Đến nội dung

Hình ảnh

Giới thiệu về Geobra 3.2


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
hoangnamfc

hoangnamfc

    IVMF

  • Thành viên
  • 700 Bài viết
1. Bổ sung thêm cửa sổ view theo bảng tính. Như vậy Geogebra đã hoàn tất toàn bộ tất cả các mô phỏng Toán học động của mình: có đủ cả 3 màn hình: Đồ họa (Hình học), Đại số và Bảng tính.
Hình dưới đây mô tả một màn hình chuẩn của Geogebra với đầy đủ cả 3 cửa sổ thể hiện chính.

Hình đã gửi

Trên bảng tính có thể lưu trữ số hoặc chữ, các lệnh hoặc các đối tượng của phần mềm. Hy vọng thời gian tới tôi sẽ có bài viết khác sâu hơn về các tính năng đặc biệt này của bảng tính trong phần mềm Geogebra.
2. Bổ sung thêm tính năng tạo Animation cho đối tượng số (slider). Tính năng mới này sẽ giúp dễ dàng tạo ra các loại animation tương tự như trong các phần mềm Hình học động khác.
Chức năng Animation của slider không trực tiếp tạo ra các đối tượng có thể tự động chuyển động nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tạo được chúng thông qua sự trợ giúp của các lệnh và chức năng khác. Sau đây sẽ xét 2 ví dụ.
Ví dụ 1: Tạo 1 điểm chuyển động (animation) trên một đoạn thẳng.
Tạo một đoạn thẳng AB và một slider (b) có độ dài 10 (b chạy từ 0 đến 10) trên màn hình.
- Từ Input Bar nhập lệnh sau để tạo đối tượng là độ dài đoạn thẳng AB:
d=distance[A,B]
- Bây giờ chúng ta sẽ dùng công cụ Hình đã gửi để tạo vòng tròn biết tâm, bán kính như sau:
Chọn công cụ, nháy chuột tại điểm A (lấy A làm tâm), xuất hiện hộp hội thoại nhập bán kinh, gõ lệnh sau để nhập bán kinh: d*b/10.
- Dùng công cụ điểm để tạo điểm C là giao của vòng tròn trên với đoạn thẳng AB.
- Ẩn vòng tròn vừa tạo ra.
Bây giờ chúng ta đã vừa tạo xong điểm C. Chúng ta sẽ cho C tự động chuyển động trên AB bằng cách nháy chuột phải trên đối tượng Slider b và chọn chức năng: Animation o­n.Chúng ta sẽ thấy điểm C chuyển động tự động dọc theo đoạn AB như hình dưới đây.

Hình đã gửi

Ví dụ 2: Tạo 1 điểm chuyển động trên vòng tròn.
Để làm được việc trên chúng ta hãy thực hiện dãy các thao tác sau:
- Tạo trên màn hình một vòng tròn tâm A, một tia AC bất kỳ và slider a độ dài 10 (a chạy từ 0 đến 10) như hình dưới đây:
Hình đã gửi
-Tiếp theo chúng ta sử dụng công cụ tạo góc Hình đã gửivới thao tác như sau:
Chọn công cụ, nháy chuột lần lượt lên các điểm C, A (chú ý thứ tự!) và điền công thức sau: a*368o/10 trong hộp hội thoại như hình dưới đây:

Hình đã gửi

Sau lệnh trên một góc với tâm A (góc CAC') sẽ được khởi tạo như hình dưới đây.
Hình đã gửi
- Bây giờ chúng ta kẻ tia AC' và cắt vòng tròn tại D. Làm ẩn tất cả các đối tượng không cần thiết chỉ để lại vòng tròn, điểm D và Slide a ta thu được hình cuối cùng như dưới đây.
Hình đã gửi
- Bây giờ muốn D tự chuyển động chỉ cần nháy chuột trái lên slider a và chọn Animation o­n.
3. Phiên bản mới đã bổ sung một loạt công cụ mới trong đó có các công cụ quan trọng như Quĩ tích, Ellipse, Hyperbola và Parabola.
Trong phần này chúng ta sẽ xét công cụ Locus (tìm quĩ tích) mới của Geogebra. Công cụ này có tính năng tự động khởi tạo các đối tượng hình học mới là quĩ tích của một điểm phụ thuộc của hình.
Ví dụ 3: Quĩ tích của một điểm.
- Giả sử đã tạo ra một vòng tròn tâm O và đường thẳng d. Điểm A chạy tự do trên đường thẳng này. Nối OA cắt đường tròn tại C. Giả sử F là trung điểm CA. Tìm quĩ tích điểm F.
- Thao tác tìm quĩ tích điểm F như sau: Chọn công cụ Locus Hình đã gửi Nháy chuột tại điểm F (để xác định quĩ tích), sau đó nháy chuột lên điểm A (là điểm tạo ra quĩ tích). Chúng ta sẽ thấy xuất hiện ngay một đối tượng mới là 1 đường cong trên màn hình. Đó chính là Quĩ tích của điểm F khi A chuyển động tự do trên đường thẳng d. Quĩ tích này cũng là một đối tượng hình học trên màn hình do đó chúng ta có thể thực hiện các thao tác trên đối tượng này như đổi màu, kiểu thể hiện hay tạo ra điểm G chuyển động tự do trên quĩ tích này.

Hình đã gửi

4. Một loạt các hàm đại số mới được bổ sung làm cho phần mềm trở nên rất mạnh trong lĩnh vực khảo sát hàm số, đại số tuyến tính và hình giải tích.
Các giáo viên có thể tìm hiểu kỹ các hàm mới đưa vào từ phiên bản 3.2. Trong bài viết này tôi chỉ đưa ra một ví dụ đơn giản cho việc Geogebra hỗ trợ tốt cho việc khảo sát đồ thị hàm số lớp 12.
Ví dụ 4: Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bao gồm cả các tiệm cận.
Hình đã gửi
Dễ thấy rằng f(x)=-x+1/(x-m) vậy hàm số có tiệm cận xiên là y=-x.
Đồ thị của hàm số này dễ dàng vẽ được trên màn hình phần mềm Geogebra với tham số động m.
Sử dụng công cụ slider Hình đã gửi để tạo tham số động m, sau đó nhập hàm số f(x)=(-x^2+m*x+1)/(x-m) từ thanh nhập liệu phía dưới ta sẽ có ngay hàm số như hình dưới đây.

Hình đã gửi

Ví dụ 5: Khảo sát các đường tiệm cận của hàm số:
Hình đã gửi
Để khảo sát tiệm cận của hàm số này chúng ta xét hàm mẫu số:
g(x)=x^2+6x+m
Sử dụng slider để tạo tham biến động m và vẽ đồ thị hàm số f(x) đồng thời với g(x) ta có hình dưới đây.
Hình đã gửi
Tùy thuộc vào giá trị của m ta sẽ quan sát được hình dáng và tiệm cận của hàm số trên.
- Ta luôn thấy rằng hàm trên có tiệm cận ngang y=0 vì khi x tiến ra vô cùng, hàm f(x) tiến dần đến 0.
- Nếu m>9, phương trình g(x)=0 vô nghiệm, hàm số trên không có tiệm cận đứng. Dáng điệu hàm số như sau:
Hình đã gửi
- Nếu m=9, hàm số = (x+2)/(x+3)^2 do đó có tiệm cận đứng x=-3.
Hình đã gửi
- Trường hợp m=8, ta có f(x)=1/(x+4) do đó đồ thị hàm số sẽ có một tiệm cận đứng là x=-4..
Hình đã gửi

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hechech11: 13-11-2009 - 13:04


#2
Đỗ Quang Duy

Đỗ Quang Duy

  • Thành viên
  • 264 Bài viết
Công nhận cái phần mềm này hay thật!
Hình đã gửi

#3
hoangnamfc

hoangnamfc

    IVMF

  • Thành viên
  • 700 Bài viết

Công nhận cái phần mềm này hay thật!

ngoài phần mềm này cũng có thêm phần mềm Violet cũng khá hay. Có thể sử dụng để tạo bài giảng và vẽ hình tương tự như Geobra. Còn có thêm chức năng vẽ mạch điện như thật

#4
SátThu

SátThu

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết

ngoài phần mềm này cũng có thêm phần mềm Violet cũng khá hay. Có thể sử dụng để tạo bài giảng và vẽ hình tương tự như Geobra. Còn có thêm chức năng vẽ mạch điện như thật

anh có bộ cài full của violet không. Em cũng có nhưng xài đựoc hơn 200 lần ah

#5
hoangnamfc

hoangnamfc

    IVMF

  • Thành viên
  • 700 Bài viết

anh có bộ cài full của violet không. Em cũng có nhưng xài đựoc hơn 200 lần ah

sao lại hơn 200 lần nhỉ. Đúng ra là chỉ 200 lần thôi nghe. Mình có patch này các bạn bỏ vộ thư mục đã cài của violet. Patch vô là xài mãi. Chú ý: tắt diệt virus khi patch. Patch xong bật diệt virus lên diệt file patch (chỉ diệt file có hình ổ khóa màu vàng vì đó là virus) nhưng chẳng ảnh hương gì đến máy đâu.
File gửi kèm  Patch.zip   57.35K   65 Số lần tải

#6
Đỗ Quang Duy

Đỗ Quang Duy

  • Thành viên
  • 264 Bài viết
Mình dùng phần mềm Geogebra để vẽ hình, nhưng khi vẽ nó cứ xuất hiện mấy đường thừa. Làm thế nào để xóa chúng?
Hình đã gửi

#7
hoangnamfc

hoangnamfc

    IVMF

  • Thành viên
  • 700 Bài viết

Mình dùng phần mềm Geogebra để vẽ hình, nhưng khi vẽ nó cứ xuất hiện mấy đường thừa. Làm thế nào để xóa chúng?

chắc là bạn dùng đường thẳng đê vẽ (VD như thế) nên bạn dùng tẩy thì sẽ xóa luôn đường đó. Nếu vẽ thì bạn dùng đoạn thẳng chẳng hạn nó sẽ ko có đường thừa ra

#8
hungchng

hungchng

    Sĩ quan

  • Điều hành viên
  • 337 Bài viết
Tôi sẽ hướng dẫn vẽ một số hình không gian đơn giản có chuyển động bằng Geogebra.

Chạy Geogebra, gõ vào khung "nhập lệnh" O=(0,0) , gõ enter ta có điểm O.
Gõ vào khung "nhập lệnh" S=(0,6) , gõ enter ta có điểm S.
Gõ vào khung "nhập lệnh" e : x^2+9y^2=9 , gõ enter ta có elip với nửa trục lớn 3 và nửa trục nhỏ 1, click phải chuột vào elip e hiện menu, bỏ chọn hiển thị tên để trên bản vẽ không có chữ e.
click chuột vào nút thứ 10 (thanh trượt), rồi vào bản vẽ click chuột sẽ hiện hộp thoại thanh trượt, chọn góc rồi click áp dụng sẽ có thanh trượt $\alpha$. click chuột vào nút số 1 (mủi tên) rồi click vào thanh trượt kéo đến vị trí thích hợp, kéo chấm đen để $\alpha = 50^o.$
Gõ vào khung "nhập lệnh" $M=(3cos(\alpha),sin(\alpha))$ , (với $\alpha$ ở nút thứ 2 gần nút câu lệnh) gõ enter ta có điểm M năm trên elip.
Click chuột vào nút thứ 5 (tam giác) rồi lần lượt click vào S, O, M, S sẽ hiên ra tam giác SMO được tô và có tên 3 cạnh. click chuột vào nút số 1 (mủi tên) rồi click phải chuột vào cạnh của tam giác hiện menu, bỏ chọn hiển thị tên để trên bản vẽ không có chữ tên cạnh.
Click phải chuột vào cạnh SM, hiện menu chọn thuộc tính, hiện hộp thoại chọn màu sắc, chọn màu cyan (0, 255,255), click Đóng.
Click phải chuột vào cạnh SM, hiện menu chọn hiện dấu vết, để khi chuyển động có vết.
Click chuột vào dấu tam giác của nút 3, sẽ đổ xuống 6 nút chọn nút Đoạn thẳng, vào bản vẽ click lên S và click lên elip để và tiếp tuyến SA và tiếp tục vẽ tiếp tuyến SB. click chuột vào nút số 1 (mủi tên) rồi click phải chuột vào tiếp tuyến hiện menu, bỏ chọn hiển thị tên để trên bản vẽ không có chữ tên tiếp tuyến. click phải chuột vào A hiện menu, bỏ chọn hiển thị đối tượng để trên bản vẽ không có điểm A, làm tương tự cho điểm B.
click phải chuột vào thanh trượt $\alpha$ hiện menu, chọn hiệu ứng trên, là điểm M sẽ chuyển động tạo ra hình nón màu cyan. Để dừng ta click chuột vào nút pause mới hiện ra ở góc trái dưới của bản vẽ. Để xóa các vết ta dùng Ctrl+F. Để chạy lại ta click nút play ở góc trái dưới của bản vẽ. Cuối cùng nhớ Ctrl+S để lưu lại file bản vẽ.

tôi upload 2 file này cho các đồng nghiệp dùng tạm http://cid-f39091981.../Public/non.rar

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hungchng: 23-04-2011 - 10:00

Hình đã gửi

#9
atnguyen003

atnguyen003

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Đây là chương trình vẽ hình học hay thật :D




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh