Đến nội dung

yellow nội dung

Có 365 mục bởi yellow (Tìm giới hạn từ 30-03-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#381088 MathType v6.0 Full download

Đã gửi bởi yellow on 28-12-2012 - 07:43 trong Phần mềm hỗ trợ học tập, giảng dạy - Các trang web hay

Mọi người ơi cho mình hỏi tí, tại sao mình cài mathtype và làm theo hướng dẫn tích mathtype vào word 2010 rồi nhưng sao nó vẫn cứ hiện ra bảng sau, và mở mathtype lên thì nó vẫn như thế.

Hình gửi kèm

  • 2.JPG



#357901 Cách giải phương trình bậc 4 bằng máy tính

Đã gửi bởi yellow on 30-09-2012 - 20:48 trong Kinh nghiệm học toán

Bạn ơi, với phương trình $x^4+12x^3+21x^2-24x+5=0$ mình làm theo cách của bạn và tìm được $A + B = -9$ nhưng mình tính $A x B$ thì nó lại bằng $-5,00000001$. Thế thì phải làm sao??????



#344074 Tính độ dài phân giác $AD$ của $\Delta ABC$

Đã gửi bởi yellow on 06-08-2012 - 18:01 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$, $BC = a, AC = b, AB = c$. Tính độ dài phân giác $AD$ của $\Delta ABC$



#365864 Giải pt nghiệm nguyên: $x^2+y^2+xy=x^2y^2$

Đã gửi bởi yellow on 30-10-2012 - 00:02 trong Số học

Giải pt nghiệm nguyên:
$x^2+y^2+xy=x^2y^2$



#365948 Giải pt nghiệm nguyên: $x^2+y^2+xy=x^2y^2$

Đã gửi bởi yellow on 30-10-2012 - 16:53 trong Số học

Áp dụng bất đẳng thức $x^2+y^2\geq 2xy$ nên ta có $x^2+y^2+xy \geq 3xy$
Mà $x^2+y^2+xy=x^2y^2 \geq 0$ nên suy ra $x^2y^2+3xy\leq 0 \iff -3\leq xy \leq 0$
Vì $x,y$ nguyên nên $xy$ nguyên, vậy nên $xy \in \left \{ -3,-2,-1,0\right \}$
Trường hợp $xy=-3 $ ta tìm được các nghiệm $(-1,3),(3,-1),(-3,1),(1,-3)$
Trường hợp $xy=-2$ ta tìm được các nghiệm $(-1,2),(2,-1),(1,-2),(-2,1)$
Trường hợp $xy=-1$ ta tìm được các nghiệm $(-1,1),(1,-1)$
Trường hợp $xy=0$ ta tìm được nghiệm $(0,0)$
Thử lại thì thấy chỉ có các nghiệm $(0,0),(1,-1),(-1,1)$ thỏa mãn và đó là các nghiệm nguyên cần tìm :D

Bạn xem lại tí bạn ơi, hình như ban nhầm ở chỗ $x^2y^2+3xy\leq0$ thì phải



#357770 Cần giúp đỡ về phương pháp học cho học sinh lớp 9.

Đã gửi bởi yellow on 30-09-2012 - 12:47 trong Kinh nghiệm học toán

Mình cũng rất giống bạn, đang phải đối đầu với nhiều thử thách của năm lớp 9. Mình có một lời khuyên dành cho bạn nè (Thực ra là lời khuyên của thầy giáo thôi): Bạn không nhất thiết phải đọc hết những quyển sách nâng cao đó, bạn chỉ cần đọc, hiểu (nắm được bản chất của nó), cày nát một quyển sách là được. Và quyển sách bạn nên cày theo mình là quyển NCPT của Vũ Hữu Bình.



#375663 Bài 1: Chứng minh rằng: Nếu tam giác có hai đường phân giác bằng nhau thì tam...

Đã gửi bởi yellow on 06-12-2012 - 21:13 trong Hình học

Bài 1: Chứng minh rằng: Nếu tam giác có hai đường phân giác bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
Bài 2: Nếu $a, b, c$ là độ dài $3$ cạnh của một tam giác thoả mãn $a^2+b^2\geq 5c^2$ thì $c$ là độ dài cạnh nhỏ nhất



#377776 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 15-12-2012 - 16:30 trong Các dạng toán khác

*Chị góp vui nè*
Cho dãy $S_{1}=81;S_{2}=S_{1}+225;S_{3}=S_{1}+S_{2}+625;S_{4}=S_{1}+S_{2}+S_{3}+1521;....$
Viết quy trình ấn phím liên tục để tính Sn

Em xin chém bài của chị nha! :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2:
9 SHIFT STO A
1 SHIFT STO B
81 SHIFT STO C
6 SHIFT STO D
ALPHA B ALPHA = ALPHA B + 1 ALPHA : ALPHA C
ALPHA = ALPHA C + ( ALPHA A + ALPHA D ) $x^2$
ALPHA : ALPHA D ALPHA = ALPHA D + 4 = ... = :wub: :wub: :wub:
Thế là ok! :luoi:



#377626 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 14-12-2012 - 21:21 trong Các dạng toán khác

chị không hiểu ý của em lắm.e nói rõ hơn được ko? Mà sao P(1)=8 là sao em

Bạn Zo Zo lấy ví dụ thôi chị ak, bạn ấy mô phỏng lại đề đó mà.
Sao box nhàn thế nhỉ. Góp vui một bài xem nào.
Bài 8: Cho đa thức $f(x)$ bậc $4$ có hệ số cao nhất bằng $1$. Biết $f(1)=3,f(3)=11,f(5)=27$. Tính $A=7f(6)+f(-2)$



#377784 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 15-12-2012 - 17:18 trong Các dạng toán khác

Bài 10: Cho dãy số: $13,25,43,...,3(n^2+n)+7$
Gọi $S_n$ là tổng của $n$ số hạng đầu tiên của dãy. Hãy lập quy trình bấm phím liên tục tính $S_n$



#378355 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 17-12-2012 - 19:48 trong Các dạng toán khác

Chị không hiểu ý của e lắm, x đó ở đâu ra em ?????
Chị nghĩ ta đừng viết ALPHA gì đó nữa, nhìn rắc rối lắm. Theo chị nên viết thế này thì có thể dễ dàng khảo bài hơn ^^
*************************
Ta nhập vào màn hình máy tính CASIO fx-570ms dòng :
-1 SHIFT TO X
$X=X+2:B=B+A:A=B+(2X^{2}+7)^{2}:A=A+B:B=A+(2(X+1)^{2}+7)^{2}$
*Đáp án của chị đó, bài này hay sai lắm. Em viết lại theo cách chị để chị xem được không ?

$x^2$ là cái phím bình phương ấy. Nếu viết ra thì cách của em nhanh hơn cách của chị nhiều ^^. Với lại chị xem lại quy trình thử coi. Em chạy thử mà ngay ở $S_1$ đã sai rồi.



#377433 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 13-12-2012 - 23:08 trong Các dạng toán khác

Mình có một thắc mắc: Muốn biết số $2^{2013}$ là số có bao nhiêu chữ số thì ta tính $\log 2^{2013}$, tại sao lại phải tình như thế? Mong các bạn nắm rõ có thể giải thích?

Thế này bạn nhé. Ta có một nhận xét: "Nếu số $A$ được biểu diễn dưới dạng $G^{n+1}\geq A>G^n$ thì khi viết trong hệ đếm cơ số $G$, số $A$ có $n+1$ chữ số". Đó là câu trả lời bạn cần cho câu hỏi của bạn.



#378376 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 17-12-2012 - 20:24 trong Các dạng toán khác

Bài 11: Dự báo với mức độ tiêu thụ dầu không đổi như hiện nay, trữ lượng dầu của một nước sẽ hết sau 50 năm. Nếu thay vì mức độ tiêu thụ dầu không đổi, do nhu cầu thực tế mức độ tiêu thụ dầu tăng lên 5%/năm. Hỏi sau bao nhiêu năm số dầu dự trữ sẽ hết!



#378596 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 18-12-2012 - 17:03 trong Các dạng toán khác

Cách của mình:
Gọi trữ lượng là x
Mức tiêu thụ là y/năm
Suy ra $\frac{x}{y}=50$
Khi y tăng 5% thì trữ lượng sẽ hết sau số năm là $\frac{x}{y+\frac{5}{100}y}=\frac{x}{y}:\frac{105}{100}=50.\frac{20}{21}\approx 47$ năm 7 tháng. Thanks

Bài này mình thấy thầy nói là 25 năm bạn ak. Bạn xem lại cách giải hoặc quá trình tính toán của bạn được không?



#376890 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 11-12-2012 - 21:14 trong Các dạng toán khác

Bài 7: Tìm cặp số nguyên dương ($x;y$) thoả mãn $\sqrt{x\sqrt{7}}-\sqrt{y\sqrt{7}}=\sqrt{11\sqrt{7}-28}$



#380472 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 25-12-2012 - 21:51 trong Các dạng toán khác

Bài 2,
Nếu lỡ may đề không cho trùng hợp khi chạy biến thì sao

Bạn ak, những bài như thế này thường thường là đề thi tỉnh hoặc đề thi khu vực, mà đã là những đề thi như thế thì chắc chắn người ta sẽ không ra bài mà khi chạy biến lại không trùng hợp đâu. Thường thường người ra đề hay đi từ kết quả của bài toán mới đi ngược lại đề. Nên chuyện đó là rất hiếm!



#376889 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 11-12-2012 - 21:13 trong Các dạng toán khác

Bài 6: Tìm đa thức $P(x)$, biết P(x) chia cho $x-1$ thì dư $5$, chia cho $x-2$ thì dư $7$, chia cho $x-3$ thì dư $10$, chia cho $x+2$ thì dư $-4$. Tìm đa thức dư khi chia $P(x)$ cho $(x-1)(x-2)(x-3)(x+2)$
(Đề thi Casio tỉnh Hà Tĩnh năm 2010-2011)



#378881 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 19-12-2012 - 18:34 trong Các dạng toán khác

Bạn có thể cho mình biết tại sao lại dùng D=D+4 không ?

Thế này bạn nhé, từ dãy số ta thấy được quy luật từng số như sau:
$S_1=81$

$S_2=S_1+(9+6)^2$

$S_3=S_1+S_2+(9+6+4)^2$ (Số hạng được cộng thêm thì bằng số hạng cộng thêm của số trước cộng thêm 4)

$S_4=S_1+S_2+S_3+(9+6+4+4)^2$

$S_5=S_1+S_2+S_3+S_4+(9+6+4+4+4)^2$
............



#377419 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 13-12-2012 - 22:25 trong Các dạng toán khác

*Góp vui cho topic của em ^^*
Bài 5: Cho P(x) là đa thức với hệ số nguyên có P(21)=17; P(37)=33. biết P(N)=N+51. Tìm N (N là số nguyên)

Nhận xét: Ta thấy: $21=17+4$ ; $37=33+4$
Giải:
Ta có $P(21)=17$ và $P(37)=33$
$\Rightarrow P(x)=(x-21)(x-37).Q(x)+(x-4)$ ($Q(x)$ là đa thức của $x$)
$\Rightarrow P(N)=(N-21)(N-37).Q(N)+(N-4)$
$\Rightarrow N+51=(N-21)(N-37).Q(N)+(N-4)$
$(N-21)(N-37).Q(N)=55$
$\Rightarrow (N-21)\in U(55)\Rightarrow (N-21)\in$ {$\pm 1;\pm 5;\pm 11;\pm 55$}
Tìm $N$ và thay vào đa thức ban đầu ta thấy $N=26$ và $N=32$ thoả mãn



#379248 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 21-12-2012 - 11:59 trong Các dạng toán khác

Bài toán:
Cho $u_1=1$ ; $u_2=\sqrt[3]{2}$ ; $u_3=\sqrt[3]{2+\sqrt[3]{3}}$; ...
Tính giá trị của $u_{2010}$. Kết quả lấy đủ 10 chữ số. Nêu quy trình bấm phím liên tục để tính $u_n$ (n>7)

Đây là bài $7$ trong đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm 2010 - 2011 của Thừa Thiên Huế
Mình xin được giải bài này như sau:
Tính $u_8$:
9 SHIFT STO D
SHIFT $\sqrt[3]{`}$ 8 SHIFT STO A
ALPHA D ALPHA = ALPHA D - 1 ALPHA :
ALPHA A ALPHA = SHIFT $\sqrt[3]{`}$ ( ALPHA D - 1 + ALPHA A )
Ấn = liên tục cho đến khi thấy $D = 3$, bấm tiếp = ta được kết quả $u_8$
Tương tự như thế ta sẽ có $u_n \approx 1,544984701$ với $n>7$. Suy ra $u_{2010}\approx1,544984701$



#363426 Cho hình chữ nhật ABCD, H là hình chiếu của B trên AC; M,N lần lượt là trung...

Đã gửi bởi yellow on 20-10-2012 - 22:48 trong Hình học phẳng

Cho hình chữ nhật ABCD, H là hình chiếu của B trên AC; M,N lần lượt là trung điểm của AH và DC. Chứng minh $BM\perp MN$

Mình giải tóm tắt thôi nha.
Gọi $K$ là trung điểm của $BH$.
$MK=\frac{1}{2}AB$ và $MK // AB$
Mà $AB \perp BC$ nên $MK \perp BC$ $=> K$ là trực tâm của $\Delta BMC$
$=> CK\perp BM$ ($1$)
Mặt khác: $MK//DC=>MK //NC, MK=\frac{1}{2}CD=NC$ nên $MKCN$ là hình bình hành $=> CK//MN$ ($2$)
Từ ($1$) và ($2$) $=> BM$ vuông góc với $MN$



#377250 a) Tính tổng các ước dương lẻ của số: $A=8863701824$

Đã gửi bởi yellow on 13-12-2012 - 11:02 trong Các dạng toán khác

a=3
b=8
còn cách làm mình chưa nghỉ ra

Bài này mình vừa làm ra xong, mình post lên bạn xem thử dùm mình với.
ĐK: $\left\{\begin{matrix} 1\leq a\leq 8\\ 2\leq b\leq 9 \end{matrix}\right.$
Ta có $\overline{aabb}=\overline{(a+1)(a+1)}\times \overline{(b-1)(b-1)}$
$\Leftrightarrow 100a+b=11(a+1)(b-1)$
$\Leftrightarrow 99a+(a+b)=11(a+1)(b-1)$
$\Rightarrow (a+b)\vdots 11$
$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a=3\\ b=8 \end{matrix}\right.$



#377249 a) Tính tổng các ước dương lẻ của số: $A=8863701824$

Đã gửi bởi yellow on 13-12-2012 - 10:58 trong Các dạng toán khác

Ta có:
A=$2^6$.138495341
tổng các ước lẻ của A là 138495341

Phân tích $A$ ra thừa số nguyên tố thì $A=2^6.101.1171^2$
Nên theo mình nghĩ tổng các ước dương lẻ của $A= 2443$.
Không biết thế đúng không.
Còn kết quả của bạn hình như là tích các ước dương lẻ.



#376821 a) Tính tổng các ước dương lẻ của số: $A=8863701824$

Đã gửi bởi yellow on 11-12-2012 - 17:40 trong Các dạng toán khác

a) Tính tổng các ước dương lẻ của số: $A=8863701824$
b) Tìm các số có dạng $\overline{aabb}$ sao cho: $\overline{aabb}=\overline{(a+1)(a+1)}\times \overline{(b-1)(b-1)}$



#362144 Cho hình vuông ABCD. Cạnh 20cm.Gọi E là trung điểm của BC. F là trung điểm củ...

Đã gửi bởi yellow on 15-10-2012 - 21:21 trong Toán Tiểu học

Từ phép cộng 2007+2007+2007 viết thành phép nhân:
(a) 3 x 2007
(b) 2007 x 3
© Tất cả đều sai

Giúp con em nhé, bé học lớp 3. Có chứng minh càng tốt.

Câu ($b$) bạn ơi, trong Toán học có phép giao hoán nhưng $b$ là đúng nhất
vì $2007x3=2007+2007+2007$ còn $3x2007=3+3+3+...+3$ (có $2007$ số $3$)