Đến nội dung

Oai Thanh Dao nội dung

Có 57 mục bởi Oai Thanh Dao (Tìm giới hạn từ 25-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#541770 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 25-01-2015 - 00:05 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Mở rộng định lý Napoleon liên hệ với đường Kieppert hyperbola.

 

Cho $ABC$ là một tam giác, $F$ là điểm Fermat(thứ nhất hoặc thứ 2). $K$ là điểm nằm trên đường hyperbol Kiepert, $P$ là điểm nằm trên đường thẳng $FK$. $A_0$ là giao điểm của đường thẳng qua $P$ vuông góc với $BC$ và đường thẳng $AK$, định nghĩa $B_0,C_0$ tương tự. Chứng minh rằng $A_0B_0C_0$ là tam giác đều vị tự của tam giác Napoleon (ngoài hoặc trong)

 

1.jpg




#541771 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 25-01-2015 - 00:14 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Một mở rộng rất đẹp của định lý đường thẳng Simson. 

Cho tam giác ABC, và đường thẳng L đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp của ABC. Cho một điểm P trên đường tròn ngoại tiếp. Cho đường thẳng AP,BP,CP cắt đường thẳng L tại Ap,Bp,Cp. A0,B0,C0 là chân đường cao của các điểm Ap,Bp,Cp lần lượt lên ba cạnh BC,CA,AB tạo thành các điểm thẳng hàng. Đường thẳng này chia đôi trực tâm và P. Khi P nằm trên đường thẳng L thì đường thẳng A0B0C0 là đường thẳng Simson nổi tiếng.

2.jpg

Hình động: http://tube.geogebra...student/m527653

 




#542925 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 04-02-2015 - 09:06 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

1-Cho $P$ tâm đẳng phương của ba đường tròn $(A),(B),( C )$. Cho đường tròn $(P)$ với tâm $P$. 
- Gọi $a$ là trục đẳng phương của $(P)$ và $(A)$, $A_1=a \cap BC$
- Gọi $b$ là trục đẳng phương của $(P)$ và $(B)$, $B_1=b \cap CA$
- Gọi $c$ là trục đẳng phương của $(P)$ và $( C )$, $C_1=c \cap AB$
Then $A_1,B_1,C_1$ thẳng hàng.
1.PNG
 
 



#543383 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 08-02-2015 - 10:01 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Định lý Gossard và một phiên bản mở rộng đẹp. 

http://tube.geogebra...student/m645553

 Xét tam giác $ABC$ , đường thẳng $L$ cắt đt Euler của $ABC$ ở $D$ và $L$ cắt $BC$ , $CA$ , $AB$ lần lượt ở $A_0 , B_0 , C_0$ . Gọi $(H_a,O_a) , (H_b,O_b) , (H_c,O_c)$ lần lượt là trực tâm, tâm ngt của $AB_0C_0,BC_0A_0,CA_0B_0$. Gọi $D_a , D_b , D_c$  nằm trên đt Euler  $AB_0C_0,BC_0A_0,CA_0B_0$ thỏa mãn: 

\[ \frac{\overline{D_aH_a}}{\overline{DaOa}}=\frac{\overline{D_bH_b}}{\overline{D_bO_b}}=\frac{\overline{D_cH_c}}{\overline{D_cO_c}} \space=\frac{\overline{DH}}{\overline{DO}}=t  \].

Tam giác $A_1B_1C_1$ tạo bởi 3 đường thẳng qua $D_a,D_b,D_c$ song song $BC , CA , AB$

Chứng minh:

1-$A_1B_1C_1$ vị tự và đối xứng với $ABC$ qua một điểm nằm trên đường thẳng $L$. Khi $t=\infty$  hoặc đường thẳng $L$ trùng với đường thẳng Euler vấn đề này suy biến thành định lý Zeeman-Gossard.

2-Đường thẳng Newton của bốn tứ giác tạo bởi các đường thẳng $(AB,BC,CA,L)$, $(AB,AC,B_1C_1,L)$, $(BC,BA,C_1A_1,L)$ và $(CA,CB,A_1B_1,L)$ cũng đi qua tâm vị tự của hai tam giác $ABC$ và $A_1B_1C_1$

(Phạm Khoa Bằng dịch từ Geogebratube)




#550497 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 31-03-2015 - 17:09 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Mở rộng định lý Napoleon kết hợp với một lục giác:

 

Cho $ABCDEF$ là một lục giác bất kỳ, dựng ba tam giác đều $AGB$, $CHD$, $EIF$ cùng ra ngoài hoặc cùng vào trong(hình vẽ đính kèm là dựng ra ngoài). Ta gọi $A_1,B_1,C_1$ lần lượt là trọng tâm của các tam giác $FGC, BHE, DIA$ và $A_2,B_2,C_2$ lần lượt là trọng tâm của các tam giác $EGD, AHF, CIB$. Khi đó hai tam giác $A_1B_1C_1$ và $A_2B_2C_2$ là các tam giác đều và chúng thấu xạ.

 

New_Ge_Napoleon theorem associated with a hexagon.png
 

Let ABCDEF be a  hexagon, constructed three equilaterals $AGB, CHD, EIF$  all externally or internally (as in the figure).  Let $A_1,B_1,C_1$ be then the 
centroid of  $FGC, BHE, DIA$ respectively. Let $A_2,B_2,C_2$ be the centroid of  $EGD, AHF, CIB$ respectively. Then show that $A_1B_1C_1$, and $A_2B_2C_2$ form an equilateral triangle and them perpective.
 
Rõ ràng khi lục giác Suy biến thành một tam giác ta có định lý Napoleon.

File gửi kèm




#550909 Định lý Fermat đã được chứng minh một cách ngắn gọn?

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 02-04-2015 - 14:46 trong Lịch sử toán học

Thấy có bài báo này trên trang web của trường đại học Princeton, mọi người cho ý kiến nhé

 

http://www.princeton.edu/~aloo/fermat

File gửi kèm

  • File gửi kèm  fermat.pdf   135.12K   854 Số lần tải



#551906 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 06-04-2015 - 19:52 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Chứng minh định lý Simson mở rộng của hai tác giả Nguyễn Lê Phước và Nguyễn Chương Chí

 

File gửi kèm  Chung_minh_dinh_ly_mo_rong_duong_thang_Sim_Son.pdf   429.42K   711 Số lần tải




#552400 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 08-04-2015 - 14:34 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Cho tam giác $ABC$, dựng ba tam giác cân đồng dạng cùng ra ngoài hoặc cùng vào trong $BA_0C, CB_0A, AC_0B $ với góc ở đáy là $\alpha$ . Cho các điểm $A_1,B_1,C_1, A_2B_2,C_2$ trên cách tia $AA_0,BB_0,CC_0 $ sao cho: 

 

$\frac{AA_1}{AA_0}=\frac{BB_1}{BB_0}=\frac{CC_1}{CC_0}=\frac{2}{3-tan(\alpha)}$ và

 

$\frac{AA_2}{AA_0}=\frac{BB_2}{BB_0}=\frac{CC_2}{CC_0}=\frac{2}{3+tan(\alpha)}$

 

Thì các tam giác $A_1B_1C_1$ và $A_2B_2C_2$ là các tam giác đều.

 

Mot ho tam giac Napoleon.png

 

Dao Thanh Oai, A family of Napoleon triangles associated with the Kiepert configuration, The Mathematical Gazette, Published online: 13 March 2015

 

http://journals.camb...d=0&issueId=544

 

File gửi kèm  TamgiaNapoleon.pdf   309.59K   478 Số lần tải




#552590 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 09-04-2015 - 08:17 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Liên quan đến định lý lá cờ Anh viết cùng thầy Nguyễn Minh Hà

File gửi kèm  La co nuoc Anh.pdf   356.99K   1265 Số lần tải




#553075 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 10-04-2015 - 21:52 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Dao Thanh Oai, Equilateral triangles and Kiepert perspectors in complex numbers, 105--114.

 

 

File gửi kèm  FG201509.pdf   94.99K   453 Số lần tải




#556536 Một giả thuyết về bất đẳng thức trong không gian m chiều

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 27-04-2015 - 08:27 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho $X_1,X_2,X_3,.....,X_n$ là $n$ điểm trên mặt cầu trong không gian Euclid m chiều. Khi đó chúng tôi  đưa ra giả thiết sau:
 
$$\prod_{i,j}^{C_n^2}||X_i-X_j|| \leq n^{f(n,m)} ||r||^{C_n^2}$$
 
Trong đó: $r$ là bán kính mặt cầu
 

Dấu bằng xảy ra khi các điểm $X_1,X_2,X_3....,X_n$ thỏa mãn điều kiện gì sẽ được chúng tôi làm rõ?

 

Biểu thức quan hệ $f(n,m)$ sẽ được chúng tôi làm rõ?

 
Tác giả: Đào Thanh Oai và Quang Dương

 

Giả thuyết trên được chúng tôi phát triển từ bất đẳng thức quen thuộc trong hình học tam giác:

 

$\sin A.\sin B. \sin C \leq 3.\sqrt{3}/8$




#556593 Một giả thuyết về bất đẳng thức trong không gian m chiều

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 27-04-2015 - 17:09 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Với không gian hai chiều $f(n,m)=\frac{n}{m}=\frac{n}{2}$ 




#558083 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 06-05-2015 - 20:00 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Mở rộng đường tròn Lester với đường Neuberg cubic.

 

Đường Neuberg cubic: Cho tam giác $ABC$, một điểm $P$ là điểm trên đường Neuberg cubic của  $ABC$ nếu thỏa mãn với $P_a,P_b,P_c$ là ba điểm đối xứng của $P$ qua ba cạnh $BC,CA,AB$ thì $AP_a, BP_b, CP_c$ sẽ đồng quy tại một điểm, ta gọi điểm này là $Q$. 

 

Mở rộng định lý đường tròn Lester: Bốn điểm gồm 2 điểm Fermat, P, Q được định nghĩa như trên nằm trên một đường tròn.




#563019 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 02-06-2015 - 13:54 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Hình vẽ của mở rộng định lý Lester(#20).

 

Ký hiệu trong hình vẽ. $X_4$ là trực tâm, $X_{3}$ là tâm ngoại tiếp, $X_{13}$, $X_{14}$ là hai điểm Fermats

 

1.png




#564600 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 09-06-2015 - 15:05 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Mở rộng định lý Napoleon và vấn đề Thebault II

Cho lục giác $ABCDEF$ sao cho $AD,BE,CF$ có chung trung điểm. Dựng ba tam giác đều $AGB,CHD,EIF$ cùng ra ngoài (hoặc cùng vào trong) khi đó $GHI$ là tam giác đều.
1.png



#567329 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 21-06-2015 - 20:02 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Vấn đề của một lục giác lồi nội tiếp và sáu đường tròn Thebault.

 

Cho lục giác $ABCDEF$ lồi nội tiếp đường tròn $(O)$. Gọi $A_1,B_1,C_1,D_1,E_1,F_1$ lần lượt là các tiếp điểm chung của sáu đường tròn Thebault $(FA,BC,(O))$, $(AB,CD,(O))$, $(BC,DE,(O))$, $(CD,EF,(O))$, $(DE,FA,(O))$, $(EF,AB,(O))$ với $(O)$. Hãy chứng minh $A_1D_1, B_1E_1, C_1F_1$ đồng quy.

 

1.png

http://tube.geogebra.org/m/1352263




#567330 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 21-06-2015 - 20:12 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Vấn đề mở rộng định lý Feuerbach–Luchterhand

 

Vấn đề được nêu trong file đính kèm

 

File gửi kèm  June-14-2014-Feuerbach-Luchterhand.pdf   106.14K   541 Số lần tải




#567695 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 23-06-2015 - 17:45 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Cách xác định $A_1$ còn mờ ám. Vì có hai vị trí $A_1$ (vị trí còn lại nằm ở cung đối diện). Tương tự với $B_1,C_1,...$

Thực ra anh cũng nhận ra điều đó(nhưng lười viết), cảm ơn em nhé. Anh bổ sung như sau:

Nếu đường tròn $A_1$ như hình vẽ thì tất cả các đường tròn Thebault tương ứng với $B_1,C_1,...,F_1$ còn lại như hình vẽ.
Nếu đường tròn tương ứng với $A_1$ phía đối diện thì tất cả các đường trờn tương ứng với $B_1,C_1,...,F_1$ cũng nằm ở phía đối diện
Nếu đường tròn tương ứng với $A_1$ nằm ngoài thì tất cả các đường tròn tương ứng $B_1,C_1,...,F_1$ cũng năm phía ngoài.(nằm ngoài cũng có hai trường hợp)

 




#567895 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 24-06-2015 - 18:07 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Lời giải cho vấn đề tám đường tròn, Proposed by Đào Thanh Oai, solution by Luis Gonzalez

File gửi kèm




#568020 $\cos 2x+\cos x.(2-\cos a-\cos b)+\sin x.(...

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 25-06-2015 - 08:02 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Bạn Quang Dương có hỏi tôi về việc chứng minh phương trình sau có nghiệm trong khoảng $(-\pi,\pi)$.

$\cos 2x+\cos x.(2-\cos  a-\cos b)+\sin x.(\sin a+\sin b)+1-\cos a-\cos b=0$, trong đó $x$ là ẩn và $a,b$ là tham số.

Theo tôi thì cách làm thông thường như biết đổi lượng giác, quy về phương trình đa thức.... có thể sẽ bế tắc.

Chúng ta cũng biết Một kết quả well-known trong giải tích như sau:

Định lý: Nếu như $f(a).f(b)<0$ và hàm số $f(x)$ liên tuc trên $[a,b]$ thì ít nhất có một nghiệm trên $(a,b)$.

Tuy nhiên trong một chừng mực nào đó thì ta không áp dụng ngay được định lý trên vào đặc biệt với các hàm phức tạp, hoặc chứa tham số, không dễ nhẩm hoặc tính được f(a), f(b). Tôi đưa ra một ý tưởng(thầy Trần Nam Dũng và thầy Nguyễn Hùng Sơn đã nói rằng ý tưởng của mệnh đề sau cũ) sau để chứng minh sự tồn tại nghiệm của phương trình trên.

Mệnh đề: Cho hàm số $f(x)$ liên tục trên đoạn $[a,b]$, và $f(a+\epsilon)*f(b-\epsilon)<0$ với một $\epsilon>0$ và nhỏ bao nhiêu tùy ý thì hàm số $f(x)=0$ có ít nhất một nghiệm trên khoảng $(a,b)$.

 

1.jpg

 

Mong các bạn cho lời giải khác?




#574934 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 24-07-2015 - 09:34 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Mở rộng định lý đường thẳng Steiner và đường tròn Miquel

Cho $ABC$ là một tam giác, Cho $P_1$ là một điểm bất kỳ trong mặt phẳng. Cho $L$ là đường thẳng cắt $BC, CA, AB$ tương ứng tại $A_0,B_0,C_0$. Định nghĩa $A_1$ là một điểm trên mặt phẳng sao cho $B_0A_1$ song song $CP_1$, $C_0A_1$ song song với $BP$. Định nghĩa $B_1, C_1$ tương tự. 
 
1. (Mở rộng đường thẳng Steiner) Hãy chỉ ra  $A_1, B_1, C_1, P_1$ thẳng hàng.
 
2. (Mở rộng đường tròn Miquel). Định nghĩa $A_2,B_2,C_2,P_2$ là điểm liên hợp đẳng giác của $A_1,B_1,C_1,P_1$ lần lượt tương ứng với các tam giác $AB_0C_0, BC_0A_0, CA_0B_0$ và $ABC$ (respectively). Hãy chỉ ra $A_2,B_2,C_2,P_2$ nằm trên đường tròn.
 



#577540 Giả thuyết về sự tăng bậc dẫn đến mất nghiệm của phương trình nghiệm nguyên

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 01-08-2015 - 19:20 trong Toán học hiện đại

1. Quan sát:
 

Cho hai hàm số liên tục $f(x)$ và $g(x)$ với $x \in [a,b]$, khi đó khả năng tồn tại một giá trị $x_0$ thực để $f(x_0)=g(x_0)$ là cao hơn so với khả năng tồn tại giá trị nguyên $y_0$ để $f(y_0)=g(y_0)$. Điều này dễ dàng hình dung qua đồ thị về giao điểm của hai hàm số liên tục và giao điểm của hai hàm số rời rạc. Đối với một đa thức khi bậc của đa thức cao lên thì độ rời rạc của đa thức $f(x)$ ($x$ nguyên) càng cao và dẫn đến giá trị $f(x)+f(y)=f(z)$ với $x,y,z$ nguyên càng trở lên khó khăn. Theo chiều hướng đó khi bậc của đa thức $k$ tăng đến một mức độ nào đó thì sẽ dẫn đến phương trình $f(x)+f(y)=f(z)$ hoàn toàn trở lên vô nghiệm. Xuất phát từ nguyên lý đó tôi đưa ra một giả thuyết như sau(chú ý giả thuyết sau chỉ là một cách để cố gắng thể hiện kết quả trong quan sát trên):

 

2. Giả thuyết: Cho $a$ là một số nguyên khác $0$, $m,n$ là hai số nguyên dương khác nhau, $g(x)$ là một đa thức bất kỳ cho trước, đặt $f(x)=g(x)+ax^k$, khi đó tồn tại một hằng số nguyên dương $k_0$ để với mọi $k \geq k_0$ thì phương trình:
$$f(x_1)+f(x_2)+....+f(x_n)=f(y_1)+....+f(y_m)$$
không có nghiệm nguyên dương khác một.

 

Chú ý: Tôi thêm chữ khác 1 vào để loại bỏ trường hợp tầm thường cho phù hợp với ý tưởng xuất phát là độ rời rạc của đa thức tăng lên khi bậc của đa thức tăng lên vì với x=1 thì f(1) không thay đổi khi ta chỉ thay đổi bậc của đa thức. Ngoài ra phản biện tại #2 của Zaraki là cho phiên bản version 1

 

File gửi kèm




#578077 Giả thuyết về sự tăng bậc dẫn đến mất nghiệm của phương trình nghiệm nguyên

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 03-08-2015 - 10:15 trong Toán học hiện đại

Giả thuyết của anh không đúng, thử với $95800^4+217519^4+414560^4=422481^4$ (R. Frye 1988).

Thực ra, năm 1967, L. J. Lander, T. R. Parkin, and John Selfridge đã đưa ra một giả thuyết, mở rộng cho định lý Fermat lớn:

 

Nếu $k>3$ và $\sum_{i=1}^{n}a_i^k= \sum_{i=1}^mb_j^k$ trong đó $a_i \ne b_j$ với mọi thì $1 \le i \le n, 1 \le j \le m$ có nghiệm nguyên dương thì $m+n \ge k$.

 

Anh có thể xem thêm tại Euler's sum of powers conjecture.

 

Giả thuyết của anh chắc có thể đúng nếu chỉnh điều kiện từ $k \ge m+n$ thành $k>m+n$.

 

Cảm ơn em. Giáo sư Đào Hải Long cũng cho anh biết thông tin trên, và đưa đường link :

 

https://en.wikipedia...idge_conjecture




#578654 Giả thuyết về sự tăng bậc dẫn đến mất nghiệm của phương trình nghiệm nguyên

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 04-08-2015 - 22:50 trong Toán học hiện đại

Phiên bản cuối cùng của giả thuyết

File gửi kèm




#579830 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 08-08-2015 - 20:59 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Mở rộng định lý Sondat:

 

Cho tam giác $ABC$, cho $P$ là một điểm bất kỳ trên mặt phẳng, cho đường thẳng $d$ cắt ba cạnh tam giác tại $A_0$, $B_0$, $C_0$ ba đường thẳng tương ứng qua $A_0,B_0,C_0$ và song song với $AP, BP, CP$ tạo thành tam giác $A_1,B_1,C_1$. Theo định lý Maxwell thì ba đường thẳng qua $A_1, B_1, C_1$ và song song với $BC,CA,AB$ một cách tương ứng lại sẽ đồng quy tại một điểm ta gọi điểm này là $P_1$. Khi đó đường thẳng $d$ chi đôi đoạn thẳng $PP_1$. Trong trường hợp $P$ là trực tâm vấn đề này là định lý Sondat.

 

A generalization Sondat theorem.png

http://tube.geogebra.org/m/1467027

https://groups.yahoo...s/messages/2673