Đến nội dung

Hình ảnh

Đề casio của huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang $f(x)=x^7-2x^5-3x^4+x-1$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
MyLoVeForYouNMT

MyLoVeForYouNMT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 259 Bài viết
Bài 1: (5 điểm) Thực hiện phép tính
a) $A=\dfrac{2,5}{100}.\dfrac{(85\dfrac{7}{30}-83\dfrac{5}{18}):2\dfrac{2}{3}}{0,04}+\dfrac{7,5}{100}.\dfrac{(8\dfrac{7}{55}-6\dfrac{17}{110}):2\dfrac{2}{3}}{(\dfrac{2}{5}-\dfrac{3}{20}):1\dfrac{7}{8}}$
b) $B=\dfrac{4x^6-3x^5+5x^2-2x+17,25}{5x^2-3x+12,58}$ với $x=0,6789$


Bài 2: (5 điểm)
a) Tìm các chữ số x, y để $\overline{1234xy}$ chia hết cho 8 và 9.
b) Tìm chữ số hàng đơn vị của số $7^{2012}$.


Bài 3: (5 điểm)
a) Tìm số dư của phép chia 2345678901234 cho 4567.
b) Tính $A=\dfrac{2}{0,20122012...}+\dfrac{2}{0,020122012...}+\dfrac{2}{0,0020122012...}$


Bài 4: (5 điểm)
a) Viết quy trình bấm phím để tìm đa thức thương và số dư trong phép chia đa thức $f(x)=x^7-2x^5-3x^4+x-1$ cho đa thức $x-5$.
b) Cho đa thức $H(x)=(1+x^2)^{15}=a_{0}+a_{1}x+a_{2}x^2+a_{3}x^3+...+a_{29}x^{29}+a_{30}x^{30}$
Tính chính xác giá trị của biểu thức:
$K=-3a_{1}+2^2a_{2}-3^3a_{3}+2^4a_{4}-....-3^{29}a_{29}+2^{30}a_{30}$


Bài 5: (5 điểm)
a) Tìm các số tự nhiên a, b, c, d biết $\dfrac{295403841}{146809}=a+\dfrac{1}{b+\dfrac{1}{c+\dfrac{1}{d}}}$.
b) Giải phương trình $\sqrt{612+621\sqrt{1+x}}=1+\sqrt{612-621\sqrt{1+x}}$


Bài 6: (5 điểm)
Cho tam giác nhọn ABC có $\widehat{A}=63^025'$. Các cạnh AB, AC có độ dài lần lượt là AB=32,25cm; AC=35,75cm.
a) Tính diện tích tam giác ABC
b) Tính số đo góc B và góc C ( làm tròn đến giây)


Bài 7: (5 điểm) Cho 3 số A=30894; B=95392; C=685630.
a) Tìm ƯCLN(A; B; C).
b) Tìm BCNN(A;; B; C).


Bài 8: (5 điểm)
Một ngưòi lĩnh lương khởi điểm là 830000 đồng/tháng (tám trăm ba mươi ngài đồng). Cứ sau ba năm anh ta lại được tăng lương thêm 8,3% . Hỏi sau 33 năm làm việc anh ta được lĩnh tất cả bao nhiêu tiền lương (lấy nguyên kết quả trên máy tính)?


Bài 9: (5 điểm) Dãy số $U_{0}, U_{1}, U_{2},...,U_{n}$ được cho như sau:
$U_{0}=U_{1}=2$; $U_{n+2}=U_{n+1}.U_{n}+1$ với n=0; 1; 2; 3;...
a) Hãy lập một quy trình bấm phím liên tục để tính $U_{n}$ với $n\geq 2$.
b) Tính các giá trị $U_{2}, U_{3}, U_{4}, U_{5}; U_{6}; U_{7}, U_{8}.$


Bài 10:
a) Một tập hợp các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 1 được viết lên bảng. Nếu người ta xoá đi một số thì trung bình cộng của các số còn lại bằng$\dfrac{602}{17}$. Tìm số đã bị xóa.
b) Tìm các số tự nhiên $\overline{aabb}$ sao cho $\overline{aabb}=\overline{(a+1)(a+1)}.\overline{(b-1)(b-1)}$. Nêu quy trình bấm phím để được kết quả.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 06-12-2011 - 22:30

​You may only be one person to the world
But you may also be the world to one person


#2
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Ở ĐNG cũng mới thi xong hồi chiều. Mình làm bài quá tệ. Còn đề thì bữa sau mình post cho.
Làm một tí cho vui.

Bài 1:

a) $A=\dfrac{36937}{42240}$

b) $B \approx 1,41313$

Bài 2:

a) Để $\overline {1234xy} \vdots 9 \Leftrightarrow 10 + x + y \vdots 9 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x + y = 8\\x + y = 17\end{array} \right.$.

Để $\overline {1234xy} \vdots 8 \Leftrightarrow \overline {xy} \vdots 8$

Tới đây thì ta thử trực tiếp trên máy ta được $(x;y) \in \{ (0;8);(8;0)\} $

b) Ta có: ${7^{2012}} = {\left( {{7^4}} \right)^{503}} \equiv {1^{503}} = 1(\bmod 10)$

Vậy chữ số hàng đơn vị của $7^{2012}$ là $1$

Bài 3:

a) Bấm trực tiếp trên máy Vn-500MS ra kết quả số dư là $26$

b) $A = \dfrac{2}{{0,(2012)}} + \dfrac{2}{{0,0(2012)}} + \dfrac{2}{{0,00(2012)}} = \dfrac{2}{{\dfrac{{2012}}{{9999}}}} + \dfrac{2}{{\dfrac{{2012}}{{99990}}}} + \dfrac{2}{{\dfrac{{2012}}{{999900}}}} = \dfrac{{1109889}}{{1006}}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 06-12-2011 - 22:21

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#3
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Múa tiếp nhé
Bài 4:
a) Dùng máy fx-570MS.
Bấm $1 \boxed{SHIFT} \boxed{STO} A$.
Nhập lệnh sau:
$A=5A:A=5A-2:A=5A-3:A=5A:A=5A:A=5A+1:A=5A-1$
Bấm liên tiếp 6 lần nút $\boxed{=}$ tương ứng với hệ số của hạng tử bậc giảm dần từ 6 đến 1. Bấm phím $\boxed{=}$ thêm lần nữa là số dư

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4991 Bài viết
Vui vui 1 bài vậy
Bài 4:
b)Khai triển $H(x)=(1+x^2)^{15}$ thì dễ thấy $a_1=a_3=...=a_{29}=0$
Ta có:
\[H\left( 2 \right) = {5^{15}} = {a_0} + {2^2}{a_2} + ... + {2^{30}}{a_{30}}\]
\[H\left( 0 \right) = 1 = {a_0} \Rightarrow {2^2}{a_2} + {2^4}{a_4} + ... + {2^{30}}{a_{30}} = {5^{15}} - 1\]
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh