Đến nội dung

Hình ảnh

Thực trạng nền toán học việt Nam

* * * * * 1 Bình chọn toán học việt nam nguyễn tiến zung

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 110 trả lời

#81
lovePearl_maytrang

lovePearl_maytrang

    MIM-nhạc điệu của toán học

  • Hiệp sỹ
  • 292 Bài viết
Em ko đồng ý cái đoạn bác Ngọc nói về con người. Có lẽ bác ấy ko cần thiết phải quá "lo lắng" về điểm này mới phải. Học sinh bây giờ tự chọn ngành cho mình hết cả, người chịu ở lại với Toán có được bao nhiêu đâu. Bác ý nói là con người ta đặt lợi ích của mình lên trước những sự lựa chọn (điều này đúng), thì có lẽ cũng ko cần phải lo nghĩ...người ta thấy toán ko có lợi thì người ta chuyển thôi...

Mà nói gì thì cũng phải có bằng chứng. Các bác ấy nói về sự đầu tư cho Toán học, thế mà lại ko có nổi bất cứ một số liệu cụ thể nào cho cái này cả. Nói thế thì ai tin ???
Ghé thăm blog nhé:
http://360.yahoo.com/steppe2205

#82
bandmaster

bandmaster

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
vnexpress.net của FPT đưa tin:

http://vnexpress.net...06/04/3B9E905F/

#83
bandmaster

bandmaster

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
Có thể tóm tắt câu chuyện như sau:

Một nhóm ly khai của chi Toán phái ở VN thành lập được một bang khá mạnh tại VN là FPT, thực chất là một chi nhánh nhỏ của IT bang tại VN. Họ ly khai là việc của họ, chi Toán tại VN chẳng trách cứ gì cho dù ai cũng thấy rằng sự hùng mạnh của FPT có phần lớn là nhờ danh tiếng họ tích lũy được khi còn ở Toán phái. Tuy nhiên chẳng biết vì lý do gì, một hôm, Nguyễn Trung Hà, một trưởng lão của FPT bang, họp quần hùng lại tuyên bố rằng Toán phái chỉ là bọn ăn bám giang hồ, mọi người không nên gia nhập. Tất nhiên, chi Toán phái VN không chịu yên và họ cùng một số người khá lớn trong quần hùng khẩu chiến với ông Hà. Phó trưởng bang FPT Bùi Quang Ngọc thấy tình hình bất lợi cho ông Hà nên lại tập hợp quần tiếp tục đả kích Toán phái.
Bùi Quang Ngọc tung ra hư chiêu:

Bàn về thế giới là chuyện xa xôi, nhưng ở VN thì Toán lý thuyết chưa có ích lắm.

để tranh thủ sự ủng hộ của dư luận rằng chi Toán phái VN là vô dụng nhưng mục đích thực sự là cho rằng hầu hết võ công của Toán phái (đặc biệt toán lý thuyết) là vô dụng. Nói theo ngôn ngữ kiếm hiệp thì đúng là "chưởng ảnh trùng trùng, hư hư thật thật". Nói theo ngôn ngữ bóng đá thì có thể nói ông Bùi Quang Ngọc là một nhà chiến thuật tài ba.

Để hóa giải chưởng lực biến hóa của đối phương, bác Hà Huy Khoái, một cao thủ thành danh của chi Toán phái VN, đã vận dụng rất nhiều sở trường của mình. Những chiêu đầu bác tung ra, đặc biệt là 3 chiêu:

Ông René Thom, một nhà Toán học Pháp từng đạt giải thưởng Fields, có nói "Những người đi đầu thường không biết là họ đang đi đâu. Lúc mà họ biết... thì không đi được xa".



Không phải vì đa số không hiểu mà suy ra Toán không có tác dụng thực tiễn. Mà, bởi vì trong khoa học cơ bản, những tư tưởng lớn bao giờ cũng phải đi trước. 

Thời của Newton và Einstein, thậm chí Archimedes... , các công trình của họ là lý thuyết cao nhất, cũng có mấy ai hiểu họ đâu, nhưng, so với sự phát triển khoa học hiện tại thì bình thường.

Vấn đề là vì các đỉnh của thời đại ngày càng cao hơn. Bây giờ mặt bằng chung cao, ta nhìn thấy được cái đỉnh của thời Newton, Einstein. Còn đỉnh bây giờ cao đến mức, chỉ người ở trên đỉnh mới nhìn thấy. Nhưng 1 thời gian sau này, nhiều người sẽ hiểu, như bây giờ ta nhìn lại Newton vậy.

Ví dụ Edward Witten, nhà Vật lý lớn nhất của thời này, chắc chắn rất ít người biết, dù đó là đỉnh cao bây giờ.

Điển hình là lý thuyết "mật mã khoá công khai", xuất phát hoàn toàn từ một bài toán lý thuyết... mà đến giờ người ta không thể hình dung hết được về ứng dụng của nó.


đã chẳng những chứng tỏ rằng môn phái của ông rất chính nghĩa trên giang hồ mà còn minh oan trước cho các bậc tiền bối và huynh đệ của ông rằng việc làm của họ luôn hữu ích. Nếu thế thì được rồi đằng này ông lại quay sang bình phẩm võ công của các môn phái khác tại VN là kém bản sắc. Rồi đây sẽ chẳng ít người cho rằng môn phái của ông là Ma giáo, nguy hại thay.

Tình hình đang cực kỳ căng thẳng, đột nhiên một trong những đệ nhất cao thủ trong lịch sử của IT bang là Bill Gates tới VN và phán rằng :"mọi người hãy tích cực học võ công của Toán phái". Lời Bill Gates nói thì luôn được các đệ tử IT nghe theo. Không biết các trưởng lão của FPT sẽ có hành động gì? Các bạn hãy đón xem hồi sau (nếu có) sẽ rõ.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bandmaster: 22-04-2006 - 12:52


#84
lovePearl_maytrang

lovePearl_maytrang

    MIM-nhạc điệu của toán học

  • Hiệp sỹ
  • 292 Bài viết
Ko biết các hảo thủ bên Nhân văn bang có thắc mắc gì ko với câu phát biểu của Hà trưởng lão. Ko khéo Toán phái lại có thêm một kẻ thù mới !!! ^_^
Cũng may mà bên IT cũng không khoái mấy lão Nhân văn cho lắm :delta
Ghé thăm blog nhé:
http://360.yahoo.com/steppe2205

#85
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết

Mà không có khoa học cơ bản thì có mà lên CNH, lên nửa chừng chắc được. Đua đòi bác Khoái nói về mật mã cái. Không tự làm thì phải mua hệ thống của bọn nước ngoài để làm bảo mật cho quân đội, giao dịch ngân hàng, ... Mua rồi không đủ trình phân tích xem cái mình mua nó bản chất thế nào, lỡ khi bọn bán nó cài mấy cái bẫy, thế là nó lấy hết thông tin tối mật trong quân đội, ngân hàng thì sao? Mà giả dụ ta cẩn thận không mua của bọn đế quốc :D, ta tự sản xuất lấy, nhưng vì trình kém nên làm ra cái nào bọn đế quốc nó phá được cái đấy. Nhưng bọn nó lại giả vờ là ta giỏi (ta ko biết bọn nó giả vờ), thế là cứ yên tâm dùng hệ của ta, còn bọn nó thì cứ thoải mái lấy thông tin của ta mà vui đùa :D. Một ví dụ thực tế đã xảy ra như vậy là máy mã hóa Egnima bọn Nazi dùng trong chiến tranh thế giới thứ 2 cứ tưởng an toàn, thực chất quân đồng minh thời đó đã giải được mã trong khoảng 1 ngày. Nhờ đó mà chiến tranh kết thúc sớm hơn, tiết kiệm được bao nhiêu tiền của và sinh mạng. Quân đồng minh giỏi nhất là không để lộ là mình đã giải được mã, các chú Đức do vậy cứ nhởn nhơ dùng Egnima trao đổi mã nên mới toi, tận 3 thập kỷ sau chiến tranh người ta mới vỡ lẽ là quân đông minh giải được mã từ ngay trong cuộc chiến.

Bác RC nói hay lắm. Em bravo cái vụ egnima. :unsure:
Em cũng đua đòi:
Đúng là mấy tay kia không hiểu gì về ứng dụng sát sườn. Cái mật mã hóa công khai này liên quan mật thiết đến hình học đại số trên trường hữu hạn. Giờ đây cái lãnh vực này ở VN có ai tham gia? Bác Khoái đang cổ xúy cho việc đó, đó chính là bài toán loga rời rạc, 1 trong 7 bài toán của thiên niên kỉ (đây là giả thuyết Birch-Swinnerton Dyer). Lúc mình mua được cái khóa hiện đại nhất thì bọn tây nó đã có chìa rồi thì sao? :sum Nó bán khóa thì nó phải có chìa là cái chắc :D Hơn nữa, hãy xem nhận thức đúng đắn sau:
Quote of Vietnamnet:

Câu hỏi 5: Vai trò của toán trong việc phát triển sản phẩm Microsoft?

Bill Gates: Tôi không thể nào nói hết được tầm quan trọng của công cuộc đào tạo toán học đối với không chỉ máy tính mà với mọi lĩnh vực khác (kinh tế học, kỹ sư). Toán là môn khoa học căn bản nhất. Khi còn trẻ, tôi hiểu được về máy tính là nhờ có một khả năng nhất định về toán. Chúng tôi ứng dụng toán vào trong rất nhiều hoạt động lập trình của mình. Tại Mỹ, số học sinh học toán và giỏi toán đang giảm đi, vì họ không đánh giá đúng vai trò quan trọng cũng như hiểu hết sự lý thú của toán, thật buồn. Cũng chính vì thế mà đội ngũ kỹ sư IT của chúng tôi đang thiếu hụt và phải outsourcing một phần công việc sang các nước khác.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Doraemon: 23-04-2006 - 14:13

Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#86
phtung

phtung

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
Bill bang chủ chắc muốn nói về Toán cho máy tính. Thấy ở bang phái MS, Bill bang chủ phải thuê 1 loạt đại cao thủ về Combinatorics về làm cho mình

#87
hbteam

hbteam

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Tớ vẫn cho rằng ngành Toán của VN ta may mắn hơn ngành Vật lý, Hóa học, và cả Sinh học, vì 3 ngành này đỏi hỏi tính thực nghiệm, đầu tư cao hơn so với Toán. Cho nên nếu để dấu "cảnh báo" về nền toán học , thì cũng nên để dấu " báo động " về nền khoa học cơ bản VN.

Mình rất đồng tình với ý kiến này,thực trạng mà anh Dũng đưa ra không phải chỉ của riêng ngành Toán mà của cả nền Khoa Học VN.
Thậm chí với các ngành KHCN mọi chuyện có vẻ "bê bết" hơn
Theo một bài báo có tiêu đề là "Nhìn Lại 10 năm công bố ấn phẩm khoa học Việt Nam:Các nhà khoa học nghĩ gì qua những bài báo đăng trên tạp chí Quốc Tế"
http://www.fetp.edu....st_070206_1.htm
Thì VN đứng thứ 93/117 năm 1995 và lên vị trí 82/117.Mười năm qua số bài báo khoa học có dịa chỉ Việt Nam xuất hiện trên các tạp chí quốc tế tăng từ 204 bài năm 1995 lên 456 bài năm 2004, cả thẩy có 3.236 bài. Nhung trong số này, hơn 2.400 bài (quá 3/4) là của các tác giả Việt Nam dứng chung tên với nguời nuớc ngoài, chỉ có gần 800 bài là "thuần Việt"
....
Quá một nửa trong số này lại thuộc các khoa học trừu tuợng như toán và vật lý lý thuyết. Các công trình thực nghiệm và khoa học ứng dụng dòi hỏi nhiều kinh phí, cơ sở vật chất và đội ngũ đồng bộ chỉ chiếm chưa đầy một nửa số bài báo do nội lực và 11,6% tổng số bài báo quốc tế
Cụ thể Toán 300 bài, Vật lý lý thuyết 131 bài, Vật lý thực nghiệm 40 bài ...trên tổng số 798 bài

Và Toán Học VN dẫu sao cũng có 1 vị trí trên thế giới (như bài của Bác Khoái) nhưng còn KHCN thì từ xưa đến nay và không biết đến bao giờ chúng ta mới hết cảnh bám đít Tây ,Tàu để học.

Đặt ra vấn đề đầu tư hay không đầu tư là không thực tế mà phải là ưu tiên ngành nào,cứ tưởng KHCN VN được đầu tư nhiều nhưng thực sự chất lượng đầu tư thì như thế nào?

Mình xin trích một bài lấy từ tạp chí Tự động hóa ngày nay...

#88
hbteam

hbteam

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

...Thông thường,để đăng trên các diễn đàn uy tín (diễn đàn IEEE cũng không là ngoại lệ) cần phải đảm bảo hai việc :chất lượng và chi phí cho bài viết.Nếu là hội nghị,còn thêm chi phí (vé máy bay,lệ phí hội nghị) để đi dự.Ta hãy lấy hai tạp chí của hai chi hội thuộc IEEE làm ví dụ :
Tạp chí IEEE Transactions on Robotics của chi hội Robot và Tự Động Hóa (IEEE Robotics and Automation Society ): Ngoài các điều kiện nhằm đảm bảo chất lượng,phí để đăng bài là $100 /1 trang đối với 10 trang đầu.Đối với 10 trang sau tiếp theo là $175 /1trang.
Tạp chí IEEE Transactions on Industry Applications của chi hội ứng dụng công nghiệp (IEEE Industry Applications Society ) :Điều kiện để được xem xét đăng là bài viết đó đã tham gia một trong các hội nghị KH của chi hội hay do chi hội tài trợ.Có nghĩa là,mặc dù không đòi phí đăng bài ,tác giả phải có khả năng tài chính để tham dự hội nghị.
Vậy là, nếu có các kết quả nghiên cứu KH với chất lượng tốt,hy vọng để được đăng trên các tạp chí chuyên ngành có tiếng cũng trở nên xa vời đối với các nhà KH của Việt Nam.Còn khả năng đăng trên các tuyển tập hội nghị? Ta lại lấy lệ phí  tham dự Hội nghị châu Âu về Điện tử công suất và ứng dụng lần thứ 11 sắp tới tại CHLB Đức (11th European Conference on Power Electrionics and Applications,11-14  Sept.2005,viết tắt :EPE 2005) làm ví dụ : Đây là hội nghị hàng đầu thế giới về lĩnh vực này,diễn ra 2 năm 1 lần.Mức lệ phí năm nay là 760 EUR /1 người (có 1 báo cáo) và thêm 380 EUR / 1người (khi gửi báo cáo thứ 2).Cũng dễ dàng thấy rằng ,nếu không có được một cơ quan ,hay công ty ,hay nhà tài trợ hảo tâm nào ra tay,các nhà KH của ta sẽ chăng có cơ hội trình làng các kết quả KH (nếu có) của mình  :D.Tâm lý chờ đợi lâu nay,ỷ lại vào giấy mời tham dự hội nghị (mà nhiều người quảng cáo ,coi đó là "chứng chỉ cho học vấn" của mình) chính cũng xuất phát từ khó khăn tài chính kể trên.
Vậy là đã rõ :việc giải thích hiện tượng thiếu vắng  các công trình KH từ VN trên các diễn dàn quốc tế chỉ bằng lý do vì các nhà KHCN Việt Nam có trình độ yếu kém là một kết luận vội vã thiếu cẩn thận.
Vậy thực chất thế nào?
    Tạm thời cứ cho rằng trình độ các nhà KHCN của ta còn yếu kém,nhưng cũng không thể vì sự hiện diện khá đông đảo của các tác giả Trung Quốc trên các diễn đàn KHCN quốc tế để kết luận rằng họ vốn giỏi,còn ta vốn kém,thậm chí kém hơn họ.Thực chất ,hiện tượng đó mới chỉ buộc ta phải suy nghĩ tìm hiểu,chứ chưa đem lại cho ta một kết luận.Theo kinh nghiệm từ nước ngoài,có hai nguồn hỗ trợ cho nhà KHCN trong vấn đề này:
Từ nguồn tiền hợp tác nghiên cứu phục vụ cho thực tiễn (mà để khai thác nguồn này,nền công nghiệp phải khá phát triển)
Từ nguồn tiền do chính sách hỗ trợ của Nhà nước (đòi hỏi Nhà nước có chính sách tạo điều kiện ,khuyến khích vật chất cụ thể)
Có thể khẳng định :Ngoài hai nguồn trên ,rất hiếm khi các nhà KH (dù là người nước ngoài) tự trích tiến túi ra để đi tham dự hội nghị,hay trả lệ phí đăng tạp chí KHCN .Vậy liệu có sai chăng nếu nhận định :Vậy chắc là nước bạn có sự khuyến khích và tài trợ mạnh mẽ cho các nhà KH ,còn ta chưa hề có.
Việc tham dự các diễn đàn quốc tế về KHCN như hội nghị hay tạp chí chuyên ngành đem lại nhiều lợi ích to lớn lâu dài:
Các nhà KH có điều kiện gặp gỡ đồng nghiệp ,trao đổi và học hỏi kinh nghiệm ,thu thập thông tin về các xu hướng phát triển .Đây là cơ hội học hỏi rất lớn.
Các nhà KH có điều kiện chắp mối các quan hệ hợp tác với đồng nghiệphay với giới công nghiệp.Đây cũng là điều kiện góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp Việt Nam.
Sự hiện diện của các nhà KH đến từ VN sẽ góp phần tạo nên và nâng cao uy tín của nền KHCN VN trên trường quốc tế,kích thích sự phát triển của KHCN trong nước.
"Quỹ khuyến học" cho các nhà Khoa Học?
Lại quay về nhận định khách quan về sự yếu kém của chính chúng ta.Các phân tích ở trên không nhằm quy hết mọi nguyên nhân cho khả năng tài chính của cá nhân các nhà KH.Rõ ràng chúng ta còn yếu kém ,còn cần phải học hỏi thêm nhiều nữa .Đối với nhà KHCN ,bên cạnh việc học do tự đọc ,tự cập nhật kiến thức,do nghiên cứu,việc công bố các công trình nghiên cứu trên các diễn đàn hội nghị,hay các tạp chí có uy tín ,cũng chính là việc tạo thêm rất nhiều cơ hội để học (trực tiếp từ đồng nghiệp, từ giới công nghiệp).Ngay cả đối với những người đã có trình độ rất cao,quá trình học hỏi vẫn phải diễn ra trong suốt cuộc đời, nếu  họ luôn muốn duy trì và nâng cao trình độ đó.Vậy chúng ta đã làm gì,để giúp các nhà KH tiếp tục học?
...Vậy liệu có cần một mô hình khuyến học cho ác nhà KH?Nghe qua tưởng như vô lý:Khuyến học cho những người có trình độ cao,những người đã có thu nhập vững trong xã hội?Thêm vào đó ,lấy tiền từ đâu ra?
Miên man nghĩ đến đây,người viết chợt nhớ dến một chương trình khuyến khích học tập,đào tạo của Nhà nước :Đó là chương trình học bổng đưa người đi đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ ở nước ngoài.Một người bạn từng kể,Nhà nước dành cỡ 100 tỷ VND cho chương trình đó (xin bạn đọc bỏ qua nếu các con số thiếu chính xác,vì tại đây chúng chỉ có tính ước lệ) mà chỉ mới chi được độ 50% vì không chọn được đủ người  .Một ý tưởng nảy sinh:Giá mà Nhà Nước dành độ 5-10% (~5-10 tỷ VND) của số tiền đó để xây dựng một "quỹ khuyến học dành cho các nhà khoa học" thì hay biết mấy.Để đăng một bài cỡ 10 trang trên mặt tạp chí danh tiếng tốn trung bình ước chừng $1000 (~ 16 triệu VND,để cho một nhà KH tham dự hội nghị của nước ngoài chừng $2000(~32 triệu VND :vé máy bay lệ phí  hội nghị.phí lưu trú ).Một quỹ khuyến học với ngân sách cỡ 10 tỷ VND như trên có thể tài trợ cho hơn 600 công trình đăng tạp chí,hay hơn 300 báo cáo hội nghị.Lợi ích lâu dài của quỹ là không thể tính được.
...

Trích bài " "Quỹ khuyến học" dành cho các nhà khoa học ?" của tác giả Nguyễn Trần trên tạp chí Tự Động Hóa Ngày Nay-Số 55 - tháng 3/2005
http://www.automatio...fld=32005/forum
--------------
(*)Hai người VN được đọc báo cáo tại EPE 2005 là Nguyễn Phùng Quang và Nguyễn Doãn Phước (ĐHBK Hà Nội) trong một bài báo khác cũng trong tạp chí này đã tâm sự rằng rất khó khăn mới tìm được kinh phí để đi dự hội nghị

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hbteam: 23-04-2006 - 16:10


#89
hbteam

hbteam

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

về Vật Lý và Hóa Học thì ... có lẽ nên để bàn ở topic khác, vì nó cũng khá bức xức nhỉ

Theo mình thì đây là thực trạng chung của Khoa học VN nên chẳng cần phải tách ra làm gì.

Vấn đề ở đây là gì? Tiền hay trình độ :D


Có lẽ cũng không tách rời nó được đâu.

Còn đây là web của tạp chí TDH ngày nay
http://www.automation.org.vn

#90
thánhtoán

thánhtoán

    Toán học là bể khổ

  • Thành viên
  • 195 Bài viết
Trong này cũng có một anh có bài viết khá hay anh em vào đọc http://vnmath.zetamu...=article&sid=55
:D

#91
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Xin confirm lại: 2 tỷ-2 tỷ ruỡi là tất cả mọi thứ. Về luơng thì viện toán trả luơng cho NCV rất thấp. ví dụ như cán bộ nghiên cứu trẻ được trả lương khoảng 550+ một năm đuợc khoảng 800000 tiền đề tài, không đủ tiền để học TOEFL chứ đừng nói đến lấy vợ. Do đó chả phải ngẫu nhiên mà ở VN, mọi người cố sống cố chết mà đi nuớc ngoài, còn các nghiên cứu viên trẻ thì hùng hục mà học, làm, cố gắng kiếm xuất đi nuớc ngoài, không thì lấy vợ chắc chắn là chết đói.
PhDvn.org

#92
GrandPas

GrandPas

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

Đọc bài của bác Khoái thấy bác nói các lý thuyết Toán đẹp. Cá nhân mình thì lại thấy, các kết quả trong Toán lý thuyết tròn trịa đẹp đẽ bao nhiêu, thì trong ứng dụng nó lại thô xấu đi nhiều. Cách đây vài năm coi ti-vi mới thấy thành lập hội Toán ứng dụng VN làm mình cảm thấy ở VN, mọi người đều làm Toán lý thuyết cả.
Mà sao bác K lại ko cẩn thận rồi đá sang KHXH nhỉ? vài câu đá ra thế thôi, nhưng lại dính nhiều người khéo gây ra 1 cuộc chiến ko cần thiết.

Bạn nói thế là nhầm rồi đấy. Toán học áp dụng vào đời sống thì rất đẹp chứ. Bạn thấy nó thô và xấu vì bạn quá quen với kiểu nghĩ "lý thuyết" đấy thôi. Ở Việt Nam mình người làm về toán ứng dụng khá nhiều, nhiều nhất là tối ưu, có lẽ ảnh hưởng bởi thầy Hoàng Tụy.
Thời gian gần đây có một số cao thủ toán ngày xưa của VN chuyển sang học toán tài chính, thống kê xác suất, ví dụ như Đỗ Đức Nhật Quang, hay Nguyễn Trung Tú. Đây quả là tín hiệu đáng mừng! :leq

#93
phtung

phtung

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
http://vnmath.zetamu.com/

Trong này có mấy bài, mời mọi người vào đọc thử về nền Toán học VN cả lý thuyết lẫn ứng dụng.

#94
phtung

phtung

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

Bạn nói thế là nhầm rồi đấy. Toán học áp dụng vào đời sống thì rất đẹp chứ. Bạn thấy nó thô và xấu vì bạn quá quen với kiểu nghĩ "lý thuyết" đấy thôi. Ở Việt Nam mình người làm về toán ứng dụng khá nhiều, nhiều nhất là tối ưu, có lẽ ảnh hưởng bởi thầy Hoàng Tụy.
Thời gian gần đây có một số cao thủ toán ngày xưa của VN chuyển sang học toán tài chính, thống kê xác suất, ví dụ như Đỗ Đức Nhật Quang, hay Nguyễn Trung Tú. Đây quả là tín hiệu đáng mừng! :beat

Gradpas học Toán ứng dụng hả, hay hôm nào đưa 1 bài giới thiệu về vẻ đẹp của Toán ứng dụng đi, chứ giờ mình vẫn thấy nó xấu quá. DDNQ với NTT thì mình cũng quen, nhưng chắc 2 đứa đó ko có thời gian vào đây mà giải thích đâu. Granpas giúp mình cái nhỉ??

#95
GrandPas

GrandPas

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
Bạn gì gì ơi, Toán ứng dụng là ngành áp dụng toán học vào nghiên cứu thực tiễn :) Vì vậy muốn thấy toán ứng dụng hay đẹp thế nào bạn cứ quan sát chính cuộc sống này là thấy! :lol:

#96
quangtrung

quangtrung

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 53 Bài viết
Theo các cậu muốn phát triển nền toán học ,hệ thống Toán Việt Nam,chúng ta phải bắt đầu từ đâu?
Tớ thấy người Việt rất thông minh ,giỏi hơn các nước khác ,nhưng chỉ lại tập trung ở một số người.
Các cậu có nghĩ nên thay đổi cách thức giảng dạy toán hiện nay không?

#97
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
Thật nhảm nhí khi nói toán ứng dụng là xấu.
Nói như cụ Tụy, đơn giản nhất là về open key và closed key đang dùng trong các hệ thống ngân hàng và quân sự. Mấy cái thứ này đều dùng những kiến thức toán cơ bản trong số học, định lý Ferma, Ơler, rồi một số thứ vớ vẩn khác. Chỉ khó khăn một điều là các số nguyên tố được dùng rất lớn, có thể có đến 300 chữ số (số càng lớn đối phương sẽ khó giả mã được). Còn vố số những thứ, ví du như toán kinh tế, quan hệ mật thiết với toán ứng dụng. ất cả mọi thứ liên quan đến thực tế cơ bản ta có thể model hóa và giải với dạng phương trình vi phân, tích phân. Vấn đề bây giờ phải nâng cao trình độ của các nhà toán học về các ngành khác (cơ, hóa, sinh...) thì mới có thể hiểu và giải các bài toán cụ thể tốt hơn. Tôi có thể đưa một ví dụ như sau. Một cậui trường tôi nghiên cứu tầng đẩt, nơi cần xây dựng một cây cầu quan trọng. Mấy cậu trên Moscow về làm mãi chẳng xong ..., cu cậu này đến, đo đạc một hồi, đưa ra phương trình vi phân phức tạp, giải nó. Sau đó nhận bằng phó tiến sĩ... THực tế chứ? Thằng cu mình nói nó học toán cơ, ngoài toán hiểu tốt về cơ học.
Vài dòng chơi thôi, ai muốn cãi nhau nào?
Còn nói về toán học VN chỉ dựa vào một số vị?? Ngu xuẩn!!
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#98
htspmu

htspmu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 34 Bài viết
1) Tiền không hẳn là thứ quyết định cho nền toán học đâu. Ví dụ: Balan là một nước nghèo nhưng Toán học của học rất phát triển. Nền toán học Việt Nam thua nước khác phần nhiều do trình độ của ta kém hơn họ. Cho các bạn thật nhiều tiền thì các bạn có tự tin là sẽ viết được nhiều bài báo đăng ở Annal ò Math, Acta Math (in Sweden) không? Vấn đề ở chỗ sử dụng tiền thế nào mới đạt được mục đích phát triển nền toán học?
2) Ở Việt Nam còn nghèo nên việc đầu tư cho toán học còn ít là đương nhiên. Các bạn phải chấp nhận vừa làm toán vừa làm thêm vậy. Vấn đề ở chỗ là nước ta tham nhũng quá nhiều và không phát triển được khoa học công nghệ.
3) Mọi ngành nghề tạo ra của cải vật chất đều cần được chú trọng. Số lượng người làm Toán cần vừa phải thôi, vừa đủ cho các truờng Đại Học là được. Đào tạo khoa học, quan trọng nhất là chất lượng chứ không phải số lượng. Ở Việt Nam thiếu chất luợng chứ không phải số lượng tiến sĩ toán học.

#99
hoc.toan

hoc.toan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 59 Bài viết

cả 2 hệ quả đó đều đúng. Còn 1 hệ quả nữa, đó là nhiều học sinh trở nên tôn sùng những cái ..., tự điền!!! Trong khi đó nhiều nhà toán học vn thực sự thì cả nước số người biết đến có lẽ đếm trên đầu ngón tay.


Điều đó cho thấy Toán học VN đang ở đâu? Tại sao chúng ta chỉ "hô hào: anh này giỏi toán, anh kia là chuyên gia,...". Nhưng phải nhấn mạnh là về vấn đề gì?

Tôi thấy việc anh Dũng có một bài trên Anal là đủ để nói lên tất cả. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một khía cạnh của vấn đề.

Một nhà toán học người Anh nói: Hiểu thế nào là một công trình toán học, thế nào là một nhà toán học, thế nào là nghiên cứu toán học,.... khác nhau nhiều qua nền văn hóa của mỗi nước, mỗi tổ chức, cá nhân của mỗi người,... (Tôi dịch không chuẩn).

Việc LBKT: Tôi nghĩ ông ấy là người giỏi, nhưng giỏi về vấn đề gì thì tôi chưa biết. Tôi chỉ căn cứ vào Mathreview để đánh giá, nhưng thật ra Mathreview cũng chỉ là một phần ví dụ trường hợp của Parelman, nhưng Parelman chỉ là số ít.

Việc báo chí thì không ai hết: Ông Trình phải có trách nhiệm. Không nên trốn tránh trách nhiệm. Tuy nhiên nếu ông Trình "phản ứng" mà báo không đăng lại thì là chuyện khác.

Tóm lại: Tất cả chỉ là tương đối, nhưng có khi cái tương đối đó lại bị nhiều người lạm dụng một cách tuyệt đối.
Thân mến. Yours sincerely.

Lâm Uyên Học, Email: [email protected]

Chuyện cười về "Tiến sĩ Toán học LBKT": http://math.berkeley...ddhanh/LBKT.pdf

[size=6][color=red][url=http://math.berkeley.edu/~ddhanh/LBKT.pdf]

#100
StuSant

StuSant

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 15 Bài viết
Thêm chút ý kiến :

Theo mình thấy toán học không quá khó, nhưng nó quá nhiều công thức và giả thuyết. Nếu có thể làm đơn giản 1 vấn đề thì sẻ rất dễ đàng. Nhưng các học sinh ít có thời gian cùng thấy giáo hay các người giỏi giảng giải. Mỗi tiết học là 1 cuộc đua với thời gian. Vô lớp, giải các bài mẫu, ôn lại, ... có nhiều bài còn chưa học xong hết đã thi lên lớp.

Vấn đề $$$, chất lượng, ... không ý kiến.

Bằng cấp, danh, ... không phải vấn đề chính mà sáng tạo và chứng minh mới là quan trọng.Đúng hay sai, có hay không , ...

Có nhiều vấn đề rất đơn giản ta còn chưa giải được nói chi đến lớn.





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: toán học việt nam, nguyễn tiến zung

4 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 4 khách, 0 thành viên ẩn danh