Đến nội dung

The Flash nội dung

Có 183 mục bởi The Flash (Tìm giới hạn từ 25-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#676165 Topic về Bất đẳng thức, cực trị THCS

Đã gửi bởi The Flash on 04-04-2017 - 11:22 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $a+b+c=1$

Tìm GTLN của $A=a(b^2+c^2)+b(c^2+a^2)+c(a^2+b^2)$




#689752 Tổng hợp đề thi tuyển sinh vào các trường THPT chuyên năm học 2017-2018

Đã gửi bởi The Flash on 06-08-2017 - 19:32 trong Tài liệu - Đề thi

bác có link phan bội châu ko




#680521 Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm 2016-2017

Đã gửi bởi The Flash on 13-05-2017 - 17:13 trong Tài liệu - Đề thi

câu hình b hình như sai rồi, C di động thì BD di động nên M di động




#662365 Bất đẳng thức qua các kì thi toán quốc tế

Đã gửi bởi The Flash on 18-11-2016 - 22:11 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Bất đẳng thức

Bài 10:

$(x+y)(x+z)=xy+yz+zx+y^2=y(x+y+z)+zx$

$=y.\frac{1}{xyz}+zx=\frac{1}{zx}+zx\geq 2$

Dấu "=" xảy ra khi chẳng hạn $y=z=1,x=\sqrt{2}-1$




#656237 Hỏi về gửi bài đến Toán Tuổi Thơ 2?

Đã gửi bởi The Flash on 01-10-2016 - 18:03 trong Tạp chí Toán Tuổi Thơ

Có ai biết đối với mục Câu lạc bộ TTT thì gửi bằng tiếng Anh hay tiếng Việt không? Mình thấy đề bằng tiếng Anh nên chưa biết gửi như thế nào.




#679197 Đề HSG Toán 9 Quảng Nam 2016-2017

Đã gửi bởi The Flash on 02-05-2017 - 00:23 trong Tài liệu - Đề thi

geogebra-export (2).png

hình bài 5 câu b đây




#656890 Giải pt: $ x^2-x-4=2\sqrt{x-1}(1-x)$

Đã gửi bởi The Flash on 06-10-2016 - 17:50 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

ĐKXĐ: $x\geq 1$

Đặt $\sqrt{x-1}=a(a\geq 0)$ thì 

$PT\Leftrightarrow a^4+a^2-4=-2a^3\Leftrightarrow\left ( a^2+a-2 \right )\left ( a^2+a+2 \right ) =0(1)$

Vì $a^2+a+2=\left ( a+\frac{1}{2} \right )^2+\frac{7}{4}>0$ với mọi $a\geq 0$ nên $(1)\Leftrightarrow a^2+a-2=0\Leftrightarrow(a-1)(a+2)=0\Leftrightarrow a=1(tm)$ hoặc $a=-2$(loại)

giải pt $\sqrt{x-1}=1\Leftrightarrow x-1=1\Leftrightarrow x=2$

thử lại ta thấy x=2 không phải là nghiệm của pt

vậy pt vô nghiệm




#657261 Chứng minh $2+2\sqrt{12n^2+1}$ là số chính phương.

Đã gửi bởi The Flash on 09-10-2016 - 15:46 trong Số học

Cho số nguyên dương $n$ thỏa mãn $2+2\sqrt{12n^2+1}$ là số nguyên. Chứng minh $2+2\sqrt{12n^2+1}$ là số chính phương.




#656670 1. Giải bài toán bằng cách lập phương trình. Tìm số tự nhiên có hai chữ số bi...

Đã gửi bởi The Flash on 04-10-2016 - 15:55 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài 1.
Gọi số cần tìm là $\overline{ab}$
Ta có $\left\{\begin{matrix} a-b=2 & \\ \overline{ab}-a^2-b^2=1 & \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=b+2(1) & \\ 10a+b-a^2-b^2=1(2) & \end{matrix}\right.$
Thay $(1)$ vào $(2)$, rồi rút gọn ta được: $-2b^2+7b+15=0$
tìm được $b=5\Rightarrow a=7$
Do đó $\overline{ab}=75$

 

Bài 2.
a) Ta có $\Delta =(m+1)^2-4(2m-3)=m^2-6m+13=(m-3)^2+4>0$
Do đó phương trình trên luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.

 

Bài 2.
b) Thay x=3 vào pt ta được $3^2-3(m+1)+2m-3=0\Leftrightarrow 3-m=0\Leftrightarrow m=3$
Vậy $m=3$ thì pt có nghiệm bằng 3




#660707 Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), đường cao AH. M là điểm bất kì th...

Đã gửi bởi The Flash on 05-11-2016 - 20:47 trong Hình học

Hình bạn tự vẽ

a/ Cm $ADME$ là hcn suy ra $AM=DE$

Gọi $O$ là giao điểm của $AM$ và $DE$ suy ra $O$ là trung điểm của $AM$ và $DE$

tam giác $AHM$ vuông tại $H$ có $O$ là trung điểm của $AM$ suy ra $OH=\frac{1}{2}AM=\frac{1}{2}DE$

do đó tam giác $DEH$ vuông tại $H$ suy ra $\widehat{DHE}=90^{\circ}$

b/ $DHME$ là hình thang cân khi $DE//HM \Rightarrow DE//BC$

Mà $D,O,E$ thẳng hàng và $O$ là trung điểm của AM nên để $DE//BC$ thì $D,E$ là trung điểm của $AB$ và $AC$ 

suy ra $M$ là trung điểm của $BC$.




#657260 $2^x.x^2=9y^2+6y+16$

Đã gửi bởi The Flash on 09-10-2016 - 15:42 trong Số học

Tìm tất cả các cặp số tự nhiên $(x;y)$ thỏa mãn $2^x.x^2=9y^2+6y+16$




#659663 Tính giá trị biểu thức: $A=x^2+\sqrt{x^4+x+1}$

Đã gửi bởi The Flash on 28-10-2016 - 05:34 trong Đại số

Cho $x=\frac{1}{2}\sqrt{\sqrt{2}+\frac{1}{8}}-\frac{1}{8}\sqrt{2}$

Tính giá trị biểu thức: $A=x^2+\sqrt{x^4+x+1}$




#679194 CMR $A= \frac{a}{a^2+2b+3} +\frac...

Đã gửi bởi The Flash on 01-05-2017 - 23:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ta có $\sum \frac{a}{a^{2}+2b+3}= \sum \frac{a}{(a^{2}+1)+2b+2}\leq \sum \frac{a}{2a+2b+2}=\frac{1}{2}\sum(1-\frac{b+1}{a+b+1})$

Xét $B=\sum \frac{b+1}{a+b+1}=\sum \frac{(b+1)^{2}}{(b+1)(a+b+1)}\geq \frac{(a+b+c+3)^{2}}{\sum (b+1)(a+b+1)}$

<=> $B\geq \frac{(a+b+c+3)^{2}}{\sum b^{2}+ab+(2b+a)+1}=\frac{1}{2}$
   (Đoạn này dễ bạn tự biến đổi để bt dưới mẫu = 1/2 bt trên tử)


Do đó A$\leq \frac{1}{2}$

>>>>>>>>>>>>>>>>

$B\geq 2$ nha bạn




#650185 Cho 3 số x, y, $\sqrt{x}+\sqrt{y}$ là...

Đã gửi bởi The Flash on 18-08-2016 - 09:09 trong Đại số

Đặt $x-y=a$, $\sqrt{x}+\sqrt{y}=b(1)$thì a,b là các số hữu tỉ.

Xét hai trường hợp:

- Nếu $b\not\equiv 0$ thì $\frac{x-y}{\sqrt{x}+\sqrt{y}}=\frac{a}{b}$ nên $\sqrt{x}-\sqrt{y}=\frac{a}{b}$ là số hữu tỉ.     (2)

  Từ (1) và (2) ta có $\sqrt{x}=\frac{1}{2}\left ( b+\frac{a}{b} \right )$ là số hữu tỉ,

                                $\sqrt{y}=\frac{1}{2}\left ( b-\frac{a}{b} \right )$ là số hữu tỉ.

- Nếu b=0 thì x=y=0, hiển nhiên $\sqrt{x},\sqrt{y}$ là các số hữu tỉ.




#660613 tính đường chéo hình thoi

Đã gửi bởi The Flash on 04-11-2016 - 20:59 trong Hình học

Bài này bạn phải xét 2 trường hợp là góc A tù và góc A nhọn để giải




#652705 Cho tam giac ABC , AC>AB . M là trung điểm của BC . đường thẳng qua M son...

Đã gửi bởi The Flash on 04-09-2016 - 09:36 trong Hình học phẳng

Cho tam giac ABC , AC>AB . M là trung điểm của BC . đường thẳng qua M song song với phân giác trong góc A cắt AC,AB tại E,F. Cm CE=BF

geogebra-export.png

Ta có $AD//MF\Rightarrow \frac{DM}{BM}=\frac{AF}{BF}$(1)

$EM//AD\Rightarrow \frac{DM}{CM}=\frac{AE}{EC}$(2)

Mặt khác $\widehat{AEF}=\widehat{AFE}\left ( =\widehat{EAD} \right )\Rightarrow \triangle AEF$ cân tại A

$\Rightarrow AE=AF$(3)

Từ (1)(2)(3) suy ra $\frac{AE}{BF}=\frac{AE}{EC}\Rightarrow CE=BF$




#664753 Lập số tự nhiên $A$ nhỏ nhất có $8$ chữ số khác nhau chia...

Đã gửi bởi The Flash on 15-12-2016 - 22:11 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Làm theo cách đặt của bạn, gọi số đó là P=a1a2a3a4a5a6a7a8
P=(a1a2a3a4).10000+(a5a6a7a8) = 9999.(a1a2a3a4)+ (a1a2a3a4) + (a5a6a7a8)
Để P chia hết cho 1111 thì (a1a2a3a4) + (a5a6a7a8) chia hết cho 1111.
Hay 1000.(a1+a5)+ 100.(a2+a6)+ 10.(a3+a7) + (a4+a8) chia hết cho 1111.
-----
Đặt x=a1+a5; y=a2+a6; z=a3+a7; t=a4+a8;
Có 3<= x <= 15
x+y+z+t=36
1000.x+100.y+10.z+t chia hết cho 1111
Thay t= 36-x-y-z. Suy ra 999x+99y+9z+36 chia hết cho 1111.
Mà (9,1111)=1. Suy ra A=111x+11y+z+4 chia hết cho 1111.
A<111.15+11.15+15+4=1849 nên A=1111
+ Nếu x>9 thì A>111.9+11.15+15+4=1183 (vô lý)
+ Nếu x<9, hay x<=8 thì 0< A<111.8+11.15+15+4=1072 <1111 (vô lý)
Vậy x=9.
Suy ra 11.y+z+4=112. Đến đây dễ dàng suy ra x=y=z=t=9.
------
Tìm số bộ thỏa mãn a1+a5=a2+a6=a3+a7=a4+a8=9
Ta phải chọn (a1,a5) (a2,a6) (a3,a7) (a4,a8) vào các bộ (1,8) (2,7) (3,6) (4,5)
Có 4.3.2.1 cách chọn như vậy
Ứng với mỗi cách chọn lại có thể hoán vị như sau: (1,8) thành (8,1);(2,7) thành (7,2);(3,6) thành (6,3); (4,5) thành (5,4). => Có 2^4 cách
Tóm lại số số thỏa mãn là 4.3.2.1.2^4=384
Ví dụ 1 số là 12348765=1111.11115




#662414 $P=\frac{a}{bc}+\frac{2b}{c...

Đã gửi bởi The Flash on 19-11-2016 - 15:20 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm GTNN của biểu thức $P=\frac{a}{bc}+\frac{2b}{ca}+\frac{5c}{ab}$ trong đó $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $a^2+b^2+c^2=6$




#671402 Cho tứ giác lồi 4 cạnh a, b, c, d đều là các số nguyên dương. CMR .....

Đã gửi bởi The Flash on 12-02-2017 - 23:08 trong Toán rời rạc

bài 4 chia thế nào hả bạn




#671186 Cho tứ giác lồi 4 cạnh a, b, c, d đều là các số nguyên dương. CMR .....

Đã gửi bởi The Flash on 11-02-2017 - 22:51 trong Toán rời rạc

Bài 1: Cho tứ giác lồi 4 cạnh a, b, c, d đều là các số nguyên dương. CMR nếu độ dài mỗi cạnh đều là các ước số của chu vi tứ giác này thì tứ giác đó có ít nhất hai cạnh bằng nhau.

Bài 2: Có hay không số nguyên dương có tổng các chữ số bằng 11, có tận cùng bằng 11 và chia hết cho 11.

Bài 3: CMR từ hình tròn bán kính bằng 1 thì không thể cắt ra hai tam giác mà mỗi tam giác có diện tích lớn hơn 1

Bài 4: Chia được hay không một hình vuông thành các nửa tam giác đều bằng nhau.

Bài 5: Mỗi điểm thuộc mặt phẳng được tô bởi một trong ba màu. CMR luôn có hai điểm được tô cùng màu cách nhau một không d (d>0) cho trước .

P.S: Mọi người giúp mình với, làm được bài nào hay bài đó.




#673801 Chứng minh $\sum \frac{a}{b^{2}+c^...

Đã gửi bởi The Flash on 09-03-2017 - 18:38 trong Bất đẳng thức và cực trị

bài 8 phải cho a+b bằng bao nhiêu đó mới làm được




#650112 Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Hà Tĩnh năm học 2016 - 2017

Đã gửi bởi The Flash on 17-08-2016 - 19:56 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 1:

$\frac{2a^2-2ca+c^2}{2b^2-2bc+c^2}=\frac{a-c}{b-c}(1)\Leftrightarrow 2a^2b--2a^2c+ac^2-bc^2-2ab^2+2b^2c=0$

$\Leftrightarrow 2a(ab-ac+\frac{c^2}{2})-bc^2-2ab^2+2bc^2=0$

$\Leftrightarrow b(2ac-c^2-2ab+2bc)=0$(2)

Vì đẳng thức (2) luôn đúng nên đẳng thức (1) được chứng minh.




#691256 GIẢI hệ phương trình

Đã gửi bởi The Flash on 21-08-2017 - 22:39 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

GIẢI HỆ PT :   { x - y2 = 4x - 2y -3

                            x+ y2 =5

$(1)\Leftrightarrow (x-y-1)(x+y-3)=0\Leftrightarrow x=y+1$ hoặc $x=3-y$

thay vào (2) rồi giải thôi




#650177 $3^x+4^x>=5^x$

Đã gửi bởi The Flash on 18-08-2016 - 07:44 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Ai giải giúp bất phương trình này với

$3^x+4^x \geq 5^x$

Chia cả 2 vế của bất phương trình cho $5^x$ ta được: $(\frac{3}{5})^x +(\frac{4}{5})^x\geq 1$

  • Nếu x=2 thì $(\frac{3}{5})^x +(\frac{4}{5})^x= 1$
  • Nếu x>2 thì $(\frac{3}{5})^x<(\frac{3}{5})^2; (\frac{4}{5})^x<(\frac{4}{5})^2\Rightarrow (\frac{3}{5})^x +(\frac{4}{5})^x<1$
  • Nếu x<2 thì $(\frac{3}{5})^x>(\frac{3}{5})^2; (\frac{4}{5})^x>(\frac{4}{5})^2\Rightarrow (\frac{3}{5})^x +(\frac{4}{5})^x>1$

Vậy bất phương trình có nghiệm là $x\leq 2$




#654808 tính $B=x^{5}-6x^{4}+12x^{3}-4x^{2...

Đã gửi bởi The Flash on 19-09-2016 - 20:55 trong Số học

 Chị ơi chỗ này phải là (x3-3x2+2x+5)(x2-3x+1)+2009 chứ ạ!

Đúng rồi, phải là

$B = x^5-6x^4+12x^3-4x^2-13x+2014$
$=\left (x^2-3x+1 \right )\left ( x^3-3x^2+2x+5 \right )+2009$

Tại $x=\sqrt{\frac{3-\sqrt{5}}{3+\sqrt{5}}}$ thì $B=2009$.