thể quật ngã được tử thần. Tôi biết rằng khát vọng sống có thể làm người ta mạnh mẽ ngay cả khi đối mặt với cái chết.Thế nhưng tôi đã không làm được cho Ba điều đó.Có lẽ,nó sẽ theo tôi đến suốt cuộc đời,mà tôi không thể nào quên được.

……….

Ba ra đi trong sự thương tiếc của mọi người vào một buổi sáng trung tuần tháng tư.Lúc đó tôi và gia đình vô cùng đau đớn và tiếc thương.Lúc ấy,tôi mới thật sự nhận ra thì hỡi ơi,muộn rồi !!!Có lẽ đây là một cú shock,một cú shock lớn đối với tôi.Tôi thật sự không hiểu được cuộc đời này nếu không có Ba,tôi sẽ làm được gì ! Tôi lo sợ,e ngại đối với thế giới bên ngoài ! Tôi sợ phải va chạm với cuộc sống mà không có sự nâng đỡ,chở che của Ba ! Và …. Hơn thế nữa, tôi thật sự trải nghiệm được cảm giác mất bố,cảm giác đứa con mồ côi cha.Thật là khủng khiếp….Đó là những gì trước mắt tôi phải lo lắng !!! Tôi thật sự không biết giải quyết chúng ra sao nữa.Tôi chỉ biết nghĩ lúc này mà thôi !!!Suy nghĩ mà không có được bất kì giải pháp khả thi nào !

Trước lúc Ba mất,Ba đã mua tặng cho tôi vài cuốn sách,có lẽ đó chính là những gì Ba muốn căn dặn tôi trước lúc ra đi :

Hãy thay đổi suy nghĩ của con theo chiều hướng tốt và điều kì diệu sẽ xuất hiện !!! (1)
Khi con vấp ngã trên đường đời,Hãy đứng dậy,phủi sạch bụi đất và bắt đầu lại từ đầu (2)
Hãy kiên nhẫn trong khi làm việc,điều đó sẽ giúp ích cho con !!!Bởi nó sẽ tạo nên được sự xuất sắc,đem đến tình yêu và sự hạnh phúc cho mọi người.(3)
Hãy cho đi nụ cười bất cứ khi nào con có thể
Và… Hãy mỉm cười với thất bại ! Đó sẽ là kình nghiệm quý báu cho con !

Bạn biết không? Tôi vẫn còn nhớ như in trong đầu cái ngày mà Ba trăn trối những điều cuối cùng trước khi không còn có thể.Ba dặn chị em tôi phải cố gắng học tập cho giỏi, phải yêu thương nhau, như chính Ba đã yêu thương chúng tôi.Ba ôm hôn từng người trong gia đình.Tôi đã hứa với Ba sẽ cố gắng học hành thật tốt,thật giỏi để làm vui lòng Ba trên thiên đường.Thế nhưng tôi đã lỡ một kì thi – kì thi HSG thành phố vừa qua.Hic,nhưng tôi sẽ cố gắng,cố gắng thật sự vào kì thi sắp tới,kì thi tuyển sinh 10 vô cùng khó khăn,quyết định số phận của tôi.Tôi đã hứa với Ba sẽ cố gắng thi đậu vào Trường chuyên Lê Hồng Phong.Và tôi sẽ đạt được điều đó !!!!

…………

Tiếng chuông điện thoại vang lên làm tôi giật mình.Những giọt nước mắt đang lăn dài trên đôi má lúc nào không hay ! Cơn mưa vẫn còn dai dẳng,như những lời an ủi,động viên cho một tâm hồn đang hối hận và cô độc.Có lẽ mưa đang khóc cùng tôi !!! Nhớ về Ba,mặc dù không còn Ba để bộc lộ được cảm xúc này,tôi dâng lên cho Ba một nén hương trầm để tỏ lòng thảo hiếu với một người quá cố. Và nhắm mắt trong làn khói nhẹ : ìNguyện xin cùng hương trầm đang Bay nghi ngút nơi thiên cung, con khẩn cầu cùng Thượng đế,mong Ngài sẽ mang Ba con về hưởng phúc trên cõi bình an.Amen”

Em trích trong cuốn TIN VÀO CHÍNH MÌNH – I CAN DO IT (LOUISE L.HAY). Em có thêm vào một vài chữ.Câu này nằm ở đầu trang sách !!!
Em trích trong cuốn SAU NÀY CON SẼ HIỂU – SOMEDAY YOU’LL THANK ME FOR THIS (MARC GELLMAN). Câu này nằm ở trang 143,mục 26. Em cũng có thêm vào một vài chữ
Em trích trong cuốn SỨC MẠNH LÒNG KIÊN NHẪN – THE POWER OF PATIENCE (M.J.RYAN).Em có thay đổi mấy chữ.



#261279 Mấy bài hình trong đề thi LHP (2001 -> 2005 )

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 18-05-2011 - 11:57 trong Hình học

@Ha Pham Ngoc Khanh : Mình cũng thấy thế,tại vẽ hình đâu có ra đâu :delta (^.^) ! nhưng cũng ko pek đề nó sao nữa !!! Bài này nằm trong đề thi chuyên vào LHP năm 2003 - 2004 do thầy NGUYỄN TĂNG VŨ - PTNK biên soạn lại !!
@Javier : Cám ơn em nhé !!! Em làm anh thấy "nhụt" wá. Hihihihih !!! Học nhìu wá ròi bây giờ ko còn nhớ dc j` nữa. Thanks em lần nữa !!



#261141 Mấy bài hình trong đề thi LHP (2001 -> 2005 )

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 17-05-2011 - 17:58 trong Hình học

@Ha Pham Ngoc Khanh : Mình nghĩ là có chứ ! Tại M di động mà !!! Mình cũng tính ra = 0. Thấy vô lý nên mới hỏi !!!
Cám ơn bạn nhé !!! À, còn nhìu lắm ! Giải giúp mình yk ! Sắp thi đến nới òi (^.^)
Mấy bạn zúp mình típ nhak !!! Thanks



#260828 Mấy bài hình trong đề thi LHP (2001 -> 2005 )

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 08-05-2011 - 22:56 trong Hình học

Mấy bạn ơi,mấy câu mà in đậm là chưa làm được.Mấy bạn zúp mình nhé !!! Có mấy cái hỏi ròi zờ hỏi lại,tại ko hiểu sao cái acc của mình ko còn coi được mấy cái chủ đề đã gởi nữa !!! Thông cảm nha !

Bài 1 : Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp (O).H là trực tâm. Lấy M thuộc cung nhỏ BC.
a)Xác định M sao cho BHCM là hình bình hành
b)Với M bất kì thuộc cung nhỏ BC.Gọi N,E lần lượt là các điểm đối xứng của M qua AB,AC. Hãy CMR : N,H,E thẳng hàng
c)Xác định vị trí M thuộc cung nhỏ BC sao cho NE có độ dài lớn nhất [Đề LHP chung 2001 - 2002]

Bài 2 : Cho (O) cố định có R=1.Tam giác ABC thay đổi và luôn nội tiếp (O).Một đường thẳng đi qua tâm O và cắt AB,AC lần lượt tại M,N.Xác định GTNN của diện tích AMN

Bài 3 : Cho (O;R) và (d) không qua O,cắt (O) tại 2 điểm A,B.Từ điểm di động M nằm trên (d) và ngoài (O),ta vẽ 2 tiếp tuyến MN,MP với (O)
a) Góc NMO = góc NPO
b) chứng minh (MNP) đi wa điểm cố định khi M di động trên (d)
c)Xác định M trên (d) sao cho MNOP là hình vuông
d)Chứng minh tâm I của đường tròn nội tiếp tam giác MNP di động trên đường cố định nào khi M di động trên (d)

Bài 4 : Cho (O) có AB=2R. K là trung điểm cung nhỏ AB.M là điểm di động trên cung nhỏ AK ( M khác A và K). Lấy N trên BM sao cho BN = AM.
a)Chứng minh góc AMK = BNK
b)Chứng minh tam giác MNK vuông cân.
c)AM và OK cắt nhau tại D.Chứng minh MK là phân giác góc DMN
d)Chứng minh : đường thẳng vuông góc vơi BM tại N luôn đi qua một điểm cố định

Bài 5 : Cho hình thang ABCD có 2 đường chéo AC và BD cùng bằng đáy lớn AB.Gọi M là trung điểm CD.Cho biết góc MBC = CAB. Tính các góc của hình thang !!!

Bài 6 :Cho hình thang ABCD có 2 đáy BC và AD ( BC > AD ). Trên tia đối của tia CA lấy P tuỳ ý.Đường thẳng qua P và trung điểm I của BC cắt AB tại M. Đường thẳng qua P và trung điểm J của AD cắt CD tại N. Chứng minh MN // AD

Bài 7 : Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nt (O) (AB < AC). Vẽ (I) qua 2 điểm A và C,cắt các đoạn AB,BC tại M,N.Vẽ đường tròn tâm J đi wa 3 điểm B,N,M cắt (O) tại H. CMR :
a) OB vuông góc MN
b)IOBJ là hình bình hảnh ( đã CM được OI//BP )
c) BH vuông góc IH


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HẾT ĐỀ THI LHP ÒI ĐÓ !!! ( 2001 - 2005 ) . Mai post típ mấy bài hình của TDN với DHSP. Zúp mình nhé !!! Bây zờ mình yk ngủ ây !



#255874 Đề thi HSG TP.HCM 2010-2011

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 24-03-2011 - 19:36 trong Tài liệu - Đề thi

Tức wá !!! Mình cũng thi cái đề này !!! Dễ kinh khủng !!! Zậy mà bỏ bài HPT ( Đặt ẩn ngon lành lắm, lúc bình fương cái (2-1/a-1ab) lên thì chỉ có -2a và -2b thoi. Lẽ ra là -4a ; -4b) Ngu wá

Còn nữa ! Bài 2a) mình bị khùng, đi áp dụng cái B.C.S. Ko pek có trừ hay ko ! Coi chừng trừ lun max điểm lun !
Còn 2b) thì áp dụng Cauchy 3 cái đầu, cauchy 3 cái sau, trừ ra. Ko pek đúng ko, thấy bất an wá !!!!

Bài 3: Dùng Delta ---> Viet. Mình xét cả S,P lun !! Cầu trời đúng !!!

Bài 4 thì được câu b). Mình cho thẳng 4 số nguyên liên tiếp chia hết cho 8 (n! chia hết cho n ; và trong 4 số nguyên liên tiếp thì có 2 số chia hết cho 2 )

Bài 5 thì bỏ câu b), cái fần mà đi wa cố định. Nhớ bài này làm ở đề nào ròi, nhưng wên òi !!! Hic

Bài 6 cũng bỏ !!!

Ko pek kì này mình dc nhiu nữa :D(



#255180 Giúp mình nhak ! Thanks nhìu

Đã gửi bởi GINNY WEASLEY on 18-03-2011 - 17:56 trong Hình học

Bạn CM câu c) giùm mình lun nhak. Thanks nhìu