Đến nội dung

Phạm Hữu Bảo Chung nội dung

Có 549 mục bởi Phạm Hữu Bảo Chung (Tìm giới hạn từ 11-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#446850 Tìm min $A=\left(1+x\right)\left(1+\frac{1...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 01-09-2013 - 14:33 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải
Ta có:
$A=\left(1+x\right)\left(1+\dfrac{1}{y}\right)+\left(1+y\right)\left(1+\dfrac{1}{x}\right)$
 
$= 2 + x + y + \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{x}{y} + \dfrac{y}{x} \geq 4 + x + y + \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y}$
 
Mặt khác, ta có:
$x + \dfrac{1}{2x} \geq \sqrt{2}$
 
$y + \dfrac{1}{2y} \geq \sqrt{2}$
 
$\dfrac{1}{2}\left (\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} \right ) \geq \dfrac{2}{x + y} \geq \dfrac{2}{\sqrt{2(x^2 + y^2)}} = \sqrt{2}$
 
Vậy $A \geq 4 + 3\sqrt{2}$. Dấu "=" xảy ra khi $x = y = \dfrac{1}{\sqrt{2}}$



#448417 $x^{3}-y^{3}-2=3x-3y^{2} \\ x^...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 07-09-2013 - 13:47 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

ĐK: $-1 \leq x \leq 1$ và $0 \leq y \leq 2$

Phương trình thứ nhất của hệ tương đương:
$x^3 - 3x = y^3 – 3y^2 + 2 \Leftrightarrow x^3 - 3x = (y - 1)^3 – 3(y - 1)$

 

Đặt $y - 1 = a \, (a \in [-1; 1])$, ta được: $x^3 - 3x = a^3 - 3a \, (1)$

Xét hàm số $f(t) = t^3 - 3t$ trên $[-1; 1]$ có $f’(t) = 3t^2 - 3 \leq 0$ $\forall$ $-1 \leq t \leq 1$

Vậy, hàm nghịch biến trên [-1; 1]. Khi đó: (1) $\Leftrightarrow x = a = y - 1$

 

Thế vào phương trình thứ hai của hệ ban đầu, ta được: $x^2 - 4\sqrt{1 - x^2} + 2 = 0$
Đặt $\sqrt{1 - x^2} = u \geq 0$, ta được: $u^2 + 4u - 3 = 0 \Leftrightarrow u = -2 \pm \sqrt{7}$

Do $u \geq 0 \Rightarrow u = -2 + \sqrt{7}$ 

$\Rightarrow x = \pm \sqrt{4\sqrt{7} - 10} \Rightarrow y = 1 \pm \sqrt{4\sqrt{7} - 10}$




#445655 $\frac{a^{2} + b^{2} + c^{2}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 27-08-2013 - 00:09 trong Đại số

Bất đẳng thức nói trên sai nếu $(a; b; c) = (-1; 1; 0)$
Do $a + b + c = 0 \Rightarrow a^2 + b^2 + c^2 = -2(ab + bc + ca)$ 
 
$\Rightarrow ab + bc + ca = - \dfrac{a^2 + b^2 + c^2}{2}$
Đặt $t = a^2 + b^2 + c^2 $, ta cần chứng mình: $\dfrac{t}{4} - \dfrac{t^3}{216} \leq 0$
:) Chắc có nhầm lẫn gì đấy :)



#444394 Giải hệ phương trình: $ \begin{cases} x^{3}+xy...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-08-2013 - 21:54 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
Hệ ban đầu tương đương:
$\left\{\begin{matrix}3x^3 + 3xy - 6 = 0\\y^3 + 3xy + 3 = 0\end{matrix}\right. \Rightarrow 3x^3 - y^3 = 9 \Leftrightarrow y = \sqrt[3]{3x^3 - 9}$
 
Thế vào phương trình thứ nhất của hệ ban đầu, ta được:
$x^3 + x\sqrt[3]{3x^3 - 9} - 2 = 0 \Leftrightarrow \sqrt[3]{3x^6 - 9x^3} = 2 - x^3$
 
Đặt $a = x^3$, ta được:
$\sqrt[3]{3a^2 - 9a} = 2 - a \Leftrightarrow 3a^2 - 9a = 8 - 12a + 6a^2 - a^3$
 
$\Leftrightarrow a^3 - 3a^2 + 3a - 8 = 0 \Leftrightarrow (a - 1)^3 = 7$
 
$\Leftrightarrow a = 1 + \sqrt[3]{7} \Rightarrow \left\{\begin{matrix}x = \sqrt[3]{1 + \sqrt[3]{7}}\\y = \sqrt[3]{3\sqrt[3]{7} - 6}\end{matrix}\right.$



#443892 Định m để phương trình f(x) =m có nghiệm

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 18-08-2013 - 17:30 trong Hàm số - Đạo hàm

Bài 2
Giải
Ta có: $y' = -mx^2 + 2(m - 1)x + 3(2 - m)$
Hàm nghịch biến trên $(- \propto; -2 )$ khi $y' \leq 0$ $\forall$ $x < -2$
+ Với $m = 0 \Rightarrow y' = -2x + 6 > 10$ $\forall$ $x \in (- \propto; -2)$
+ Với $m \neq 0$ thì y' là một tam thức bậc hai có biệt số $\Delta' = (m - 1)^2 + 3m(2 - m) = - 2m^2 + 4m + 1$
Dấu của y' phụ thuộc vào $\Delta'$.
Biệt số $\Delta'$ là một tam thức bậc hai ẩn m có hai nghiệm: $\dfrac{2 + \sqrt{6}}{2}$ và $\dfrac{2 - \sqrt{6}}{2}$
Ta xét hai trường hợp:
 
a) Nếu $\Delta' \leq 0$, tức là $m \geq \dfrac{2 + \sqrt{6}}{2}$ hoặc $m \leq \dfrac{2 - \sqrt{6}}{2}$ thì hàm số ban đầu luôn đơn điệu trên R.
Vì vậy, để hàm nghịch biến thì: $-m < 0 \Leftrightarrow m > 0$
Vậy: $m \geq \dfrac{2 + \sqrt{6}}{2}$
 
b) Nếu $\Delta' > 0 \Leftrightarrow \dfrac{2 - \sqrt{6}}{2} < m < \dfrac{2 + \sqrt{6}}{2} $ 
Khi đó, y' có hai nghiệm phân biệt $x_1, x_2 \, (x_1 < x_2)$ và hàm số y nghịch biến trên $(- \propto; -2)$ khi:
$\left\{\begin{matrix}-m < 0\\-2 \leq x_1 < x_2\\\Delta' = -2m^2 + 4m - 1 < 0 \end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}m > 0\\S = x_1 + x_2 > - 4\\(x_1 + 2)(x_2 + 2) \geq 0\\ \dfrac{2 - \sqrt{6}}{2} < m < \dfrac{2 + \sqrt{6}}{2}\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}m > 0\\\dfrac{2(m - 1)}{m} > - 4\\\dfrac{3(m - 2)}{m} + 2\dfrac{2(m - 1)}{m} + 4 \geq 0\\ \dfrac{2 - \sqrt{6}}{2} < m < \dfrac{2 + \sqrt{6}}{2}\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}m > 0\\m > \dfrac{1}{3}\\m \geq \dfrac{10}{11}\\ \dfrac{2 - \sqrt{6}}{2} < m < \dfrac{2 + \sqrt{6}}{2}\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \dfrac{10}{11} < m < \dfrac{2 + \sqrt{6}}{2}$
 
Vậy, kết hợp 2 trường hợp, ta được: $m > \dfrac{10}{11}$
 
Hoặc bạn có thể kết hợp 3 điều kiện: $\left\{\begin{matrix}\Delta > 0\\(-m).y'(-2) \geq 0\\\dfrac{S}{2} > -2\end{matrix}\right.$ để giải



#449034 Tính các giá trị lượng giác của góc $\alpha$: $tan\a...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 09-09-2013 - 13:59 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Do $- \pi < \alpha < 0 \Rightarrow \sin{\alpha} < 0 \Rightarrow \cos{\alpha} < 0$ vì $\tan{\alpha} > 0$

Ta có:
$\cos^2{\alpha} = \dfrac{1}{1 + \tan^2{\alpha}} = \dfrac{4}{5} \Rightarrow \cos{\alpha} = \dfrac{-2}{\sqrt{5}}$

$\Rightarrow \sin{\alpha} = \dfrac{-1}{\sqrt{5}} \Rightarrow \cot{\alpha} = 2$




#449546 $\left\{\begin{matrix} (2012-3x)\sqrt...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 12-09-2013 - 00:12 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

ĐK: $x \leq 4; y \leq \dfrac{3}{2}; x \geq \dfrac{8y}{7}$ và $x \geq \dfrac{9y}{7}$

Đặt $\sqrt{4 - x} = a; \sqrt{3 – 2y} = b \, (a, b \geq 0)$

Phương trình (1) của hệ tương đương:
$(2000 + 3a^2)a - (2000 + 3b^2)b = 0 \Leftrightarrow 3(a^3 - b^3) + 2000(a - b) = 0$

$\Leftrightarrow (a - b)\left [3(a^2 + ab + b^2) + 2000\right ] = 0 \Leftrightarrow a = b \Rightarrow 2y = x - 1$

 

Thế $2y = x - 1$ vào phương trình (2) của hệ, ta được:
$$2\sqrt{3x + 4} + 3\sqrt{5x + 9} = x^2 + 6x + 13$$

Với điều kiện $x \geq \dfrac{-4}{3}$, phương trình trên tương đương:

$x^2 + x + 2\left (x + 2 - \sqrt{3x + 4}\right ) + 3\left (x + 3 - \sqrt{5x + 9}\right ) = 0$

$\Leftrightarrow x^2 + x + \dfrac{2(x^2 + x)}{x + 2 + \sqrt{3x + 4}} + \dfrac{3(x^2 + x)}{x + 3 + \sqrt{5x + 9}} = 0$

 

$\Leftrightarrow (x^2 + x)\left ( 1 + \dfrac{2}{x + 2 + \sqrt{3x + 4}} + \dfrac{3}{x + 3 + \sqrt{5x + 9}}\right ) = 0$

Do $x \geq \dfrac{-4}{3} \Rightarrow 1 + \dfrac{2}{x + 2 + \sqrt{3x + 4}} + \dfrac{3}{x + 3 + \sqrt{5x + 9}} > 0$

 

Vậy $x^2 + x = 0 \Rightarrow \left[\begin{matrix}x = 0 \Rightarrow y = \dfrac{-1}{2}\\x = -1 \Rightarrow y = -1\end{matrix}\right.$

 

 

 




#459635 Giải hệ $\begin{cases}2\left(1-y^3\right)=y^2.....

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 24-10-2013 - 15:05 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

ĐK: $xy \geq 0$

Phương trình thứ nhất của hệ tương đương:
$xy^2 + 2y^2\sqrt{2xy} + 2y^3 + \sqrt[3]{y + 8} - 2 = 0$

$\Leftrightarrow y(xy + 2y\sqrt{xy} + 2y^2) + \dfrac{y}{\sqrt[3]{(y + 8)^2} + 2\sqrt[3]{y + 8} + 4} = 0$

$\Leftrightarrow y \left [ (\sqrt{xy} + \sqrt{2}y)^2 + \dfrac{1}{\sqrt[3]{(y + 8)^2} + 2\sqrt[3]{y + 8} + 4}\right ] = 0$

$\Leftrightarrow y = 0$

Thế vào phương trình thứ hai, ta được:
$x^3 + 6x^2 - 12x + 8 = 0$

$\Leftrightarrow 2x^3 = (x - 2)^3 \Rightarrow x = \dfrac{2}{1 - \sqrt[3]{2}}$

 

 




#457296 Tìm $A,B$ đối xứng với nhau qua $d:y=x+1$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 12-10-2013 - 23:35 trong Hàm số - Đạo hàm

Giải

Ta có: $y = \dfrac{x^2 + x + 1}{x - 2} = x + 3 + \dfrac{7}{x - 2}$

Đặt $A\left (a; a + 3 + \dfrac{7}{a - 2} \right )$ và $ B\left (b; b + 3 + \dfrac{7}{b - 2} \right )$

Khi đó, để A, B đối xứng với nhau qua d thì: $\left\{\begin{matrix}AB \perp d\\d_{(A; (d))} = d_{(B; (d))}\end{matrix}\right.$

Hệ số góc của AB là:
$k_{AB} = \dfrac{y_B - y_A}{x_B - x_A} = \dfrac{b - a + \dfrac{7}{b - 2} - \dfrac{7}{a - 2}}{b - a} = 1 - \dfrac{7}{(a - 2)(b - 2)}$

Khi đó, để $AB \perp (d)$ thì: $k_(d).k_{AB} = -1 \Rightarrow k_{AB} = -1 \Rightarrow \dfrac{1}{(a - 2)(b - 2)} = \dfrac{2}{7}$

Ta có:

$d_{A; (d)} = \dfrac{\left | a + 1 - (a + 3 + \dfrac{7}{a - 2})\right |}{\sqrt{2}} = \dfrac{\left | 2 + \dfrac{7}{a - 2}\right |}{\sqrt{2}}$

Tương tự: $d_{B; (d)} = \dfrac{\left | 2 + \dfrac{7}{b - 2}\right |}{\sqrt{2}}$

Vậy:
$ d_{A; (d)} = d_{B; (d)} \Leftrightarrow \left | 2 + \dfrac{7}{a - 2}\right | =\left | 2 + \dfrac{7}{b - 2}\right | $

$\Rightarrow \left[\begin{matrix}2 + \dfrac{7}{a - 2} = 2 + \dfrac{7}{b - 2}\\2 + \dfrac{7}{a - 2} = - 2 - \dfrac{7}{b - 2}\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}a = b\\\dfrac{1}{a - 2} + \dfrac{1}{b - 2} = \dfrac{-4}{7}\end{matrix}\right.$

Vì A, B phân biệt nên $a \neq b$. Vậy, ta có hệ:
$\left\{\begin{matrix}\dfrac{1}{(a - 2)(b - 2)} = \dfrac{2}{7}\\\dfrac{1}{a - 2} + \dfrac{1}{b - 2} = \dfrac{-4}{7}\end{matrix}\right.$

Hệ vô nghiệm.

 

 




#452732 Giải các hệ PT sau:

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 24-09-2013 - 13:12 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

a) ĐK: $x \geq 1$ và $y \geq 0$

Với điều kiện trên, phương trình (2) tương đương: $\sqrt{y} = x - 1$

Thế vào phương trình (1), ta được:
$\sqrt{x - 1} - (x - 1) = 8 - x^3$

$\Leftrightarrow \sqrt{x - 1}(1 - \sqrt{x - 1}) = 8 - x^3$

 

$\Leftrightarrow \sqrt{x - 1}\dfrac{2 - x}{1 + \sqrt{x - 1}} = (2 - x)(4 + 2x + x^2)$

$\Leftrightarrow \left[\begin{matrix}x = 2\\\dfrac{\sqrt{x - 1}}{1 + \sqrt{x - 1}} = x^2 + 2x + 4 \, (3)\end{matrix}\right.$

 

Nhận thấy, phương trình (3) có: $VT < 1 < 3 + (x + 1)^2 = VF$.

Vậy ta chỉ nhận $x = 2 \Rightarrow y = 1$

 

 




#450733 $\left\{\begin{matrix} (\frac{1-...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 15-09-2013 - 16:33 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

ĐK: $x \neq 0$

Phương trình thứ hai của hệ tương đương:
$(xy + 2)^2 - 2\dfrac{1}{x}(xy + 2) + \dfrac{1}{x^2} = 0$

$\Leftrightarrow \left (xy + 2 - \dfrac{1}{x} \right )^2 = 0 \Rightarrow xy + 2 = \dfrac{1}{x}$

 

Thế vào phương trình thứ nhất của hệ, ta có:
$\left ( \dfrac{1}{x^2} - 1 \right )^3 + \dfrac{1}{x} - \dfrac{1}{2} = \left ( \dfrac{1}{x^2} - \dfrac{2}{x}\right )^3$

 

Đặt $a = \dfrac{1}{x} \Rightarrow  (a^2 - 1)^3 + a - \dfrac{1}{2} = (a^2 - 2a)^3$


$\Leftrightarrow \left [(a^2 - 1)^3 - (a^2 - 2a)^3 \right ] + \dfrac{2a - 1}{2} = 0$

$\Leftrightarrow (2a - 1)\left [ (a^2 - 1)^2 + (a^2 - 1)(a^2 - 2a) + (a^2 - 2a)^2 + \dfrac{1}{2}\right ] = 0$

$\Rightarrow a = \dfrac{1}{2} \Rightarrow x = 2 \Rightarrow y = \dfrac{-3}{4}$

 




#443491 $\left\{\begin{matrix} x^3-y^3-3x^2-15x+18...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 16-08-2013 - 22:14 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
Đưa hệ về dạng: 
$\left\{\begin{matrix}x^3 - 3x^2 - 15x - 36 = y^3 - 18y\\2x^2 + 2x + 3 = -2y^2 + 6y\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x^3 - 3x^2 - 15x - 36 = y^3 - 18y\\6x^2 + 6x + 9 = -6y^2 + 18y\end{matrix}\right.$
 
$\Rightarrow x^3 + 3x^2 - 9x - 27 = y^3 - 6y^2$
 
$\Leftrightarrow (x + 1)^3 - 12(x + 1) = (y - 2)^3 - 12(y - 2)$
 
$\Leftrightarrow \left[\begin{matrix}x + 1 = y - 2 \Leftrightarrow x = y - 3\, (1)\\(x + 1)^2 + (x + 1)(y - 2) + (y - 2)^2 = 12 \, (2)\end{matrix}\right.$
 
Trường hợp (1) thì bạn tự thế để giải nhé.
 
Trường hợp (2), ta có: $(2) \Leftrightarrow x^2 + xy + y^2 - 3y - 9 = 0 \Leftrightarrow 2x^2 + 2xy + 2y^2 - 6y - 18 = 0$
 
Trừ vế theo vế cho phương trình thứ hai của hệ đã cho, ta có: $2xy - 2x = 21 \Leftrightarrow y = \dfrac{21}{2x} + 1$
 
Thế vào một trong hai phương trình và biến đối, ta được: $4x^4 + 4x^3 - 2x^2 - 42x + 441 = 0$ 
Dễ dàng chứng minh được phương trình này vô nghiệm bằng cách gộp các tổng bình phương.
 
Không biết đúng hay sai!



#443142 Giải bất phương trình: $\sqrt{\frac{8}{x-2...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 15-08-2013 - 20:54 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
ĐK: $2 < x < 8$
Bất phương trình ban đầu tương đương:
$\sqrt{\dfrac{2}{x - 2}} - 1+ \dfrac{4}{\sqrt{8 - x}} - 2 \leq 0$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{\sqrt{2} - \sqrt{x - 2}}{\sqrt{x - 2}} + \dfrac{2(2 -\sqrt{8 - x})}{\sqrt{8 - x}} \leq 0$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{4 - x}{\sqrt{x - 2}\left (\sqrt{2} + \sqrt{x - 2} \right )} + 2\dfrac{x - 4}{\sqrt{8 - x}\left (2 + \sqrt{8 - x} \right )} \leq 0$
 
$\Leftrightarrow (4 - x)\left [ \dfrac{1}{\sqrt{2(x - 2)} + x - 2} - \dfrac{2}{2\sqrt{8 - x} + 8 - x}\right ] \leq 0$
 
$\Leftrightarrow (4 - x)\left [2\sqrt{8 - x} + 8 - x - 2\sqrt{2(x - 2)} - 2(x - 2)\right ] \leq 0$
 
$\Leftrightarrow (4 - x) \left [ 2\left (\sqrt{8 - x} - \sqrt{2(x - 2)}\right ) + 12 - 3x\right ]\leq 0$
 
$\Leftrightarrow 3(4 - x)^2 \left ( \dfrac{2}{\sqrt{8 - x} + \sqrt{2(x - 2)}} + 1\right ) \leq 0$
 
$\Leftrightarrow x = 4$



#392708 $\lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 03-02-2013 - 08:46 trong Dãy số - Giới hạn

Tính :
$\lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}{83}.\frac{1-\cos 3x\cos 5x\cos7x}{\sin^{2}7x} \right ) $

Giải

$\lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}{83}.\frac{1-\cos 3x\cos 5x\cos7x}{\sin^{2}7x} \right )$

$= \lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}{83}.\frac{1-\cos 5x.\dfrac{\cos{10x} + \cos{4x}}{2}}{\sin^{2}7x} \right )$

$ = \lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}{83}.\frac{1- \dfrac{\cos{15x} + \cos{5x} + \cos{9x} + \cos{x}}{4}}{\sin^{2}7x} \right )$


$ = \lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}{83}.\frac{4 - (\cos{15x} + \cos{5x} + \cos{9x} + \cos{x})}{4\sin^{2}7x} \right )$

$= \lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}{83}.\dfrac{1}{2}\frac{\sin^2{7,5x} + \sin^2{2,5x} + \sin^2{4,5x} + \sin^2{0,5x}}{\sin^2{11x}} \right )$


Chú ý rằng: $\lim_{x \to 0} \dfrac{\sin{x}}{x} = 1$

Do đó:
$\lim_{x \to 0}\left ( \frac{98}{83}.\frac{1-\cos 3x\cos 5x\cos7x}{\sin^{2}7x} \right ) $

$= \dfrac{49}{83}.\dfrac{7,5^2 + 4,5^2 + 2,5^2 + 0,5^2}{7^2} = 1$



#413307 Giải phương trình $sinx+2=2cosxcos(2x-\frac{\pi }...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 17-04-2013 - 22:02 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Giải phương trình:
$\sin{x} + 2 = 2\cos{x}\cos{(2x - \dfrac{\pi}{6})} + 4\sin^2{x}$

Giải

Phương trình ban đầu tương đương:
$\sin{x} + 2(1 - 2\sin^2{x}) = 2\cos{x}\cos{(2x - \dfrac{\pi}{6})}$

 

 

$\Leftrightarrow \sin{x} + 2\cos{2x} = 2\cos{x}\left ( \frac{\sqrt{3}}{2}\cos{2x} + \frac{1}{2}\sin{2x} \right )$

 

$\Leftrightarrow \sin{x} + 2\cos{2x} = \sqrt{3}\cos{x}\cos{2x} + 2\sin{x}\cos^2{x}$

 

$\Leftrightarrow 2\cos{2x} = \sqrt{3}\cos{x}\cos{2x} + \sin{x}\left (  2\cos^2{x} - 1\right )$

 

$\Leftrightarrow \cos{2x}\left ( \sqrt{3}\cos{x} + \sin{x} - 2 \right ) = 0$

 

- Nếu $\cos{2x} = 0 \Leftrightarrow 2x = \dfrac{\pi}{2} + k\pi \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi}{4} + \dfrac{k\pi}{2} \, (k \in \mathbb{Z})$

 

- Nếu $\sqrt{3}\cos{x} + \sin{x} - 2 = 0$

$\Leftrightarrow \frac{\sqrt{3}}{2}\cos{x} + \frac{1}{2}\sin{x} = 1$

 

$\Leftrightarrow \sin{\left ( x + \frac{\pi}{3} \right )} = 1$

 

$\Leftrightarrow x + \frac{\pi}{3} = \frac{\pi}{2} + k2\pi$

 

$\Leftrightarrow x = \frac{\pi}{6} + k2\pi \, (k \in \mathbb{Z})$




#345460 Giải phương trình$cos2x+5=2\sqrt{2}(2-cosx)(sinx -\f...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 10-08-2012 - 13:05 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Đề hinh như là thế này phải không nhỉ?

$\cos{2x} + 5 = 2\sqrt{2}(2-\cos{x})(\sin{x -\frac{\pi }{4}})$

Giải

Phương trình tương đương:
$\cos{2x} + 5 = 2\sqrt{2}(2 - \cos{x}).\dfrac{\sqrt{2}}{2}(\sin{x} - \cos{x})$

$\Leftrightarrow \cos{2x} + 5 = 2(2 - \cos{x})(\sin{x} - \cos{x})$

$\Leftrightarrow 2\cos^2{x} + 4 = 2(2\sin{x} - 2\cos{x} - \sin{x}.\cos{x} + \cos^2{x})$


$\Leftrightarrow 2 = 2(\sin{x} - \cos{x}) - \sin{x}\cos{x} \,\, (2)$

Đặt $a = \sin{x} - \cos{x} = \sqrt{2}\sin{(x -\frac{\pi }{4})} \in [-\sqrt{2}; \sqrt{2}]$

$\Rightarrow \sin{x}.\cos{x} = \dfrac{1 - a^2}{2}$

(2) trở thành: $2a - \dfrac{1 - a^2}{2} = 2 \Leftrightarrow (a - 1)(a + 5) = 0$

$\Rightarrow a = 1 \Rightarrow \sin{(x -\frac{\pi }{4})} = \dfrac{1}{\sqrt{2}}$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}x - \dfrac{\pi}{4} = \dfrac{\pi}{4} + 2k\pi\\x - \dfrac{\pi}{4} = \pi - \dfrac{\pi}{4} + 2k\pi\end{array}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x = \dfrac{\pi}{2} + 2k\pi\\x = \pi + 2k\pi\end{array}\right.$



#332819 $\begin{cases}2-\sqrt{x^2y^4+2xy^2-y^4+1}= 2( 3-\sqrt 2-x...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 07-07-2012 - 14:07 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$ \begin{cases}2-\sqrt{{x}^{2}{y}^{4}+2x{y}^{2}-{y}^{4}+1}= 2( 3-\sqrt{2}-x){y}^{2}\\ \sqrt{x-{y}^{2}}+x = 3 \,\, (2)\end{cases} $

Giải

ĐK: $\left\{\begin{array}{l}{x}^{2}{y}^{4}+2x{y}^{2}-{y}^{4}+1 \geq 0\\x \geq y^2 \geq 0\end{array}\right.$

Phương trình thứ nhất của hệ tương đương:
$2-\sqrt{(xy^2 + 1)^2 - y^4}= 2( 3-\sqrt{2}){y}^{2} - 2xy^2$


$\Leftrightarrow \sqrt{(xy^2 + 1 - y^2)(xy^2 + 1 + y^2)} = 2(1 + xy^2) - 2(3 - \sqrt{2})y^2 \,\, (3)$

Đặt $\left\{\begin{array}{l}a = \sqrt{xy^2 - y^2 + 1} \geq 0\\b = \sqrt{xy^2 + y^2 + 1} \geq 1\end{array}\right. \Rightarrow \left\{\begin{array}{l}xy^2 + 1 = \dfrac{a^2 + b^2}{2}\\y^2 = \dfrac{b^2 - a^2}{2}\end{array}\right.$

Phương trình (3) trở thành:
$ab = 2.\dfrac{a^2 + b^2}{2} - 2(3 - \sqrt{2})\dfrac{b^2 - a^2}{2}$


$\Leftrightarrow ab = a^2 + b^2 + (3 - \sqrt{2})(a^2 - b^2)$

$\Leftrightarrow (4 - \sqrt{2})a^2 - ab - (2 - \sqrt{2})b^2 = 0 $

$\Leftrightarrow (4 - \sqrt{2})(\dfrac{a}{b})^2 - \dfrac{a}{b} - 2 + \sqrt{2} = 0$


$\Rightarrow \left[\begin{array}{l} \dfrac{a}{b} = \dfrac{1}{\sqrt{2}}\\\dfrac{a}{b} = \dfrac{-\sqrt{2}}{3 + \sqrt{2}}\end{array}\right.$

Do $a \geq 0, b \geq 1 \Rightarrow \dfrac{a}{b} = \dfrac{1}{\sqrt{2}}$

$\Leftrightarrow \dfrac{xy^2 - y^2 + 1}{xy^2 + y^2 + 1} = \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow xy^2 - 3y^2 + 1 = 0 \,\, (4)$


Dễ thấy $x \neq 3$ (vì x = 3 thì (4) tương đương với 0 = 1. Vô lý)

Từ (4), suy ra: $y^2 = \dfrac{-1}{x - 3}$

Thế vào (2), ta được:
$\sqrt{x+ \dfrac{1}{x - 3}}= 3 - x$


$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x \leq 3\\x^3 - 10x^2 + 30x - 28 = 0\end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x \leq 3\\(x - 2)(x^2 - 8x + 14) = 0\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}\left[\begin{array}{l} x = 2\\x = 4 \pm \sqrt{2}\end{array}\right.\\x \leq 3\end{array}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x = 2\\x = 4 - \sqrt{2}\end{array}\right.$


- Với x = 2, suy ra $y = \pm -1$

- Với $x = 4 - \sqrt{2} \Rightarrow y = \pm \sqrt{\sqrt{2} + 1}$



#328801 $(2sinx-1)(cos2x+5sinx-1)=3-4cos^2x$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 24-06-2012 - 20:41 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình:
$$(2sinx-1)(cos2x+5sinx-1)=3-4cos^2x$$

Giải

Phương trình tương đương:
$(2sinx-1)(cos2x+5sinx-1)= -1 + 4( 1 - cos^2x)$

$\Leftrightarrow (2sinx-1)(cos2x+5sinx-1) = (2\sin{x} - 1)(2\sin{x} + 1)$


$\Leftrightarrow (2\sin{x} - 1)(1 - 2\sin^2{x} + 5\sin{x} - 1 - 2\sin{x} - 1) = 0$

$\Leftrightarrow (2\sin{x} - 1)(2\sin^2{x} - 3\sin{x} + 1) = 0$

$\Leftrightarrow (2\sin{x} - 1)^2(\sin{x} - 1) = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \sin{x} = \dfrac{1}{2}\\\sin{x} = 1\end{array}\right.$

$\Rightarrow \left[\begin{array}{l} x = \dfrac{\pi}{6}+ 2k\pi\\x = \dfrac{5\pi}{6}+ 2k\pi\\x = \dfrac{\pi}{2} + 2k\pi\end{array}\right. \,\, k \in Z$



#422073 giải hpt: $\left\{\begin{matrix} x-3y=4...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 29-05-2013 - 22:03 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

ĐK: $x, y \neq 0$

Hệ ban đầu tương đương:

$\left\{\begin{matrix} x^2 - 3xy = 4y & & \\ y^2 - 3xy = 4x& & \end{matrix}\right.$

 

Lấy hai phương trình trừ cho nhau vế theo vế, ta được:
$x^2 - y^2 = 4y - 4x \Leftrightarrow (x - y)(x + y + 4) = 0$

- Với x = y, hệ tương đương: $\left\{\begin{matrix} x - 3x = 4 & & \\ x = y & & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow x = y = -2$

 

- Với x + y = - 4, hệ tương đương: $\left\{\begin{matrix} x^2 - 3x.(-4 - x) = 4(- 4 - x)& & \\ x = - 4 - y & & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow x = y = -2$

 

Kết luận: Hệ có nghiệm duy nhất (x; y) = (-2; -2)




#423955 tìm Min $P=\sum \sin \frac{A}{2}+...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 04-06-2013 - 23:03 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải

Chú ý bất đẳng thức:

$0 < \sin{\dfrac{A}{2}} + \sin{\dfrac{B}{2}} + \sin{\dfrac{C}{2}} \leq \dfrac{3}{2}$

 

Ta có:
$P = \sin{\dfrac{A}{2}} + \sin{\dfrac{B}{2}} + \sin{\dfrac{C}{2}} + \cot^2{\dfrac{A}{2}} + \cot^2{\dfrac{B}{2}} + \cot^2{\dfrac{C}{2}}$

$\Leftrightarrow P = \sin{\dfrac{A}{2}} + \sin{\dfrac{B}{2}} + \sin{\dfrac{C}{2}}$ + $\dfrac{1}{\sin^2{\dfrac{A}{2}}} + \dfrac{1}{\sin^2{\dfrac{B}{2}}} + \dfrac{1}{\sin^2{\dfrac{C}{2}}} - 3$

Do A, B, C là số đo 3 góc của 1 tam giác nên ta luôn có $\sin\dfrac{A}{2}, \sin\dfrac{B}{2},\sin\dfrac{C}{2} > 0$
Nhận thấy:

$8\sin\dfrac{A}{2} + 8\sin\dfrac{A}{2} + \dfrac{1}{\sin^2\dfrac{A}{2}} \geq 3\sqrt[3]{64} = 12$

Do đó:
$P \geq 3.12 - 3 - 15(\sin\dfrac{A}{2} + \sin\dfrac{B}{2} + \sin\dfrac{C}{2}) \geq \dfrac{21}{2}$

Vậy $Min_P = \dfrac{21}{2}$. 
Dấu "=" xảy ra khi $A = B = C = \dfrac{\pi}{3}$




#442460 Giải phương trình: $\left(1-\cos x\right)\cot x+...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 13-08-2013 - 14:49 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải
ĐK: $\sin{x} \neq 0 \Leftrightarrow x \neq k\pi \, (k \in Z)$
 
Phương trình ban đầu tương đương:
 
$(1 - \cos{x})\cos{x} + \cos{2x}\sin{x} + \sin^2{x} = 2\sin^2{x}\cos{x}$
 
$\Leftrightarrow \cos{x}(1 - 2\sin^2{x}) + \cos{2x}\sin{x} - (\cos^2{x} - \sin^2{x}) = 0$
 
$\Leftrightarrow \cos{2x}(\cos{x} + \sin{x} + 1) = 0$
 
Giải 2 phương trình trên và đối chiếu điều kiện để tìm kết quả.



#441238 Cho tứ diện ABCD có AB=AC=CD=a

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 08-08-2013 - 13:37 trong Hình học không gian

Bài 1
Giải
a) Dựng MQ // CD. Nối PQ.
Do NP// CD $\Rightarrow$ NP // MQ. Điều này chứng tỏ: 4 điểm M, N, P, Q đồng phẳng.
Vì vậy, MNPQ chính là thiết diện tạo bởi (MNP) của hình chóp.
Ta có: MN // AB $\Rightarrow \dfrac{BN}{BC} = \dfrac{AM}{AC} = \dfrac{x}{a}$
Do MQ // CD $\Rightarrow \dfrac{MQ}{CD} = \dfrac{AM}{AC} = \dfrac{x}{a} \Rightarrow MQ = x$
Mặt khác: NP // CD $\Rightarrow \dfrac{NP}{CD} = \dfrac{BN}{BC} \Rightarrow NP = x$
Tứ giác MNPQ có hai cạnh đối diện song song và bằng nhau nên nó là hình bình hành.
 
b) Theo giả thiết: $\widehat{MNP} = 90^o$. Suy ra: MNPQ là hình chữ nhật.
Vì vậy: $S_{td} = MQ.MN$
Ta có: MQ = x
Mặt khác: $\dfrac{MN}{AB} = \dfrac{MC}{AC} = \dfrac{a - x}{a} \Rightarrow MN = a - x$
Do đó: $S_{td} = x(a - x)$
Nhận thấy: $S = x.(a - x) \leq \left (\dfrac{x + a - x}{2} \right )^2 = \dfrac{a^2}{4}$
Vậy: $Max_S = \dfrac{a^2}{4}$. 
Dấu "=" xảy ra khi $x = a - x \Leftrightarrow x = \dfrac{a}{2}$ hay M là trung điểm AC.



#438562 $\sqrt{x^{2}+x-1}+\sqrt{-x^{2}+x+1}= x^{2}-x+2$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 27-07-2013 - 12:39 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
ĐK: $\dfrac{\sqrt{5} - 1}{2} \leq x \leq \dfrac{\sqrt{5} + 1}{2}$
Ta có:
$\sqrt{x^2 + x - 1} + \sqrt{-x^2 + x + 1} \leq\sqrt{2(x^2 + x - 1 - x^2 + x+ 1)} = 2\sqrt{x} $
Mặt khác: 
$x^2 - x + 2 = (x^2 - 2x + 1) + (x -2\sqrt{x} + 1) + 2\sqrt{x}$ 
$= (x - 1)^2 + (\sqrt{x} - 1)^2 + 2\sqrt{x} \geq 2\sqrt{x}$
 
Vì vậy, phương trình đã cho có nghiệm duy nhất: x = 1



#437501 Chứng minh phương trình $x^2-2mx+2010.2011=0$ không có nghiệm n...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 23-07-2013 - 17:00 trong Đại số

Giải

Bài 1. Điều cần chứng minh vô lý khi $(a; b; c) = (0; 0; 0); (0; 1; -1)...$

 

Bài 2.

Theo định lý Viét, ta có:

  • $x_1 + x_2 = 2m \, (1)$
  • $x_1.x_2 = 2010.2011 \, (2)$

Giả sử phương trình đó có nghiệm nguyên.

 

- Vì $m \in Z$ nên từ (1), suy ra: $x_1$ và $x_2$ cùng chẵn hoặc cùng lẻ. (Nói đúng hơn là cùng có dạng 2k hoặc 2k + 1).

- Mặt khác: $x_1.x_2 = 2010.2011$ nên suy ra, hai nghiệm này cùng chẵn.

 

Vì vậy: $x_1.x_2 $ $\vdots$ $4$. Mà $2011.2010$ $\not \vdots$ $4$.

Vậy, điều giả sử là sai. Tức là phương trình ban đầu không có nghiệm nguyên.

Bài 3.

a) $x = -2 \pm \sqrt{7}$

b) Xét biệt thức $\Delta' = (m + 1)^2 - (m - 4) = m^2 + m + 5 = (m + \dfrac{1}{2})^2 + \dfrac{19}{4} > 0$ $\forall m \in R$

Vậy, phương trình có nghiệm với mọi m.




#286513 giúp mình giải bài hình lớp 10 này với?! c/m thẳng hàng nè

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 04-12-2011 - 13:03 trong Hình học phẳng

Cho hình chữ nhật ABCD. Trên các cạnh AB, BC, CD lần lượt lấy các điểm M, N, P sao cho:

$\dfrac{AM}{AB} = \dfrac{BN}{BC} = \dfrac{CP}{CD} = \dfrac{1}{3}$

Trên AN lấy điểm E thỏa mãn: $\dfrac{AE}{AN} = k$. Tìm k để M, P, E thẳng hàng.

Giải

Đặt
Vectơ AB = Vectơ DC = $\vec{a}$.
Suy ra: Vectơ AM = Vectơ PC = $\dfrac{1}{3}.\vec{a}$
Vectơ BC = $\vec{b}$
Suy ra: Vectơ BN = $\dfrac{1}{3}.\vec{b}$

Do: $\dfrac{AE}{AN} = k \Rightarrow \dfrac{Vecto(AE)}{Vecto(AN)} = k$
(Điều này luôn đúng với hai vectơ cùng hướng)

$\Leftrightarrow Vecto(NE) = (k - 1).Vecto(AN)$

Ta thấy:
$Vecto(ME) = Vecto(MB) + Vecto(BN) + Vecto(NE) = \dfrac{2}{3}\vec{a} + \dfrac{1}{3}\vec{b} + (k - 1).Vecto(AN)$


$= \dfrac{2}{3}\vec{a} + \dfrac{1}{3}\vec{b} + (k - 1)[Vecto(AB) + Vecto(BN)] = \dfrac{2}{3}\vec{a} + \dfrac{1}{3}\vec{b} + (k - 1)[\vec{a} + \dfrac{1}{3}.\vec{b}]$

$= \vec{a}(k - 1 + \dfrac{2}{3}) + \vec{b}[\dfrac{1}{3} + \dfrac{1}{3}(k - 1)]$

$= \vec{a}(k - \dfrac{1}{3}) + \dfrac{k}{3}.\vec{b}$

Lại có:
$Vecto(MP) = Vecto(MB) + Vecto(BC) + Vecto(CP) = \dfrac{2}{3}\vec{a} + \vec{b} - \dfrac{1}{3}\vec{a} $


$= \dfrac{1}{3}\vec{a} + \vec{b}$

M, P, E thẳng hàng khi và chỉ khi:
$Vecto(ME) = x.Vecto(MP) (x \in R) \Rightarrow \vec{a}(k - \dfrac{1}{3}) + \dfrac{k}{3}.\vec{b} = x(\dfrac{1}{3}\vec{a} + \vec{b})$


$\Leftrightarrow \vec{a}(k - \dfrac{1}{3} - \dfrac{x}{3}) + \vec{b}(\dfrac{k}{3} - x) = \vec{0} \Rightarrow \left\{\begin{array}{l}k - \dfrac{1}{3} - \dfrac{x}{3} = 0\\\dfrac{k}{3} - x = 0\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}3k - x - 1 = 0\\k = 3x\end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x = \dfrac{1}{8}\\k = \dfrac{3}{8}\end{array}\right.$

Vậy $k = \dfrac{3}{8}$ thì M, P, E thẳng hàng.

P/S: Mình không giỏi phần vectơ lắm. Một số chỗ trong bài làm, để đảm bảo tính "thẩm mỹ" thì mình viết Vecto(XY) thay vì viết bằng mũi tên trên đầu vectơ.