Đến nội dung

An Infinitesimal nội dung

Có 155 mục bởi An Infinitesimal (Tìm giới hạn từ 26-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#715368 Chứng minh dãy Cauchy thì hội tụ

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 10-09-2018 - 01:56 trong Dãy số - Giới hạn

Có vẻ như anh nhầm gì đó ở chỗ chú ý. Theo nội dung tiêu chuẩn Cauchy, dãy số $u_n$ hội tụ khi và chỉ khi nó là dãy Cauchy.

 

Bạn đọc không kỹ. Dãy thì chưa chắc là dãy số.




#702236 tìm giới hạn của $\lim_{x \to \infty }(\sq...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 25-02-2018 - 13:17 trong Dãy số - Giới hạn

Cho em hỏi cái căn bậc 4 anh trục như thế nào vậy ạ ?

 

Ta có hằng đẳng thức quen thuộc: $ a^4-b^4= (a-b)(a^3+a^2b+ab^2+b^3).$
Khi đó, với $a\eq \pm b$, ta sẽ có: $a-b= \frac{a^4-b^4}{a^3+a^2b+ab^2+b^3}$.

 

Thử với $a= \sqrt[4]{f(x)}$ và $b= g(x)$, ta có

$$ \sqrt[4]{f(x)}-g(x)= \frac{f(x)-[g(x)]^4}{ \sqrt[4]{[f(x)]^3}+ \sqrt[4]{[f(x)]^2}g(x)+ \sqrt[4]{f(x)}[g(x)]^2+[g(x)]^3}.$$

 

Có phải là thứ mà em cần tìm?




#702099 tìm giới hạn của $\lim_{x \to \infty }(\sq...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 23-02-2018 - 01:40 trong Dãy số - Giới hạn

Chèn $-x, x$  vào  để tính toán nhưng tính toán rất khiếp (cồng kềnh thôi) chứ không phức tạp!

 

 

$\lim_{x \to \infty }(\sqrt[3]{x^{3}+2x^{2}+1}+\sqrt[4]{x^{4}+3x^{3}+2})$

 

Xét $f(x) =\sqrt[3]{x^{3}+2x^{2}+1}, g(x)= \sqrt[4]{x^{4}+3x^{3}+2}.$

Một số nhận xét:

i) $\lim_{x\to -\infty} \frac{f(x)}{x}=1, \lim_{x\to -\infty} \frac{g(x)}{x}=-1.$

ii) Với điều kiện thích hợp, ta có các đẳng thức sau

$$ f(x)-x = \frac{2x^2+1}{[f(x)]^2+xf(x)+x^2}= \dfrac{2+\frac{1}{x^2}}{\left[ \frac{f(x)}{x}\right]^2+\frac{f(x)}{x}+1},$$

$$ g(x)- (-x) = \frac{3x^3+2}{[g(x)]^3-x[f(x)]^2+x^2f(x)-x^3}= \dfrac{3+\frac{1}{x^3}}{\left[ \frac{g(x)}{x}\right]^3-\left[ \frac{g(x)}{x}\right]^2+\frac{g(x)}{x}-1},$$

 

iii) Từ (i) và (ii), ta có 

$\lim_{x\to- \infty} [f(x)-x]=\frac{2}{3},$ và $\lim_{x\to- \infty} [g(x)+x]=-\frac{3}{4}.$

 

Suy ra $\lim_{x\to -\infty} [f(x)+g(x)]= \lim_{x\to -\infty} [f(x)-x]+\lim_{x\to- \infty} [g(x)+x]=\frac{2}{3}-\frac{3}{4}=-\frac{1}{12}.$




#701952 tìm giới hạn của $\lim_{x \to \infty }(\sq...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 20-02-2018 - 21:09 trong Dãy số - Giới hạn

$\lim_{x \to \infty }(\sqrt[3]{x^{3}+2x^{2}+1}+\sqrt[4]{x^{4}+3x^{3}+2})$

Đề bài: $x\to \infty$ hay $x\to -\infty$?




#702393 Định lý Cayley - Hamilton (Thắc mắc)

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 27-02-2018 - 18:12 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Riêng quả viết "thay" $\lambda$ bởi $A$ và $1$ bởi $E$ là thấy bá đạo rồi. Chắc lại sách mấy trường kinh tế - kĩ thuật, toàn mấy ông lởm khởm viết. 

Đó là nội dung định lý Hamilton Caylley!




#702237 Định lý Cayley - Hamilton (Thắc mắc)

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 25-02-2018 - 13:19 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Chứng minh đẳng thức đó mà cũng dùng đến định lý Hamilton Calley thì hơi kỳ cục!




#701962 Phương trình $z^2017=i\bar {z}$ có bao nhiêu nghiệm?

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 20-02-2018 - 21:47 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Trên tập số phức phương trình $z^{2017}=i\bar {z}$ có bao nhiêu nghiệm?

$z=0$ là một nghiệm của PT.

 

Trên $\mathbb{C}\setminus \{0\}$,$ |z|^{2017}=|z|$ nên $|z|=1.$ Khi đó, PT tương đương (đã kiểm tra cẩn thận): $z^{2018}=i.$

PT này có $ 2018 $ nghiệm.

 

Vậy PT ban đầu có $2019$ nghiệm (phân biệt).




#721004 $4x^{3}f(x)=[f'(x)]^{3}-x^{3}$. T...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 20-03-2019 - 22:38 trong Tích phân - Nguyên hàm

Ta có $$f'(x)= x\sqrt[3]{4f(x)+1}\Rightarrow \frac{f '(x)}{\sqrt[3]{4f(x)+1}}=x.$$

 

Do đó, $$\int \frac{d f(x)}{\sqrt[3]{4f(x)+1}}=\frac{x^2}{2}+C.$$ 

Suy ra  $f(x)=...$




#712565 Tìm giới hạn dãy $1+\frac{1}{2} +...+\frac...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 15-07-2018 - 13:23 trong Dãy số - Giới hạn

Tìm giới hạn dãy $1+\frac{1}{2} +...+\frac{1}{n+1}$

P/s:Mong mọi người bỏ ra chút thời gian giúp mình với ạ!

 

Dùng đánh giá $\ln{(1+x)}\le x,$ ta có 

$\frac{1}{k}\ge \ln\left( 1+\frac{1}{k}\right)=\ln{(k+1)}-\ln k. $

Suy ra 

$$1+\frac{1}{2} +...+\frac{1}{n+1}\ge \ln{(n+1).}$$

Do đó, 

$$\lim_{n\to\infty} \left(1+\frac{1}{2} +...+\frac{1}{n+1}\right)=\infty.$$




#716793 $\lim_{x->0^+} \frac{lnx}{1+2lnx...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 21-10-2018 - 20:38 trong Dãy số - Giới hạn

$\lim_{x->0^+} \frac{\ln x}{1+2\ln x}$

 

\[\lim_{x\to 0^{+}}\frac{\ln x}{1+2\ln x}= \lim_{x\to 0^{+}}\frac{1}{\frac{1}{\ln x}+2}=\frac{1}{0+2}=\frac{1}{2}.\]

 

Lưu ý: $\lim_{x\to 0^{+}} \ln x= -\infty.$




#704921 Tính lim un

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 04-04-2018 - 22:33 trong Dãy số - Giới hạn

mình làm được phần tìm CT của un rồi. Mình không biết làm phần tìm lim un.

Bạn ghi công thức lên đây nhen.

 

Đặt $f(n)= \frac{n^2+4n+3}{2n^2+4n}, n\in \mathbb{N}.$

Ta có $f(n) \le q:=\frac{4}{5}, \forall n\ge 3.$

Suy ra $0<u_{n+1}\le qu_n, n\ge 3.$

Suy ra $\lim u_n=0.$




#704819 Tính lim un

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 03-04-2018 - 20:29 trong Dãy số - Giới hạn

Hãy lập CT tính un theo n và tính lim un.
$\left\{\begin{matrix} u_{1}=2012\\ u_{n+1}=\frac{n^{2}+4n+3}{2n^{2}+4n}u_{n} (n\geq1) \end{matrix}\right.$

Phân tích tử, mẫu thành phân tử rồi lùi dần (tính theo giai thừa hoặc không cần), rút gọn các số nhân tử chung ở tử và mẫu, ta nhận được "kết quả".




#724476 Giúp mình bài về độc lập tuyến tính với ạ

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 05-08-2019 - 12:12 trong Tài liệu và chuyên đề Đại số tuyến tính và Hình học giải tích

cho các hàm số liên tục trên R, hệ B={sinx, cosx, sin2x, cos2x,...,sin10x, cos10x } là hệ độc lập tuyến tính.

 

Xét bộ số $(a_i, b_i), i= \overline{1,5},$ sao cho 
 
$$\sum_{i=1}^{5}\left(a_i \sin{(ix)}+b_i \cos{(ix)}\right)=0 \forall x\in \mathbb{R}.$$
 
Nhân hai vế lần lượt cho $\sin{(ix)}, \cos{(ix)}, i= \overline{1,5},$ rồi tích phân 2 vế theo biến $x$ trên $[0,2\pi]$, ta thu được 
$$ a_i=b_i=0, \, \forall i=\overline{1,5}. $$



#716791 Khai triển Taylor của hàm: $Ln(2x+1)$ tại $x=2$

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 21-10-2018 - 20:34 trong Giải tích

Khai triển Taylor của hàm

                                           $Ln(2x+1)$ tại $x=2$

 

Basara có vấn đề khó khăn gì với nó?




#720974 Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 19-03-2019 - 17:29 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình   

   $\left\{\begin{matrix}13x^{2}+5x-7y^{2}+5y=0 \\ 3x^{2}-2y^{2}+5=0 \end{matrix}\right.$

 

Hệ đẳng cấp!




#721719 Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 28-04-2019 - 12:07 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình   

   $\left\{\begin{matrix}13x^{2}+5x-7y^{2}+5y=0 \\ 3x^{2}-2y^{2}+5=0 \end{matrix}\right.$

 

Vì $13x^{2}-7y^{2}=-5x+5y$ và $-3x^{2}+2y^{2}=5$ nên 

Ta có $5(13x^{2}-7y^{2})^2=(-5x+5y)^2 (-3x^{2}+2y^{2}).$

Do đó, 

$$x= \frac{3\, y}{4}\vee x=-\frac{y}{2}\vee x= \frac{10\, \sqrt{3}\, y}{23} - \frac{y}{23}\vee x=  - \frac{y}{23} - \frac{10\, \sqrt{3}\, y}{23}.$$

 

Phương trình thứ 2 có thể giúp ta loại bớt trường hợp.




#732611 $xf'(x) +2f(x) =0 \, \forall x\in (-1:1)$

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 06-02-2022 - 11:21 trong Giải tích

Câu hỏi : Tìm tất cả các hàm f(x) xác định trên (-1;1) và thỏa mãn 
                $$xf'(x) +2f(x) =0 \, \forall x\in  (-1:1)$$

Ta có $(x^2 f(x))^{\prime}=0$  với mọi $x\in (0;1).$

Do đó, tồn tại hằng số $C$ sao cho $x^2 f(x)=C$ với mọi $x\in  (0;1).$

Với $x=0$, ta có $C=0.$ Do đó $f(x)=0$ với mọi $x\in (-1;1)\setminus\{0\}.$ 

Hơn nữa, nhờ tính liên tục của hàm $f$, ta có $f(0)=0.$ 

Vậy có duy nhất hàm $f=0$  (đã được kiểm tra thỏa các điều kiện).




#713051 $\displaystyle \lim_{x\to 0}(\displaystyle...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 22-07-2018 - 21:04 trong Giải tích

Tìm

$\displaystyle \lim_{x\to 0}(\displaystyle \lim_{n\to \infty}(\dfrac{1}{x}(A^n-E)))$

trong đó $E$ là ma trận đơn vị

và $A = \begin{bmatrix} 1 & \dfrac{x}{n}\\ -\dfrac{x}{n} & 1 \end{bmatrix}, n \in \mathbb{N^*}$

 

Giới hạn bên trong tiến về ma trân không (ma trận vuông cấp 2). 




#713162 $\displaystyle \lim_{x\to 0}(\displaystyle...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 24-07-2018 - 18:42 trong Giải tích

Mình nhìn hơi vội! Để mình xử lý lại!

 

 

 

 

 

Nháp: 

Ta có 

$A = \begin{bmatrix} 1 & \dfrac{x}{n}\\ -\dfrac{x}{n} & 1 \end{bmatrix}= E+\frac{1}{n}B,$ trong đó $B= \begin{bmatrix} 0 & x\\ -x & 0 \end{bmatrix}$

$A^n-E=B+ \sum_{k=2}^n\frac{C_n^k}{n^k}B^k.$

 


Sao lại tiến về ma trận không?

 

Mình nhìn hơi vội! Để mình xử lý lại!

 

 

 

 

 

Nháp: 

Ta có 

$A = \begin{bmatrix} 1 & \dfrac{x}{n}\\ -\dfrac{x}{n} & 1 \end{bmatrix}= E+\frac{1}{n}B,$ trong đó $B= \begin{bmatrix} 0 & x\\ -x & 0 \end{bmatrix}$

$A^n-E= \sum_{k=1}^n\frac{C_n^k}{n^k}B^k.$

Đặt $S_n= E+\sum_{k=1}^n\frac{1}{k!}B^k.$

 

 

Nhận xét:

1) Dãy $\left\{S_n\right\}$ hội tụ về $S:=e^{B}.$

 

2) Dãy $\left\{A^n-S_n\right\}$ hội tụ về  $0.$

 

(Cần kiểm tra 2.)

 

$A^n-S_n= \sum_{k=1}^n\frac{1}{k!}\left(\displaystyle\prod_{i=1}^{n-k}(1-\frac{k}{n})-1\right)B^k.$




#709110 $u_{0}=\frac{1}{2},u_{k+1}=...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 23-05-2018 - 13:39 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy $(u_{n})$ thoả mãn: $\left\{\begin{matrix} u_{0}=\frac{1}{2}\\u_{k+1}=u_{k}+\frac{1}{n}u_{k}^{2},\forall k=\overline{0,n-1} \end{matrix}\right.$

Tìm $\lim u_{n}$

 

Đề sai rồi!




#709283 $u_{0}=\frac{1}{2},u_{k+1}=...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 26-05-2018 - 14:09 trong Dãy số - Giới hạn

Lời giải:

 

 

Bài này cũng có thể giải được sao? Ngay cả $u_2$, mình cũng không biết xác định như thế nào!




#709324 $u_{0}=\frac{1}{2},u_{k+1}=...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 27-05-2018 - 00:17 trong Dãy số - Giới hạn

Để cho dễ hiểu, cái đề cần phải sửa lại thế này :

Cho $(u_n)$ là một dãy số hữu hạn gồm n+1 số hạng : $u_0,u_1,u_2,...,u_n$ thỏa mãn :

$\left\{\begin{matrix}u_0=\frac{1}{2}\\u_{k+1}=u_k+\frac{1}{n}\ u_k^2,\forall k=\overline{0,n-1} \end{matrix}\right.$

Cho $n$ tiến đến vô cùng, hãy tính $\lim u_n$ ?

 

(Tức là với mỗi giá trị của $n$, ta có một dãy số hữu hạn khác nhau (với số hạng cuối cùng là $u_n$). Cần tính xem khi $n$ tiến đến vô cùng thì số hạng cuối cùng đó tiến đến bao nhiêu ?)

 

Vậy đó là một đề bài khác, không phải đề bài này.




#720712 $x_{1} = \frac{2020}{2019}; x_{n...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 08-03-2019 - 16:17 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số xác định bởi $x_{1} = \frac{2020}{2019}; x_{n+1} = 2019x_{n}^{2} + x_{n}.$ với mọi x $\geq 1$.

đặt $y_{n} = \sum_{k=1}^{n}\frac{x_{k}}{x_{k+1}}$.   tìm lim $y_{n}$.

 

Ta có $\frac{x_{k}}{x_{k+1}}=\frac{1}{2019x_{k}+1}$ và

$$\frac{1}{x_{k+1}}=\frac{1}{x_{k}}-\frac{2019}{2019x_{k}+1}.$$

Do đó,
$$2019 y_{n}= \sum_{k=1}^{n}\left( \frac{1}{x_{k}}-\frac{1}{x_{k+1}}\right)=\frac{1}{x_1}-\frac{1}{x_{n+1}}.$$

...




#732638 Xét sự hội tụ của tích phân $K=\int_{1}^{+\infty }\frac{...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 10-02-2022 - 21:51 trong Tích phân - Nguyên hàm

Xét sự hội tụ của tích phân sau:

$K=\int_{1}^{+\infty }\frac{\sqrt{x}.ln(x)}{\sqrt{x+1}\sqrt[5]{x^7+1}}dx$

Em cảm ơn.

Dùng tiêu chuẩn so sánh với hàm phụ là $f(x)=\frac{1}{x^{7/6}}.$ Ta có thể thay thế $\frac{7}{6}$ bởi bất kỳ số thực nào thuộc $\left(1;\frac{7}{5}\right).$




#721074 Giới hạn "lạ" $\lim_{x\rightarrow -\infty...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 25-03-2019 - 19:13 trong Dãy số - Giới hạn

Tính giới hạn: $\lim_{x\rightarrow -\infty }\left ( \sqrt[5]{x^{5}+x^{4}-1} +\sqrt{x^{2}+2x}\right )$

 

Chú ý:

  $$\sqrt[5]{x^{5}+x^{4}-1} +\sqrt{x^{2}+2x}= \left ( \sqrt[5]{x^{5}+x^{4}-1} -x\right )+\left (\sqrt{x^{2}+2x}+x\right ).$$

 

Nhân lượng liên hiệp, ta sẽ xử lý được giới hạn.