Đến nội dung

An Infinitesimal nội dung

Có 155 mục bởi An Infinitesimal (Tìm giới hạn từ 19-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#732638 Xét sự hội tụ của tích phân $K=\int_{1}^{+\infty }\frac{...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 10-02-2022 - 21:51 trong Tích phân - Nguyên hàm

Xét sự hội tụ của tích phân sau:

$K=\int_{1}^{+\infty }\frac{\sqrt{x}.ln(x)}{\sqrt{x+1}\sqrt[5]{x^7+1}}dx$

Em cảm ơn.

Dùng tiêu chuẩn so sánh với hàm phụ là $f(x)=\frac{1}{x^{7/6}}.$ Ta có thể thay thế $\frac{7}{6}$ bởi bất kỳ số thực nào thuộc $\left(1;\frac{7}{5}\right).$




#702121 Xét sự hội tụ $\sum_{n=1}^{\infty }\l...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 23-02-2018 - 15:13 trong Giải tích

Xét sự hội tụ của chuỗi sau:

$a)$ $\sum_{n=1}^{\infty }\left ( e-\left ( 1+\frac{1}{n} \right )^n \right )^p$

$b)$ $\sum_{n=1}^{\infty }\left ( \sqrt{n+1}-\sqrt{n} \right )^p\ln \frac{n-1}{n+1}$

$c)$ $\sum_{n=1}^{\infty }\frac{1}{\left ( \ln(\ln n) \right )^{\ln n}}$

$d)$ $\sum_{n=1}^{\infty }\frac{1}{\left ( \ln n \right )^{\ln\left ( \ln n \right )}}$

$e)$ $\sum_{n=1}^{\infty }\frac{1}{n^p\ln ^qn}$

$f)$ $\sum_{n=1}^{\infty }\sqrt{2-\underbrace{\sqrt{2}+\sqrt{2+...+\sqrt{2}}}}$ ($n$ dấu căn)

 

a), b), e) "giá trị" $p$ như thế nào?

 

f) Gõ đề đúng không hongson?

Và (c, d) cũng thế! Chú ý giá trị bắt đầu  $1$ nhen!!




#718264 Xét hội tụ $\int_{0}^{1}\frac{\s...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 09-12-2018 - 06:11 trong Giải tích

Xét sự hội tụ của các tích phân

1. $\int_{0}^{1}\frac{\sqrt[5]{x^{2}+x^{3}}lnx}{x(2-x)}dx$

 

[Tìm hàm $g$ để áp dụng tiêu chuẩn so sánh]

 

TPSR tại $0$.

 

Chú ý phân tích các số hạng mà tử và mẫu bằng 0 hoặc tiến về 0, tiến về  $\infty$ khi $x\to 0.$

(Khi các số hạng mà hàm số xác định tại 0 hoặc giới hạn của "số hạng đó" khi $x\to 0$ là một số thực hữu hạn thì loại chúng khỏi "hàm" g. )

Ta sẽ tạm ký hiệu $f\sim g$ nếu $\lim_{x\to 0} \left|\frac{f(x)}{g(x)}\right|$ là một số thực khác 0 nào đó.

 

Khi đó, $\sqrt[5]{x^2+x^5} \sim x^{2/5}\ln x$, và $x(2-x) \sim x.$ 

 

Xét $f(x)= \frac{\sqrt[5]{x^2+x^5}\ln x}{x(2-x)}$

Chính vì thế ta chọn hàm $g(x):= \frac{x^{2/5}\ln x}{x}=\frac{\ln x}{x^{3/5}}.$

 

Đến đây, ta có thể có làm theo một trong hai hướng khác nhau để tìm ra lời giải.

 

Lời giải 1 (phần đầu+ phần tiếp theo sau).

Ta nhận thấy $\lim_{x\to 0} \left|\frac{f(x)}{g(x)}\right|= \frac{1}{2}\neq 0.$

Áp dụng tiêu chuẩn so sánh dạng giới hạn, các TPSR $\int_0^1 |f(x)|dx$ và  $\int_0^1 |g(x)|dx$ cùng tích chất hội tụ. Do đó, nếu $\int_0^1 |g(x)|dx$ hội tụ thì $\int_0^1 f(x)dx$ hội tụ. 

 

Đến đây, dùng tích phân từng phần, dùng quy tắc l'Hospital, ta có thể kiểm chỉ ra $\int_0^1 x^{-3/5}\ln xdx$ hội tụ.

 

Lời giải 2 (phần đầu+ phần tiếp theo sau).

Hàm $g$ vẫn chưa đơn giản. Ta có thể thấy $|\ln x|\ll x^{-\alpha}$, với bất kỳ số thực dương $\alpha$.

 

Như vậy, ta sẽ cố tình 'đa thức hóa' một cách triệt để (thật ra là 'lũy thừa hóa').

Vì thế ta có thể chọn $h(x)= \frac{1}{x^{3/5+\alpha}}.$ Ngoài ra, ta mong muốn áp dụng được thì chọn $\alpha>0$ sao cho $3/5+\alpha<1$. Thí dụ chọn $\alpha=\frac{1}{5}.$

 

Vì thế, khi chọn $h(x)= \frac{1}{x^{4/5}},$ ta có

i) Ta nhận thấy $\lim_{x\to 0} \left|\frac{f(x)}{h(x)}\right|=0.$

 

ii) $\int_0^1 h(x)dx$ hội tụ.

 

 

Áp dụng tiêu chuẩn so sánh dạng giới hạn,  nếu $\int_0^1 |h(x)|dx$ hội tụ thì $\int_0^1 f(x)dx$ hội tụ. 

Suy ra $\int_0^1 f(x)dx$ hội tụ. 

 

Em thử áp dụng để giải bài 2!

 

 

 

 

 




#718226 Xét hội tụ $\int_{0}^{1}\frac{\s...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 08-12-2018 - 02:01 trong Giải tích

Xét sự hội tụ của các tích phân

1. $\int_{0}^{1}\frac{\sqrt[5]{x^{2}+x^{3}}lnx}{x(2-x)}dx$

2. $\int_{1}^{+\infty }\frac{lnx}{2+\sqrt[3]{x^{5}}}dx$

3. $\int_{0}^{1}\frac{sin(\pi x).ln(x-1)}{\sqrt{(x-1)^{3}}}$

 

Mọi người cho e xin phương pháp hay tài liệu giải các dạng này với ạ. E thực sự rất cần !

 

Dùng tiêu chuẩn so sánh "dạng giới hạn" thôi!

 

Bài 3 sai!




#718265 Xét hội tụ $\int_{0}^{1}\frac{\s...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 09-12-2018 - 06:12 trong Giải tích

[Tìm hàm $g$ để áp dụng tiêu chuẩn so sánh]

Ta có thể thấy $|\ln x|\ll x^{-\alpha}$, với bất kỳ số thực dương $\alpha$.

 

Khi $x\to 0^{+}.$




#723333 vấn đề ở định nghĩa 7

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 26-06-2019 - 17:46 trong Dãy số - Giới hạn

mình thấy (-1)^n có giới hạn mà sao nó nói dãy số này không có giới hạn. Ai giải thích được không? 

 

Bạn nên đọc kỹ hơn! Nếu bạn nghĩa dãy đó hội tụ thì hội tụ về đâu?




#714422 Tính tích phân suy rộng $\int_{1}^{\infty...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 15-08-2018 - 17:21 trong Giải tích

Tính tích phân suy rộng $\int_{1}^{\infty } \frac{ln(1+x)}{x} dx$ 

 

Sử dụng BĐT $\frac{\ln{(1+x)}}{x}\ge \frac{\ln 2}{x}>0 \, \forall x\ge 1$ để chứng minh TPSR phân kỳ.




#716520 Tính liên tục của đạo hàm

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 13-10-2018 - 05:59 trong Giải tích

Nếu hàm $f$ liên tục trên $[a,b]$ và khả vi trên $(a,b$) thì $f'$ có liên tục trên $[a,b]$ không?

 

Liệu $f$ có khả vi tại $a$ hay không mà... $f '$ liên tục tại $a$?




#704819 Tính lim un

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 03-04-2018 - 20:29 trong Dãy số - Giới hạn

Hãy lập CT tính un theo n và tính lim un.
$\left\{\begin{matrix} u_{1}=2012\\ u_{n+1}=\frac{n^{2}+4n+3}{2n^{2}+4n}u_{n} (n\geq1) \end{matrix}\right.$

Phân tích tử, mẫu thành phân tử rồi lùi dần (tính theo giai thừa hoặc không cần), rút gọn các số nhân tử chung ở tử và mẫu, ta nhận được "kết quả".




#704921 Tính lim un

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 04-04-2018 - 22:33 trong Dãy số - Giới hạn

mình làm được phần tìm CT của un rồi. Mình không biết làm phần tìm lim un.

Bạn ghi công thức lên đây nhen.

 

Đặt $f(n)= \frac{n^2+4n+3}{2n^2+4n}, n\in \mathbb{N}.$

Ta có $f(n) \le q:=\frac{4}{5}, \forall n\ge 3.$

Suy ra $0<u_{n+1}\le qu_n, n\ge 3.$

Suy ra $\lim u_n=0.$




#718213 Tính giá trị $\frac{f^{(16)}(0)}{16!...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 07-12-2018 - 17:43 trong Giải tích

Cho hàm số f(x) = cos(2.$x^{4}$ - $x^{12}$). Tính giá trị $\frac{f^{(16)}(0)}{16!}$.

 

Vì $\cos u=1-\frac{u^2}{2}+\frac{u^4}{4!}+\text{o}{(u^4)}$ nên

$f(x)=\cos {(2x^4-x^{12})}=1-\frac{(2x^4-x^{12})^2}{2}+\frac{(2x^4-x^{12})^4}{4!}+\text{o}{(x^{16})}=...+\fra{29}{3}x^{16}+\text{o}{(x^{16})}.$

Suy ra $\frac{f^{(16)}(0)}{16!}=\frac{29}{3}.$




#717126 Tìm y^(n) nếu y =e^xcosx

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 01-11-2018 - 23:10 trong Giải tích

a) y=e^xcosx
b) y^(n)(0) nếu y=arcsinx

 

1) Dùng công thức Newton- Leibniz.

 

2) Dùng khai triển Maclaurin của hàm $\arcsin x.$




#701799 Tìm Lim an

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 18-02-2018 - 20:14 trong Dãy số - Giới hạn

Cho $(a_{n}):\left\{\begin{matrix} & a_{1}=\frac{4}{3}\\ & (n+2)^{2}a_{n}=n^{2}a_{n+1}-(n+1)a_{n}a_{n+1} \end{matrix}\right.$

Tìm $\lim a_n. $ 

 

Dễ thấy nên biến đổi để qui về dãy truy hồi "tuyến tính" $\left\{v_n \right\}$, trong đó $v_n=\frac{1}{a_n}, n\in \mathbb{N}.$

Sau đó, đặt  $w_n= v_{n}-\frac{1}{4}, n\in \mathbb{N}.$

Ta thu được dãy truy hồi sau  $$(n+2)w_{n+1}=n^2w_n, n\in \mathbb{N}.$$

Từ đó xác định được SHTQ của dãy và tìm giới hạn.




#702573 Tìm Lim $n^{2}.u_{n}$

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 01-03-2018 - 23:56 trong Dãy số - Giới hạn

$\left\{\begin{matrix} u_{1}=2 & \\ u_{1}+u_{2}+u_{3}+.....+u_{n}=n^{2}u_{n} & \end{matrix}\right.$

Tìm Lim $n^{2}.u_{n}$

Ta có $(n-1)^2u_{n-1}+u_n=n^2 u_{n}, n\ge 2.$

Do đó $u_{n}= \frac{n-1}{n+1}u_{n-1}=\frac{2}{(n+1)n}u_1.$

Do đó, $\lim n^2u_n=4.$




#712565 Tìm giới hạn dãy $1+\frac{1}{2} +...+\frac...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 15-07-2018 - 13:23 trong Dãy số - Giới hạn

Tìm giới hạn dãy $1+\frac{1}{2} +...+\frac{1}{n+1}$

P/s:Mong mọi người bỏ ra chút thời gian giúp mình với ạ!

 

Dùng đánh giá $\ln{(1+x)}\le x,$ ta có 

$\frac{1}{k}\ge \ln\left( 1+\frac{1}{k}\right)=\ln{(k+1)}-\ln k. $

Suy ra 

$$1+\frac{1}{2} +...+\frac{1}{n+1}\ge \ln{(n+1).}$$

Do đó, 

$$\lim_{n\to\infty} \left(1+\frac{1}{2} +...+\frac{1}{n+1}\right)=\infty.$$




#701952 tìm giới hạn của $\lim_{x \to \infty }(\sq...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 20-02-2018 - 21:09 trong Dãy số - Giới hạn

$\lim_{x \to \infty }(\sqrt[3]{x^{3}+2x^{2}+1}+\sqrt[4]{x^{4}+3x^{3}+2})$

Đề bài: $x\to \infty$ hay $x\to -\infty$?




#702236 tìm giới hạn của $\lim_{x \to \infty }(\sq...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 25-02-2018 - 13:17 trong Dãy số - Giới hạn

Cho em hỏi cái căn bậc 4 anh trục như thế nào vậy ạ ?

 

Ta có hằng đẳng thức quen thuộc: $ a^4-b^4= (a-b)(a^3+a^2b+ab^2+b^3).$
Khi đó, với $a\eq \pm b$, ta sẽ có: $a-b= \frac{a^4-b^4}{a^3+a^2b+ab^2+b^3}$.

 

Thử với $a= \sqrt[4]{f(x)}$ và $b= g(x)$, ta có

$$ \sqrt[4]{f(x)}-g(x)= \frac{f(x)-[g(x)]^4}{ \sqrt[4]{[f(x)]^3}+ \sqrt[4]{[f(x)]^2}g(x)+ \sqrt[4]{f(x)}[g(x)]^2+[g(x)]^3}.$$

 

Có phải là thứ mà em cần tìm?




#702099 tìm giới hạn của $\lim_{x \to \infty }(\sq...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 23-02-2018 - 01:40 trong Dãy số - Giới hạn

Chèn $-x, x$  vào  để tính toán nhưng tính toán rất khiếp (cồng kềnh thôi) chứ không phức tạp!

 

 

$\lim_{x \to \infty }(\sqrt[3]{x^{3}+2x^{2}+1}+\sqrt[4]{x^{4}+3x^{3}+2})$

 

Xét $f(x) =\sqrt[3]{x^{3}+2x^{2}+1}, g(x)= \sqrt[4]{x^{4}+3x^{3}+2}.$

Một số nhận xét:

i) $\lim_{x\to -\infty} \frac{f(x)}{x}=1, \lim_{x\to -\infty} \frac{g(x)}{x}=-1.$

ii) Với điều kiện thích hợp, ta có các đẳng thức sau

$$ f(x)-x = \frac{2x^2+1}{[f(x)]^2+xf(x)+x^2}= \dfrac{2+\frac{1}{x^2}}{\left[ \frac{f(x)}{x}\right]^2+\frac{f(x)}{x}+1},$$

$$ g(x)- (-x) = \frac{3x^3+2}{[g(x)]^3-x[f(x)]^2+x^2f(x)-x^3}= \dfrac{3+\frac{1}{x^3}}{\left[ \frac{g(x)}{x}\right]^3-\left[ \frac{g(x)}{x}\right]^2+\frac{g(x)}{x}-1},$$

 

iii) Từ (i) và (ii), ta có 

$\lim_{x\to- \infty} [f(x)-x]=\frac{2}{3},$ và $\lim_{x\to- \infty} [g(x)+x]=-\frac{3}{4}.$

 

Suy ra $\lim_{x\to -\infty} [f(x)+g(x)]= \lim_{x\to -\infty} [f(x)-x]+\lim_{x\to- \infty} [g(x)+x]=\frac{2}{3}-\frac{3}{4}=-\frac{1}{12}.$




#717769 Tìm giới hạn

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 24-11-2018 - 20:55 trong Dãy số - Giới hạn

1/ lim($\frac{1}{n^{2}+1}+\frac{2}{n^{2}+2}+...+\frac{n}{n^{2}+n}$)

2/ lim ($\frac{1}{\sqrt{n^{2}+1}}+\frac{1}{\sqrt{n^{2}+2}}+...+\frac{1}{\sqrt{n^{2}+n}}$)

 

1/  Vì  $\frac{k}{n^2+n}\le  \frac{k}{n^2+k}\le \frac{k}{n^2+1}\forall k\le n$ nên $$\frac{\sum_{k=1}^n k}{n^2+k}\sum_{k=1}^n \frac{k}{n^2+k} \le \frac{\sum_{k=1}^n k}{n^2+1}\,\forall n\in \mathbb{N}.$$

Áp dụng định lý kẹp, ta suy ra giới hạn cần tìm bằng $\frac{1}{2}.$

 

2/ Ta có $$ \frac{n}{\sqrt{n^2+n}}\le \sum_{k=1}^n \frac{1}{\sqrt{n^2+k}} \le \frac{n}{\sqrt{n^2+1}} \forall n\in \mathbb{N}.$$

Áp dụng định lý kẹp, ta suy ra giới hạn cần tìm bằng $1.$




#721073 Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 25-03-2019 - 19:08 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số $y= \dfrac{4}{1-x}+ \dfrac{1}{x}$, với $0<x<1$.

 

Dùng BĐT: với các số thực dương $u,\, v$ và các số thực $a,\, b$, ta có 

$$\frac{a^2}{u}+\frac{b^2}{v}\ge \frac{(a+b)^2}{u+v}.$$

Dấu bằng xảy ra khi $\frac{a}{u}=\frac{b}{v}.$




#704623 Tìm bán kính của chuỗi lũy thừa: $\sum_{n=1}^{\...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 31-03-2018 - 18:27 trong Giải tích

Tìm bán kính của chuỗi lũy thừa: $\sum_{n=1}^{\infty}\frac{(-1)^n.(x-3)^n}{2n+ln^3(n)}$

 

Dễ thấy bán kính hội tụ bằng $\frac{1}{2}.$




#704687 Tìm bán kính của chuỗi lũy thừa: $\sum_{n=1}^{\...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 01-04-2018 - 11:27 trong Giải tích

Tìm bán kính của chuỗi lũy thừa: $\sum_{n=1}^{\infty}\frac{(-1)^n.(x-3)^n}{2n+ln^3(n)}$

Đáp số trên quá vội :P!

Tính bán kính hội tụ thông qua $\lim \left|\frac{a_{n+1}}{a_n} \right|$ hoặc $\lim \sqrt[n]{|a_n|}.$ Ta nhận được kết là là $1$.




#712564 Tìm $\lim u_n$ biết $u_n=\frac{1}{2...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 15-07-2018 - 13:18 trong Dãy số - Giới hạn

Tìm $\lim u_n$ biết $u_n=\frac{1}{2\sqrt{1}+1\sqrt{2}}+\frac{1}{3\sqrt{2}+2\sqrt{3}}+...+\frac{1}{(n+1)\sqrt{n}+n\sqrt{n+1}}$

 

Dùng đẳng thức $$\dfrac{1}{(k+1)\sqrt{k}+k\sqrt{k+1}}= \dfrac{1}{\sqrt{k}\sqrt{k+1}\left( \sqrt{k+1}+\sqrt{k}\right)}=\dfrac{\sqrt{k+1}-\sqrt{k}}{\sqrt{k}\sqrt{k+1}}= \frac{1}{\sqrt{k}}-\frac{1}{\sqrt{k+1}}.$$




#720106 trao doi

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 12-02-2019 - 16:19 trong Dãy số - Giới hạn

tinh gioi han cua ham so sau khi x tien toi -2

              $\frac{x^{2}+2x}{x^{2}+4x+4}$

Minh lam ra am vo cung nhung sao dap an cu ra + - vo cung ay . 

 

 

Giới hạn không tồn tại.




#717354 Toán Cao Cấp

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 10-11-2018 - 17:46 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

1, tìm tất cả các ma trận vuông cấp 2 sao cho bình phương của nó băng ma trận không
2, tìm tất cả các ma trận vuông cấp 2 sao cho bình phương của nó bằng ma trận đơn vị

 

Bạn thử dùng tính chất $A^2-(a+d)+(ad-bc)I_2=0,$ trong đó $A=\begin{bmatrix} a &b\\ c&d\end{bmatrix}.$