Đến nội dung

MIM nội dung

Có 386 mục bởi MIM (Tìm giới hạn từ 26-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#490867 Thi thử toán khối D Quốc Học Huế 2014 lần 2

Đã gửi bởi MIM on 05-04-2014 - 20:37 trong Thi TS ĐH

I. PHẦN CHUNG

Câu 1: Cho hàm số $y=x^3-3mx^2+2(1)$

a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ ĐTHS đã cho khi $m=1$.

b) Tìm $m\in \mathbb{R}$ để ĐTHS (1) có 2 điểm cực trị và đường thẳng đi qua hai điểm cực trị tạo với trục Ox một góc $\varphi$ sao cho $cos\varphi=\frac{1}{\sqrt{5}}$

 

Câu 2: Giải phương trình $sinx+sin5x=2cos^2(\frac{\pi}{4}-x)-2cos^2(\frac{\pi}{4}+2x)$$sinx+sin5x=2cos^2(\frac{\pi}{4}-x)-2cos^2(\frac{\pi}{4}+2x)$

 
Câu 3: Gỉai phương trình $\sqrt{2x+1}+\sqrt[4]{2x-1}=\sqrt{x-1}+\sqrt{x^2-2x+3}$
 
Câu 4: Cho (H) là hình phẳng giới hạn bởi các đường $y=(2x-1)\sqrt{lnx},y=0,x=e$. Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay hình (H) quanh trục Ox
 
Câu 5: Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình thoi. Biết rằng tứ diện SABD là tứ diện đều cạnh a. Tính theo a thể tích $S.ABCD$ và $d(BD;SC).$
 
Câu 6: Cho x và y là hai số thực dương thay đổi sao cho $log_2(x+y)=3+log_2x+log_2y$
Tìm giá trị nhỏ nhất của $P=\frac{\sqrt{3^{2x}+3^{-2y}}}{3^{x+1}+3^{-y}}$
 
II. PHẦN RIÊNG
Câu 7a: Trong mp Oxy cho hình thoi ABCD có $BD=2AC, H(2;-1),$ phương trình $BD: x-y=0$. Gọi M là trung điểm CD. Gỉa sử H là hình chiếu vuông góc của A trên BM. Viết phương trình AH
 
Câu 8a: Trong không gian tọa độ Oxyz cho mp $(P):2x-2y+z-7=0$ và $A(0;0;2), B(1;-1;0).$ Viết phương trình mặt cầu $(S)$ có tâm thuộc mặt phẳng $Oxy$ đi qua $A, B$ và tiếp xúc $(P)$
 
Câu 9a: Có hai hộp A và B đựng các cây viết. Hộp A gồm 5 cây viết màu đỏ và 6 cây xanh. Hộp B gồm 7 cây màu đỏ và 8 cây xanh. Lấy ngẫn nhiên cùng một lúc từ mỗi hộp ra một cây viết. Tính xác suất sao cho hai cây viết được lấy ra có cùng màu.
 
 
Câu 7b: Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho hình thang cân $ABCD$ có AD và BC là hai đáy, $AB=BC=5.$ Biết rằng $E(2;1)$ thuộc cạnh $AB, F(-2;-5)$ thuộc đường thẳng AD và phương trình đường thẳng $AC:x-3y-3=0.$ Tìm tọa độ $A,B$
 
Câu 8b: Trong không gian tọa độ Oxyz cho đường thẳng $\Delta :\frac{x-1}{2}=\frac{y-2}{1}=\frac{z}{-1}$ và mặt cầu $(S):(x-3)^2+(y-2)^2+(z+1)^2=25$. Tìm tọa độ A trên đường thẳng $\Delta $ và B trên (S) sao cho A,B đối xứng qua trục Ox
 
Câu 9b: Tìm số phức z biết $z.\overline{z}=2$ và $|\overline{z}-1|^2-z$ là một số thuần ảo 



#417465 ĐỀ KT HỌC KÌ II TRƯỜNG QUỐC HỌC HUẾ 2012-2013

Đã gửi bởi MIM on 09-05-2013 - 17:36 trong Thi tốt nghiệp

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012-2013

MÔN TOÁN- LỚP 11 CHUYÊN TOÁN

Thời gian: 90 phút

I. GIẢI TÍCH

 

Câu 1. (2 điểm) Cho hàm số $y=\frac{2x}{x+2}$

1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số.
2. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị $(C),$ biết rằng tiếp tuyến này song song với đường thẳng $y=4x+2013$
 
Câu 2. (2 điểm)
1. Tìm cực trị của hàm số $y=cos2x-2cosx+1$
2. Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$ để phương trình $m\sqrt{2x^2+9}=x+m$ có hai nghiệm phân biệt.
 
Câu 3. (2 điểm)
1. Chứng minh rằng $tanx>x$ với mọi $x\in(0;\frac{\pi}{2})$
2. Cho $0<x<y<\frac{\pi}{2}.$ CMR $xsinx-ysiny>2(cosy-cosx).$
 
II. HÌNH HỌC
 
Câu 4. (2 điểm)
Cho lăng trụ tam giác $ABC.A_1B_1C_1$ có tất cả các cạnh đều bằng $a,$ góc tạo bởi cạnh bên và mặt đáy bằng $30^{\circ},$ hình chiếu vuông góc của điểm $A_1$ nằm trên mặt phẳng $(ABC)$ là điểm thuộc đường thẳng $BC$
1. Tính thể tích khối lăng trụ $ABC.A_1B_1C_1$
2. Tính theo $a$ khoảng cách giữa hai đường thẳng $AA_1$ và $BC$
 
Câu 5. (2 điểm)
Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình thang vuông với cạnh đáy nhỏ $AB=a,$ cạnh đáy lớn $CD=2a,$ đường cao $AD=a,$ cạnh bên $SD=a\sqrt{2}$ và $SD$ vuông góc với đáy.
1. Tính diện tích xung quanh hình chóp $S.ABCD$
2. Cho $M$ là điểm trên cạnh $AB,$ mặt phẳng $(\alpha)$ qua $M$ và vuông góc với $BD.$ Xác định thiết diện của hình chóp $S.ABCD$ cắt bởi $(\alpha).$ Thiết diện là hình gì? Đặt $AM=x(0\leq x< a).$ Tính theo $a$ và $x$ diện tích thiết diện.
 

..................

Đề dài làm không kịp câu 5 hình tính diện tích thiết diện T.T'' người ta bắt tính $S_{xq}$ lại đi tính $S_{tp},$ câu 2.2 kết luận nhầm.

RIP T.T




#414619 Cho S.ABCD có ABCD là hình thoi

Đã gửi bởi MIM on 24-04-2013 - 18:39 trong Hình học không gian



1. Cho S.ABCD có ABCD là hình thoi, I là giao điểm của AC với BD, SI vuông góc với mp (ABCD), SI=a$\sqrt{3}$, AC=4a, BD=2a

a) tính d (B; (SAD))

b) tính d (B; (SAC))

c) Gọi M trung điểm SC. Tính d (SA; MB)

 

1.d18775c4d6c150c9fe3bc4a3d476adc8_5509242

 

Ta có: $V_{SDAB}=\frac{1}{3}.SI.S_{\bigtriangleup DAB}$

$=\frac{1}{3}.a\sqrt{3}.\frac{1}{2}.2a.2a=\frac{2a^{3}}{\sqrt{3}}$

 
Do $SI\perp (ABCD)$ nên $SI\perp DI,SI\perp IA$
 
Vì vậy:
 
$SD=\sqrt{SI^2+ID^2}=2a,SA=\sqrt{SI^+IA^2}=a\sqrt{7},AD=\sqrt{ID^2+IA^2}=A\sqrt{5}$
 
Trong tam giác $SDA,$ kẻ $SH\perp AD,$ khi đó:
 
$cos(\widehat{SDA})=\frac{SA^21+DA^2-SA^2}{2.SD.AD}=...=\frac{1}{2\sqrt{5}}$
 
Mặc khác, $cos(\widehat{SDA})=cos(\widehat{SDH})=\frac{DH}{DS}\Rightarrow DH=\frac{2a}{2\sqrt{5}}=\frac{a}{\sqrt{5}}$
 
$\Rightarrow SH=\sqrt{4a^2-\frac{a^2}{5}}=a\sqrt{\frac{19}{5}}$
 
$S_{\bigtriangleup SDA}=\frac{1}{2}.SH.DA=\frac{a^2\sqrt{19}}{2}$
 
Mà $V_{BSDA}=V_{SBD}\Rightarrow \frac{2a^{3}}{\sqrt{3}}=\frac{1}{3}d(B,(SAD)).\frac{a^2\sqrt{19}}{2}\Rightarrow d(B,(SAD))=...$
 

b)$d (B; (SAC))$
Ta có $BI\perp AC,BI\perp SI\Rightarrow BI\perp (SAC)$
$\Rightarrow d (B; (SAC))=BI=a$
 
c)$d (SA; MB)$
8910c5e8fb1390b7c2876c1f783e3c4a_5509300

 

Nhận thấy $MI//SA$ suy ra $(MIB)//(SA)\Rightarrow d (SA; MB)=d(A;(MIB))$
Tới đây tính $d(A;(MIB))$ tương tự câu $a)$

 

 

2.19562c296ed2a54dc391b5cb603c7db4_5509454

 

$a)d (S; (ABCD))$
 
$SABCD$ là chóp đều nên $SO\perp (ABCD)\Rightarrow SO=d (S; (ABCD))$
 
Kẻ $MO\perp AD(M \in AD),$ khi đó $M$ là trung điểm $AD$ và $\widehat{SMO}=60^{\circ}$
 
$MO=\frac{1}{2}AB=\frac{a}{2}$
 
$tan\widehat{SMO}=\frac{SO}{MO}\Rightarrow SO=MO.tan60^{\circ}=\frac{a\sqrt{3}}{2}$
 
$b)d(AC;SB)$
 
Ta có $SO\perp AC, DB\perp AC\Rightarrow (SDB)\perp AC$
 
Trong $(SBD),$ kẻ $ON \perp SB(N\in SB),$ khi đó $ON$ cũng vuông góc với $AC.$
 
Vì vậy $d(AC;SB)=ON$
 
Trong tam giác vuông $SOB:$
 
$OB=\frac{a\sqrt{2}}{2}$
 
Do $ON$ là đường cao ứng với $SB$ nên:
 
$\frac{1}{ON^2}=\frac{1}{SO^2}+\frac{1}{OB^2}=\frac{10}{3a^2}\Rightarrow ON=d(AC,SB)=\frac{a\sqrt{3}}{\sqrt{10}}$

 




#414456 hình học không gian với hình chóp có đáy là tam giác vuông

Đã gửi bởi MIM on 23-04-2013 - 18:50 trong Hình học không gian

d63200997102ea3a3aa9346da021f861_5506463

 

$a)$ Ta có: $\left\{\begin{matrix} SA\perp BC\\ AB\perp BC \end{matrix}\right.\Rightarrow (SAB)\perp BC\Rightarrow SB\perp BC$ 
 
nên $SBC$ vuông tại $B.$
 
$b)$ $\left\{\begin{matrix} AC\perp BH\\ SA \perp BH\end{matrix}\right.\Rightarrow BH\perp (SAC)$
Mà $BH\subset (SBH)$ nên $(SAC)\perp (SBH)$
 
$c)$ Trong tam giác vuông $ABC,$ $BH$ là đường cao nên
$\frac{1}{BH^2}=\frac{1}{AB^2}+\frac{1}{BC^2}=\frac{1}{a^2}+\frac{1}{4a^2}=\frac{5}{4a^2}$
 
$\Rightarrow BH=\frac{2a}{\sqrt{5}}$
 
Trong tam giác vuông $BHC,$ $HC=\sqrt{BC^2-HB^2}=\frac{4a}{\sqrt{5}}$
 
$S_{\bigtriangleup BHC}=\frac{1}{2}BH.HC=\frac{4a^2}{5}$
 
$V_{SHBC}=\frac{1}{3}SA.S_{\bigtriangleup BHC}=\frac{1}{3}.3a.\frac{4a^2}{5}=\frac{4a^3}{5}$
 
Trong tam giác vuông $SAB:$ $SB=\sqrt{SA^2+AB^2}=a\sqrt{10}$
 
$S_{\bigtriangleup SBC}=\frac{1}{2}.SB.BC=a^2\sqrt{10}$
 
$V_{HSCB}=\frac{1}{3}.d(H,(SBC)).S_{\bigtriangleup SBC}=\frac{a^2.d(H,(SBC))\sqrt{10}}{3}$
 
Mà $V_{SHBC}=V_{HSCB}\Rightarrow \frac{4a^3}{5}=\frac{a^2.d(H,(SBC))\sqrt{10}}{3}$
 
$\Rightarrow d(H,(SBC))=\frac{12a}{5\sqrt{10}}$
 

 




#414276 Chứng minh $ 1+\frac{1}{\sqrt{n}}\geq \sqrt[n]{n}$

Đã gửi bởi MIM on 22-04-2013 - 17:30 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $n \in Z^+ $
Chứng minh: $1+\frac{1}{\sqrt{n}}\geq \sqrt[n]{n}$

 

$\sqrt[n]{n}=\sqrt[n]{\frac{\sqrt{n}}{2}.\frac{\sqrt{n}}{2}.2.2.1...1}\leq \frac{\frac{\sqrt{n}}{2}+\frac{\sqrt{n}}{2}+2+2+1+...+1}{n}$
$=\frac{\frac{\sqrt{n}}{2}+\frac{\sqrt{n}}{2}+4+n-4}{n}=\frac{\sqrt{n}+n}{n}=1+\frac{1}{\sqrt{n}}$

 




#413683 Tính độ dài MN và khoảng cách giữa MN và BC

Đã gửi bởi MIM on 19-04-2013 - 16:57 trong Hình học không gian


Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy là tam giác vuông cân tại $A$. SB vuông góc với đáy, $BC=a$, $SB=2a$. Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm $AB,SC$. Tính độ dài đoạn $MN$ và khoảng cách giữa 2 đường thẳng $MN$ và $SC$.

(Thử sức trước kì thi lần 1 - Tạp chí THTT)

 

 

bf6531b941591a6347664cdc1d7e9d5a_5495982

 

$SB\perp AC,AB\perp AC\Rightarrow (SBA)\perp AC\Rightarrow SA\perp AC$

Dễ dàng tính được $BN=\frac{a\sqrt{5}}{2},AN=\frac{a\sqrt{5}}{2},AB=\frac{a}{\sqrt{2}}$
Suy ra tam giác $NBA$ cân tại $N$ và tính được $MN=\frac{3a}{2}$
Tưởng đề là tính $d(MN,BC)$ chứ, $MN$ cắt $SC$ thì tính $d(MN,SC)$ bằng niềm à yahoo_78.gif



#413678 Tính khoảng cách 2 đường chéo nhau !

Đã gửi bởi MIM on 19-04-2013 - 16:21 trong Hình học không gian

Kẻ $MN//SC(N\in SD).$
a229dd2565202104d9cc03bb1aaa96af_5495841

 

Khi đó $SC//(MNB)\Rightarrow d(BM,SC)=d(SC/(MNB))=d(C,(MNB))$
(Do đề không nhắc tới độ dài của hình vuông đáy nên mình nghĩ là bạn chép thiếu đề, ở đây mình lấy cạnh hình vuông độ dài là $a$)
Ta có $BM=\sqrt{MC^2+BC^2}=\sqrt{\frac{a^2}{4}+a^2}=\frac{a\sqrt{5}}{2}$
$SC=\sqrt{SA^2+AC^2}=\sqrt{SA^2+AD^2+DC^2}$
$=\sqrt{4a^2+2a^2}=a\sqrt{6}$
Mà $MN=\frac{SC}{2}\Rightarrow MN=\frac{A\sqrt{6}}{2}$
Trong tam giác $SBD:$
46f7a137c8ba8cfce55eaf1ce03cec1b_5495841

 

$SB=SD=\sqrt{4a^2+a^2}=a\sqrt{5},BD=a\sqrt{2}$
Kẻ $BH\perp SD(H\in SD)$
$cos(\widehat{SDB})=\frac{SD^2+BD^2-SB^2}{2SD.BD}$
$=\frac{5a^2+2a^2-5a^2}{2.a\sqrt{5}.a\sqrt{2}}=\frac{1}{\sqrt{10}}$
Trong tam giác $DNB:$
$cos(\widehat{SDB})=cos(\widehat{NDB})=\frac{\frac{5a^2}{4}+2a^2-NB^2}{2.\frac{a\sqrt{5}}{2}.a\sqrt{2}}=\frac{1}{\sqrt{10}}\Rightarrow NB=\frac{3a}{2}$

 

Xét tam giác $NBM$ có $MN=\frac{a\sqrt{6}}{2},MB=\frac{a\sqrt{5}}{2},NB=\frac{3a}{2}$

Kẻ $MK\perp NB$
6918756b5aba9186de31cbaa9d6ff66c_5495875

 

$cos(\widehat{BNM})=\frac{NB^2+NM^2-MB^2}{2NM.NB}=\frac{5}{3\sqrt{6}}$
$cos(\widehat{KNM})=cos(\widehat{BNM})=\frac{NK}{MN}=\frac{5}{3\sqrt{6}}$
$\Rightarrow NK=\frac{5a}{6}$
$MK=\sqrt{MN^2-NK^2}=\frac{a\sqrt{29}}{6}$
$S_{\bigtriangleup NMB}=\frac{MK.NB}{2}=\frac{a^2\sqrt{29}}{8}$
$S_{\bigtriangleup MBC}=\frac{a^2}{4}$
$\Rightarrow V_{N.MBC}=\frac{1}{3}.\frac{SA}{2}.S_{\bigtriangleup MBC}$
$=\frac{a^3}{12}$
Mặc khác: $V_{C.NMB}=\frac{1}{3}.d(C,(MNB)).S_{\bigtriangleup MNB}$

 

 

$\Rightarrow d(C,(MNB))=\frac{2a}{\sqrt{29}}$
Vậy $\boxed{d(BM,SC)=\frac{2a}{\sqrt{29}}}$



#401548 Tặng quà gì 08/03

Đã gửi bởi MIM on 03-03-2013 - 07:37 trong Góc giao lưu

Muốn ảnh chứ rì? Nhảy hết vào đây và đây :icon6:



#393764 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Đã gửi bởi MIM on 06-02-2013 - 14:29 trong Góc giao lưu

Up hộ bạn namheo cái ảnh của chị Trang :mellow: chị Trang bên trái nha mọi người :closedeyes:
Hình đã gửi



#393454 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Đã gửi bởi MIM on 05-02-2013 - 19:20 trong Góc giao lưu

Vâng, thưa ông bạn vàng alex_hoang, đúng như lời hứa hôm qua hôm nay mình xin đăng kí thi cái cuộc thi hoàn hảo này. Đơn vị đăng kí bao gồm bạn Joker9999 và mình. (Vừa mới quen trên VMF lúc sáng xong.). Đội mình tham gia với mục tiêu vui là chính, phần thưởng nếu có là của bạn gái hết. Mong BGK cho nhất luôn ạ. :D

Hình đã gửi

Hình đã gửi

-----------------------------------------------------------------------------------------
@alex_hoang: 1 lần này thôi đấy


Tội nghiệp em ý, xinh thế mà đi cặp với 1 lão tâm địa hiểm ác... :luoi:



#392853 GPT $\sqrt{4x^{2}+5x+1}-2\sqrt{x^...

Đã gửi bởi MIM on 03-02-2013 - 17:20 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

GPT $\sqrt{4x^{2}+5x+1}-2\sqrt{x^{2}-x+1}=9x-3$


Lời giải:


Đặt $\left\{\begin{matrix} \sqrt{4x^2+5x+1}=a&&\\2\sqrt{x^2-x+1}=b&&\end{matrix}\right.$ khi đó ta có $a-b=9x-3.$

Mặc khác, $a^2-b^2=9x-3$

Suy ra $a-b=a^2-b^2\Leftrightarrow (a-b)(a+b-1)=0$

TH $a-b=0\Leftrightarrow x=\frac{1}{3}$

TH $a+b-1=0\Leftrightarrow ...$ (nhác làm tiếp, nhường em :icon6:)



#392698 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi MIM on 03-02-2013 - 08:08 trong Góc giao lưu

...



#392482 [Đề Thi Thử ĐH] Chuyên Thái Nguyên - Lần 1

Đã gửi bởi MIM on 02-02-2013 - 13:41 trong Thi TS ĐH

Câu 5:(1 điểm)
Cho $a,b,c$ là các số dương thõa mãn điều kiện $a+b+c=1$.Chứng minh rằng:
$\frac{a+b}{\sqrt{ab+c}}+\frac{b+c}{\sqrt{bc+a}}+\frac{c+a}{\sqrt{ca+b}}\geq 3$


Lời giải:


$\frac{a+b}{\sqrt{ab+c}}+\frac{b+c}{\sqrt{bc+a}}+\frac{c+a}{\sqrt{ca+b}}\geq 3$

$\Leftrightarrow \frac{a+b}{\sqrt{ab+c(a+b+c)}}+\frac{b+c}{\sqrt{bc+a(a+b+c)}}+\frac{c+a}{\sqrt{ca+b(a+b+c)}}\geq 3$

$\Leftrightarrow \frac{a+b}{\sqrt{(a+c)(b+c)}}+\frac{b+c}{\sqrt{(a+b)(a+c)}}+\frac{c+a}{\sqrt{(b+c)(b+a)}}\geq 3$

Đặt $x=\sqrt{a+b},y=\sqrt{b+c},z=\sqrt{c+a}$, BĐT trên

$\Leftrightarrow \frac{x^2}{yz}+\frac{y^2}{xz}+\frac{z^2}{xy}\geq 3$

Theo hệ quả BĐT Bunhiakovsky ta có:

$VT\geq \frac{(x+y+z)^2}{xy+yz+xz}$

Bây giờ ta chỉ cần chứng minh $\frac{(x+y+z)^2}{xy+yz+xz}\geq 3$ thì bài toán coi như ok.

Thật vậy:

$\frac{(x+y+z)^2}{xy+yz+xz}\geq 3$

$\Leftrightarrow x^2+y^2+z^2-xy-yz-xz\geq 0$

$\Leftrightarrow (x-y)^2+(y-z)^2+(z-x)^2\geq 0$ (BĐT luôn đúng)

Vậy, vấn đề đã được giải quyết. Dấu $"="$ xảy ra $\Leftrightarrow x=y=z=\frac{1}{3}$



#392258 Mỗi tuần một ca khúc!

Đã gửi bởi MIM on 01-02-2013 - 17:34 trong Quán nhạc



Can't Let Go - Tokyo Square





#391399 $\frac{ab}{\sqrt{c+ab}}+\fr...

Đã gửi bởi MIM on 29-01-2013 - 16:09 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đề sai rồi em, đề đúng phải là

Cho ba số dương a,b,c thoả $a+ b + c = 1$

CMR: $\frac{ab}{\sqrt{c+ab}}+\frac{bc}{\sqrt{a+bc}}+\frac{ac}{\sqrt{b+ac}}\leq \frac{1}{2}$

Lời giải:


$\frac{ab}{\sqrt{c+ab}}=\frac{ab}{\sqrt{c(a+b+c)+ab}}$

$=\frac{ab}{\sqrt{(c+a)(c+b)}}\leq \frac{ab}{2}(\frac{1}{c+a}+\frac{1}{c+b})$

Tương tự ta cũng có:

$\frac{bc}{a+bc}\leq \frac{bc}{2}(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{a+c})$

$\frac{ca}{b+ca}\leq \frac{ca}{2}(\frac{1}{b+c}+\frac{1}{b+a})$

Cộng vế theo vế ta có:

$\frac{ab}{\sqrt{c+ab}}+\frac{bc}{\sqrt{a+bc}}+\frac{ac}{\sqrt{b+ac}}\leq ...\leq \frac{a+b+c}{2}=\frac{1}{2}$

Dấu $"="$ xảy ra $\Leftrightarrow a=b=c=\frac{1}{3}$



#391225 Giải BPT sau: $\sqrt{x+\frac{3}{x}...

Đã gửi bởi MIM on 28-01-2013 - 22:01 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải BPT sau: $\sqrt{x+\frac{3}{x}}+\sqrt{2-x+\frac{3}{2-x}}\leq 4$



Lời giải: (Boxmath)

$ĐKXĐ:\left\{ \begin{array}{l}x+\frac{3}{x}\geq 0\\2-x+\frac{3}{2-x}\geq 0\\x\neq 0\\x\neq 2\end{array} \right.\Leftrightarrow 0<x<2$

Với ĐKXĐ trên ta có:

$2VT=2\sqrt{x+\frac{3}{x}}+2\sqrt{2-x+\frac{3}{2-x}}=\sqrt{(1+3)(x+\frac{3}{x})}+\sqrt{(1+3)(2-x+\frac{3}{2-x})}$

$\geq \sqrt{x}+\frac{3}{\sqrt{x}}+\sqrt{2-x}+\frac{3}{\sqrt{2-x}}$ (BĐT Bunhiakovsky)

$=\sqrt{x}+\frac{1}{\sqrt{x}}+\sqrt{2-x}+\frac{1}{\sqrt{2-x}}+2(\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{2-x}})$

$\geq 4+4\frac{1}{\sqrt[4]{x(2-x)}}\geq 4+\frac{4}{\sqrt{\frac{x+2-x}{2}}}=4+4=8$(BĐT Cauchy)

Suy ra $VT\geq 4$ mà theo đề thì $\sqrt{x+\frac{3}{x}}+\sqrt{2-x+\frac{3}{2-x}}\leq 4$ nên $x=1$



#391071 $\sqrt[3]{1+x}+\sqrt{1-x}=2$

Đã gửi bởi MIM on 28-01-2013 - 14:15 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình sau $\sqrt[3]{1+x}+\sqrt{1-x}=2$


Lời giải: Đặt $\sqrt[3]{1+x}=a,\sqrt{1-x}=2$ ta có hệ: $\left\{ \begin{array}{l}a+b=2(1)\\a^3+b^2=2(2)\end{array} \right.$

Ta có $(1)\Leftrightarrow b=2-a$, thay vào $(2):$

$a^3+(2-a)^2=2\Leftrightarrow a^3+a^2-4a+2=0\Leftrightarrow (a-1)(a^2+2a-2)=0$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a=1\\a=-1-\sqrt{3}\\a=-1+\sqrt{3}\\ \end{array} \right.$

Với $a=1$ ta có $x=0$

Với $a=-1-\sqrt{3}$ ta có $x=-11-6\sqrt{3}$

Với $a=a=-1+\sqrt{3}$ ta có $x=-11+6\sqrt{3}$

Thử lại đúng.



#390778 Giải pt $16x^4-2x^2+8\sqrt{3-4x}+25=0$.

Đã gửi bởi MIM on 27-01-2013 - 16:10 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình
$16x^4-2x^2+8\sqrt{3-4x}+25=0$.


Lời giải:

ĐKXĐ: $x\leq \frac{3}{4}$

$16x^4-2x^2+8\sqrt{3-4x}+25$

$=x^4-2x^2+1+15x^4+8\sqrt{3-4x}+24$

$= (x^2-1)^2+15x^4+8\sqrt{3-4x}+24 >24\forall x\leq \frac{3}{4}$ nên vô nghiệm

???



#390640 Giải phương trình nghiệm nguyên $\overline{abc}=a^{3...

Đã gửi bởi MIM on 27-01-2013 - 10:04 trong Số học

Tìm không ra răng không hỏi chị :icon6:
Đây là lời giải của nthoangcute:
Xét $a=1$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=99+10b+c\leq 99+90+9=198 \to 0 \leq b,c \leq 5.$
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-99=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=1$ thì $c^3-c-108=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=2$ thì $c^3-c-111=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=3$ thì $c^3-c-102=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=4$ thì $c^3-c-75=0.$ PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=5$ thì $(c-3)(c^2+3c+8)=0$. Suy ra $c=3$

Xét $a=2$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=192+10b+c\leq 192+90+9=291 \to 0 \leq b,c \leq 6.$
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-192=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=1$ thì $c^3-c-201=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=2$ thì $c^3-c-204=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=3$ thì $c^3-c-195=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=4$ thì $c^3-c-168=0.$ PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=5$ thì $c^3-c-117=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=6$ thì $c^3-c-36=0$. PT này không có nghiệm nguyên

Xét $a=3$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=273+10b+c\leq 273+90+9=372 \to 0 \leq b,c \leq 7.$
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-273=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-282=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-285=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-276=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-249=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-198=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-117=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=0$ thì $c(c+1)(c-1)=0$. Suy ra $c=0$ hoặc $c=1$

Xét $a=4.$ Khi đó ta có: $b^3+c^3=336+10b+c\leq 336+90+9=435 \to 0 \leq b,c \leq 7.$
Nếu $b=0$ thì $(c-7)(c^2+7c+48)=0.$ Suy ra $c=7$
Nếu $b=1$ thì $c^3-c-273=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=2$ thì $c^3-c-345=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=3$ thì $c^3-c-348=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=4$ thì $c^3-c-339=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=5$ thì $c^3-c-261=0.$ PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=6$ thì $c^3-c-180=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=7$ thì $c^3-c-63=0$. PT này không có nghiệm nguyên

Xét $a=5$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=375+10b+c\leq 375+90+9=474 \to 0 \leq b,c \leq 7.$
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-375=0.$ PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=1$ thì $c^3-c-384=0.$ PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=2$ thì $c^3-c-387=0.$ PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=3$ thì $c^3-c-378=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=4$ thì $c^3-c-351=0.$ PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=5$ thì $c^3-c-300=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=6$ thì $c^3-c-219=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=7$ thì $c^3-c-102=0$. PT này không có nghiệm nguyên

Xét $a=6$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=384+10b+c \to 9b=(b-1)b(b+1)+(c-1)c(c+1)-384 \to b$ chẵn.
$b^3+c^3=384+10b+c \leq 483 suy ra 0 \leq b \leq 7$
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-384=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=2$ thì $c^3-c-396=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=4$ thì $c^3-c-360=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=6$ thì $c^3-c-228=0.$ PT này không có nghiệm nguyên

Xét $a=7$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=357+10b+c\leq 357+90+9=456 \to 0 \leq b,c \leq 7.$
Cũng từ đó ta có:$ 9b=(b-1)b(b+1)+(c-1)c(c+1)-357$ suy ra $b$ lẻ
Nếu $ b=1$ thì $c^3-c-366=0.$ PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $ b=3$ thì $c^3-c-360=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=5$ thì $c^3-c-282=0.$ PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=7$ thì $c^3-c-84=0.$ PT này không có nghiệm nguyên

Xét $a=8$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=288+10b+c\leq 288+90+9=387 \to 0 \leq b,c \leq 7.$
Cũng từ đó ta có: $9b=(b-1)b(b+1)+(c-1)c(c+1)-288$ suy ra $ b$ chẵn
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-288=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=2$ thì $c^3-c-300=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=4$ thì $c^3-c-264=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=6$ thì $c^3-c-132=0.$ PT này không có nghiệm nguyên

Xét $a=9$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=171+10b+c\leq 171+90+9=270 \to 0 \leq b,c \leq 6.$
Cũng từ đó ta có: $9b=(b-1)b(b+1)+(c-1)c(c+1)-171$ suy ra $b $ lẻ
Nếu $b=1$ thì $c^3-c-180=0.$ PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=3$ thì $c^3-c-174=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=5$ thì $c^3-c-96=0.$ PT này không có nghiệm nguyên
Tóm lại, ta tìm được $(a,b,c)=(1,5,3);(3,7,0);(3,7,1);(4,0,7)$
Thử lại thấy thỏa mãn

Đây là mở rộng của nguyenta98 :icon6:
Tổng quát của bài toán này:
$$\overline{a_1a_2...a_n}=a_1^n+a_2^n+...+a_n^n$$
Giải như sau:
$$\overline{a_1a_2...a_n}\geq 10^{n-1} \rightarrow a_1^n+...+a_n^n\geq 10^{n-1}<1>$$
Mặt khác
$$a_1^n+...+a_n^n\le 9^n.n <2>$$
Từ $<1><2>$ suy ra $9^n.n\geq 10^{n-1}<*>$
Nhận thấy $<*>$ gọi tạm là hàm số học đồng biến nhưng sau đó nghịch biến, có nghĩa là $n$ đến một thời điểm nào đó $9^n.n<10^{n-1}$ kể từ đó $n$ tăng thì $<*>$ không còn đúng, đó cũng là lí do tại sao bài toán này chỉ đến một giới hạn đúng, kể từ lúc nào đó sẽ không còn đúng.
Nhận thấy $9^{61}.61<10^{60}$ (theo http://www.wolframal...(9^61)*61-10^60 )
Do đó bài toán tổng quát không còn đúng với $n=61$
Ta sẽ cm không còn đúng với $n\geq 61$
$n=61$ đúng
Giả sử $n=k$ đúng hay $9^k.k<10^{k-1}$
Ta sẽ cm $n=k+1$ đúng hay $9^{k+1}.(k+1)<10^k$
Thật vậy do GTQN suy ra
$$10^{k-1}>9^k.k \rightarrow 10^k>9^k.k.10=9^{k+1}.(k.\dfrac{10}{9})>9^{k+1}.(k+1)$$
Do $k\geq 9$ thì $k.\dfrac{10}{9}\geq k+1$
Do đó bài toán không đúng với $n\geq 61$
Còn $n<61$ thì nghiệm phụ thuộc vào các chuyên gia lập trình thôi ta chỉ có khả năng làm TH đơn giản như $n=1,2,3,4,5$

P/S:Như vậy về căn bản bài toán tổng quát được giải, điều đó chứng tỏ phương trình trên chỉ có hữu hạn nghiệm đây cũng là một kiến thức quan trọng trong lý thuyết số, ngoài ra $n=60$ vẫn có thể đúng http://www.wolframal...(9^60)*60-10^59 (vì có nghiệm hay không tùy thuộc vào trường số N)



#390635 $\left\{\begin{matrix} x^3+2y^2-4y+3=0...

Đã gửi bởi MIM on 27-01-2013 - 09:51 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ :
$\left\{\begin{matrix} x^3+2y^2-4y+3=0(1)&&\\x^2+x^2y^2-2y=0(2)&&\end{matrix}\right.$


Lời giải

Từ $(1)$ ta có:

$x^3=-3-2y^2+4y\Leftrightarrow x^3=-2(y^2-1)^2-1\leq -1$

$x^3\leq -1\Leftrightarrow x\leq -1(*)$

Từ $(2)$ ta có:

$x^2=\frac{2y}{1+y^2}$

Áp dụng BĐT Cauchy cho mẫu, ta suy ra được $x^2\leq 1\Leftrightarrow -1\leq x\leq 1(**)$

Từ $(*)$ và $(**)$ suy ra $x=-1,$ thế vào hệ được $y=1$

Vậy $\boxed{(x;y)=(-1;1)}$



#390630 $\left\{\begin{matrix} (4x^2+1)x-(y-3)...

Đã gửi bởi MIM on 27-01-2013 - 09:42 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$\left\{\begin{matrix} (4x^2+1)x+(y-3)\sqrt{5-2y}=0&&\\4x^2+2y+2\sqrt{3-4x}=7&&\end{matrix}\right.$


Đầu tiên, mình có góp ý là bạn nên đưa ra yêu cầu của bài toán...

Lời giải:

ĐKXĐ:$\left\{\begin{matrix} x\leq \frac{3}{4}&&\\y\leq \frac{5}{2}&&\end{matrix}\right.$

$\left\{\begin{matrix} (4x^2+1)x+(y-3)\sqrt{5-2y}=0(1)&&\\4x^2+2y+2\sqrt{3-4x}=7(2)&&\end{matrix}\right.$

Đặt $2x=a,\sqrt{5-2y}=b,$ từ $PT(1)$ ta có:

$\frac{a}{2}.(a^2+1)+b(\frac{5-b^2}{2}-3)=0$

$\Leftrightarrow a^3-b^2+a-b=0\Leftrightarrow (a-b)(a^2+ab+b^2+1)=0$

$\Leftrightarrow a=b\Leftrightarrow 2x=\sqrt{5-2y}$

$\Leftrightarrow y=\frac{5-4x^2}{2}$

Thế vào $PT(2)$ ta có:


$4x^2+5-4x^2+2\sqrt{3-4x}=7\Leftrightarrow \sqrt{3-4x}=1$

$\Leftrightarrow x=\frac{1}{2}\Leftrightarrow y=2$

Vậy $\boxed{(x;y)=(\frac{1}{2};2)}$



#390177 $\left\{\begin{matrix} x(x^2+1)+xy(2x-3y)+...

Đã gửi bởi MIM on 26-01-2013 - 10:34 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ pt:
$\left\{\begin{matrix} x(x^2+1)+xy(2x-3y)+y(x-2)=2y^2(1+5y)(1) & & \\ (x^2+17y+12)^2=4(x+y+7)(x^2 +3x+8y+5)(2) & & \end{matrix}\right.$


Lời giải:

Ta có: $(1)\Leftrightarrow x^3+x+2x^2y-3xy^2+xy-2y-2y^2-10y^3=0$

$\Leftrightarrow x^3+2x^2y-3xy^2-10y^3+xy-2y^2+x-2y=0$

$\Leftrightarrow x^3-2x^2y+4x^2y-8xy^2+5xy^2-10y^3+xy-2y^2+x-2y=0$

$\Leftrightarrow x^2(x-2y)+4xy(x-2y)+5y^2(x-2y)+y(x-2y)+(x-2y)=0$

$\Leftrightarrow (x-2y)(x^2+4xy+5y^2+y+1)=0$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x=2y\\x^2+4xy+5y^2+y+1=0\\ \end{array} \right.$

Mặc khác, ta có $x^2+4xy+5y^2+y+1=x^2+4xy+4y^2+y^2+y+1$

$=(x+2y)^2+(y+\frac{1}{2})^2+\frac{3}{4}>0$ nên $x=2y$


Với $x=2y,$ thế vào $(2)$:

$(4y^2+17y+12)^2=4(3y+7)(4y^2+14y+5)$

Đặt $u=3y+7, v=4y^2+14y+5.$ Để ý rằng:

$(3y+7)+(4y^2+14y+5)=)4y^2+17y+12$

Do đó ta có: $(u+v)^2=4uv$

Mặc khác, theo BĐT Cauchy ta có $(u+v)^2\geq 4uv,$ dấu $"="$ xảy ra

$\Leftrightarrow u=v\Leftrightarrow 3y+7=4y^2+14y+5 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}y=\frac{-11+3\sqrt{17}}{8}\\y=\frac{-11-3\sqrt{17}}{8}\\ \end{array} \right.$

Mặc khác, $x=2y$ nên $\left[ \begin{array}{l}\left\{\begin{matrix} x=\frac{-11+3\sqrt{17}}{4} & & \\ y=\frac{-11+3\sqrt{17}}{8} & & \end{matrix}\right.\\\left\{\begin{matrix} x=\frac{-11-3\sqrt{17}}{4} & & \\ y=\frac{-11-3\sqrt{17}}{8} & & \end{matrix}\right.\\ \end{array} \right.$



#389935 $\left\{\begin{matrix}x+\frac{y...

Đã gửi bởi MIM on 25-01-2013 - 18:35 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải HPT:

$\left\{\begin{matrix}x+\frac{y}{x+\sqrt{1+x^2}}+y^2=0 & \\ \frac{x^2}{y^2}+2\sqrt{1+x^2}+y^2=3 & \end{matrix}\right.$


Lời giải:


$\left\{\begin{matrix}x+\frac{y}{x+\sqrt{1+x^2}}+y^2=0 (1)& \\ \frac{x^2}{y^2}+2\sqrt{1+x^2}+y^2=3(2) & \end{matrix}\right.$

Ta có: $(1)\Leftrightarrow x+y^2+y(\sqrt{x^2+1}-x)=0$

Nhận thấy $y=0$ không là nghiệm, chia hai vế cho $y$ ta được:

$\frac{x}{y}+y+\sqrt{x^2+1}-x=0$

$(2)\Leftrightarrow (\frac{x}{y}+y)^2+2(\sqrt{x^2+1}-x)=3$

Tới đây đặt ẩn phụ là OK



#389316 GPT $(\sqrt{7-x^2}-2)(x^2-1)+x^2+(x-1)^2=2$

Đã gửi bởi MIM on 23-01-2013 - 18:25 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình: $(\sqrt{7-x^2}-2)(x^2-1)+x^2+(x-1)^2=2$



#387375 GPT $(3x + 1)\sqrt {2{x^2} - 1} = 5{x^2...

Đã gửi bởi MIM on 17-01-2013 - 12:06 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Lời giải:

ĐKXĐ: $x^2\geq \frac{1}{2}$

Đặt $\sqrt{2x^2-1}=t,t\geq,$ PT trở thành:

$-2t^2+(3x+1).t-x^2-\frac{3x}{2}+1=0$

Phương trình bậc $2$ ẩn $t$ này có $\bigtriangleup =(x-3)^2\Rightarrow \left[ \begin{array}{l}
t=\frac{x}{2}+1\\
t=x-\frac{1}{2} \\
\end{array} \right.$

Với $t=\frac{x}{2}+1\Leftrightarrow \sqrt{2x^2-1}=\frac{x}{2}+1\Leftrightarrow x=\frac{2\pm 2\sqrt{15}}{7}$

Với $t=x-\frac{1}{2}\Leftrightarrow \sqrt{2x^2-1}=x-\frac{1}{2}\Leftrightarrow x=\frac{\sqrt{6}-1}{2}$

Thử lại, kết luận nghiệm của PT là $\boxed{S={\frac{2+2\sqrt{15}}{7};\frac{2-2\sqrt{15}}{7};\frac{\sqrt{6}-1}{2}}}$