Đến nội dung

ChuDong2008 nội dung

Có 119 mục bởi ChuDong2008 (Tìm giới hạn từ 21-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#501847 CMR: AO vuông góc với ED

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 26-05-2014 - 21:36 trong Hình học

Gọi I, K thứ tự là các điểm đối xứng của trực tâm H của tam giác ABC qua các cạnh AB, AC.

Có I, K thuộc (O) và DE là đường trung bình của tam giác HIK $\Rightarrow DE//IK$.

Có tứ giác BCDE nội tiếp, suy ra $\measuredangle DBE=\measuredangle DCE$

Xét (O), có $\measuredangle DBE=\measuredangle DCE$, suy ra 2 cung AI; AK bằng nhau.

suy ra OA vuông góc với IK. suy ra OA vuông góc với DE.




#500947 Tìm Min S

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 23-05-2014 - 14:40 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm Min S với $S=\frac{a}{b+c-a}+\frac{4b}{c+a-b}+\frac{9c}{a+b-c}$

trong đó a,b,c là 3 cạnh của một tam giác.




#487871 Tính các góc của tam giác ABC

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 19-03-2014 - 21:51 trong Hình học

Cho tam giác ABC. Vẽ về phía ngoài tam giác ABC hai tam giác đều ABF và ACE và một tam giác cân BCD có gó BDC bằng $120^0$. Chứng minh DA vuông góc FE.




#486881 Tính các góc của tam giác ABC

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 14-03-2014 - 22:55 trong Hình học

Cho tam giác ABC có $\angle BAC=105^{0}$, biết trung tuyến BD cắt tia phân giác góc C tại K và $KB = KC$. Tính các góc của tam giác ABC.




#486798 Tìm số nguyên tố p

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 14-03-2014 - 17:24 trong Số học

Tìm số nguyên tố p thỏa mãn: $\frac{p+1}{2}$ và $\frac{p^2+1}{2}$ là các số chính phương.




#389152 Tìm số nguyên tố $p$ để $4p+1$ là số chính phương?

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 22-01-2013 - 21:45 trong Số học

Tìm số nguyên tố $p$ để $4p+1$ là số chính phương?


Có 4p+1 là 1 số chính phương lẻ nên $4p + 1 = 8k+1$ suy ra $p=2k$, p nguyên tố, suy ra p = 2.



#384320 CMR: $31.32.33.....60 - 1.2.3.4......30$ chia hết cho 61?

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 06-01-2013 - 22:31 trong Số học

CMR: $31.32.33.....60 - 1.2.3.4......30$ chia hết cho 61?



#380181 Tìm Max P = $a^{-1}+b^{-1}+c^{-1}$

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 24-12-2012 - 22:11 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c là các số dương và $ a+b+c = 1$
Tìm giá trị lớn nhất của $P=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}$



#363090 Tìm số dư của phép chia $x^{100}$ cho $(x-1)^{2...

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 19-10-2012 - 20:12 trong Đại số

Đặt $ x - 1 =t $ có $ x = t +1$
Suy ra: $ x^{100} = (t+1)^{100}$
Theo công thức khai triển nhị thúc Newton có:
$ (t+1)^{100} = 1^{100}+ 100.1^{99}.t + 100.99/2. t^2 + ......$ chia $t^2$ dư $1+100t$
vậy chia $x^{100}$ cho $(x-1)^{2}$ dư $100x - 99$



#316077 Chứng minh: $(1+\frac{a}{b})(\frac{a}{b}-\frac{b}{a})=1;...

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 12-05-2012 - 22:25 trong Hình học

Cho tam giác ABC cân tại A, có AB = AC = b; BC = a. Có đường phân giác BD cắt AC tại D sao cho tam giác BAD cân tại B.
Chứng minh: $(1+\frac{a}{b})(\frac{a}{b}-\frac{b}{a})=1;$



#315589 CMR: $\frac{10a}{1+a^{2}} + \frac{10b}{1+b^{2}} +\frac{1...

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 10-05-2012 - 13:47 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 4 Cho a,b,x,y là những số thực thỏa mãn

$\left\{\begin{matrix} & \frac{x^{4}}{a} +\frac{y^{4}}{b} &=\frac{1}{a+b} \\ & x^{2} +y^{2}&=1 \end{matrix}\right.$

Chứng minh rằng:

$\frac{x^{2012}}{a^{1006}}+\frac{y^{2012}}{y^{1006}}=\frac{2}{(a+b)^{1006}}$

Ta có: $ (x^2+y^2)^2 = 1$ nên $\frac{x^{4}}{a} +\frac{y^{4}}{b} = \frac{x^4+2x^2y^2+y^4}{a+b} $
Chuyển vế và quy đồng, khử mẫu ta được:
$(bx^2-ay^2)^2 = 0$
Suy ra: $ bx^2 = ay^2$ hay $\frac{x^2}{a}=\frac{y^2}{b}=\frac{x^2 +y^2}{a+b}=\frac{1}{a+b}$
Suy ra:
$\frac{x^{2012}}{a^{1006}}=\frac{y^{2012}}{y^{1006}}=\frac{1}{(a+b)^{1006}}$
Suy ra ĐPCM.



#315523 Cho a, b, c là 3 số dương và $ a+ b+c =1 $. Chứng minh:

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 10-05-2012 - 07:16 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a, b, c là 3 số dương và $a + b + c =1$ . Chứng minh:
$\frac{10a}{a^2+1}+\frac{10b}{b^2+1}+\frac{10c}{c^2+1}\leqslant 9;$



#309216 Tìm các chữ số a, b, c.

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 09-04-2012 - 17:28 trong Số học

Tìm các chữ số a, b, c biết:
$\overline{abc}\vdots 7$ và $ (a+b+c) \vdots 7 $.



#306291 Tính R=?

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 25-03-2012 - 15:02 trong Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp (O;R) và ngoại tiếp (I). Biết I nằm trên đường tròn đi qua B, O, C và BC = 4cm. Tính R?



#304004 Tính $ a^4 + b^4$

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 13-03-2012 - 20:28 trong Đại số

Tính $ a^4 + b^4$, biết a và b là nghiệm của hệ:
$\left\{\begin{matrix} x+y =4& & \\ (x^2+y^2)(x^3+y^3)&=280 & \end{matrix}\right.$



#303999 Tìm vị trí điểm M để $S_{AMH}$ lớn nhất.

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 13-03-2012 - 20:20 trong Hình học

Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB, M là điểm thuộc nửa đường tròn. Gọi H là hình chiếu của M trên AB. Tìm vị trí điểm M để $S_{AMH}$ lớn nhất.



#303994 Tính $\widehat{AIM}$

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 13-03-2012 - 20:15 trong Hình học

Cho tam giác ABC vuông cân tại A, M là điểm thuộc cạnh AC, Kẻ tia Ax vuông góc BM cắt BC tại H, Gọi H là trung điểm của CK, kẻ KI vuông góc với BM cắt AB tại I. Tính $\widehat{AIM}$.



#301994 Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: $3x+4y$

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 03-03-2012 - 11:16 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: $3x+4y$, biết:
$ x^2 + y^2 = 14x+6y+6$.



#300949 tính số đo của \wedge BAC

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 25-02-2012 - 17:51 trong Hình học

các đường giác AD, CE của các góc ở đáy của tam giác cân ABC cắt nhau ở O, tâm I của đường tròn ngoại tiếp tam giác ODC nằm trên AC. tính số đo góc BAC?

Gọi giao điểm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ODC với AC là K.
Có KC là đường kính, CO là phân giác nên hai cung OK, OD bằng nhau.
Tam giác BAC cân tại B nên 2 góc OAK và OCK bằng nhau. Mà OCK là góc nội tiếp, OAK là góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn, do đó $ sđ DC - sđ OK = sđ OK $.
Vậy $ sđ DC = 2 sđ OK = 2 sđ OD = sđ DK $.
Suy ra D là chính giữa cung KC, hay góc DCK = 45 độ.
Vậy góc ABC = 90 độ.
( thông cảm, m ko tìm thấy kí hiệu cung)



#300945 CMR:$\frac{BC}{IA}=\frac{CA}{IB}+\frac{AB}{IC}$

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 25-02-2012 - 17:26 trong Hình học

Cho tam giác ABC . M , N là trung điểm CA , CB .I là giao điểm của tia NM với đường tròn ngoại tiếp
tam giác ABC .CMR:$\frac{BC}{IA}=\frac{CA}{IB}+\frac{AB}{IC}$

Gọi G là giao điểm của AC và BI.
Có: $\frac{BC}{IA}=\frac{GC}{GI}$ và $\frac{AB}{IC}=\frac{GA}{GI}$
Suy ra: $\frac{BC}{IA}- \frac{AB}{IC}=\frac{GC-GA}{GI}=\frac{2GM}{GI}$;
Mà MI // AB nên $\frac{GM}{GI}=\frac{GA}{GB}=\frac{GM+GA}{GI+GB}=\frac{AM}{IB}$
suy ra: $\frac{2GM}{GI}=\frac{2AM}{IB}$.
Vậy: $\frac{BC}{IA}=\frac{CA}{IB}+\frac{AB}{IC}$



#298964 Tính AD.

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 11-02-2012 - 21:06 trong Hình học

Cho tam giác ABC cân tại A, có trực tâm H, AH = 14cm; HB = HC = 30cm. Gọi D là trung điểm của BC, tính AD.
( Đây là một bài toán thi Olympic.vn, có nhiều lời giải, nhưng m thấy chưa hợp lý, vì dài dòng, mất thời gian)



#297860 Cho (O) và dây AB ....

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 02-02-2012 - 22:05 trong Hình học

a) Gọi giao điểm của CE với (O) là J. Có J là điểm chính giữa cung AB, và cung CJ bằng tổng 2 cung CB và AJ. Khi đó JCM là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây chắn cung CJ, CEM là góc có đỉnh bên trong đường tròn, do đó 2 góc này bằng nhau, vậy nên tam giác MEC cân tại M, suy ra MC=MD, vậy ME=MD=MC.
b)

( m bận, mai trả lời tiếp, xin lỗi nha! )



#297696 Chứng minh rằng nếu $x,y$ là các số nguyên dương thỏa mãn phương tr...

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 01-02-2012 - 17:17 trong Số học

Chứng minh rằng nếu $x,y$ là các số nguyên dương thỏa mãn phương trình $$x^5+y^5=2x^2y^2$$ thì $1-xy$ là số chính phương.

Chia 2 vế cho $x^2y^2$ có
$\frac{x^5+y^5}{2x^2y^2}=1$.
Bình phương hai vế có:
$\frac{x^{10}+y^{10}+2x^5y^5}{4x^4y^4}=1$.
Suy ra $ 1 -xy = \frac{x^{10}+y^{10}+2x^5y^5}{4x^4y^4}-xy = \frac{x^{10}+y^{10}-2x^5y^5}{4x^4y^4} = (\frac{x^5-y^5}{2x^2y^2})^2$



#297691 Tìm giá trị nhỏ nhất $ sin ^{4} x + cos^{4} x $

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 01-02-2012 - 17:08 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm giá trị nhỏ nhất của các biểu thức: ( Lấy trên Violympic)
a) $ sin ^{4} x + cos^{4} x $;
b) $ sin ^{6} x + cos^{6} x $;



#297690 Tìm Min $Q=\frac{x+8}{\sqrt{x}+1}$

Đã gửi bởi ChuDong2008 on 01-02-2012 - 17:01 trong Bất đẳng thức và cực trị

Có $ Q= \frac{x-1+9}{\sqrt{x}+1}=\sqrt{x}-1+ \frac{9}{\sqrt{x}+1}=\sqrt{x}+1+ \frac{9}{\sqrt{x}+1}-2$
Áp dụng BĐT Côsi có
$ Q \geq 2.3-2 = 4$, Dấu " = " xảy ra nếu $ \sqrt{x} + 1 = 9 $ hay $ x = 4$.
.......