Đến nội dung

Hình ảnh

CMR: $\frac{1}{MB}+\frac{1}{MD} =\frac{1}{NC}+\frac{1}{NE}$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
Beautifulsunrise

Beautifulsunrise

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 450 Bài viết
Cho tam giác ABC. Gọi D, E là 2 điểm nằm trên cạnh BC sao cho $\widehat{BAD}=\widehat{CAE}$. Đg tròn nội tiếp các tam giác ABD, ACE tiếp xúc cới BC lần lượt tại M, N.
CMR: $\frac{1}{MB}+\frac{1}{MD} =\frac{1}{NC}+\frac{1}{NE}$

#2
datkjlop9a2hVvMF

datkjlop9a2hVvMF

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

Cho tam giác ABC. Gọi D, E là 2 điểm nằm trên cạnh BC sao cho $\widehat{BAD}=\widehat{CAE}$. Đg tròn nội tiếp các tam giác ABD, ACE tiếp xúc cới BC lần lượt tại M, N.
CMR: $\frac{1}{MB}+\frac{1}{MD} =\frac{1}{NC}+\frac{1}{NE}$

Mình post cái hình trước @@
hình 6.JPG
i LOVE Life_____________________________________

""i'm BEST and PROFESSION""
--N.T.Đ tự hào là thành viên VMF--Hình đã gửi
nhấp vào :D

#3
Leonguyen

Leonguyen

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

Câu này là IMO Shortlist 1993 lSL3

 

Hình gửi kèm

  • 22.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Leonguyen: 09-04-2023 - 17:47

"Chỉ có cách nhìn thiển cận mới không thấy được vai trò của Toán học"

(Giáo sư Tạ Quang Bửu)


#4
HaiDangPham

HaiDangPham

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THCS
  • 318 Bài viết

Dang-DDTH-Thang4Ngay10-3 (1) 1.jpg

Lời giải. Gọi $(I_b, r_b)$, $(I_c, r_c) $ lần lượt là đường tròn nội tiếp các tam giác ABD và ACE. $(I_b)$ tiếp xúc AD tại M' và $(I_c)$ tiếp xúc AE tại N'. 

Ta có $S_{ABD}=\frac{1}{2}.AB.AD. \sin{\angle BAD}$,  $S_{ACE}=\frac{1}{2}.AC.AE. \sin{\angle CAE}$. Mà $\angle BAD=\angle CAE$ nên 

$\frac{S_{ABD}}{S_{ABD}}=\frac{AB.AD}{AC.AE}$ $(1)$

Theo một cách khác $S_{ABD}=\frac{1}{2}.(AB+AD+BD).r_b$ và $S_{ACE}=\frac{1}{2}.(AC+AE+EC).r_c$. Do đó 

$\frac{S_{ABD}}{S_{ACE}}=\frac{AB+AD+BD}{AC+AE+EC}.\frac{r_b}{r_c}$ 

Cũng do $\angle BAD=\angle CAE$ nên tam giác $AI_bM'$ đồng dạng với tam giác $AI_cN'$. Suy ra 

$\frac{r_b}{r_c}=\frac{AM'}{AN'}=\frac{AB+AD-BD}{AC+AE-EC}$

Do đó 

$\frac{S_{ABD}}{S_{ACE}}=\frac{(AB+AD)^2-BD^2}{(AC+AE)^2-EC^2}.$  $(2)$

Từ (1) và (2), áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có 

$\frac{S_{ABD}}{S_{ACE}}$

$=\frac{(AB+AD)^2-BD^2 -4.AB.AD}{(AC+AE)^2-EC^2-4.AC.AE}$

$=\frac{(AB-AD)^2-BD^2}{(AC-AE)^2-EC^2}$

$=\frac{(AB+BD-AD)(AD+BD-AB)}{(AC+EC-AE)(AE+AE-AC)}$

$=\frac{MB.MD}{NC.NE}$

Cuối cùng, theo một cách khác nữa $\frac{S_{ABD}}{S_{ACE}}=\frac{BD}{CE}$. Do đó $\frac{BD}{CE}=\frac{MB.MD}{NC.NE}$. Để ý $BD=MB+MD$ và $CE=NC+NE$ ta suy ra điều phải chứng minh. 

____

Một lời giải hơi cồng kềnh ^^! Thú vị nhất chỗ dùng tính chất dãy tỉ số bằng nhau vì chẳng mấy khi mình dùng trong chứng minh hình học. 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HaiDangPham: 12-04-2023 - 04:13

"Hap$\pi$ness is only real when shared."




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh