Đến nội dung

donghaidhtt nội dung

Có 514 mục bởi donghaidhtt (Tìm giới hạn từ 27-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#330513 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 30-06-2012 - 14:19 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Sử dụng tính đơn điệu của hàm số :)
$\sqrt{x}+\sqrt[4]{x}+4\sqrt{17-x}+8\sqrt[4]{17-x}=34 (*)$
+Xét $x=1$ ta thấy là nghiệm của pt
+Xét $0 \leq x < 1$ thì $VT_(*)<VP_(*)$ suy ra loại

+ Xét $1 <x \leq 17$ thì $VT_(*)<VP_(*)$ suy ra loại
Vậy pt có nghiệm là $x=1$

Cái này có phải đơn điệu đâu nhỉ?
$x< 1\Rightarrow \sqrt{17-x}> \sqrt{17-1};\sqrt{x}< \sqrt{1}$
Đâu có cùng chiều?



#343652 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 05-08-2012 - 15:03 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài 89: Giải pt $8x^{^{2}}+{\sqrt{\frac{1}{x}}}=\frac{5}{2}$

Cách 2: Liên hợp:
Điều kiện: $x>0$
$8x^{^{2}}+{\sqrt{\frac{1}{x}}}=\frac{5}{2}$
$\Leftrightarrow 8x^2-\frac{1}{2}+\sqrt{\frac{1}{x}}-2=0$
$\Leftrightarrow \frac{(4x-1)(4x+1)}{2}+\frac{1-4x}{\sqrt{x}(1+2\sqrt{x})}$
$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} 4x-1=0\\ \dfrac{4x+1}{2}-\dfrac{1}{\sqrt{x}(1+2\sqrt{x})}=0 (*)\end{bmatrix}$
Xét $(*)$:
+ Nếu $x>\frac{1}{4}\Rightarrow VT>0$ Vô nghiệm
+ Nếu $0<x<\frac{1}{4}\Rightarrow VT<0$ Vô nghiệm
Vậy pt có nghiệm duy nhất $x=\frac{1}{4}$
:icon12: :icon12:
Cách 3: Đặt ẩn
ĐK: ...
Đặt $\sqrt{x}=a>0$
PT: $16a^5-5a+2=0\Leftrightarrow (2a-1)^2(4a^3+4a^2+3a+2)=0$
Vì a>0 nên chỉ có nghiệm $a=\frac{1}{2}\Leftrightarrow x=\frac{1}{4}$
:icon12: :icon12:



#330536 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 30-06-2012 - 16:26 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài 84: Giải phương trình $\sqrt{x}+\sqrt[4]{x}+4\sqrt{17-x}+8\sqrt[4]{17-x}=34$


Ra một cách: :lol:
Điều kiện: $0\leq x\leq 17$
Áp dụng bđt Bunhia:
$*$$\sqrt{x}+4\sqrt{17-x}\leq \sqrt{(x+17-x)(1+4^{2})}= 17$
$*$$\sqrt[4]{x}+8\sqrt[4]{17-x}= \sqrt[4]{x}+4.2\sqrt[4]{17-x}$

$\leq \sqrt{(1+4^{2})(\sqrt{x}+4\sqrt{17-x})}= \sqrt{17}.\sqrt{(\sqrt{x}+4\sqrt{17-x})}$
$\leq \sqrt{17}.\sqrt[4]{(1+4^{2})(x+17-x)}= 17$
Nên $\sqrt{x}+\sqrt[4]{x}+4\sqrt{17-x}+8\sqrt[4]{17-x}\leq 34$
Dấu bằng xảy ra $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \frac{\sqrt{x}}{1}=\frac{\sqrt{17-x}}{4}\\ \frac{\sqrt[4]{x}}{1}=\frac{2\sqrt[4]{17-x}}{4} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=1$
Vậy pt có nghiệm là $x=1$

Hình đã gửi
$+$ Sao cái trích dẫn càng to cỡ chữ thì nó càng nhỏ nhỉ?



#323120 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 07-06-2012 - 14:25 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài 73
Giải hệ phương trình

$ \begin{Bmatrix} \ 2x\sqrt y + y\sqrt x = 3\sqrt {4y - 3} \ (1)\\ \ 2y\sqrt x + x\sqrt y = 3\sqrt {4x - 3} \ (2) \end{Bmatrix}$

Điều kiện: $ \begin{Bmatrix} x\geq \frac{3}{4}\\ y\geq \frac{3}{4} \end{Bmatrix}$
$ (1)\Leftrightarrow \sqrt{xy}(2\sqrt{x}+\sqrt{y})=3\sqrt{4y-3}\Leftrightarrow \sqrt{xy}=\frac{3\sqrt{4y-3}}{2\sqrt{x}+\sqrt{y}} (*)

(2)\Leftrightarrow \sqrt{xy}(2\sqrt{y}+\sqrt{x})=3\sqrt{4x-3}\Leftrightarrow \sqrt{xy}=\frac{3\sqrt{4x-3}}{2\sqrt{y}+\sqrt{x}}(**)$
Từ $ (*),(**)$$ \Leftrightarrow \frac{\sqrt{4y-3}}{2\sqrt{x}+\sqrt{y}}=\frac{\sqrt{4x-3}}{2\sqrt{y}+\sqrt{x}}

\Leftrightarrow 2\sqrt{4y-3}\sqrt{y}+\sqrt{4y-3}\sqrt{x}-2\sqrt{4x-3}\sqrt{x}-\sqrt{4x-3}\sqrt{y}=0

\Leftrightarrow (\sqrt{x}+\sqrt{y})(\sqrt{4y-3}-\sqrt{4x-3})=\sqrt{x}\sqrt{4x-3}-\sqrt{y}\sqrt{4y-3}


\Leftrightarrow -(\sqrt{x}+\sqrt{y})\frac{4(x-y)}{(\sqrt{4x-3}+\sqrt{4y-3})}=(x-y)\frac{(4x+4y-3)}{\sqrt{x}\sqrt{4x-3}+\sqrt{y}\sqrt{4y-3}}

\Leftrightarrow (x-y)A=0
\Leftrightarrow x=y$ (do $ A\neq 0$)
thay $ x=y$ vào $(1)$ $ (1)\Leftrightarrow \begin{Bmatrix} x^{3}-4x+3=0\\ x\geq \frac{3}{4} \end{Bmatrix}\Leftrightarrow \begin{Bmatrix} \begin{bmatrix} x=y=1\\ x=y=\frac{-1+\sqrt{13}}{2}\\ x=y=\frac{-1-\sqrt{13}}{2} \end{bmatrix}\\ x\geq \frac{3}{4} \end{Bmatrix} \Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=y=1\\ x=y=\frac{-1+\sqrt{13}}{2} \end{bmatrix}$
Vậy pt có 2 nghiệm...



#332147 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 05-07-2012 - 15:32 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$\frac{1}{\sqrt{x-1}+1}\leq 1=>\frac{1}{\sqrt{x-1}+1}-1< 0$
$\frac{1}{\sqrt[3]{(x+6)^{2}}+2\sqrt[3]{x+4}+4}-\frac{1}{3}< 0$

Cái này là vậy chứ?



#329349 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 26-06-2012 - 15:28 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$\Leftrightarrow \frac{x+1-1}{\sqrt{x+1}+1}+\frac{x-1+1}{\sqrt[3]{(x-1)^{2}}-\sqrt[3]{x-1}+1}-\sqrt[3]{5x}=0$
$\Leftrightarrow x=0$ (thỏa)

Mình xin hỏi: Còn trường hợp $\frac{1}{\sqrt{x+1}+1}+\frac{1}{\sqrt[3]{(x-1)^{2}}-\sqrt[3]{x-1}+1}-\sqrt[3]{5}=0$ thì bạn giải thích như thế nào?



#329045 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 25-06-2012 - 17:09 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

GPT: $\sqrt[3]{x+1}+\sqrt[3]{x-1}=\sqrt[3]{5x}$

$\sqrt[3]{x+1}+\sqrt[3]{x-1}=\sqrt[3]{5x}$
$\Leftrightarrow 5x=2x+3\sqrt[3]{(x-1)(x+1)}(\sqrt[3]{x-1}+\sqrt[3]{x+1})$
$\Rightarrow 3x=3\sqrt[3]{(x-1)(x+1)5x}$
$\Leftrightarrow x^{3}=5x^{3}-5x$
$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=0\\ x=\frac{\sqrt{5}}{2}\\ x=\frac{-\sqrt{5}}{2} \end{bmatrix}$

Thử lại thấy thỏa mãn
Vậy pt có nghiệm $x\in \begin{Bmatrix} 0;\frac{\sqrt{5}}{2};\frac{-\sqrt{5}}{2} \end{Bmatrix}$



#343658 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 05-08-2012 - 15:31 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Tiếp nữa:
Bài 94:
$ \sqrt[4]{1-x^{4}}=\sqrt[5]{1-x^{5}} $
P/s: Ở pt trình đầu nếu bạn Triết đặt ẩn ngay thì sẽ thành pt bậc 5 rất đẹp đó. Thân! :icon12: :icon12:



#343922 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 06-08-2012 - 10:24 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Đặt $a=\sqrt[4]{1-x^4}$
ta có:
$a^4=1-x^4\Leftrightarrow a^4+x^4=1$
$a^5+x^5=1$
Ta có $a^5+x^5=a^4+x^4$
Mặt khác $-1\leq x\leq 1$
Nên $a^4\geq a^5;x^4\geq x^5$


Phải là thế này chứ? $x^{4}\geq x^{5}\Leftrightarrow 1-x^4\leq 1-x^5\Leftrightarrow a^4\leq a^5$
:icon12: :icon12:



#332675 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 06-07-2012 - 21:58 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

(Đang ngồi học thấy bài này hay post lên cho anh em cùng chém)
Giải phương trình
$\sqrt{x-1}+\sqrt{x+3}+2\sqrt{(x-1)(x^{2}-3x+5)}=4-2x$

Điều kiện $x\geq 1$
Nhận thấy $x=1$ là nghiệm của pt.
Xét $x>1$ có $VT>2; VP<2$ vô nghiệm.
Vậy pt có nghiệm $x=1$



#325668 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 15-06-2012 - 22:50 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$DKXD:-1 \leq x,y \leq 1$

Với $- \leq x,y \leq 0$ thì $A \leq 0$ suy ra pt vô nghiệm

Đặt $A=x\sqrt {1 - {y^2}} + y\sqrt {1 - {x^2}}=1 (1)$

Với $0 \leq x,y \leq 1$ ta có:

$A=x\sqrt {1 - {y^2}} + y\sqrt {1 - {x^2}} \Leftrightarrow A=\sqrt{x^2(1-y^2)}+\sqrt{y^2(1-x^2)}$

thế còn trường hợp 1 âm 1 dương thì sao? :lol:



#343653 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 05-08-2012 - 15:05 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Mọi người chém tiếp nào:
Bài 93 $ \sqrt{x-2}=\frac{5x^{2}-10x+1}{x^{2}+6x-11} $
:icon12: :icon12:



#325689 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 15-06-2012 - 23:26 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Another Solution: (Thay vì AM-GM khổ sở, dùng Cauchy-Schwarz cho nhanh)
Áp dụng Cauchy-Schwarz:
${\left( {x\sqrt {1 - {y^2}} + y\sqrt {1 - {x^2}} } \right)^2} \le \left( {{x^2} + 1 - {x^2}} \right)\left( {{y^2} + 1 - {y^2}} \right) = 1$
___

Đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow x^{2}+y^{2}=1$
Nghiệm $\left\{\begin{matrix} \left | x \right |\leq 1\\ y=\pm \sqrt{1-x^{2}} \end{matrix}\right.$



#332849 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi donghaidhtt on 07-07-2012 - 16:10 trong Góc giao lưu

Đố bạn biết đây là ai? =))


mọi người chém nhẹ chút thôi Hình đã gửi

Trần Minh Đạt
Minhdat881439
Hình đã gửi
Xin chúc mừng anh Đạt đã bị chém, haha



#332142 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi donghaidhtt on 05-07-2012 - 15:22 trong Góc giao lưu

Hehe, đã biết, là Thúy Mai



#332140 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi donghaidhtt on 05-07-2012 - 15:20 trong Góc giao lưu

đã ai nhìn thấy lão Trọng (hoangtrong2503) chưa?

Đây là Trọng và bạn gái, mọi người ném gạch mạnh vào nhé!

Láo thật, thế mà anh Trọng bảo chưa có bạn gái Hình đã gửi
Chỉ tên gì vậy anh? Hình đã gửi



#325380 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi donghaidhtt on 15-06-2012 - 10:35 trong Góc giao lưu

ai đây Huynhmylinh-Huỳnh Thị MỸ Linh nhỉ? :luoi

Hình gửi kèm

  • hình0695_002.jpg



#325378 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi donghaidhtt on 15-06-2012 - 10:31 trong Góc giao lưu

ảnh đẹp, đảm bảo ko dìm hàng bạn bè :D (minhducqhhehe-Trương Đình Minh Đức)

Hình gửi kèm

  • Hình0734.jpg



#333813 Đố vui tình huống

Đã gửi bởi donghaidhtt on 09-07-2012 - 21:30 trong IQ và Toán thông minh

Câu 31: Trên một con dốc có hai người mồ hôi nhễ nhại đang cố sức vừa đẩy vừa kéo một chiếc xe chất đầy hàng. Có người đến hỏi người đang kéo xe ở phía trước: Người đang đẩy xe ở phía sau có phải con của bạn không? Người ấy đáp: Phải. Nhưng khi hỏi người con ở phía sau: Người đang kéo xe ở phía trước có phải là cha của anh không? Người này đáp: Nói tầm bậy! Vậy, mối quan hệ giữa hai người này là thế nào?

Hi hi, em biết câu này: 2 người này là mẹ con.



#327349 Topic trao đổi bài

Đã gửi bởi donghaidhtt on 20-06-2012 - 18:13 trong Các dạng toán THPT khác

Bài 18:Cho tam giác $ABC$ thỏa mãn $\tan \frac{A}{2}\tan \frac{B}{2} = \frac{1}{2}$.CMR điều kiện cần và đủ để tam giác $ABC$ vuông là
\[\sin \frac{A}{2}\sin \frac{B}{2}\sin \frac{C}{2} = \frac{1}{{10}}\]

Bài này em thấy có ở báo THTT tháng 4 năm 2012 nì.



#330356 ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 29-06-2012 - 21:06 trong Góc giao lưu

Đàn anh, hoặc đàn em, hoặc đàn bầu (do mặt 2 đứa trẻ này bầu bĩnh quá :lol: :lol: )
hoặc chim đầu đàn.
Ắt phải trúng chứ nhỉ?
Hình đã gửi



#347193 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Đã gửi bởi donghaidhtt on 16-08-2012 - 14:48 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 78
$
x-1 + \sqrt{x+1} + \sqrt{2-x} = x^2 + \sqrt{2}
$

Trích đề thi HSG tỉnh Nghệ An 2010-2011

Cách 2:
$x-1 + \sqrt{x+1} + \sqrt{2-x} = x^2 + \sqrt{2}$
$\Leftrightarrow x+(\sqrt{x+1}-1)=x^2+(\sqrt{2}-\sqrt{2-x})$
$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=0\\ 1+\dfrac{1}{\sqrt{x+1}+1}=x+\dfrac{1}{\sqrt{2}+\sqrt{2-x}}(*) \end{bmatrix}$
Xét $(*)$ bằng pp đánh giá có $x=1$ là nghiệm. Xét 2 trường hợp $\begin{bmatrix} -1\leq x< 1\wedge x\neq 0\\ 1< x\leq 2 \end{bmatrix}$ thấy vô nghiệm.



#336998 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Đã gửi bởi donghaidhtt on 17-07-2012 - 20:25 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 44.$\left\{\begin{matrix} 2x^{3}+3x^{2}-18=y^{3}+y & \\ 2y^{3}+3y^{2}-18=z^{3}+z & \\ 2z^{3}+3z^{2}-18=x^{3}+x & \end{matrix}\right.$

Không mất tính tổng quát, giả sử $x\geq y\geq z$
Ta có $2x^{3}+3x^{2}-18\geq 2y^{3}+3y^{2}-18\geq 2z^{3}+3z^{2}-18$
Hay $y^{3}+y\geq z^{3}+z\geq x^{3}+x (*)$
Nên từ $(*)$ suy ra được $y\geq z\geq x$
Mà theo giả thiết đầu $x\geq y\geq z$ nên $x=y=z$
Thay vào pt $(1)$ ta có pt bậc 3 ẩn x.
Giải ra ta được $x=y=z=2$
Mình nghĩ mọi người nên chém chậm thôi, chậm mà chắc mà. Chém một bài tới khi nào nát bét ra á. Tìm nhiều lời giải, tổng quát bài toán. Chứ không nên đăng đề nhiều thế. Mình nghĩ đề thi sẽ không ra giống lại, chủ yếu là phương pháp làm có thể giống nhau. Nên cần quan tâm tới chất lượng hơn số lượng.



#336860 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Đã gửi bởi donghaidhtt on 17-07-2012 - 15:25 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 38: Giải hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}
{x_1} + {x_2} - {x_3} - {x_4} < 0\\
({x_1} + {x_2})({x_3} + {x_4}) - {x_1}{x_2} - {x_3}{x_4} < 0\\
({x_1} + {x_2}){x_3}{x_4} - ({x_3} + {x_4}){x_1}{x_2} < 0\\
{x_1} > 0;{x_2} > 0;{x_3} > 0;{x_4} > 0
\end{array} \right.\]
Đề đề nghị OLYMPIC 30/4 Trường THPT Hoàng Hoa Thám -Đà Nẵng 2008

Đặt: $\left\{\begin{matrix} a=x_{1}+x_{2}\\ b=x_{3}+x_{4}\\ c=x_{1}.x_{2}\\ d=x_{3}.x_{4} \end{matrix}\right.$
Ta có thêm $\left\{\begin{matrix} a^{2}>2c\\ b^{2}>2d \end{matrix}\right.$
Nên ta có $\left\{\begin{matrix}
a,b,c,d>0(1)\\
a<b(2)\\
ab<c+d(3)\\
ad<bc(4)\\
a^{2}>2c(5)\\
b^{2}>2d(6)
\end{matrix}\right.$

Có $2ad<2c.b<a^{2}.b\Rightarrow 2d<ab<c+d\Rightarrow d<c$
Từ $d<c\Rightarrow ab<c+d<2c<a^{2}\Rightarrow b<a$
Trái với $(2)$
Nên hệ vô nghiệm.



#336990 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Đã gửi bởi donghaidhtt on 17-07-2012 - 20:15 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 42. Giải phương trình
$$x-1+\sqrt{x+1}+\sqrt{2-x}=x^2+\sqrt{2}$$
Đề thi HSG tỉnh Nghệ An - 10/11

Một cách khác:
Điều kiện: $-1\leq x\leq 2$
$x-1+\sqrt{x+1}+\sqrt{2-x}=x^2+\sqrt{2}\Leftrightarrow x+(\dfrac{(\sqrt{x+1})^{2}-1}{\sqrt{x+1}+1})=x^{2}+(\dfrac{(\sqrt{2})^{2}-(\sqrt{2-x})^{2}}{\sqrt{2}+\sqrt{2-x}})\Leftrightarrow \begin{bmatrix}
x=0\\
1+\dfrac{1}{\sqrt{x+1}+1}=x+\dfrac{1}{\sqrt{2}+\sqrt{2-x}}
\end{bmatrix}$

Xét $ 1+\dfrac{1}{\sqrt{x+1}+1}=x+\dfrac{1}{\sqrt{2}+\sqrt{2-x}}$
Nhận thấy $x=1$ là nghiệm
Xét $2\geq x> 1$;$\Rightarrow VT<1+\frac{1}{\sqrt{2}+1}$ và $VP>1+\frac{1}{\sqrt{2}+1}$ mà $VT=VP$ nên trường hợp này vô nghiệm
Xét $1> x\geq -1$;$\Rightarrow VT>1+\frac{1}{\sqrt{2}+1}$ và $VP<1+\frac{1}{\sqrt{2}+1}$ mà $VT=VP$ nên trường hợp này vô nghiệm
Vậy pt có nghiệm 1 hoặc 0