Đến nội dung

longkgb nội dung

Có 40 mục bởi longkgb (Tìm giới hạn từ 27-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#535545 Tính $\lim_{x \to\infty } \frac{(...

Đã gửi bởi longkgb on 30-11-2014 - 15:34 trong Giải tích

Tính $\lim_{x \to\infty } \frac{(\sqrt{x^2+1}+sinx)arctanx}{x^2+3}$

Nhờ các bác chỉ dẫn cho em bài này. Em xin cám ơn.




#532651 Xét tính liên tục của hàm số $f(x)=cos x^{2}$

Đã gửi bởi longkgb on 10-11-2014 - 10:43 trong Hàm số - Đạo hàm

Khảo sát tính liên tục đều của hàm số:

a/ $f(x)=cos x^{2}$

b/ $f(x)=sin \frac{1}{x}$ trên (0;1)

Em làm ra là cả 2 đều liên tục, câu a liên tục trên R, câu b liên tục trên (0;1), không biết có đúng không? Nhờ mọi người giải đáp giúp. Cám ơn mọi người




#532650 Tính định thức cấp 4

Đã gửi bởi longkgb on 10-11-2014 - 10:34 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cám ơn các bác. Đáp án em ra cũng giống các bác. Em cám ơn!




#530187 $\left\{\begin{matrix}u_{n+1}=...

Đã gửi bởi longkgb on 23-10-2014 - 20:10 trong Dãy số - Giới hạn

Dễ thấy $u_{n}$ là các số dương.

Ta cm $u_{n}>1$ bằng quy nạp từ đây suy ra $\sqrt{u_{n}}>1$

ta có $u_{n+1}-u_{n}=\sqrt{u_{n}}-u\sqrt{n}=\sqrt{u_{n}}\left ( 1-\sqrt{u_{n}} \right )<0$

Suy ra dãy trên là dãy giảm và bị chặn dưới bởi 1 nên tồn tại giới hạn $l$

Chuyển qua giới hạn giải pt $l=\sqrt{l}$ ta được kết quả

Chỗ giải pt thì ra 2 nghiệm 1 và 0 hả bác? Nhờ bác chỉ giúp kết quả giới hạn với. Cám ơn bác!




#530109 $\left\{\begin{matrix}u_{n+1}=...

Đã gửi bởi longkgb on 23-10-2014 - 09:19 trong Dãy số - Giới hạn

$\left\{\begin{matrix}u_{n+1}=\sqrt{u_{n}}&\\u_{1} =3 & \end{matrix}\right.$

Có tồn tại $lim u_{n}$ không? $lim u_{n}$=?




#529651 Tính định thức cấp 4

Đã gửi bởi longkgb on 20-10-2014 - 10:14 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Tính định thức $\frac{1}{6}\begin{vmatrix} 3&2 &3 &6 \\ 2&3 &6 &3 \\ 3&6 &3 &2 \\ 6&3 &2 &3 \end{vmatrix}$

Nhờ mọi người giúp đỡ em câu này, em tính mà chưa ra. Cám ơn mọi người




#528598 Tìm giới hạn của dãy số $u_{n}=\sqrt[n]{2n+1}...

Đã gửi bởi longkgb on 13-10-2014 - 08:00 trong Dãy số - Giới hạn

Giải thích cho mình phần mẫu của giới hạn được không bạn? Mình không hiểu rõ chỗ đó, cám ơn bạn!




#528398 Tìm giới hạn của dãy số $u_{n}=\sqrt[n]{2n+1}...

Đã gửi bởi longkgb on 12-10-2014 - 10:05 trong Dãy số - Giới hạn

Tìm giới hạn của dãy số $u_{n}=\sqrt[n]{2n+1}$




#486036 Tính khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng (SCM)

Đã gửi bởi longkgb on 06-03-2014 - 17:39 trong Hình học không gian

Cho tứ diện SABC có $\widehat{ABC}$=90°, SA=AB=2a, BC=a$\sqrt{3}$ và SA vuông góc với (ABC). Gọi M là điểm thuộc đường thẳng AB sao cho AM=2MB. Tính khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng (SCM).

Nhờ các bác xem giúp xem bài này. Cám ơn các bác nhiều!

 

 




#470659 Giải phương trình lượng giác

Đã gửi bởi longkgb on 13-12-2013 - 16:46 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

PT $\Leftrightarrow 2cos\left ( 2x+\frac{\pi }{3} \right )-2cos\left ( x-\frac{\pi }{3} \right )+4=0$

$\Leftrightarrow cos\left ( 2x+\frac{\pi }{3} \right )-cos\left ( x-\frac{\pi }{3} \right )=-2$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} cos\left ( 2x+\frac{\pi }3{} \right )=-1 & & \\ cos\left ( x-\frac{\pi }{3} \right )=1 & & \end{matrix}\right.$

Đến đây dễ rồi... :lol:

Bác giải thích cho em tại sao đến cuối lại có một giá trị là -1, một giá trị là 1 với! Em cám ơn bác!




#470388 Giải phương trình lượng giác

Đã gửi bởi longkgb on 11-12-2013 - 21:04 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

$cos 2x - \sqrt[]{3}sin 2x -\sqrt[]{3}sin x - cos x +4=0$




#407868 chứng minh đường thẳng y=ax+b là tiếp tuyến của đồ thị hàm số y=f(x)

Đã gửi bởi longkgb on 25-03-2013 - 21:02 trong Hàm số - Đạo hàm

Chứng minh rằng để đường thẳng y=ax+b là tiếp tuyến của đồ thị hàm số y=f(x) tại điểm $(x_{0};f(x_{0}))$, điều kiện cần và đủ là

$\begin{Bmatrix}a=f'(x_{0})& & & \\ ax_{0}+b=f(x_{0}) \end{Bmatrix}$

Nhờ các bác giúp em bài này! Cám ơn mọi người nhiều!

 




#378162 Cho hình chóp S.ABC có SA=AB=SC=AB=AC=a

Đã gửi bởi longkgb on 16-12-2012 - 21:51 trong Hình học không gian

1/Hình chóp tam giác S.ABC có SA=SB=SC=AB=AC=a; BC=$a\sqrt{2}$. Tính góc giữa 2 véc tơ $\underset{AB}{\rightarrow} và \underset{SC}{\rightarrow}$
2/Cho tứ diện ABCD, tam giác ABC,ABD là tam giác đều. Chứng minh $AB \perp CD$
Nhờ mọi người hướng dẫn em 2 bài này! Cám ơn mọi người nhiều!



#374641 Tìm 5 số hạng liên tiếp của 1 cấp số cộng.

Đã gửi bởi longkgb on 02-12-2012 - 20:46 trong Dãy số - Giới hạn

Theo C-S thì : $ 480 = a^2+b^2+c^2+d^2+e^2 \geq \frac{(a+b+c+d+e)^2}{5} =500 $ vô lý
Suy ra vô nghiệm

Cám ơn bác, thảo nào em tính không ra, trên là bác Cosi đúng không bác?



#374493 Chứng minh rằng 3 số dương a,b,c theo thứ tự lập thành 1 cấp số cộng

Đã gửi bởi longkgb on 02-12-2012 - 11:10 trong Dãy số - Giới hạn

Chứng minh rằng 3 số dương a,b,c theo thứ tự lập thành 1 cấp số cộng khi và chỉ khi
$\frac{1}{\sqrt{b}+\sqrt{c}};\frac{1}{\sqrt{a}+\sqrt{c}};\frac{1}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}$ lập thành 1 cấp số cộng
Nhờ mọi người xem giúp em bài tập này. Cám ơn mọi người nhiều!



#374492 Tìm 5 số hạng liên tiếp của 1 cấp số cộng.

Đã gửi bởi longkgb on 02-12-2012 - 11:08 trong Dãy số - Giới hạn

bài 1:
5 số đó lần lượt là a-2d, a-d, a, a+d, d+2d, với d là công sai của CSC.
theo dữ liệu đầu tiên của bài toán, ta thế các số trên vào giải ra được a=10,
tương tự thế tiếp a vào dữ liệu thứ 2 của bài toán ta tìm được d rồi suy ra 5 số đó

Bạn ơi mình làm được cái đầu ra a=10, nhưng sau đó không tìm được d vì bình phương lên thành $d^2$ thì vế phải là âm. Mong bạn chỉ dẫn giùm



#373130 Tìm 5 số hạng liên tiếp của 1 cấp số cộng.

Đã gửi bởi longkgb on 27-11-2012 - 21:08 trong Dãy số - Giới hạn

Bài 1: Tìm 5 số hạng liên tiếp của 1 cấp số cộng, biết tổng của chúng bằng 50 và tổng các bình phương của 5 số hạng đó bằng 480.

Bài 2:Chứng minh rằng 3 số dương a,b,c theo thứ tự lập thành 1 cấp số cộng khi và chỉ khi
$\frac{1}{\sqrt{b}+\sqrt{c}};\frac{1}{\sqrt{a}+\sqrt{c}};\frac{1}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}$ lập thành 1 cấp số cộng
Nhờ mọi người xem giúp em hai bài tập này. Cám ơn mọi người nhiều!



#368715 Xác định thiết diện của hình hộp khi cắt bởi $(MNP)$

Đã gửi bởi longkgb on 11-11-2012 - 15:07 trong Hình học không gian

1/ Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi G, G' lần lượt là trọng tâm tam giác ABC và A'B'C'. Một mặt phẳng $\left ( \alpha \right )$ cắt các cạnh AA', BB', CC', GG' lần lượt tại$A_{1}, B_{1}, C_{1}, G_{1}$. Chứng minh rằng:
a/ GG' song song và bằng cạnh bên của hình lăng trụ
b/ $G_{1}$ là trọng tâm tam giác $A_{1}B_{1}C_{1}$
c/ $G_{1}G' = \frac{1}{3}(A_{1}A'+B_{1}B'+C_{1}C')$
$G_{1}G = \frac{1}{3}(A_{1}A+B_{1}B+C_{1}C)$

2/2/Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Trên ba cạnh AB, DD', C'B' lần lượt lấy M, N, P không trùng các đỉnh sao cho $\frac{AM}{AB}=\frac{D'N}{D'D}=\frac{B'P}{B'C'}$
a/ chứng minh (MNP) //(AB'D')
b/ Xác định thiết diện của hình hộp khi cắt bởi (MNP)
___
NLT: Chú ý cách đặt tiêu đề !



#302475 Viết phương trình đường thẳng để tạo 1 tam giác cân

Đã gửi bởi longkgb on 06-03-2012 - 12:18 trong Hình học phẳng

$d_{1}:x+2y+1=0$
$d_{2}:2x-y+3=0$
$d_{1}\cap d_{2}$ ở $I(\frac{7}{5};\frac{-1}{5})$

a) Viết phương trình đường thẳng qua $d_{1} và d_{2}$ tại A & B sao cho $\Delta IAB$ cân ở I
b) Xác định $M\in d_{1}$ sao cho $d(M;d_{2})=\frac{\sqrt{5}}{5}$

Nhờ mọi người hướng dẫn cho em bài trên để em có thể xử lí được các bài tương tự! Cám ơn mọi người trước!



#299512 Tìm m để hàm số luôn xác định $\forall x\in R$

Đã gửi bởi longkgb on 15-02-2012 - 18:11 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

a. $y=\sqrt{x^2-2(m-1)x+3m}$
b. $y=\frac{1}{x^2+(m+1)x+3m-1}+\frac{3x^2-x}{\sqrt{mx^2+(m+3)x+m+3}}$
Nhờ mọi người hướng dẫn cho em 2 câu trên đây.Em xin cám ơn trước!



#299412 Chứng minh 1 số hệ thức lượng giác

Đã gửi bởi longkgb on 14-02-2012 - 20:42 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Mình nghĩ, như đề bài câu 2b thì không làm dc. Để làm dc như Kiên thì phải là
$$a^2 = \dfrac{b^3 + c^3 + a^3}{a + b + c}$$

Em cũng băn khoăn đoạn này lắm, có khi đề sai thật. Cám ơn mọi người đã chỉ bảo!



#299376 Chứng minh 1 số hệ thức lượng giác

Đã gửi bởi longkgb on 14-02-2012 - 16:11 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

BT1: chứng minh các hệ thức sau:
a. $cotA + cotB + cotC = \frac{a^2+b^2+c^2}{abc}R$
b. $(b^2-c^2)cot A = a(c.cos C - b.cosB)$
c. $sin A.cos A + sin B.cos B + sin C.cos C=2sinA.sinB.sinC$ (tam giác ABC nhọn)

BT2: $\Delta ABC$ có gì đặc biệt nếu:
a. $sinA.cosB +sinB.cosA=\frac{1}{2}$
b. $a^2=\frac{b^3+c^3-a^3}{b+c+a}$
(a: BC, b: AC, c:AB)
Nhờ mọi người xem hộ em mấy bài này và cho em phương hướng giải quyết khi gặp dạng này với ạ! Em xin cám ơn trước!



#278728 Hình giải tích

Đã gửi bởi longkgb on 12-10-2011 - 21:42 trong Hình học phẳng

Bài 2 mỗi bác ra 1 kiểu nhỉ? Lần trước em hỏi thì 1 bác bảo là n(n-1), 1 lại là bình phương gì đó. Em thấy bài trên dễ hiểu hơn thật!



#278668 Hình giải tích

Đã gửi bởi longkgb on 12-10-2011 - 17:10 trong Hình học phẳng

Bài 1:Cho 3 điểm M(1;1), N(2;3), P(-1;4) lần lượt là trung điểm của AB, BC, của$\small \Delta ABC$. Tìm tọa độ 3 đỉnh của tam giác. Chứng minh $\small \Delta ABC$ và $\small \Delta ABC$ có trọng tâm trùng nhau
Bài 2: Từ n điểm phân biệt dựng được bao nhiêu vectơ $\small \neq$ vectơ $\small \vec{0}$. ; n $\small \epsilon$ N*, n$\small \geq$2.

Mong mọi người giúp đỡ ! Cám ơn nhiều!



#276924 Hình 10

Đã gửi bởi longkgb on 24-09-2011 - 14:41 trong Hình học phẳng

Từ n điểm phân biệt dựng được bao nhiêu vectơ khác vectơ 0. n thuộc N*, n>=2.
Nhờ các bác xem hộ và cho em phương hướng xử lí những loại bài như thế này. Cám ơn các bác !
( Sao em gõ công thức theo hướng dẫn mà không được ạ, mọi người chỉ giúp em với!)