Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm 3 số hữu tỉ $m,n,p$ sao cho $m + \dfrac{1}{np} ; n + \dfrac{1}{pm} ; p + \dfrac{1}{mn}$ nguyên


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
kobietlamtoan

kobietlamtoan

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 112 Bài viết
Tìm tất cả các bộ 3 số hữu tỉ $(m, n, p)$ sao cho mỗi số sau là 1 số nguyên:
$$m + \dfrac{1}{np} ; n + \dfrac{1}{pm} ; p + \dfrac{1}{mn}$$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Quang Toàn: 07-11-2011 - 21:20

Nghiêm Văn Chiến 97

#2
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Đặt $m=\dfrac{a_1}{a_2};\;\;m=\dfrac{b_1}{b_2};\;\;p=\dfrac{c_1}{c_2}$ là những phân số tối giản
Ta có:
$m+\dfrac{1}{np}=\dfrac{a_1}{a_2}+\dfrac{b_2c_2}{b_1c_1}=\dfrac{a_1b_1c_1+a_2b_2c_2}{a_2b_1c_1} $

$n+\dfrac{1}{pm}=\dfrac{b_1}{b_2}+\dfrac{a_2c_2}{a_1c_1}=\dfrac{a_1b_1c_1+a_2b_2c_2}{a_1b_2c_1} $

$p+\dfrac{1}{mn}=\dfrac{c_1}{c_2}+\dfrac{a_2b_2}{a_1b_1}=\dfrac{a_1b_1c_1+a_2b_2c_2}{a_1b_1c_2} $

đều là những số nguyên.
Suy ra:
$S=\dfrac{a_1b_1c_1+a_2b_2c_2}{a_1b_1c_1a_2b_2c_2} $ cũng phải là số nguyên (do $a_1,a_2;\;\;b_1,b_2;\;\;c_1,c_2$ là những cặp nguyên tố cùng nhau)
Từ đó ta có:
$S=\dfrac{1}{a_1b_1c_1}+\dfrac{1}{a_2b_2c_2}\in \mathbb{Z}\Rightarrow S \in\{0,\pm 1,\pm2\}$
Đến đây có thể giải quyết từng trường hợp (5 trường hợp tất cả!)

Tuy nhiên, chỉ trường hợp $S=0$ thôi, thì đã có vô số nghiệm rồi!
Khi đó $a_1b_1c_1=-a_2b_2c_2$
Chẳng hạn các giá trị trên theo thứ tự là $1.2.3=-(-2).3.1$
nghĩa là $m=-\dfrac{1}{2};\;n=\dfrac{2}{3};\;\;p=3$ Dễ dàng kiểm tra các giá trị đó thoả mãn!
Đó chỉ là một ví dụ.
-----------------------------------
Tóm lại bài này chẳng có ý nghĩa Toán học gì cả :) :lol:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi UEVOLI: 07-11-2011 - 20:42


#3
dap

dap

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Suy ra:
$S=\dfrac{a_1b_1c_1+a_2b_2c_2}{a_1b_1c_1a_2b_2c_2} $ cũng phải là số nguyên (do $a_1,a_2;\;\;b_1,b_2;\;\;c_1,c_2 $ là những cặp nguyên tố cùng nhau)

Bạn nhầm nặng rồi nó chỉ cần chia hết cho lcm(a1b1c1).lcm(a2b2c2) là đã quá đủ thì làm sao có thể chia hết cho a1b1c1a2b2c2
Xin lỗi vì không gõ được Latex!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dap: 11-11-2011 - 09:38


#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
UEVOLI, bạn bổ sung thêm chứng minh rằng
$BCNN(a_2b_1c_1;a_1b_2c_1;a_1b_1c_2)=a_1b_1c_1a_2b_2c_2$ thì chứng minh hoàn tất.
Nhược bằng, nếu không cm được thì đồng nghĩa với việc bài cm của bạn "sụp đổ".
Hy vọng là không vậy! :icon6:
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#5
Strygwyr

Strygwyr

    Sk8er-boi

  • Thành viên
  • 272 Bài viết

Theo em thì cách chứng minh của chị UEVOLI có vẻ chưa đúng lắm và nhìn "khủng" quá :D. Em xin được trình bày cách khác có vẻ khả quan hơn

Lời giải : 

Đặt $mnp=\frac{x}{y}$ với $x,y\in \mathbb{Z}$ và ($x$,$y$) $=1$

Ta có : $(m+\frac{1}{np})(n+\frac{1}{pm})(p+\frac{1}{mn})=m(1+\frac{1}{mnp})n(1+\frac{1}{mnp})p(1+\frac{1}{mnp})=mnp(1+\frac{1}{mnp})^{3}=\frac{x}{y}(1+\frac{x}{y})^{3}=\frac{(x+y)^{3}}{xy^{2}}$

Từ giả thiết ta suy ra được $\frac{(x+y)^{3}}{xy^{2}}$ là số nguyên.

Do đó $xy^{2}$/$(x+y)^{3}$

Vì ($x$,$y$)$=1$ nên ($x+y$,$x$)=($x+y$,$y$)$=1$

Do đó $x=y=1$ 

Từ đó $m+\frac{1}{np}=2m$, $n+\frac{1}{pm}=2n$, $p+\frac{1}{mn}=2p$ đều là các số nguyên có tích bằng $8$.

Suy ra ($2m$,$2n$,$2p$) là hoán vị của một trong các bộ số : ($1$,$1$,$8$),($1$,$2$,$4$),($2$,$2$,$2$),($-1$,$-1$,$8$),($-1$,$1$,$-8$),($-1$,$-2$,$4$),($-1$,$2$,$-4$),($1$,$-2$,$-4$),($-2$,$-2$,$2$)

Từ đó dễ dàng suy ra được $m$,$n$,$p$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi namsub: 10-06-2013 - 16:09

"Nothing is impossible"

(Napoleon Bonaparte)





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh