Đến nội dung

Hoa Hồng Lắm Gai nội dung

Có 54 mục bởi Hoa Hồng Lắm Gai (Tìm giới hạn từ 25-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#500547 Tìm max, min của $6a+7b+2006c$

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 21-05-2014 - 17:57 trong Bất đẳng thức và cực trị

 $\left\{\begin{matrix} a+2b-4c=-2\\2a-b+7c=11 \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} \frac{411}{2}(a+2b-4c)=-411\\ 404(2a-b+7c)=4444 \end{matrix}\right.$


             $\left\{\begin{matrix} \frac{-794}{3}(a+2b-4c)=\frac{1588}{3}\\\frac{406}{3}(2a-b+7c)=\frac{4466}{3} \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow 6a-\frac{1944b}{3}+2006c=2018$

$

cách làm ntn để ra hướng làm ntn ạ?




#493204 chứng minh $\sqrt[3]{a^3+2}+\sqrt[3]{b^3+2...

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 15-04-2014 - 22:15 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ờ thế thì bài thiếu đk $a>0$ rồi, vì nếu thay $a=-2$ vào thì không đúng

Mình sửa đề rồi đó bạn. Bạn có thể hướng dẫn giúp mình chứng minh bất đẳng thức Holder cho 2,3 số đc k?




#493142 chứng minh $\sqrt[3]{a^3+2}+\sqrt[3]{b^3+2...

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 15-04-2014 - 20:33 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c $\in$ $R+$

Chứng minh $a^3+2\geq \frac{1}{9}(2+a)^3$

từ dó chứng minh
$\sqrt[3]{a^3+2}+\sqrt[3]{b^3+2}+\sqrt[3]{c^3+2} \geq \frac{1}{\sqrt[3]{9}}(a+b+c+6)$

 




#492507 Tìm vị trí của H trên cung MN để CN =CE

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 12-04-2014 - 20:26 trong Hình học

Cho (O;R) đường kính MN. H là điểm bất kỳ trên cung MN. C là điểm chính giữa cung HM nhỏ. tiếp tuyến của (O) ở M cắt HN ở E. MC cắt NE ở B; HM cắt NC ở D. Tìm vị trí của H trên cung MN để CN=CE




#486081 $\begin{cases} x^2+y^2\leq 4 & x^3+y^3\ge...

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 06-03-2014 - 21:41 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải hệ phương trình

$\begin{cases}
x^2+y^2\leq 4
 &  x^3+y^3\geq 8
\end{cases}$




#485829 Giải phương trình nghiệm nguyên dương. $$(x+y)^3=(x-y-6)^2$...

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 04-03-2014 - 19:29 trong Số học


 

$\star)$  Nếu $x \geq y+6$ $\Rightarrow x+y>x-(y+6) \geq 1$. Phương trình vô nghiệm

Bạn nói rõ hơn chỗ này đc ko?




#483019 Tìm a để phương trình có nghiệm duy nhất

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 13-02-2014 - 23:43 trong Đại số

Cho phương trình: |x-a|+|2x-a|=x

Tìm a để phương trình có nghiệm duy nhất




#483008 CM: HM=HN

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 13-02-2014 - 22:45 trong Hình học

Cho tam giác ABC nhọn, đường cao BD, CE cắt nhau ở H (D thuộc AC; E thuộc AB). Lấy I là trung điểm BC. Qua H kẻ đường thẳng vuông góc với HI cắt AB, AC ở M, N. CM: HM=HN




#483006 Tìm min, max của P= $x\sqrt{1+y}+y\sqrt{1+x...

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 13-02-2014 - 22:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho 2 số thực không âm x,y thỏa mãn điều kiện; x+y=1

. Tìm min, max của P= $x\sqrt{1+y}+y\sqrt{1+x}$




#479203 Đề thi thử chuyên KHTN (vòng 1+2) năm 2014

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 26-01-2014 - 19:14 trong Tài liệu - Đề thi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN                                                              ĐỀ THI THỬ LỚP 9 NĂM 2014

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN                                                                            MÔN: toán (Vòng 2- Đợt 1)

                                                                                                                      Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu I (3 điểm):

1. Giải phương trình:

$\sqrt[3]{2x-1}+\sqrt[3]{5x+3}=2+\sqrt[3]{10x^2+x-3}$

 

2. Giả sử $x_1, x_2; x_3$ là 3 nghiệm của phương trình $x^3-8x+3=0$. CMR:

$x_1^3+x_2^3+x_3^3=3x_1x_2x_3$

 

Câu II (3 điểm):

1. CMR: Nếu $a^2+4b^2-2ab$ chia hết cho 11 thì $4a^3-b^3$ chia hết cho 11

2. Với a,b là các số thực dương thỏa mãn a+b $\leq 2$. Tính Max của biểu thức:

 $P= \sqrt{a(b+3)}+\sqrt{b(a+3)}$

 

Câu III (3 điểm): Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O). AD là đường kính của (O). M,N thuộc BC sao cho OM//AB, ON//AC. DM cắt AB ở E. DN cắt AC ở F.

1. CMR: EF đi qua trực tâm H của tam giác ABC.

2. Gọi DM, DN lần lượt cắt (O) tại P,Q khác D. CMR: BC=DP=DQ

 

Câu IV (1 điểm): Cho a,b,c là các số thực dương. CMR:

$\frac{a^2}{b^2+c^2}+\frac{b^2}{a^2+c^2}+\frac{c^2}{a^2+b^2}\geq \frac{12abc}{(a+b)(a+c)(b+c)}$




#478993 Đề thi thử chuyên KHTN (vòng 1+2) năm 2014

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 25-01-2014 - 18:31 trong Tài liệu - Đề thi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN                                                              ĐỀ THI THỬ LỚP 9 NĂM 2014

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN                                                                            MÔN: toán (Vòng 1- Đợt 1)

                                                                                                                      Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu I (3 điểm):

1. Giải hệ phương trình

$\left\{\begin{matrix}
 & x^2+y^2+xy=3 & \\
 & (x+y)(xy+3) =8&
\end{matrix}\right.$

 

2. Giả sử x,y,z là 3 số hữu tỉ dương thỏa mãn x+y+z=1. CMR: $\sqrt{(x+yz)(y+xz)(z+xy)}$ là số hữu tỉ

 

Câu II (3 điểm)

1. Tìm số nguyên dương n nhỏ nhất sao cho n! chia hết cho 18700.

2. x,y là 2 số thực thoả mãn $x^2+2y^2=1$. tìm Min của biểu thức:

$P= \dfrac{x^4}{1+2y^2}+ \dfrac{4y^4}{1+x^2}$

 

Câu III (3 điểm): Cho tam giác ABC nội tiếp (o) với AB<AC. Phân giác góc BAC cắt (O) tại D khác A. Gọi E là điểm đối xứng với B qua AD.

1. Gọi BE cắt đường thẳng qua D vuông góc với AC ở F. CMR: F thuộc (O)

2. Gọ DG là đường kính của (O). CMR: EG đi qua trung điểm của AF
3. Gọi AD giao với BE ở M. FD giao với EC ở N. GE cắt (o) tại P khác G. CMR: 4 điểm M,E,N,P cùng thuộc 1 đường tròn

 

Câu IV: Có bao nhiêu số nguyên dương nhỏ hơn hoặc bằng 2001 là bội của 3 hoặc 4 (không là bội của 12) và không là bội của 5.




#477129 Tìm Min: $\sqrt{\frac{AM}{MP}}+...

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 13-01-2014 - 21:40 trong Hình học

1. Cho tam giác. ABC không cân, BD và CE là hai đường phân giác trong của. góc. B và góc C cắt nhau tại I sao cho ID=IE.

a. Tính $\widehat{BAC}$

b, CMR: $\frac{3}{AB+AC+BC}=\frac{1}{AB+BC}+\frac{1}{AC+BC}$

 

 

2.Cho tam giác ABC và M là một điểm bất kỳ trong tam giác. Các tia AM, BM, CM cắt các cạnh BC, AC, AB tại P, Q, R. Tìm Min:

 

$\sqrt{\frac{AM}{MP}}+\sqrt{\frac{BM}{MQ}}+\sqrt{\frac{CM}{MR}}$

 

 

 

 




#396650 Chứng minh rằng: $A \vdots B$

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 14-02-2013 - 20:28 trong Đại số

1/ A=$x^{99}+x^{88}+.....+x^{11}+1$
B=$x^{9}+x^{8}+.....+x+1$
Chứng minh rằng: $A \vdots B$
2/ Tìm GTNN , và giá trị x,y để đạt GTNN đó :
C= $x^{2}+(x+4)^{2}+(x+y)^{2}+(y-x)^{2}$


$x^{9}+x^{8}+...+1= x^{9}+x^{8}+.....+x+1$
$x^{10}+...+x^{19}= x^{10}(x^{9}+x^{8}+.....+x+1 )$
$x^{20}+...+x^{29}= x^{20}(x^{9}+x^{8}+.....+x+1 )$
$x^{30}+...+x^{39}= x^{30}(x^{9}+x^{8}+.....+x+1 )$
.....
$x^{90}+...+x^{99}= x^{90}(x^{9}+x^{8}+.....+x+1 )$

Cộng vế với vế của các đẳng thức:
A=$x^{99}+x^{88}+.....+x^{11}+1= (1+x^{10}+ x^{20}+...+x^{90})(x^{9}+x^{8}+.....+x+1)= (1+x^{10}+ x^{20}+...+x^{90})B$
$đpcm$

Bài 2: C= $x^{2}+(x+4)^{2}+(x+y)^{2}+(y-x)^{2} \\= x^2+x^2+16+8x+x^2+y^2+2xy+y^2+x^2-2xy \\= 4x^2+8x+16+2y^2= (2x+2)^2+2y^2 \ge 12$
Dấu "=" xảy ra $\Leftrightarrow x=-1; y=0$



#396579 $2x^2 + y^2 - xy - 4x - 2y + 6 > 0$

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 14-02-2013 - 19:16 trong Bất đẳng thức và cực trị

CMR với mọi $x, y, z$ ta có:
a, $2x^2 + y^2 - xy - 4x - 2y + 6 > 0$
b, $x^4y^2 - 4x^3y + 2(y^2 + 2)x^2 + 4xy + y^2 \geq 0$
c, $x^2 + 2y^2 + z^2 + 2xy - xz - 2yz - 2x - 2 > 0$
Cảm ơn mọi người trước.


a, $2x^2 + y^2 - xy - 4x - 2y + 6 \\= (x^2+ \frac{1}{4}y^2-xy) -2(x-\frac{1}{2}y)+1+(x^2-2x+1)+\frac{3}{4}(y^2 - 4y+4)+1 \\= (x-\frac{1}{2}y-1)^2+ (x-1)^2 + \frac{3}{4}(y-2)^2+1 > 0 $



#392160 CMR: QE//NH

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 31-01-2013 - 22:51 trong Hình học

Cho hình thang MNPQ (MN//PQ). Điểm E tùy ý trên NP. Từ P kẻ PH//ME (H $\in$ MQ). CMR: $HN//QE$

Bài toán dùng định lí Ta lét để CM ạ :D



#373681 Tìm Min của các phân thức a,$\frac{x^2+1}{x^2-x+1...

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 29-11-2012 - 14:54 trong Đại số

Tìm Min của các phân thức sau:
a,$\frac{x^2+1}{x^2-x+1}$
b,$\frac{5x^2+21}{x^2+3}$
c,$\frac{5x^2-30x+53}{x^2-6x+10}$


Cô em giao về nhà 3 phần này nhưng em chỉ tìm được max của cả 3 phần chứ không tìm được min. Mọi người có thể hướng dẫn e cách tìm min của 3 phần này theo cách lớp 8 được không ạ :D



#366255 Rút gọn biểu thức sau: $A=108.(13^{2012}+13^{2011}+....

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 31-10-2012 - 22:55 trong Số học

Rút gọn biểu thức sau: $A=108.(13^{2012}+13^{2011}+......+13^2+14)+9$

Em ra k quả là $9.13^{2013}$ nhưng không chắc lắm, nhờ mọi người xem lại hộ ^^



#356404 Sách ôn thi vào chuyên Toán

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 24-09-2012 - 20:33 trong Kinh nghiệm học toán

Tình hình là em định mua sách để ôn thi vào lớp 10 chuyên toán KHTN. Seach "chuyên môn toán" thì nó hiện ra 4 quyển sách này , thực sự e đang rất phân vân không biết mua quyển nào vì mỗi quyển đều có ưu nhược riêng. Mua hết cũng không được vì nhiều đề giống nhau :D. Mọi người có thể tư vấn giúp e nên mua quyển nào thì hơn (có thể không nằm trong 4 quyển e đưa ra cũng đc :D)

- QUyển Tuyển chọn đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn toán - NXB Hà Nội: Gồm 88 đề của tất cả các trường, tất cả các tỉnh và vài đề là những đề dành cho toàn bộ HS thi vào trg :|

- QUyển Giới thiệu đề thi tuyển sinh THPT chuyên môn toán: 54 đề

- QUyển Đề thi tuyển sinh THPT chuyên môn toán (1991 - 2008): Gồm 31 đề (Cả vòng 1 và vòng 2 của trường Ams và ĐHSP)

-QUyển Tuyển chọn đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Toán: 54 đề (từ năm 2000 -> 2010), tất cả đều là đề của vòng 2

Ảnh bìa mấy quyển sách đây ạ :(
http://desmond.image...jpg&res=landing



#353926 CM $3^{2^{4n+1}}+2\vdots 11$ với mọi n...

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 13-09-2012 - 20:24 trong Số học

CM $3^{2^{4n+1}}+2\vdots 11$ với mọi n$\epsilon \mathbb{N}$


Một cách khác :D
$2^{4n+1} \equiv 16^n.2 \equiv 2$ (mod 5)
$\to 2^{4n+1}= 5k+2$ ($k \in N$)
Ta có $3^{2^{4n+1}}+2 \equiv 3^{5k+2}+2 \equiv 243^{k}.9+2 \equiv 0$ (mod 11)
Vậy $3^{2^{4n+1}}+2 \vdots 11$



#352181 Hỏi: còn lại thùng nào? giá mỗi kg dầu? giá mỗi kg dấm?

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 04-09-2012 - 22:09 trong Các dạng toán khác

Một cửa hàng có 6 thùng đựng dầu hoặc dấm, trên thùng có ghi lượng dầu hoặc dấm tính bằng kg: 8; 13; 15; 17; 19; 31. Giá một kg dầu gấp đôi giá một kg dấm.Một khách hàng mua năm thùng, số tiền mua dầu và số tiền mua dấm đều bằng 560 000 đồng. Hỏi: còn lại thùng nào? giá mỗi kg dầu? giá mỗi kg dấm?


Với cùng 1 số tiền mà giá một kg dầu gấp đôi giá một kg dấm nên số dấu mua được bằng 1 nửa số dấm mua được. Như vậy số dầu và dấm đã bán chia hết cho 3
Tổng số dầu và dấm trong 6 thùng là 103 kg chia 3 dư 1 nên thùng còn lại có khối lượng là 1 số chia 3 dư 1. Trong số 6 thùng, các thùng 13 kg, 19 kg, 31 kg là có khối lương chia 3 dư 1

+ nếu thùng còn lại là 13 kg thì số dầu và dấm bán được là 90 kg. ta tính được số dầu bán được là: 30kg.Trong số 5 thùng còn lại không có thùng nào có tổng khối lượng bằng 30kg.

+ LL tương tự thấy thùng còn lại ko thể là 31 kg. vậy thùng còn lại là 19 kg. Số dầu bán đc là: 28 kg. Giá tiền 1 kg dầu là: 560 000: 28 =20000(đ)
Giá tiền 1 kg dấm là: 560000: (28.2)= 10000 (đ)



#350801 CMR: $abc=1$ hoặc $abc= -1$

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 29-08-2012 - 22:37 trong Đại số

Cho a,b,c là 3 số đôi một khác nhau và khác 0 , thỏa mãn : $a + \frac{1}{b} = b+ \frac{1}{c} = c + \frac{1}{a}$
CMR: $abc=1$ hoặc $abc= -1$



#340634 Chứng minh $\angle HAD = \frac{1}{2} (...

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 26-07-2012 - 22:11 trong Hình học

Cho tam giác ABC có $\angle$ C < $\angle$ B <90 (hai góc đều nhọn) và có đường phân giác AD, đường cao AH. Chứng minh: $\angle HAD = \frac{1}{2} (\angle B + \angle C)$


Theo em thì bạn ấy chép sai đề. Đề đúng sẽ phải là: $\angle HAD = \frac{1}{2} (\angle B - \angle C)$

$\angle ADB$ là góc ngoài tại đỉnh D của $\Delta ADC$ nên

$\angle ADB= \angle DAC + \angle C = \frac{\angle BAC}{2} + C $

$=\frac{180^o- \angle B-\angle C }{2} + \angle C= 90^o-\frac{ \angle B }{2} -\frac{\angle C }{2} + \angle C= 90^o-\frac{ \angle B }{2} +\frac{\angle C }{2} $

$\Delta AHD$ vuông ở H có

$\angle ADB+ \angle HAD=90^o $. Hay $90^o-\frac{ \angle B }{2} +\frac{\angle C }{2}+ \angle HAD=90^o$

$\Rightarrow \angle HAD=90^o-90^o+\frac{ \angle B }{2} -\frac{\angle C }{2}=\frac{ \angle B }{2} -\frac{\angle C }{2}= \frac{1}{2} (\angle B - \angle C)$ (đpcm)



#340618 Cho tam giác $ABC$, có trung tuyến là $AM$, phân giác là...

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 26-07-2012 - 21:39 trong Hình học

Hình đã gửi


a, Vì AH vừa là đường cao, vừa là đường phân giác góc A của tam giác AEF nên tam giác AEF cân tại A(đpcm).

b, Vì BM=MC mà MF//BK suy ra KF=FC(đpcm).

c, Vì tam giác AEF cân tại A mà BK// EF, dễ dàng CM được: AB=AK.
Ta có: AB+AC=AK+(AK+KF+FC)=2AK+2KF=2(AK+KF)=2AF=2AE suy ra đpcm.


Bạn có thể giải thích rõ hơn chỗ này hộ mình ko nhỉ :)



#332525 $\left ( n+1 \right )\left ( n+2 \right )\left...

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 06-07-2012 - 14:42 trong Số học

b. $4^{2n}-3^{2n}-7\vdots 168$ với $n\geq 1$



$4^{2n}-3^{2n}-7 \equiv 1^{2n}-0- 1 \equiv 1-0-1 \equiv 0$ (mod 3)

$4^{2n}-3^{2n}-7 \equiv 16^{n}-9^n-7 \equiv 2^n-2^n-0 \equiv 0$ (mod 7)

$4^{2n}-3^{2n}-7 \equiv 16^{n}-9^n-7 \equiv 0-1^n-(-1) \equiv -1+1 \equiv 0$ (mod 8)

Như vậy: $4^{2n}-3^{2n}-7 \vdots 3;8;7 $. mà $(3,7,8)=1; 3.7.8=168$

Vậy $4^{2n}-3^{2n}-7\vdots 168$ với $n\geq 1$ (đpcm)



#332522 CMR:$\left ( 6^{2n+1}+5^{n+2} \right )\vdots 31$ với...

Đã gửi bởi Hoa Hồng Lắm Gai on 06-07-2012 - 14:28 trong Số học

CMR:$( 6^{2n+1}+5^{n+2} )\vdots 31$ với mọi $n\epsilon N$


Chưa ai giải theo đồng dư nhỉ :">

$6^{2n+1}+5^{n+2} \equiv 36^{n}.6+5^{n}.25 \equiv 5^{n}.6+5^{n}.25 \equiv 5^{n}.(6+25) \equiv 5^{n}.31 \equiv 0$ (mod 31)


~~~> đpcm