Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TOÁN 10 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2009-2010

caybutbixanh toán 10 học sinh giỏi

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Bài 1:

1,Tìm một hàm số bậc hai để đồ thị của nó có trục đối xứng là đường thẳng $x=2$ đồng thời tiếp xúc với hai đường thẳng $y=-1$ và $y=2x-7.$

2, giải phương trình :$\sqrt {4-3 \sqrt{10-3x}}= x-2.$

Bài 2:

1, Giải hệ phương trình :$\left\{\begin{matrix} (x+y)^{2}+3y^{2}=7\\ x+2y(x+1)=5 \end{matrix}\right.$

2,Giải và biện luận bất phương trình :$\frac{x^{2}-2(m-1)x+m^{2}+2m}{\sqrt{-x^{2}+3x-2}}< 0$

Bài 3:

1, Trong mặt phẳng $Oxy$, cho $A(2;0)$ và đường thẳng $(\Delta):y+2=0.$ Tìm trên đường thẳng $(\Delta)$ điểm $M$ sao cho $OM+MA$ ngắn nhất.

2, Trong mặt phẳng $Oxy$, cho 3 điểm $A(1;-2); B(5;-3) và C(2;0).$ Tìm phương trình đường thẳng $(d)$ qua điểm $C$ và có khoảng cách từ $(d)$ đến $B$ bằng 3 lần khoảng cách $(d)$ đến $A.$

Bài 4 :

1, Cho các số thực dương $x,y$ thỏa mãn $x+y=1.$ Tìm min :$\sqrt{x^{2}+y^{2}+4x-2y+5}$

2, Cho hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} x+y+2m-15=0\\ \sqrt{9-x}+\sqrt{9-y}=2m+1 \end{matrix}\right.$

Tìm $m$ đề hệ có nghiệm $(x;y).$

Bài 5:

Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $a+b+c=3.$ Chứng minh rằng :

$\frac{a+1}{b^{2}+1}+\frac{b+1}{c^{2}+1}+\frac{c+1}{a^{2}+1}\geqslant ab+bc+ca.$

Dấu "=" xảy ra khi nào ?


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#2
Vu Thuy Linh

Vu Thuy Linh

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 556 Bài viết

Bài 2:

1, Giải hệ phương trình :$\left\{\begin{matrix} (x+y)^{2}+3y^{2}=7\\ x+2y(x+1)=5 \end{matrix}\right.$

 

$\left \ x^{2}+4y^{2}+2xy=7; x+2y+2xy=5 \Leftrightarrow (x+2y)^{2}-2xy=7;(x+2y)+2xy=5$

Đặt x + 2y = a và 2xy = b. Ta có hệ:

$a^{2}-b=7$

$a+b=5$

$\Leftrightarrow a^{2}+a-12=0\Rightarrow a=3\cup a=-4 ......$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Vu Thuy Linh: 14-07-2013 - 21:20


#3
Vu Thuy Linh

Vu Thuy Linh

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 556 Bài viết

 

Bài 5:

Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $a+b+c=3.$ Chứng minh rằng :

$\frac{a+1}{b^{2}+1}+\frac{b+1}{c^{2}+1}+\frac{c+1}{a^{2}+1}\geqslant ab+bc+ca.$

Dấu "=" xảy ra khi nào ?

Áp dụng BĐT AM-GM ta có:

$\frac{a+1}{b^{2}+1}=(a+1)-\frac{b^{2}(a+1)}{b^{2}+1}\geq a+1-\frac{ab+b}{2b}$

CMTT ta có:

$VT\geq 3+\frac{a+b+c-ab-bc-ca}{2}$

Mà a + b + c = 3 $=>2(ab+bc+ca)\leq (a+b+c)^{2}=9=>ab+bc+ca\leq 3$

=>$VT\geq 3\geq ab+bc+ca$

dấu "=" xảy ra khi a = b = c = 1


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Vu Thuy Linh: 14-07-2013 - 21:35


#4
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Bài 5:

Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $a+b+c=3.$ Chứng minh rằng :

$\frac{a+1}{b^{2}+1}+\frac{b+1}{c^{2}+1}+\frac{c+1}{a^{2}+1}\geqslant ab+bc+ca.$

Dấu "=" xảy ra khi nào ?

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy, ta có:

$$\dfrac{a+1}{b^2+1}=a+1-\dfrac{b^2(a+1)}{b^2+1}\geq a+1-\dfrac{b^2(a+1)}{2b}=a+1-\dfrac{ab+b}{2}$$

Chứng minh tương tự, ta có:

$$\dfrac{b+1}{c^2+1}\geq b+1-\dfrac{bc+c}{2}$$

$$\dfrac{c+1}{a^2+1}\geq c+1-\dfrac{ca+a}{2}$$

Do đó $$\sum \dfrac{a+1}{b^2+1}\geq \sum a+3-\dfrac{\sum ab+\sum a}{2}=\dfrac{9}{2}-\dfrac{\sum ab}{2}$$

Vì vậy cần chứng minh $$\dfrac{9}{2}-\dfrac{\sum ab}{2}\geq \sum ab$$

$$\Leftrightarrow \dfrac{3}{2} \sum ab\leq \dfrac{9}{2}$$

$$\Leftrightarrow \sum ab\leq 3$$

$$\Leftrightarrow 3\sum ab\leq \left ( \sum a \right )^2\ \ \ (\text{Luôn đúng})$$

Vậy $\sum \dfrac{a+1}{b^2+1}\geq \sum ab$

Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c=1.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi DarkBlood: 14-07-2013 - 21:36


#5
Vu Thuy Linh

Vu Thuy Linh

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 556 Bài viết

Bài 4 :

1, Cho các số thực dương $x,y$ thỏa mãn $x+y=1.$ Tìm min :$\sqrt{x^{2}+y^{2}+4x-2y+5}$

 

BT = $\sqrt{(x+2)^{2}+(y-1)^{2}}\geq \frac{x+2+y-1}{\sqrt{2}}=\frac{x+y+1}{\sqrt{2}}=\frac{2\sqrt{2}}{2}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Vu Thuy Linh: 14-07-2013 - 21:52


#6
banhgaongonngon

banhgaongonngon

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1046 Bài viết
Bài 2:

1. Giải hệ phương trình :$\left\{\begin{matrix} (x+y)^{2}+3y^{2}=7\\ x+2y(x+1)=5 \end{matrix}\right.$

 

$\left\{\begin{matrix} (x+2y)^{2}-2xy=7\\ x+2y+2xy=5 \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+2y=5-2xy\\ (x+2y)^{2}+(x+2y)-12=0 \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} xy=1\\ x+2y=3 \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=3-2y\\ y(3-2y)=1 \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=1\\ y=1 \end{matrix}\right.\vee \left\{\begin{matrix} x=2\\ y=\frac{1}{2} \end{matrix}\right.$



#7
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

 

Bài 4 :

1, Cho các số thực dương $x,y$ thỏa mãn $x+y=1.$ Tìm min :$\sqrt{x^{2}+y^{2}+4x-2y+5}$

 

 

BT = $\sqrt{(x+2)^{2}+(y-1)^{2}}\geq \frac{x+2+y-1}{\sqrt{2}}=\frac{x+y+1}{\sqrt{2}}=\frac{2\sqrt{2}}{2}$

Trong cách sử dụng BĐT trên dấu bằng xảy ra khi :$\left\{\begin{matrix} x+2=y-1\\ x+y=1 \end{matrix}\right.\\\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=-1\\ y=2 \end{matrix}\right.$( kết hợp với cả giả thiết)

Tuy nhưng theo giả thiêt thì x,y, là các số dương .Vậy bài làm trên chưa đúng rồi ....


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#8
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Bài 1:

 

2, giải phương trình :$\sqrt {4-3 \sqrt{10-3x}}= x-2.$ (1)

 

 

Lời giải:

đk: $\left\{\begin{matrix} 10-3x\geqslant 0\\ 4-3\sqrt{10-3x}\geqslant 0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\leqslant \frac{10}{3}\\ \sqrt{10-3x}\leqslant \frac{4}{3} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \frac{74}{27}\leqslant x\leqslant \frac{10}{3}$

 

$(1)\Leftrightarrow4-3\sqrt{10-3x}=x^{2}-4x+4\\ \Leftrightarrow 9(10-3x)=(x^{2}-4x)^{2}\\ \Leftrightarrow x^{4}-8x^{3}+16x^{2}+27x-90=0\\ \Leftrightarrow (x+2).(x-3).(x^{2}-7x+15)=0\\ \Leftrightarrow \begin{bmatrix} x+2=0\\ x-3=0\\ x^{2}-7x+15=0(vn) \end{bmatrix}\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=-2(L) \\ x=3 \end{bmatrix}$

 

Vậy :$\boxed{x=3}$


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#9
Vu Thuy Linh

Vu Thuy Linh

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 556 Bài viết

Trong cách sử dụng BĐT trên dấu bằng xảy ra khi :$\left\{\begin{matrix} x+2=y-1\\ x+y=1 \end{matrix}\right.\\\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=-1\\ y=2 \end{matrix}\right.$( kết hợp với cả giả thiết)

Tuy nhưng theo giả thiêt thì x,y, là các số dương .Vậy bài làm trên chưa đúng rồi ....

uk. Bạn cho lời giải đúng giúp mik đc ko?







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: caybutbixanh, toán 10, học sinh giỏi

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh