Đến nội dung

dduclam nội dung

Có 336 mục bởi dduclam (Tìm giới hạn từ 19-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#173585 bài hình khá dễ

Đã gửi bởi dduclam on 30-11-2007 - 16:27 trong Hình học phẳng

Cho tam giác $ABC $có trung tuyến $CM \perp$ phân giác $AN$ và $\dfrac{CM}{AN}=\dfrac3{2}\sqrt{5-2\sqrt5}$.Tìm góc$ A$.



#174868 bài hình khá dễ

Đã gửi bởi dduclam on 14-12-2007 - 21:44 trong Hình học phẳng

Đúng rùi,sorry cả nhà :D Phải là $CM \perp AN$ :D

Nếu CM vuông góc AN ta có ngay tam giác MAC cân ->AM bằng AC -> AB bằng 2AC
dùng công thức phân giác,trung tuyến ta có ngay góc A


Uh,trong LG phải dùng đến công cụ vecter,và ko phải quá dễ để "có ngay góc A" :D:)



#170855 Đề thi giải toán qua thư tạp chí Toán Tuổi Thơ 2

Đã gửi bởi dduclam on 29-10-2007 - 03:08 trong Tạp chí Toán Tuổi Thơ

Sao các bác ko post đề lên nữa vậy?
À,làm thế nào để đưa hình ảnh từ 1 trang sách nào đó lên DD được nhỉ?



#190011 Dạy và học bất đẳng thức ở trường phổ thông như thế nào?

Đã gửi bởi dduclam on 12-08-2008 - 08:05 trong Kinh nghiệm học toán

@ thang ngo: Thầy (bạn) có thể lập một topic riêng về chủ đề này. Trong đây chúng ta chỉ nên bàn về viêc dạy và học bất đẳng thức.

Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân tôi thì, khi dạy cho học sinh chúng ta không nên quá đi sâu vào bản chất hay những chứng minh phức tạp. Công việc đó nó ko có nhiều ý nghĩa đối với học sinh phổ thông, và còn khiến cho chương trình dạy-học trở nên nặng nề. Việc này đã có bậc đại học làm.
Theo tôi được biết thì ở nhiều nước (như Singapore chẳng hạn), người ta dạy cho học sinh phổ thông rất nhiều kiến thức (nhiều kiến thức của năm nhất ĐH), nhưng lại chỉ cung cấp lý thuyết cơ bản nhất và áp dụng làm bài tập (đơn giản), ko hề yêu cầu chứng minh. Tôi nghĩ, đó cũng là một cách làm hay.
Để thay đổi phương pháp đào tạo ở phổ thông, có lẽ cần một lộ trình dài.



#189155 Dạy và học bất đẳng thức ở trường phổ thông như thế nào?

Đã gửi bởi dduclam on 25-07-2008 - 00:41 trong Kinh nghiệm học toán

Tôi có một vài ý kiến thế này:

1. "Trong chương trình phổ thông, bất đẳng thức nên được dạy như thế nào là vừa phải? Dạy những gì, dạy đến đâu?"
- Đối với học sinh đại trà: Về mức độ kiến thức như chương trình SGK lớp 10 là vừa. Về phạm vi kiến thức, cần dạy:
+ Biến đổi tương đương.
+ Các Bất đẳng thức cổ điển: Cauchy, Buniakovski (2 số)
+ Ứng dụng của tam thức bậc hai.
Lên lớp 11, 12 dạy thêm: Ứng dụng của đạo hàm.

- Đối với học sinh các lớp chuyên toán: Giới thiệu thêm những phần sau đây:
+ Bất đẳng thức Cauchy, Buniakovski nhiều hơn 2 số và các biến dạng, bất đẳng thức Chebyselv, bất đẳng thức Shur,...
+ Hàm lồi và bất đẳng thức Jensen.
+ Một số áp dụng khác như chuẩn hóa, đồng bậc...

- Bồi dưỡng HSG và thi Olympic: Chỉ những kiến thức trên nhưng tăng độ khó và tính lắt léo của bài tập áp dụng.
Có thể dạy thêm về những kiến thức cơ sở của phương pháp dồn biến.

Hai phần sau này không liên quan lắm đến chủ đề topic nhưng tôi muốn nói cho liền mạch.

2. Thực tế việc dạy và học bất đẳng thức ở Việt Nam.
- Đối với học sinh đại trà: Hầu hết học sinh đại trà cho việc học bất đẳng thức là một "khổ sai". Và cũng không nhiều trong số đó biết cách áp dụng các kiến thức về bất đẳng thức đã học để làm bài tập.
Một số giáo viên vẫn có thói quen hay ra cho học trò mình những bất đẳng thức mà áp dụng quá lắt léo (đối với trình độ một học sinh đại trà), đó cũng thường là những câu "chốt", câu để "lấy điểm 10" trong các kỳ thi, kiểm tra.. khiến cho học sinh run sợ khi phải đối mặt với câu bất đẳng thức. Và hệ quả là, hầu hết sẽ bỏ qua không làm (dù chưa thử) vì tâm lý "làm cũng biết có ra hay không".
Tệ hại hơn cũng vì tâm lý đó mà nhiều học sinh "bỏ hẳn" bất đẳng thức, đi thi nếu có gặp cũng bỏ qua luôn (câu bất đẳng thức thường chiếm ít điểm). Dần dần kiến thức bất đẳng thức chỉ còn lại con số 0.

- Đối với học sinh các lớp chuyên: Vì yêu cầu cao hơn và được dạy kỹ hơn nên những kiến thức cơ bản hầu hết là nắm được. Tuy nhiên điều đáng nói là có một bộ phận không nhỏ lại nảy sinh xu hướng "sùng bái" bất đẳng thức, dành quá nhiều thời gian cho bất đẳng thức làm xao lãng các phần khác. Hậu quả là mặc dù bất đẳng thức có thể giỏi nhưng chất lượng chung không cao.

Một điều có thể thấy rõ từ những sự trái ngược trên đó là khoảng cách giữa một người học bất đẳng thức và một người không học bất đẳng thức là rất lớn.

3. Về vấn đề "nghiên cứu bất đẳng thức sơ cấp"
Tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề này nữa, tuy nhiên trong topic này tôi muốn chốt lại vài điều:
- Học sinh có nên "nghiên cứu" bất đẳng thức hay không? Có lẽ hầu hết câu trả lời tại thời điểm này đều là "không". Còn tôi, tôi lại nghĩ là cũng có thể. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh ở đây rằng, nếu các bạn có khả năng, có điều kiện thì hãy nghiên cứu tất cả các vấn đề trong toán sơ cấp chứ không chỉ mỗi làm bất đẳng thức.
Nếu học sinh học các phần khác cũng có tinh thần sáng tạo, siêng học hỏi như với bất đẳng thức thì chất lượng giáo dục chắc đã khác.

- Sinh viên (hoặc đã đi làm, tóm lại là không còn là học sinh nữa) thì có nên "nghiên cứu" bất đẳng thức hay không? Tôi nghĩ cái này tùy vào sở thích và niềm đam mê của mỗi người, ko nên có những thành kiến hay quan điểm một chiều. Miễn là việc đó thật sự có ý nghĩa đối với chính họ.

- Một số ý kiến cho rằng GV và HS bây giờ quá mệt mỏi vì sự ra đời của nhiều cuốn sách bất đẳng thức ? Tại sao lại mệt mỏi? Mệt mỏi hay không là ở chính GV, HS đó mà thôi. Sách ra là một chuyện, việc ta học như thế nào lại là chuyện khác. Tuy nhiên nếu căn cứ vào điều đó để mà thách thức hay "khích" nhau làm bất đẳng thức thì thật sự là không nên, và cũng không nên nghĩ như vậy. Vậy thì cũng chẳng có điều gì phải "lo sợ" ở đây cả.

- Có ý kiến lại cho rằng học sinh thời nay nên học bất đẳng thức ít thôi? Có lẽ câu này chỉ dành cho một tỉ lệ rất rất bé vì trong số học sinh đang theo học THPT, có mấy phần trăm thực sự học bất đẳng thức ?


Tóm lại,

- Đối với học sinh đại trà phổ thông: Hãy học bất đẳng thức như những phần khác. GV cũng hãy dạy như những phần khác, hoặc có thể dạy kỹ hơn (nhưng không khó hơn, vì bất đẳng thức thường khó áp dụng hơn những phần khác) tránh ra những bài tập vượt quá khả năng tư duy của học sinh, dễ gây ra những nhìn nhận không tốt về bất đẳng thức.
- Đối với những học sinh yêu toán nói chung và yêu bất đẳng thức nói riêng, tôi không phản đối các bạn nhưng tôi có một lời khuyên thế này, các bạn hãy yêu các phần khác của toán học như yêu bất đẳng thức, dành thời gian nghiên cứu chúng như nghiên cứu bất đẳng thức. Hy vọng rồi đây sẽ ra đời những cuốn sách kiểu như "Sáng tạo bất đẳng thức" trong Hình học, Tổ hợp...
- Đối với đối tượng khác yêu bất đẳng thức: Đó là sở thích của mỗi người. Họ có quyền đi theo con đường mà họ đã chọn.

Cuối cùng, tôi cũng nhận thấy việc học bất đẳng thức ở trường phổ thông hiện nay còn nhiều điều đáng bàn. Tuy nhiên chúng ta nên bàn để làm sao cho học sinh đại trà học bất đẳng thức tốt hơn, hơn là bàn học sinh có nên học nhiều bất đẳng thức hay không, vì dù sao thì học nhiều vẫn có ích hơn là không biết gì.



#196014 Thông báo về cách gõ TEX mới và nhanh

Đã gửi bởi dduclam on 27-04-2009 - 05:16 trong Công thức Toán trên diễn đàn

Latex mới hình như có lỗi: Phần chữ gõ ngay sau thẻ
[latex][/latex]
mà ko xuống dòng thì ko hiển thị được.
Ex:
Gõ [latex]a,b,c[/latex] trông rất đẹp!
Gõ $a,b,c $ trông rất đẹp!

"trông rất đẹp!" bay đâu mất roài :D



#169459 Phương trình bậc 4

Đã gửi bởi dduclam on 16-10-2007 - 00:11 trong Tài liệu - Đề thi

Tui có một số bí quyết về PT bậc 4 nhưng đang bận quá chưa post lên được,mong pà kon tham cổng :D



#169462 Phương trình bậc 4

Đã gửi bởi dduclam on 16-10-2007 - 00:44 trong Tài liệu - Đề thi

Viết công thức như thế này nhé:

[tex]x^4 +  \sqrt{ x^2 +2007} = 2007[/tex]
Đặt $x^2=t$ rồi đưa về pt bậc 2, chuyển vế rồi bình phương là đc. :D

Không đơn giản thế đâu. Nhưng cũng không phải là khó :Leftrightarrow. Bài này có ít nhất 3 cách giải:
C1:(PP đưa về HPT). Đặt$ y^2=\sqrt{x^2+2007}$ đưa về hệ
$x^4+y^2=2007$ (1)
$y^4-x^2=2007$ (2)
Trừ theo vế (1) cho(2) được PT tích.

C2:(PP dùng HĐT). $x^4+x^2+1/4=(x^2+2007)-\sqrt{x^2+2007}+1/4$
hay $(x^2+1/2)^2=(\sqrt{x^2+2007}-1/2)^2$
Đến đây giải dễ dàng.

C3:(PP hằng số biến thiên). Đặt $2007=t$,chuyển vế bình phương đưa về
$ t^2-(2x^4+1)t+x^:sum:limits_{i=1}^{n}^2=0$
Coi đây là PT bậc 2 có $\delta =(2x^2+1)^2$
suy ra $t=x^4+x^2+1$
hoặc $t=x^4-x^2$
Thay $t=2007$,việc còn lại la GPT trùng phương! :Leftrightarrow



#182294 Tư tưởng chia để trị trong chứng minh BĐT

Đã gửi bởi dduclam on 22-03-2008 - 09:23 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Bất đẳng thức

Hồi trước Tết em cũng có hỏi anh Lâm về vấn đề này thì anh cũng bảo sắp xuất bản,thế mà giờ vẫn chưa có.Hix,vậy khi nào cự thể mới xuất bản quyển ấy ạ?


Thực ra cuốn này chỉ có tính chất tổng hợp,ko có gì mới ngoài 6 PP: SOS,MV,ABC,EV,GLA và DAC.
Cụ thể khi nào XB đc thì chính tác giả cũng ko chắc chắn nữa :P



#182258 Tư tưởng chia để trị trong chứng minh BĐT

Đã gửi bởi dduclam on 21-03-2008 - 13:37 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Bất đẳng thức

Em thì trình độ BDT rất gà nhưng xem qua các anh thảo luận và lời giải các bài toán em muốn đóng góp một số ý kiến:
+Các anh sử dụng những phương pháp như chia để trị mà không thấy ngại và mệt mỏi ạ?Một bài toán mà chúng ta cứ cố sống cố chết để sử dụng những phương pháp trâu bò thì em thấy nó cứ thấy thế nào?Sinh ra nhiều phương pháp mạnh thì chỉ khiến học sinh phụ thuộc vào nó quá thôi(ví dụ bài thi quốc gia năm nay không qua khó nhưng vẫn có rất nhiều người được điểm dưới 0,5).
+Em nghĩ các anh nên tổng hợp tất cả các kiến thức về phương pháp chia để trị vào một file pdf để cho mọi người dễ tham khảo hơn.


+Để trả lời câu hỏi đó,trước hết em hãy tự trả lời câu hỏi này: Khi nào thì 1 pp mới CM DBT ra đời? Phải chăng là khi mà các pp cũ phải bó tay,ko thể khuất phục đc một bài toán nào đó? Vậy thì đó cũng là lẽ tự nhiên trong toán học thôi. Nếu yêu toán và muốn tìm tòi,thì hãy đọc,còn ngược lại thì cũng có ai bắt phải đọc,phải học đâu? :P
+pp Chia để trị (hay DAC-tên viết tắt tiếng Anh) đc tổng hợp và giới thiệu chi tiết trong cuốn Những viên kim cương trong BDT toán học sắp XB.



#278123 Tản mạn BĐT

Đã gửi bởi dduclam on 07-10-2011 - 22:26 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài làm
Ta có: \[abc = 1 \Leftrightarrow \ln a + \ln b + \ln c = 0\]
Đặt :$\ln a = x;\ln b = y;\ln c = z \Rightarrow x + y + z = 0$
Khi đó: \[VT = \dfrac{{{e^x}}}{{{{({e^x})}^2} + 3}} + \dfrac{{{e^y}}}{{{{({e^y})}^2} + 3}} + \dfrac{{{e^z}}}{{{{({e^z})}^2} + 3}}\]

Xét : $f(x) = \dfrac{{{e^x}}}{{{{({e^x})}^2} + 3}}$( hàm lõm)



Theo BĐT tiếp tuyến ta có: $f(x) \le f'({x_0}).(x - {x_0}) + f({x_0})$
Với ${x_0} = 0$ ta có :\[f(x) \le f'(0).(x - 0) + f(0) = \dfrac{1}{8}x + \dfrac{1}{4}\]
Làm tương tự rồi cộng các BĐT cùng chiều ta được:

$f(x) + f(y) + f(z) \le \dfrac{1}{8}(x + y + z) + \dfrac{3}{4} = \dfrac{3}{4}$ (đpcm)



Dấu = xảy ra khi $x = y = z = 0 \Leftrightarrow a = b = c = 1$

Bài này Đạt post cách không dùng đạo hàm của em lên nhé. ^_^ .
Ngoài cách ở trêna,anh có 2 cách khác nhưng vẫn dùng tới đạo hàm.
Cách 1:
Khảo sát hàm :\[f(x) = \dfrac{x}{{{x^2} + 3}} - \dfrac{1}{8}\ln x\]
Hàm này đạt cực đại tại $x = 1$.
Ta suy ra được : \[f(x) \le f(1) = \dfrac{1}{4}\]
Tương tự với 2 biểu thức còn lại rồi cộng ba bđt cùng chiều ta được:\[\dfrac{x}{{{x^2} + 3}} - \dfrac{1}{8}\ln x + \dfrac{y}{{{y^2} + 3}} - \dfrac{1}{8}\ln y + \dfrac{z}{{{z^2} + 3}} - \dfrac{1}{8}\ln z \le \dfrac{3}{4}\]
Suy ra đpcm do \[\ln x + \ln y + \ln z = 0\].
Cách 2:
Theo BĐT AM-GM ta có: \[\sum {\dfrac{a}{{{a^2} + 3}}} \le \sum {\dfrac{a}{{2a + 2}}} \]
Ta sẽ Chứng minh:
\[\sum {\dfrac{a}{{2a + 2}}} \le \dfrac{3}{4} \Leftrightarrow \sum {\dfrac{a}{{a + 1}}} \le \dfrac{3}{2} \Leftrightarrow \sum {\dfrac{1}{{a + 1}}} \ge \dfrac{3}{2}\]
Đến đây anh dùng đạo hàm, không biết Đạt làm ntn? :tongue:


Cả ba cách này đều sai!
Cách 1. Chưa tính $f''$ đã vội kết luận hàm lõm. Kì thực, $f$ không lõm.
Cách 2. Nhầm lẫn nghiêm trọng cực đại với giá trị lớn nhất!
Cách 3. Bất đẳng thức cuối sai thì làm sao chứng minh được!

Tôi nghĩ, thay vì tìm nhiều cách chứng minh, trước hết các bạn hãy tìm một lời giải đúng và kiểm tra kĩ càng nó cũng như tập trình bày chi tiết lời giải đó. Điều đó có ích hơn là cố tìm thật nhiều cách chứng minh nhưng không có cách nào chính xác. Nên nhớ, tư tưởng qua loa đại khái rất có hại khi học toán.



#278096 Tản mạn BĐT

Đã gửi bởi dduclam on 07-10-2011 - 20:11 trong Bất đẳng thức và cực trị

Một cách khác đầy thú vị cho Bài 2

Ta có:

$\begin{array}{l}S = \dfrac{{ab}}{{2 - c}} + \dfrac{{ac}}{{2 - b}} + \dfrac{{bc}}{{2 - a}}\\ \Leftrightarrow - S = \dfrac{{ab}}{{c - 2}} + \dfrac{{ac}}{{b - 2}} + \dfrac{{bc}}{{a - 2}} \ge \dfrac{{{{(\sqrt {ab} + \sqrt {ac} + \sqrt {bc})}^2}}}{{a + b + c - 6}}\\ \Leftrightarrow - S \ge \dfrac{{ - {{(a + b + c)}^2}}}{4} \Rightarrow - S \ge - 1 \Leftrightarrow S \le 1\end{array}$

Dấu = xảy ra khi a=b=c=2/3


Lời giải này sai rồi. Bất đẳng thức Cauchy-Schwarz dạng $\sum \dfrac{x_i^2}{a_i}\ge\dfrac{(\sum x_i)^2}{\sum a_i}$ chỉ đúng khi $a_i>0$.
Lưu ý các bạn trẻ, không nên quá lạm dụng những bất đẳng thức mạnh để giải quyết những bài toán đơn giản.



#278129 Tản mạn BĐT

Đã gửi bởi dduclam on 07-10-2011 - 22:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán 66 (tôi đề xuất lần đầu trên ML, từ rất lâu rồi) có thể giải như sau:
Theo AM-GM: $$a^2+3\ge2\sqrt{2(a^2+1)}$$
Do đó ta chỉ cần chứng minh $$\dfrac{a}{\sqrt{a^2+1}}+\dfrac{b}{\sqrt{b^2+1}}+\dfrac{c}{\sqrt{c^2+1}}\le\dfrac3{\sqrt2}$$
Thực chất, ta cần chứng minh bất đẳng thức sau với mọi $a,b,c>0$
$$\sqrt{\dfrac a{a+b}}+\sqrt{\dfrac b{b+c}}+\sqrt{\dfrac c{c+a}}\le \dfrac3{\sqrt2}$$
Theo Cauchy-Schwarz
$$\sum \sqrt{\dfrac a{a+b}} =\sum \sqrt{\dfrac {a(a+c)}{(a+b)(a+c)}}\le\sqrt{2(\sum a)\left(\sum\dfrac{a}{(a+b)(a+c)}\right)}$$
Cuối cùng ta chứng minh
$$\sum\dfrac{a}{(a+b)(a+c)} \le \dfrac 9{4(a+b+c)}$$
tương đuơng $8(a+b+c)(ab+bc+ca)\le9(a+b)(b+c)(c+a)$, là bất đẳng thức quen thuộc.



#188561 OLympic Toán Quốc Tế 2008

Đã gửi bởi dduclam on 17-07-2008 - 14:06 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Dù sao thì nhiều người vẫn nhận xét đây ko phải là sự lựa chọn thông minh cho 1 kì thi IMO.


Phải nói là "tối kỵ" chứ <_<

Cái chính là cách ko đụng hàng thôi anh tanlsth ạ ..

.
Cách của zaizai và cách của Darij Grinberg là một :D



#188559 OLympic Toán Quốc Tế 2008

Đã gửi bởi dduclam on 17-07-2008 - 13:23 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Bài 2 đã có trong tuyển tập BDT nothing1.PDF của anh Võ Quốc Bá Cẩn (toanhocmuonmau) !!! Xem ra đã là một kết quả có từ trước!


Đúng là bài này đã quen thuộc rồi, có trong mấy cuốn sách BDT của PKH, Vasc và trên ML, toanthpt.net... Lẽ nào ban ra đề không biết điều này <_<



#188842 OLympic Toán Quốc Tế 2008

Đã gửi bởi dduclam on 20-07-2008 - 18:46 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Tiếc thật, đề năm nay ko khó như mọi năm làm mọi người rất kỳ vọng vào đội tuyển. Tiếc là những người bạn của chúng ta đã ko phát huy hết những thế mạnh của mình.
Dù sao kỳ thi cũng đã kết thúc, chúng ta cùng nâng ly chúc mừng và chào đón các bạn trở về ! :geq



#174433 KK vs AL

Đã gửi bởi dduclam on 09-12-2007 - 17:27 trong Quán hài hước

Tôi nhận thấy anh đang ở giai đoạn mất trí,Tôi xin giới thiệu cho anh bệnh viện tâm thần KHám Chí Hòa, một nơi thích hợp cho anh điều trị trong gian đoạn này. Tôi thấy thật tội nghiệp KK, anh "có lỗi nhưng không có tội", chúng ta hãy cùng nhau thông cảm cho KK, mong anh yên tâm ở KHám Chí Hòa. Một phút mặc niệm dành cho KK, tùng tùng, xèng, vĩnh biệt anh KK. Chúng tôi sẽ nhơ đến anh như nhớ đên NCT, DVQ, VietDart, T. Linh, ....

Hic,nghe cứ như là ... đám ma ấy :Rightarrow Các bác vui tính quá nhỉ:geq Nhưng e là hơi quá đà 1 chút. Cùng là người làm tóan với nhau cả sao nỡ nặng lời vậy?
Kiểu này thì người trong cuộc nếu ko chuẩn bị tâm lý chắc phải nhồi máu cơ tim quá :Rightarrow
Các bác "chỏang" nhau chí chóe mất công tốn sức,chỉ có người ngoài là sướng,vô cười từ đầu đến cuối.....
Như tui đây chẳng hạn :Rightarrow:D :Rightarrow



#182014 Kết Quả Thi HSG Quốc Gia Năm 2008 Môn Toán

Đã gửi bởi dduclam on 17-03-2008 - 15:35 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Các anh có thể nói rõ cho em về lớp kstn và ksclc của trường đại học xây dựng không anh
và nếu mà xét thì mấy năm gần đây điểm để xét là bn và chỉ tiêu là bn


Anh ko học kstn hay ksclc gì hết nhưng cũng hay để ý mấy cái này nên trả lời em luôn :B)
Lớp kstn chỉ tuyển sv khoa XD DD&CN,điểm đầu vào thuộc loại cao nhất trường. Năm 2006 là 28,5. Còn năm ngoái thì hình như là 27,5. Lớp này phải học tiếng Pháp,sau 2 năm sẽ giảng dạy bằng tiếng Pháp toàn phần. Chương trình đào tạo 5 năm. Diễn đàn mình có anh Nguyễn Đỉnh học lớp này .

Còn lớp ksclc thì tuyển chung trong toàn trường,điểm đầu vào thấp hơn tí (TB Toán HS3+Lý HS2+Hóa HS1 >=55) :D Vô lớp này thì có nhược điểm là sau này chưa biết ra làm gì? Đúng ra là chưa phân khoa ngay,gần ra trường mới phân nên phải học cật lực để đc vô khoa "ngon" :D

Nói chung vô 2 lớp này thì đầu vào cao hơn mặt bằng chung của trường nhưng ko cố gắng thì cũng chết :D

Nếu muốn tìm hiểu thêm gì nữa thì có thể mua cuốn Tìm hiểu các trường ĐH qua các số liệu tuyển sinh. Mà Dũng năm ni định thi XD thật à? Vô XD là vất vả đó ;)



#233831 Góp ý về trại hè 2010

Đã gửi bởi dduclam on 29-03-2010 - 19:39 trong Trại hè Toán học 2010

Năm nay tổ chức ở Hà Nội mà mời được GS Ngô Bảo Châu tham gia được thì tuyệt quá nhỉ. :infty

@nguyen xuan huy: Cậu Huy đi thi năm 2008 à? Cậu học khoa, khóa nào vậy?



#232050 Góp ý về trại hè 2010

Đã gửi bởi dduclam on 15-03-2010 - 09:03 trong Trại hè Toán học 2010

Hay là trại hè lần 2010 tổ chức ở Pháp hay Đức nhỉ ^^ :D Trên diễn đàn có khá nhiều thành viên đang du học tại đó mà (như anh newest và anh chuyentoan chẳng hạn ^^)


Tổ chức ở Việt Nam mà khối thành viên còn kêu kinh phí thì tổ chức bên trời Tây chắc chỉ có... vài người có khả năng:D

Hy vọng vài... trăm năm nữa, trại hè Toán học Việt Nam là một hoạt động thường niên của cộng đồng toán học thế giới :D



#231754 Góp ý về trại hè 2010

Đã gửi bởi dduclam on 13-03-2010 - 11:24 trong Trại hè Toán học 2010

Các bạn lo ko có kinh phí thì ngay từ bây giờ nên làm theo cái này :)

Năm nay ở Hà Nội, năm sau Đà Nẵng, năm tiếp ở Vinh, năm tiếp nữa Khánh Hòa... quá đẹp a^{x}



#231736 Góp ý về trại hè 2010

Đã gửi bởi dduclam on 13-03-2010 - 08:24 trong Trại hè Toán học 2010

Tuy là vậy thì đã tổ chức 1 lần rồi thì năm này nên ở nới khác chứ bởi nước Việt Nam thiếu gì địa danh


Nhưng năm nay Hà Nội vừa tròn 1000 năm tuổi, dịp này có mấy khi đuợc gặp lại. Những năm sau đi các nơi khác cũng chưa muộn mà.

có phải mọi thành viên đều được tham gia k0 ạ


Dĩ nhiên :) Miễn là có tiền a^{x}



#231594 Góp ý về trại hè 2010

Đã gửi bởi dduclam on 12-03-2010 - 08:54 trong Trại hè Toán học 2010

Theo mình trại hè Toán học lần thứ tư nên tổ chức ở Hà Nội. Có mấy lí do:

Thứ nhất, thành viên của diễn đàn đông đảo nhất vẫn là ở Hà Nội, như vậy tham gia sẽ đông vui hơn. Ở Hà Nội cũng gần với viện Toán nên công tác tổ chức, tài trợ, cố vấn có lẽ sẽ thuận tiện hơn.

Thứ hai, năm 2010 này trùng với dịp đại lễ kỉ niệm Hà Nội tròn 1000 năm tuổi, Hà Nội nhất định sẽ có nhiều hoạt động lí thú và thiết thực, một dịp nghìn năm có một này thật khó để có thể tham dự lần thứ hai. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho những bạn chưa đến Hà Nội lần nào có thể tham quan thủ đô nhân dịp này luôn.

Trại hè Toán học lần thứ nhất ở Hà Nội, lần thứ hai ở Sài Gòn, lần thứ ba ở Huế rồi, như vậy lần này nên quay về Hà Nội, như thế là hợp lí nhất :) Sang năm, lần năm, lần sáu... lại quay về Đà Nẵng, Vinh, Khánh Hòa...

Mặc dù có nhiều lí do để nên tổ chức ở Hà Nội nhưng vẫn có một vài khó khăn nhất định, như các bạn ở miền Nam sẽ khó tham gia. Nhưng không có giải pháp nào trọn vẹn đôi đuờng đuợc. Khi đó BTC nên tính tới khả năng tài trợ một phần cho các trại viên miền Nam.



#198181 Về việc tổ chức Trại hè Diễn đàn Toán Học lần thứ III (2009)

Đã gửi bởi dduclam on 20-05-2009 - 09:51 trong Trại hè Toán học Huế 2009

Khuê hè được về à ? :Rightarrow



#198451 Về việc tổ chức Trại hè Diễn đàn Toán Học lần thứ III (2009)

Đã gửi bởi dduclam on 23-05-2009 - 08:54 trong Trại hè Toán học Huế 2009

Anh Lim nói đúng, muốn trại hè thành công thì cần nhất là có một đội ngũ BTC nhiệt tình và có sự chuẩn bị chu đáo (cái này thì BQT diễn đàn có thể đảm nhận được, nhất là những người ở Huế hoặc phụ cận). Điều thứ hai là kinh phí. Muốn làm gì trước hết phải có tiền (kinh phí tổ chức, nước nôi, ăn uống, đi lại... ). Mong rằng BQT sẽ sớm tìm được các cá nhân, tổ chức tài trợ cho hoạt động của trại hè để cuộc gặp mặt của diễn đàn chúng ta có thể thành công son sẻ.