Đến nội dung

thanhluong nội dung

Có 121 mục bởi thanhluong (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#508675 Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng

Đã gửi bởi thanhluong on 23-06-2014 - 21:11 trong Tài liệu - Đề thi

b) Trên mặt phẳng Oxy, cho parabol (P) có pt $y=x^{2}$ và đường thẳng (Dab) có pt $y=ax+b$ với a,b tham số. Với mỗi giá trị b>0, có thể có bao nhiêu giá trị của a để (Dab) và (P) cắt tại 2 điểm A,B sao cho AB=2?

$AB=2$ nên $(x_B-x_A)^2+(y_B-y_A)^2=4$ $\leftrightarrow$ $(x_B-x_A)^2+(x_B^2-x_A^2)^2=4$ $\leftrightarrow$ $((x_B+x_A)^2-4x_Bx_A)(1+(x_B+x_A)^2)=4$. Dễ thấy $x_A$ và $x_B$ là nghiệm của phương trình $x^2-ax-b=0$ nên $x_A+x_B=a$ và $x_Ax_B=-b$. Thay vào rồi biện luận phương trình ẩn $t=a^2$ theo $b$ thôi.




#508605 Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng

Đã gửi bởi thanhluong on 23-06-2014 - 16:34 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 5 (1)

Với 13 số nguyên dương bất kì khác nhau, mỗi số nguyên dương đó có 3 chữ số, lấy 2 số bất kì trong 13 số đó viết liền kề nhau (số này viết trước hoặc sau số kia) ta được 1 số có 6 chữ số (ví dụ:với hai số $\overline{abc},\overline{def}$ ta có thể viết thành $\overline{abcdef}$ hoặc $\overline{defabc}$ ). Hỏi có ít nhất bao nhiếu số được viết liền kề nhau chia hết cho 11?

Gọi $n_1$, $n_2$,...,$n_{13}$ là 13 số nguyên dương có 3 chữ số khác nhau từng đôi một. Đặt $m_i=n_i$ mod $11$ ($1 \leq i \leq 13$), ta được dãy 13 số không âm từ $0$ đến $10$. Ta thấy rằng số được tạo thành nhờ viết liền kề hai số $n_i$ và $n_j$ với nhau chia hết cho $11$ khi và chỉ khi $n_i-n_j$ chia hết cho 11 hay $m_i=m_j$. Trong dãy $m_1$, $m_2$,...,$m_{13}$ tồn tại ít nhất $2$ cặp số bằng nhau (vì mỗi số $\leq 10$), mà mỗi cặp ta lại được 2 cách ghép để tạo thành số chia hết cho $11$ nên sẽ có ít nhất $4$ số thỏa mãn đề bài.




#504743 $\sum \sqrt{\frac{a}{a+b}}...

Đã gửi bởi thanhluong on 07-06-2014 - 17:07 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh: $\sum \sqrt{\frac{a}{a+b}}\leq 2\sqrt{1+\frac{abc}{(a+b)(b+c)(c+a)}},\forall a,b,c>0$




#504740 $\frac{a(y+z)}{b+c}+\frac{b(z+x)...

Đã gửi bởi thanhluong on 07-06-2014 - 17:03 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh: $\frac{a(y+z)}{b+c}+\frac{b(z+x)}{c+a}+\frac{c(x+y)}{a+b}\geq 3\frac{xy+yz+zx}{x+y+z},\forall a,b,c,x,y,z>0$




#504738 $2\sum \frac{a^{2}}{b+c}+\f...

Đã gửi bởi thanhluong on 07-06-2014 - 16:58 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a, b, c > 0 và a + b + c + ab + bc + ca = 6. Chứng minh rằng:

$2\sum \frac{a^{2}}{b+c}+\frac{1}{2}\sum \frac{a}{b+c}\geq ab+bc+ca$




#504737 $\sum \sqrt{\frac{a^{4}+b^{4...

Đã gửi bởi thanhluong on 07-06-2014 - 16:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a, b, c > 0 và abc=1. Chứng minh $\sqrt{\frac{a^{4}+b^{4}}{1+ab}}+\sqrt{\frac{b^{4}+c^{4}}{1+bc}}+\sqrt{\frac{c^{4}+a^{4}}{1+ca}}\geq 3$

 




#504735 $\sum \frac{a}{\sqrt{a^{2}+...

Đã gửi bởi thanhluong on 07-06-2014 - 16:46 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh: $\frac{a}{\sqrt{a^{2}+kbc}}+\frac{b}{\sqrt{b^{2}+kca}}+\frac{c}{\sqrt{c^{2}+kab}}\geq \frac{3}{\sqrt{k+1}},\forall a,b,c>0;k\geq 8$

 




#504732 $\frac{(a+1)^{3}}{b^{2}}+\frac{(b+1)^{3}}{c^{2}}+\frac{(c...

Đã gửi bởi thanhluong on 07-06-2014 - 16:39 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh: $\frac{(a+1)^{3}}{b^{2}}+\frac{(b+1)^{3}}{c^{2}}+\frac{(c+1)^{3}}{a^{2}}+\frac{(a+b+c)^{2}}{27}\geq 11+6\sqrt{3}\forall a,b,c>0$




#503995 Chứng minh góc $AMO_1$ vuông

Đã gửi bởi thanhluong on 04-06-2014 - 17:33 trong Hình học phẳng

Cho tam giác $ABC$ không cân ở $A$, nội tiếp $(O)$, $(O_1;R_1)$ là đường tròn đi qua $B$, $C$ và cắt $AB$,$AC$ theo thứ tự tại $K$,$L$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $AKL$ cắt $(O)$ tại $M$ khác $A$. Chứng minh góc $AMO_1$ vuông




#503994 Chứng minh các đường tròn Euler của các tam giác $AHO$, $BHO...

Đã gửi bởi thanhluong on 04-06-2014 - 17:30 trong Hình học phẳng

Cho tam giác $ABC$ trực tâm $H$, tâm ngoại tiếp $O$, $A'$,$B'$,$C'$ là trung điểm $BC$, $CA$, $AB$.
a) $d_a$, $d_b$, $d_c$ thứ tự là đường thẳng đối xứng của $OH$ qua $B'C'$, $C'A'$, $A'B'$. chứng minh $d_a$, $d_b$, $d_c$ đồng qui tại điểm $X$ nằm trên đường tròn Euler của tam giác $ABC$.
b) Chứng minh các đường tròn Euler của các tam giác $AHO$, $BHO$, $CHO$ đồng qui tại điểm $X$
 



#503992 Chứng minh $A_2A_3$, $B_2B_3$, $C_2C_3$ đồng qui.

Đã gửi bởi thanhluong on 04-06-2014 - 17:27 trong Hình học phẳng

Cho tam giác $ABC$ và $P$ là một điểm bất kì nằm trong tam giác, các đường $AP$,$BP$,$CP$ cắt $BC$,$CA$,$AB$ tại $A_1$, $B_1$, $C_1$; $A_2$, $B_2$, $C_2$ là trung điểm $BC$, $CA$, $AB$; $A_3$, $B_3$, $C_3$ là trung điểm $B_1C_1$, $C_1A_1$, $A_1B_1$. Chứng minh $A_2A_3$, $B_2B_3$, $C_2C_3$ đồng qui.

 



#445713 Chứng minh rằng $b^2-4ac$ không phải số chính phương.

Đã gửi bởi thanhluong on 27-08-2013 - 15:58 trong Số học

Cho $\overline{abc}$ là số nguyên tố, chứng minh rằng $b^2-4ac$ không phải số chính phương.




#424749 Đề tuyển sinh 10 chuyên Toán THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam năm học...

Đã gửi bởi thanhluong on 07-06-2013 - 12:23 trong Tài liệu - Đề thi

$\boxed{\text{Câu 1}}$ (1.5 điểm): Cho biểu thức $A=\frac{2\sqrt{x}-9}{x-5\sqrt{x}+6}-\frac{\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}-2}+\frac{2\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-3}$. (Với $x \geq 0; x \neq 4; x\neq 9$).

a. Rút gọn biểu thức A.

b. Tìm các giá trị nguyên của $x$ để $A$ nguyên.

$\boxed{\text{Câu 2}}$ (2 điểm):

a. Giải phương trình $3x^2-15=\sqrt{x^2+x+3}-3x$.

b. Giải hệ phương trình $\begin{cases} 2xy+x+2y=20 \\ \frac{1}{y}+\frac{2}{x}=\frac{4}{3} \end{cases}$

$\boxed{\text{Câu 3}}$ (1.5 điểm): Trong mặt phẳng toạ độ $Oxy$, cho đường thẳng $(d): 2x-y-a^2=0$ và Parabol $(P): y=ax^2$ ($a$ là tham số dương).

a. Tìm giá  trị $a$ để $(d)$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt $A$, $B$. Chứng tỏ khi đó A và B nằm bên phải trục tung.

b. Gọi $x_1$, $x_2$ lần lượt là hoành độ của $A$ và $B$. Tìm giá trị nhỏ nhất của $M=\frac{4}{x_1+x_2}+\frac{1}{x_1x_2}$.

$\boxed{\text{Câu 4}}$ (2 điểm): Cho tam giác $ABC$ nhọn có số đo góc đỉnh $A$ là $45$ độ. Nửa đường tròn tâm O đường kính $BC$ cắt các cạnh $AB$ và $AC$ lần lượt tại $E$ và $F$. Vẽ bán kính $OM$ vuông góc với $BC$.

a. Chứng minh $EF=R\sqrt{2}$ ($BC=2R$).

b. Chứng minh $M$ là trực tâm $\triangle{AEF}$.

$\boxed{\text{Câu 5}}$ (2 điểm): Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp $(O)$, có $AB<AC$. Hạ các đường cao $BE$ và $CF$, gọi $H$ là trực tâm. $M$ là giao điểm của $EF$ và $AH$. Vẽ đường kính $AK$ cắt cạnh $BC$ tại $N$.

a. Chứng minh $\triangle{AMF}$ đồng dạng với $\triangle{ANC}$.

b. Chứng minh $HI$ // $MN$ ($I$ là trung điểm $BC$).

$\boxed{\text{Câu 6:}}$ (1 điểm):

Cho hai số $x$ và $y$ thoả mãn: $xy\left(2013-\frac{xy}{2}\right)=\frac{x^4}{4}+\frac{y^4}{4}-2014$.

Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của tích $xy$.




#418637 Điện thoại nào xem được công thức toán trên diễn đàn?

Đã gửi bởi thanhluong on 15-05-2013 - 21:45 trong Công thức Toán trên diễn đàn

Khi lên diễn đàn bằng điện thoại thì hầu hết các công thức toán học đều không xem được,vậy thì điện thoại phải hỗ trợ cái gì thì mới xem được công thức toán học và những điện thoại nào có thể xem được công thức toán học, cho mình tên đt với 

P/S: Mình đang cần mua, là học sinh nên giá cũng thấp thấp thôi!

Anh thử dùng trình duyệt Opera phiên bản mới nhất xem: http://m.opera.com/




#403603 [MSS2013] Trận 22 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi thanhluong on 10-03-2013 - 12:34 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Giải phương trình:
$$\frac{x-3x^{2}}{2}+\sqrt{2x^{4}-x^{3}+7x^{2}-3x+3}=2$$
Đề của
BlackSweet


Bài làm của thanhluong:
Phương trình đã cho tương đương với:
$2\sqrt{2x^{4}-x^{3}+7x^{2}-3x+3}=3x^2-x+4$
$\Rightarrow 4(2x^{4}-x^{3}+7x^{2}-3x+3)=(3x^2-x+4)^2$.
$\Leftrightarrow 8x^4-4x^3+28x^2-12x+12=9x^4+x^2+16-6x^3+24x^2-8x$.
$\Leftrightarrow x^4-2x^3-3x^2+4x+4=0$.
$\Leftrightarrow x^3(x-2)-3x^2+6x-2x+4=0$.
$\Leftrightarrow x^3(x-2)-3x(x-2)-2(x-2)=0$.
$\Leftrightarrow (x-2)(x^3-3x-2)=0$.
$\Leftrightarrow (x-2)(x^3+2x^2+x-2x^2-4x-2)=0$.
$\Leftrightarrow (x-2)[x(x+1)^2-2(x+1)^2]=0$.
$\Leftrightarrow (x-2)^2(x+1)^2=0$.
$\Leftrightarrow x=2$ hoặc $x=-1$.
Thử lại ta thấy đúng.
Vậy: Phương trình có tập nghiệm $S=\{ -1; 2 \}$.


_________________
@Joker: N ên ghi rõ ĐK căn thức có nghĩa
d=9

 

S = 6 + 9*3 = 33




#401649 [MSS2013] Trận 21 - Phương trình nghiệm nguyên, đồng dư

Đã gửi bởi thanhluong on 03-03-2013 - 13:30 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Bài làm của thanhluong:
$$x^2-5x+7=3^y (1)$$.
-Với $y=0$, phương trình $(1)$ được viết lại thành: $x^2-5x+6=0 \Leftrightarrow (x-2)(x-3)=0 \Leftrightarrow x=2$ hoặc $x=3$.
Với $y=1$, phương trình $(1)$ được viết lại thành: $x^2-5x+4=0 \Leftrightarrow (x-1)(x-4)=0 \Leftrightarrow x=1$ hoặc $x=4$.
Với $y \geq 2$, ta có: $\Delta_{(1)}=(-5)^2+4 \cdot 1 \cdot (7-3y)=3(4 \cdot 3^{y-1}+1)$.
Phương trình $(1)$ có nghiệm tự nhiên với $y \geq 2$ khi và chỉ khi $\Delta_{(1)}$ là số chính phương.
Mà $(3, 4 \cdot 3^{y-1}+1)=1$ nên $3$ là số chính phương. Điều này vô lý, do đó phương trình vô nghiệm tự nhiên với $y>2$.
Vậy: Phương trình có các cặp nghiệm tự nhiên $(x; y) \in \{ (2;0), (3;0), (1;1), (4;1) \}$.

----
$S=\left \lfloor \frac{52-\left ( 59-19 \right )}{2} \right \rfloor+3.10+0+0=35$



#397532 [MSS2013] - Trận 19 Hình học

Đã gửi bởi thanhluong on 17-02-2013 - 00:29 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Bài làm của thanhluong:
hinhve.png
BỔ ĐỀ: Nếu $a, b, x, y$ là các số thực dương thì ta có bất đẳng thức:
$$\sqrt{a^2+x^2}+\sqrt{b^2+y^2} \geq \sqrt{(a+b)^2+(x+y)^2}$$.
Chứng minh:
Xét hiệu: $(a^2+x^2)(b^2+y^2)-(ab+xy)^2$
$=(ay-bx)^2 \geq 0, \forall a, b, x, y>0$.
$\Rightarrow (a^2+x^2)(b^2+y^2) \geq (ab+xy)^2$.
$\Rightarrow 2\sqrt{(a^2+x^2)(b^2+y^2)} \geq 2(ab+xy)$.
$\Leftrightarrow a^2+b^2+x^2+y^2+2\sqrt{(a^2+b^2)(x^2+y^2)} \geq a^2+b^2+x^2+y^2+2ab+2xy$.
$\Leftrightarrow (\sqrt{a^2+x^2}+\sqrt{b^2+y^2})^2 \geq (a+b)^2+(x+y)^2$.
$\Rightarrow \sqrt{a^2+x^2}+\sqrt{b^2+y^2} \geq \sqrt{(a+b)^2+(x+y)^2}$.
Bổ đề được chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi: $ay=bx \Leftrightarrow \frac{a}{x}=\frac{b}{y}$.

Trở lại bài toán, áp dụng định lí Pitago vào các tam giác vuông $\triangle{AEF}, \triangle{DEH}, \triangle{CHG}, \triangle{BFG}$, ta được:
$EF+FG+GH+HE=\sqrt{EA^2+FA^2}+\sqrt{BF^2+BG^2}+\sqrt{CH^2+CG^2}+\sqrt{DH^2+DE^2}$.
Hay: $P_{EFGH}=\sqrt{EA^2+FA^2}+\sqrt{BF^2+BG^2}+\sqrt{CH^2+CG^2}+\sqrt{DH^2+DE^2}$ $(1)$.
Sử dụng liên tiếp bổ đề phụ trên và định lý Pitago cho tam giác vuông $ABC$, ta được:
$\sqrt{EA^2+FA^2}+\sqrt{DE^2+DH^2}+\sqrt{BG^2+BF^2}+\sqrt{CG^2+CH^2} \geq \sqrt{AD^2+(FA+DH)^2}+\sqrt{BC^2+(BF+CH)^2} \geq \sqrt{(AD+BC)^2+(AB+CD)^2}=2\sqrt{AB^2+BC^2}=2AC$: Không đổi $(2)$.
Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra $P_{EFGH} \geq 2AC$. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi:

$\left\{\begin{matrix} \frac{AF}{DH}=\frac{AE}{DE} &&\\ \frac{BF}{CH}=\frac{BG}{CG} &&\\ \frac{AF+DH}{BF+CH}=\frac{AD}{BBC} \end{matrix}\right.$ $(*)$
Vậy: Chu vi tứ giác $EFGH$ đạt giá trị nhỏ nhất bằng $2AC$ khi các điểm $F$, $G$, $H$ thoả $(*)$. ( Nên nêu rõ để suy ra EFGH là hình bình hành)

___________________________________
@Joker: Nên lập luận rõ chỗ cuối
d=9
S = 12+3*9 = 39



#395196 [MSS2013] - Trận 18 PT hoặc HPT đại số

Đã gửi bởi thanhluong on 09-02-2013 - 13:28 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

suy ra x=y, thay vào PT đầu bài, ta có:
$x^3-nx-n=0$
Theo công thức nghiệm Cácđanô, ta có $x=\sqrt[3]{\frac{n}{2}+\sqrt{\frac{n^2}{4}-\frac{n^3}{27}}}+\sqrt[3]{\frac{n}{2}-\sqrt{\frac{n^2}{4}-\frac{n^3}{27}}}$
Vậy hệ PT của bài có nghiệm duy nhất là $x=y=\sqrt[3]{\frac{n}{2}+\sqrt{\frac{n^2}{4}-\frac{n^3}{27}}}+\sqrt[3]{\frac{n}{2}-\sqrt{\frac{n^2}{4}-\frac{n^3}{27}}}$

Chưa chắc phương trình này có 1 nghiệm, bởi dùng công thức Cacdano ta chỉ tìm được 1 nghiệm của phương trình bậc 3.



#388810 [MSS2013] - Trận 18 PT hoặc HPT đại số

Đã gửi bởi thanhluong on 21-01-2013 - 18:39 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Giải hệ phương trình:
$$\left\{\begin{matrix}
x^3=6(y+1)\\
y^3=6(x+1)
\end{matrix}\right.$$
Đề của
daovuquang

Bài làm của thanhluong:
$\left\{\begin{matrix} x^3=6(y+1) (1) \\ y^3=6(x+1) (2) \end{matrix} \right.$
Trừ $(1)$ cho $(2)$ vế theo vế, ta được:
$x^3-y^3=6(y-x) \Leftrightarrow (x-y)(x^2+xy+y^2)+6(x-y)=0$.
$\Leftrightarrow x-y=0$ (Vì $x^2+xy+y^2+6 \geq 6 \geq 0$ với mọi $x$, $y$).
$\Leftrightarrow x=y$.
Thay $x = y$ vào $(1)$, ta được:
$x^3-6x-6=0$
$\Leftrightarrow x^3-6-6(\sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2})-6x+6(\sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2})=0$.
$\Leftrightarrow x^3-(\sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2})^3+6(x-\sqrt[3]{4}-\sqrt[3]{2})=0$
$\Leftrightarrow (x-\sqrt[3]{4}-\sqrt[3]{2})(x^2+x(\sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2})+\sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2}+6)=0$.
$\Leftrightarrow x - \sqrt[3]{4} -\sqrt[3]{2}=0$.
$\Leftrightarrow x = \sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2}$.
Vậy: Hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $(\sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2}; \sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2})$


Điểm bài 10
S = 3 + 3*10 = 33



#382108 Hội những người độc thân thích chém gió !

Đã gửi bởi thanhluong on 30-12-2012 - 21:50 trong Góc giao lưu

Với yêu cầu ngày càng cao của VMF, mình giờ đây xin được lập topic "Hội những người độc thân thích chém gió" , để anh chị em đang cô đơn có cơ hội được giao lưu, học hỏi nhau.
Ai đang độc thân thì vào đây nhé !
Điểm danh phát

em nhớ em đăng ký rồi mà



#381926 Olympic Toán Moskva 2010

Đã gửi bởi thanhluong on 30-12-2012 - 11:13 trong Tài liệu - Đề thi

2. Trên cạnh $AB$ của hình chữ nhật $ABCD$ lấy điểm $M$. Qua điểm này dựng đường vuông góc với đường thẳng $CM$, và cắt cạnh $AD$ tại điểm $E$. Điểm $P$ là chân đường vuông góc hạ từ $M$ xuống $CE$. Tính góc $APB$.

Tứ giác $MBCP$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{MBP} = \widehat{MCP}$.
$AMPE$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{MAP}=\widehat{MEP}$.
Do đó: $\widehat{MBP}+\widehat{MAP} = \widehat{MCP}+\widehat{MEP} = 90^o$.
Vậy: Tam giác $ABP$ vuông hay $\widehat{APB}=90^o$.

Hình gửi kèm

  • hinhve.png



#381685 [fshare] Kho tài liệu toán sơ cấp của Mr. 3W

Đã gửi bởi thanhluong on 29-12-2012 - 20:00 trong Tài liệu tham khảo khác

c rack là sao hở anh ? Em ngu tin lắm.

Bẻ khoá, có thể làm theo cách sau:
Mở file $\boxed{\text{C:\Windows\System32\Drivers\etc\hosts}}$. Chèn thêm dòng sau:
$$\text{127.0.0.1 registeridm.com}$$
Sau đó save lại



#381563 Đề thi HSG tỉnh Quảng Nam 2010-2011

Đã gửi bởi thanhluong on 29-12-2012 - 14:24 trong Tài liệu - Đề thi

$$\textbf{SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM}$$
$$\textbf{KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9}$$
$$\text{NĂM HỌC : 2010-2011}$$.
$$\text{Thời gian : 150 phút}$$


$\boxed{\textbf{Câu 1}}$. (3,0 điểm)
a) Rút gọn biểu thức $A=\sqrt{4+\sqrt{7}}+\sqrt{4-\sqrt{7}}-\sqrt{2}$.
b) Cho $x = \frac{2}{2\sqrt[3]{2}+2+\sqrt[3]{4}}$ và $y = \frac{6}{2\sqrt[3]{2}-2+\sqrt[3]{4}}$. Tính giá trị của $B = x^2-y^2$

$\boxed{\textbf{Câu 2}}$. (4,0 điểm)
a) Giải phương trình: $x^2+7x+12=2\sqrt{3x+7}$.
b) Giải hệ phương trình:
$\left\{ \begin{matrix} x^2+xy+y^2=4 &\\ x+xy+y=2 \end{matrix} \right.$


$\boxed{\textbf{Câu 3}}$. (3.0 điểm)
Cho phương trình: $x^4+2x^2+2mx+m^2+2m+1=0$ ($x$ là ẩn số).
a) Xác định $m$ sao cho nghiệm của phương trình đã cho đạt giá trị lớn nhất.
b) Xác định $m$ sao cho nghiệm của phương trình đã cho đạt giá trị nhỏ nhất.

$\boxed{\textbf{Câu 4}}$. (3,0 điểm)
Cho tam giác $ABC$. Trên cạnh $AC$ lấy điểm $M$ sao cho $\frac{ẠM}{AC}=\frac{1}{4}$, trên cạnh $BC$ lấy điểm $N$ sao cho $\frac{BN}{BC}=\frac{1}{5}$. Hai đường thẳng $AN$ và $BM$ cắt nhau tại $I$. Hãy so sánh diện tích tam giác $BIN$ và diện tích tam giác $AIM$.

$\boxed{\textbf{Câu 5}}$. (4,0 điểm)
Cho nửa đường tròn $(O)$ đường kính $AB=2R$. Trên nửa đường tròn $(O)$ lấy điểm $C$ (khác $A$ và $B$), tia phân giác của góc $CAB$ cắt cạnh $BC$ tại $E$ và cắt nửa đường tròn $(O)$ tại $D$. ($D$ khác $A$).
a) Chứng minh $AD \cdot AE + BC \cdot BE$ là một đại lượng không đổi.
b) Gọi $M$ là trung điểm $BC$, tia $AM$ cắt $(O)$ tại $N$ (khác $A$). Chứng minh $DE > MN$.



#379233 Topic nhận đề Bất đẳng thức - bài toán tổng hợp

Đã gửi bởi thanhluong on 21-12-2012 - 10:39 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Đề bài của thanhluong:
Cho các số thực $a$, $b$, $c$ và $d$ thoả mãn $ad-bc=1$. Chứng minh:
$a^2+b^2+c^2+d^2+ac+bd \geq \sqrt{3}$
Lời giải:
Ta có:
$a^2+c^2+ac = \frac{3}{4}(a+c)^2+\frac{1}{4}(a-c)^2$.
$b^2+d^2+bd = \frac{1}{4}(d-b)^2+\frac{3}{4}(d+b)^2$.
Do đó bất đẳng thức cần chứng minh có thể viết lại thành:
$[3(a+c)^2+(d-b)^2]+[(a-c)^2+3(d+b)^2] \geq 4\sqrt{3}(1)$.
Sử dụng bất đẳng thức Cauchy, ta được:
$3(a+c)^2+(d-b)^2 \geq 2\sqrt{3}(a+c)(d-b)$
$(a-c)^2 + 3(d+b)^2 \geq 2\sqrt{3}(a-c)(d+b)$.
Từ đây suy ra:
$VT_{(1)} \geq 2\sqrt{3}[(a+c)(d-b)+(a-c)(b+d)] = 4\sqrt{3}(ad-bc)=4\sqrt{3}$.
Bài toán được chứng minh hoàn toàn.



#378832 Tồn tại hay không một luỹ thừa của $7$ tận cùng là $0001$

Đã gửi bởi thanhluong on 19-12-2012 - 15:35 trong Số học

Tồn tại hay không một luỹ thừa của $7$ tận cùng là $0001$?