Đến nội dung

Aki1512 nội dung

Có 255 mục bởi Aki1512 (Tìm giới hạn từ 21-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#691410 Hỏi đáp về GeoGebra

Đã gửi bởi Aki1512 on 24-08-2017 - 16:45 trong Vẽ hình trên diễn đàn

Cho em hỏi như cái hình này thì làm sao mà vẽ bằng công cụ Geogebra ạ? E loay hoay cả buổi mà cuối cùng dùng Paint luôn :( 21076832_335242653586725_1561351781_n.pn




#687704 Làm sao để lấy gốc Toán?

Đã gửi bởi Aki1512 on 16-07-2017 - 17:53 trong Kinh nghiệm học toán

Ko giấu gì mọi người, mình học Toán rất yếu. Có thể nói là mình mất gốc Toán một cách triệt để luôn. Sau khi thi vào 10, mình gần như ko tiếp thu được bất kì mảng kiến thức nào cả ngoại trừ hai môn chuyên. Nhưng năm sau mình sẽ thi THPTQG rồi, nên mình ko thể để những con điểm ma đó làm mình tiếp tục ảo tưởng là mình học vẫn ổn Toán. Mình muốn thay đổi thực trạng này. Mình hy vọng các bạn có thể hướng dẫn cho mình phương pháp học Toán để cải thiện tình trạng này. 

 

Một ngày mình học Toán đến 8 tiếng còn hai môn thi đại học kia chỉ học 4 tiếng thôi. Nhưng mình ko sao học giỏi lên được. Mình đã tập ghi chú tất cả kiến thức Toán qua SĐTD hay thậm chí cày rất nhiều bài trong 1 dạng toán và còn học online hai người thầy Toán nổi tiếng nhất của hocmai và moon nữa ... Nhưng sự thật mình vẫn dốt Toán. Mong mọi người tư vấn phương pháp học Toán cho mình.

 

Nên học Toán như thế nào? Ngày nên dành bao nhiêu thời gian? Nên học loại sách tham khảo nào? Nên học online như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Nên làm bao nhiêu bài tập để thực sự thông hiểu 1 dạng toán? Nên ghi chú các kiến thức môn Toán như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

 

P/s: Mong mọi người giúp mình với ạ!!!




#687742 Làm sao để lấy gốc Toán?

Đã gửi bởi Aki1512 on 16-07-2017 - 21:05 trong Kinh nghiệm học toán

Học thế này có thể không giúp bạn cao điểm hơn , nhưng bạn sẽ học được cách tư duy của người học toán , tôi ghét nhất mấy đứa học như con vẹt điểm thì cao nhưng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ không trúng dạng . Lúc đó thì chỉ có cách học hết các thứ có thể cộng thêm a bit of silly mind là điểm cao . Nhưng vĩnh viễn lên đại học và ra cuộc sống sẽ chỉ là con vẹt không biết tư duy không hơn không kém . Bọn này hỏi vài câu lý thuyết là nó tịt ngay , nhưng đáng tiếc học sinh lại thích học cách này vì : 

+ Có thể triển khai ngay tức khắc

+ Đã lười tư duy sẵn rồi , cái gì thầy giáo không cho là tịt . 

Hình như anh đã đi sai vấn đề chính rồi ạ...

 

Ý em hiện tại là làm thế nào để hiểu bản chất của 1 bài toán.

Em lấy ví dụ nhé. 

E đang học chương hàm số của lớp 12. Khi học thì trong khi thầy làm và đúc kết cách làm của mọi người ra phương pháp rồi đưa vào SĐTD để học.

NHƯNG

Nhiều lúc em ko hiểu vì sao phải có bước đó. E hay đi hỏi ở nhiều bạn. Và nhiều người đáp với em là "Trời sinh thế" nên thành ra ko hiểu hoàn ko hiểu.

Khi học em hay tự đặt câu hỏi: "Vì sao phải làm vậy?" "Làm cách kia tại sao ko phù hợp?"... 

...

Và kết quả là đa số em vẫn ko thấy mình tiến bộ được?!

E đã sai ở đâu??




#687768 Làm sao để lấy gốc Toán?

Đã gửi bởi Aki1512 on 16-07-2017 - 22:50 trong Kinh nghiệm học toán

chúng mình không quen biết nhau nên xin phép xưng bạn ở đây.....

mình thì tự nhận xét là chúa lười học....... rất hiếm khi mình chịu mở sách ra học lý thuyết mà chỉ xem qua loa mà lúc làm toán thì cứ làm thôi....nhưng vấn đề không phải ở việc học lý thuyết mà là hiểu rõ nó. Khi hiểu rồi hẵng áp dụng........ như các anh bangbang nxb đã nói.....hiểu là nhìn vào bài toán là có những phương pháp định hình ban đầu để bám vào.......nhưng việc mất gốc toán là việc bình thường không phải mình bạn gặp và khi nhìn vào 1 bài toán bạn có thể cảm thấy bối rối không biết bắt đầu vào đâu?

theo mình, mình có 2 phương pháp học toán..... ( thực ra mình thường chỉ dùng cái 2) mà mình nghĩ bạn cũng thử xem:

1. sách nào ở thị trường cũng bám sgk cả thôi ( trừ tài liệu chuyên ) nên khi làm bài bạn nên mua 1 số cuốn toán có đáp án giải chi tiết trước ........ bắt đầu vào giải xem lại lý thuyết trước ......... giải một cách tập trung..... không ra không sao cả xem phần gợi ý hoặc không thì xem phần đầu của lời giải ( nhất quyết không được xem hết ) rồi tiếp tục tìm hướng ..... lặp lại cho dến khi hoàn thành ....nếu cảm thấy quá bí hãy lấy bài tập đầu tiên ra xem đáp án đã rồi tìm hiểu rõ lí do chỗ nào mình không hiểu rồi gấp đáp án lại giải lại bài đó cho đến khi nào nhuyễn ( nhuyễn là hiểu tại sao ra như vậy ) tự đề ra hoặc giải câu tương tự.... lặp lại tương tự. dần dần việc làm nhiều sẽ khắc sâu lý thuyết....

2. lý thuyết toán vốn khô khan nên để hiểu bạn có thể tìm những thứ đơn giản và minh họa như vẽ hay tưởng tượng trong đầu hoặc dùng các vật dụng

lớp 11 học hình không gian nói thực là có nhiều định lý nào là 2 mặt phẳng song song thì như thế nào ,2 mặt phương vuông góc đường vuông góc chung các kiểu mình không bao giờ nhớ có bao nhiêu hay là gì? mỗi một định lý mình minh họa bằng các vật dụng đơn giản: mình ví dụ như đường vuông góc một mặt phẳng thì vuông góc với mọi đường thuộc mặt đó mình lấy 1 cây bút chì tượng trưng cho đường thẳng trong không gian cuốn vở là mặt phẳng mình đặt bút chì đứng trên cuốn vở .........đặt lên cuốn vở các bút chì khác minh họa các đường thẳng thuộc mặt phẳng .......... không riêng gì hình học không gian nhiều định lý toán bạn có thể minh họa đơn giản để hiểu cốt lõi vấn đề .......

chúc bạn thành công!! ;)

Có phải ý bạn là

- Hãy minh họa bằng cách hình dung những hình ảnh cụ thể cho 1 vấn đề, định lí nào đó để hiểu rõ bản chất của lí thuyết?

- Nhẩm và xem lại lí thuyết trc khi giải

- Khi giải thì hết sức tập trung

- Trường hợp chưa biết bắt đầu ra sao thì xem định hướng gợi ý của sách. 

- Trường hợp bí hoàn toàn thì xem cách giải của dạng bài đó, nghiền ngẫm cho đến khi thực sự hiểu ra tại sao có bước này trong bài toán 

- Giải lại những bài tương tự cho đến khi thấy thỏa mãn (đủ)

Đúng vậy ko? Nếu sai ở bước nào thì cậu chỉnh sửa hộ mk nhé :)

Mk sẽ thử áp dụng cách này. Cảm ơn bạn nhiều <3

 

Nhưng nhân đây cho mình hãy ngu thêm một chút. Mình hoàn toàn bị mất gốc kiến thức cả chương trình toán cấp ba rồi. Năm sau thi thì phải thi cả chương trình toán 11 và 12. Mình chỉ mới bắt đầu học chương đầu tiên của toán 12 thôi (học cả tháng mà chưa xong chương 1 T_T) Mk ko có ý định học lại chương trình 10 đâu. Nhưng chương trình 11 thì bắt buộc phải học lại. Giờ đang là giữa hè. Bạn nghĩ mình nên học song song toán 11 và 12 ko? Hay là khi nào đã ổn thực sự toán 12 thì quay lại học toán 11? Và học lại toán 11 bằng cách tóm lại toàn bộ lí thuyết và luyện đề tổng hợp các dạng hay phân loại ra? À, bình thường cậu dành bao nhiêu thời gian để học toán và theo cậu nghĩ là học toán vào khoảng thời gian nào là ổn nhất?




#687740 Làm sao để lấy gốc Toán?

Đã gửi bởi Aki1512 on 16-07-2017 - 20:56 trong Kinh nghiệm học toán

Bạn không hiểu à , mình không bảo bạn học thuộc mà bạn thấy bạn hiểu bản chất vấn đề khi bạn nhìn vào các dạng toán đó thì bạn có thể nghĩ ra một dãy các bước $1,2,3...$ để làm , không phụ thuộc vào sách vở . Tại sao mình nói thế ? 

- Đề thi THPT ra dựa trên tiêu chí bám vào SGK 

- Mỗi bài toán là chắp vá của một số bước hoặc bài toán con . 

- Học thuộc phương pháp tức là học vẹt , khi nào nhìn đa số bài nào cũng ra hướng giải thì gọi là học thật . Đó là lý do dù học có học thuộc như con vẹt , đọc thơ đọc văn thì mãi vẫn không khác được , vẫn có bài mà bạn chả hiểu bạn phải theo kiểu gì vì trong các bước $1,2...$ người ta đã bỏ $1$ bước và chắp vào đó một cái mới. 

Đó là vấn đề đấy ạ... E ko sao hiểu đc bản chất của vấn đề trong bài toán ... aizzz.. Làm sao để hiểu đc bản chất ạ?? Càng học em càng ngu Toán T_T




#687735 Làm sao để lấy gốc Toán?

Đã gửi bởi Aki1512 on 16-07-2017 - 20:44 trong Kinh nghiệm học toán

Anh không thi toán trắc nghiệm nhưng anh vẫn mạn phép nói với em về vấn đề này. Anh nghĩ đầu tiên em cần làm rõ hơn vấn đề của mình đã. Em không hiểu lý thuyết hay là hiểu nhưng vẫn không làm được bài. Suy nghĩ riêng của anh là học kém môn toán là chuyện rất bình thường. Anh có quen một thần đồng mà nó thi THPTQG cũng chỉ được 8 toán. Vấn đề ở đây chỉ đơn giản là em không hợp với nó, không cần phải cố quá làm gì.   

Em hiểu anh ạ. Nhưng khi áp dụng vào bài toán lại là 1 vấn đề hơi khác với lý thuyết. Thậm chí là khi làm bài, em mới phát hiện em chưa thực sự hiểu lí thuyết cho lắm

 

Lúc đầu vào từ trang chủ , anh quote lại bài bạn kia , làm em tưởng anh đi hỏi làm thế nào học toán =)) suýt ngất . 

 

Cố quá làm gì , anh Nxb nói đúng đấy . Mà nhân tiện là mình khuyên bạn không học online , nhất là bên moon , có thằng cha Điêu Văn Hóa mất dạy , bố láo ăn cắp . Và bạn giành quá nhiều thời gian thế chả làm gì , nên làm gì đó bổ ích cho cuộc sống đi , tranh thủ mà tận hưởng .

Mình không hiểu sao có những bạn học rất nhiều , như kiểu bạn , bỏ $8$ tiếng ra một ngày làm bài tập thà rằng bạn cố gắng nắm bản chất vấn đề , khi hiểu rồi thì làm một lần thôi . Kinh nghiệm cho mình thấy bọn làm nhiều một dạng toán thi THPT QG là bọn càng không hiểu , hỏi thử một câu lý thuyết là chết ngay .

Quay lại trả lời vài câu cuối của bạn , vì hôm nay có anh Nxb nên mình mới cmt : 

- Nên học toán thong thả 

- Ngày giành $2,3$ tiếng 

- Đọc sách giáo khoa là quá đủ , cái gì không hiểu tốt nhất đọc wiki là an toàn nhất .

- Tự học là tốt nhất , 2,3 tiếng nhưng phải thực sự tập trung tìm hiểu cốt lõi vấn đề để hiệu quả thì hơn $8$ tiếng làm theo khuôn mẫu mà chả hiểu gì .

- Làm $1$ đề về dạng đó là đủ rồi . Nên bỏ tư duy cố gắng thông thạo $1$ dạng toán như một cái máy mà thay vào đó hãy cố gắng tư duy khi gặp dạng mới . Lâu ra cũng được nhưng dần dần sẽ tốt hơn . 

Nhưng làm thế nào để hiểu đc bản chất? Ko làm nhiều 1 dạng toán thì làm sao có thể nắm vững đc dạng đó ạ? Làm vài bài liệu có đủ để thông suốt cho 1 dạng toán mà mk ko hiểu gì cả ạ?




#687738 Làm sao để lấy gốc Toán?

Đã gửi bởi Aki1512 on 16-07-2017 - 20:48 trong Kinh nghiệm học toán

Hiểu được là khi nhìn vào một bài toán trong đề não bạn tự vẽ ra một trình tự giải quyết các bước mà bạn biết chắc là chỉ cần bám vào đó là ra . Làm một đề là đủ rồi . 

Làm 1 đề tức 50 câu cho 1 dạng? 

 

Vậy là học thuộc cả trình tự phương pháp đó sao ạ? Học thuộc thì em thuộc rồi nhưng đôi khi áp dụng vào bài toán nó lại là 1 chuyện khác anh ạ




#689929 Tư Vấn Sách Tham Khảo

Đã gửi bởi Aki1512 on 08-08-2017 - 20:57 trong Kinh nghiệm học toán

Hình lớp 11 sao mình chẳng hiểu cái gì vậy? Anh em ai có bài tập chương I cho mình xin link với. Cảm ơn!

Mk có bài tập full hình 11 luôn này ...

https://drive.google...aWlyb3YzM3lCQ2s




#691054 Kiểm tra đáp án bài tập thể tích

Đã gửi bởi Aki1512 on 19-08-2017 - 20:19 trong Hình học không gian

$3$. Cho hình chóp $S.ABCD$ đáy là hình vuông cạnh $a$, $SA$ vuông góc đáy và góc giữa $(SBD)$ với $(ABCD)$ bằng $60^0$ Thể tích khối chóp $S.ABCD$ bằng: 

A. $\frac{a^3}{9}$

B. $\frac{a^3\sqrt{6}}{6}$

C. $\frac{a^3\sqrt{3}}{3}$

D. $\frac{a^3\sqrt{2}}{9}$

 

3) Bạn nên đăng lời giải của mình thì người khác mới có thể chỉ ra là sai ở đâu chứ !

Cái bài này có 1 chỗ em chưa hiểu cho lắm.

Đề cho $ABCD$ là hình vuông. Như vậy thường thì $SO$ sẽ vuông góc với đáy. Nhưng đề đã cho $SA$ vuông góc với đáy rồi. Do đó, chẳng lẽ trong một tam giác có hai góc vuông nên em chẳng biết nữa. 

 

Do đó, cái bài này em có đến hai lời giải nhưng cách giải đầu em lại ko phục :D

Cách $1$:

Tứ giác $ABCD$ là hình vuông $\rightarrow S_{ABCD}=a^2$ 

$\rightarrow BD=\sqrt{a^2+a^2}=a\sqrt{2}\rightarrow OB=\frac{a\sqrt{2}}{2}$

Xét tam giác $SBO$ vuông tại $O$ $\rightarrow tan60^0=\frac{SO}{OB}\rightarrow SO=\frac{a\sqrt{6}}{2}$

$\rightarrow V=\frac{1}{3}.SO. S_{ABCD}=\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt{6}}{2}.a^2=\frac{a^3\sqrt{6}}{6}$

 

Cách $2$:

Tương tự như trên:

Tứ giác $ABCD$ là hình vuông $\rightarrow S_{ABCD}=a^2$ 

$\rightarrow BD=\sqrt{a^2+a^2}=a\sqrt{2}\rightarrow OB=\frac{a\sqrt{2}}{2}$

Xét tam giác $SBO$ vuông tại $O$ $\rightarrow tan60^0=\frac{SO}{OB}\rightarrow SO=\frac{a\sqrt{6}}{2}$

Mặt khác: xét tam giác $SOA$ vuông tại $A$

$\rightarrow SA=\sqrt{\left ( \frac{a\sqrt{6}}{2} \right )^2-\left ( \frac{a\sqrt{2}}{2} \right )^2}=a$

$\rightarrow V=\frac{1}{3}.a.a^2=\frac{a^3}{3}$

 

P/s: Anh xem hộ em với ạ...




#690918 Kiểm tra đáp án bài tập thể tích

Đã gửi bởi Aki1512 on 18-08-2017 - 19:49 trong Hình học không gian

$1$. Cho hình chóp $S.ABC$ có tam giác $ABC$ là tam giác đều cạnh bằng $a$, $SA$ vuông góc với đáy và $SB=a\sqrt{6}$. Thể tích của khối chóp $S.ABC$ bằng:

A. $\frac{a^3\sqrt{2}}{4}$

B. $\frac{a^3\sqrt{3}}{8}$

C. $\frac{a^3\sqrt{6}}{6}$

D. $\frac{a^3\sqrt{18}}{4}$

P/s: Bài này e lại ra kết quả là $\frac{a^3\sqrt{15}}{12}$ :( Mọi người check giúp em với T_T

 

$2$. Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình vuông cạnh $a$ $SA=a\sqrt{3}$ và $SA \perp (ABCD), H$ là hình chiếu của $A$ trên cạnh $SB$. Thể tích khối chóp $S.AHC$ là:

A. $\frac{a^3\sqrt{3}}{6}$

B. $\frac{a^3\sqrt{3}}{8}$

C. $\frac{a^3\sqrt{3}}{3}$

D. $\frac{a^3\sqrt{3}}{12}$

P/s: Bài này em lại làm ra là $\frac{a^3\sqrt{11}}{22}$ cơ. Hic T.T

 

$3$. Cho hình chóp $S.ABCD$ đáy là hình vuông cạnh $a$, $SA$ vuông góc đáy và góc giữa $(SBD)$ với $(ABCD)$ bằng $60^0$ Thể tích khối chóp $S.ABCD$ bằng: 

A. $\frac{a^3}{9}$

B. $\frac{a^3\sqrt{6}}{6}$

C. $\frac{a^3\sqrt{3}}{3}$

D. $\frac{a^3\sqrt{2}}{9}$

P/s: Bài này em lại ra thành là $\frac{a^3}{3}$. Hic, em đã sai ở đâu, mọi người giúp em với ạ TT_TT

 




#691022 Kiểm tra đáp án bài tập thể tích

Đã gửi bởi Aki1512 on 19-08-2017 - 15:35 trong Hình học không gian

Mọi người check giúp em bài này với ạ....




#691409 Kiểm tra đáp án bài tập thể tích

Đã gửi bởi Aki1512 on 24-08-2017 - 16:41 trong Hình học không gian

Hình chóp tứ giác đều cần có $2$ điều kiện : đáy là hình vuông và $SO$ vuông góc với đáy.

Hình chóp có đáy là tứ giác đều chỉ cần $1$ điều kiện : đáy là hình vuông.

Vậy hình chóp tứ giác đều là trường hợp đặc biệt của hình chóp có đáy là tứ giác đều.

Vậy có nghĩa là hình chóp tứ giác đều khi có đáy là hình vuông và $SO$ vuông góc với đáy thì ko bao giờ tồn tại $SA$ vuông góc với đáy?

Còn với hình chóp có đáy là tứ giác đều thì có đáy là hình vuông và ko có quyền suy ra được $SO$ vuông góc với đáy? Mà chỉ tồn tại trường hợp $SA$ vuông góc với đáy ạ?




#691413 Kiểm tra đáp án bài tập thể tích

Đã gửi bởi Aki1512 on 24-08-2017 - 17:08 trong Hình học không gian

$SO$ vuông góc với đáy thì $SA$ không thể vuông góc với đáy (hoặc chỉ xảy ra khi $O$ trùng với $A$, khi đó đáy là hình vuông có cạnh bằng $0$, điều này được xem là vô lý)

Còn đối với hình chóp có đáy là tứ giác đều thì chưa chắc $SO$ vuông góc với đáy (có thể có hoặc không, thường là không). Và $SA$ cũng vậy (chưa chắc vuông góc với đáy, trừ khi giả thiết cho hoặc ta chứng minh được điều đó)

Dạ em hiểu rồi ạ. Nhưng anh có em hỏi ngu một tính chất này nữa với ạ.

Trong trường hợp đề cho hình chóp tứ giác đều thì hiển nhiên ta có $SO$ vuông góc với đáy rồi. Ngoài ra đề còn cho tỉ lệ $\frac{SM}{SA}=\frac{2}{3}$ (với $M$ nằm giữa $S$ và $A$) thì ta có thể suy ra $\frac{SI}{SO}=\frac{2}{3}$ (với $O$ là tâm hình vuông còn $I$ nằm giữa $S$ và $O$) ko ạ??  




#691053 Kiểm tra đáp án bài tập thể tích

Đã gửi bởi Aki1512 on 19-08-2017 - 20:04 trong Hình học không gian

Cho em hỏi tại sao khi có $H$ là hình chiếu của $A$ trên $SB$ thì suy ra được $AH$ vuông góc với $SH$ vậy ạ??

$H$ là hình chiếu của $A$ trên $SB\Rightarrow AH\perp SH$ (1)

Mà tại sao phải đi chứng minh $AH$ là chiều cao của chóp $A.SHC$ vậy ạ?? Mà cái chóp sao lại là $A.SHC$ vậy ạ? Em chỉ thấy cái chóp $S.AHC$ thôi chứ bao giờ thấy ai gọi chóp từ đỉnh $A$ cả...

 

  $BC\perp SB\Rightarrow S_{SBC}=\frac{SB.BC}{2}=a^2$

  $\frac{S_{SHC}}{S_{SBC}}=\frac{SH}{SB}=\frac{SH.SB}{SB^2}=\frac{SA^2}{SB^2}=\frac{3}{4}\Rightarrow S_{SHC}=\frac{3}{4}.S_{SBC}=\frac{3}{4}\ a^2$

   

Cái này là công thức gì vậy ạ?? E tra hoài ko thấy nó @@ 

Cả cái tỉ số phía dưới nữa, nó là sao vậy ạ??

 

Với tại sao $V_{S.AHC}=V_{A.SHC}$ vậy ạ? Chúng là như nhau?? @_@




#691403 Kiểm tra đáp án bài tập thể tích

Đã gửi bởi Aki1512 on 24-08-2017 - 16:09 trong Hình học không gian

Cần "vạch rõ ranh giới" giữa hình chóp tứ giác đều và hình chóp có đáy là tứ giác đều :

- Nếu đáy vuông và $SO$ vuông góc với đáy thì đó là hình chóp tứ giác đều.

- Nếu đáy vuông và $SA$ vuông góc với đáy thì đó chỉ là hình chóp có đáy là tứ giác đều.

Ơ? Ko phải là hình chóp tứ giác đều với hình chóp có đáy là tứ giác đều giống nhau sao ạ? Chúng đều có đáy là hình vuông? @@ Hai điều anh vạch rõ đó có ý nghĩa sao ạ? Em vẫn chưa hiểu ...




#691398 Kiểm tra đáp án bài tập thể tích

Đã gửi bởi Aki1512 on 24-08-2017 - 15:45 trong Hình học không gian

$O$ là tâm đối xứng của hình vuông $ABCD$ thì đúng rồi. Nhưng em dựa vào đâu để kết luận được $SO\perp (ABCD)$ ? (dựa vào định lý, tính chất hay hệ quả nào ?)

Vì em nhớ có lần em đọc trong sách có câu này: "Hình chóp tứ giác đều là hình chóp đáy là hình vuông và đường cao của hình chóp đi qua tâm đáy (giao điểm $2$ đường chéo)"

Vậy thì $SO \perp (ABCD)$ chứ ạ? 




#691379 Kiểm tra đáp án bài tập thể tích

Đã gửi bởi Aki1512 on 24-08-2017 - 10:34 trong Hình học không gian

Gọi $O$ là tâm hình vuông $ABCD$ (giao điểm của $AC$ và $BD$). Ta có :

$BD\perp AO\Rightarrow BD\perp SO$ (định lý ba đường vuông góc) $\Rightarrow \widehat{SOA}=60^o$

$\Rightarrow SA=OA\tan 60^o=\frac{a\sqrt2}{2}.\sqrt{3}=\frac{a\sqrt6}{2}$

$V_{S.ABCD}=\frac{1}{3}.SA.S_{ABCD}=\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt6}{2}.a^2=\frac{a^3\sqrt6}{6}$

 

--------------------------------------------------

Bạn đã xác định sai góc $60^o$ !

E vẫn có điều chưa hiểu. 

Trong trường hợp đề cho $SA \perp (ABCD)$ với $ABCD$ là hình vuông. Mặt khác, ta có $O$ là tâm đối xứng của $ABCD$ thì ta vẫn kết luận được $SO \perp (ABCD)$ ko ạ? E nghĩ là vẫn được. Nhưng nếu vậy thì trong một tam giác có đến $2$ góc vuông thì hơi bị phi lí... Anh giải thích giúp em với ^^




#689488 Tính $x_1.x_2$

Đã gửi bởi Aki1512 on 04-08-2017 - 15:30 trong Hàm số - Đạo hàm

bài này ko phải đạo hàm. tách ra như trên là rõ ràng rồi.

Vâng...

Nhưng mà ... mình muốn làm theo 1 hướng thông thường nhất ... Còn đánh giá qua dấu bằng... với những bài có căn hay trị tuyệt đối khác thì mình ko thể làm được. Mà nói đúng hơn là ngoại trừ cái bài cậu làm này thì các bài khác mình ko thể tự làm được...




#689476 Tính $x_1.x_2$

Đã gửi bởi Aki1512 on 04-08-2017 - 15:14 trong Hàm số - Đạo hàm

Do $x^{2}-2x+3> 0$ với mọi x thực

$\sqrt {x^{2}-2x+3}=a\Rightarrow y=4a+(3-a^{2})$ đạt max tại a=2 nên x1,x2 là các nghiệm của  $\sqrt{x^{2}-2x+3}=2\Leftrightarrow x^{2}-2x-1=0$ nên $x_1x_2=-1$(định lí viet)

Cho mình hỏi từ có $y=4a+(3-a)^2$ làm sao có thể suy ra max là tại $a=2$ vậy ạ??




#689392 Tính $x_1.x_2$

Đã gửi bởi Aki1512 on 03-08-2017 - 18:08 trong Hàm số - Đạo hàm

Mọi người giúp em với ạ ^^

2017-08-03_180705.png




#689479 Tính $x_1.x_2$

Đã gửi bởi Aki1512 on 04-08-2017 - 15:17 trong Hàm số - Đạo hàm

$y=-(x^2-2x+3-4\sqrt{x^2-2x+3}+4)+4= -(\sqrt{x^2-2x+3}-2)^2\geq 2.$Dấu bằng xảy ra khi $x^2-2x+3=4 <=>x1x2=-1$.

Cái chỗ là sao vậy ạ?? $y=-(x^2-2x+3-4\sqrt{x^2-2x+3}+4)+4$   là sao vậy ạ?? Ở đâu có cái phương trình theo $y$ này??




#689480 Tính $x_1.x_2$

Đã gửi bởi Aki1512 on 04-08-2017 - 15:19 trong Hàm số - Đạo hàm

$y=3+4a-a^{2}=7-(a-2)^{2}\leq 7$ dấu bằng xảy ra khi a=2 

Có cách nào dễ hiểu hơn ko ạ? Mình ko rành hay nói đúng hơn là thiếu kĩ năng về đánh giá dấu bằng cho phương trình bậc 2 thông thường...




#689486 Tính $x_1.x_2$

Đã gửi bởi Aki1512 on 04-08-2017 - 15:25 trong Hàm số - Đạo hàm

Vậy bạn tính đạo hàm rồi tìm nghiệm của nó rồi  thử lại hàm ban đầu với từng giá trị và lấy cái lớn hơn

Bạn trình bày chi tiết ra giúp mình cách tính bằng đạo hàm đó được ko ạ? Vì mình đạo hàm căn ko được ổn. Cứ sai lên sai xuống mà cuối cùng cũng ko ra được đáp án luôn :(




#689485 Tính $x_1.x_2$

Đã gửi bởi Aki1512 on 04-08-2017 - 15:24 trong Hàm số - Đạo hàm

tách ra để tạo bình phương.

Dạ ko phải ... ý mình là làm sao tách ra được từ hàm số $y$ ban đầu á...

Bạn có thể trình bày rõ ra giúp mình được ko ạ? ^^




#690545 Giải phương trình: $f(x)=x^4-x^3-7x^2-2x+4=0$

Đã gửi bởi Aki1512 on 14-08-2017 - 21:55 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

bạn dùng casio ấy

Anh hướng dẫn em cách dùng casio nào nó dễ hiểu chút với ạ... cách của cái anh trên em ko tài nào hiểu nổi :(