Đến nội dung

Hình ảnh

Bệnh hình thức trong giáo dục

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
612

612

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết
Chuyện khó tin nhưng không hiếm trong trường học:

Học sinh lớp 5 nhưng không... biết chữ!


TT - ìKhi nghe nhà trường cho hai cháu lên lớp 2, tôi đã ngăn cản thầy cô không nên, cứ để hai cháu học lại cho thật sự biết chữ đã. Vậy mà trường vẫn cứ cho lên như thường. Cứ vậy kéo dài tới nay là lớp 4” - phụ huynh những ìnạn nhân” trần tình về chuyện chạy theo thành tích tại một số trường tiểu học ở Đồng Tháp.

Sáng: lớp 1, chiều: lớp 4!

Đó là các em L.T.H., L.V.T., đều là học sinh lớp 4/2 Trường tiểu học Mỹ Trà 2 (thị xã Cao Lãnh, Đồng Tháp). Khi chúng tôi đến nhà hai em ở ấp 3, xã Mỹ Trà, điều bất ngờ là gia đình các em đều rất vô tư, thậm chí vui vẻ thừa nhận hai em đều chưa biết chữ, không hề giấu giếm hay có thái độ mặc cảm nào.

Bà Nguyễn Thị Vành, bà nội của em H., và cả mẹ em là chị Nguyễn Thị Hồng Khoa, khi kể những chuyện liên quan đến ìsự học” của H. đều không nín được cười: ìMột lần nọ, chị Ba ở xóm trên viết một mẩu giấy hai chữ Khoa - Tài là tên của ba mẹ H., bảo cháu cầm về đưa cho mẹ và nói gạt rằng dì Ba viết giấy nhờ mẹ mua giùm mấy bó rau.

Vậy mà cháu thuật lại y chang. Hỏi trong giấy là chữ gì, H. nhìn lom lom một hồi rồi nhe răng cười lắc đầu. Nó không biết chữ!”. Bà nội H. và T. (hai em là anh em bà con chú bác ruột) cho biết thêm: ìTui dốt, ba mẹ chúng cũng dốt, nay lại thấy con cháu mình dốt nữa thì không đành. Học là cốt để biết đọc miếng giấy người ta đưa, biết viết cái đơn khi cần thiết chứ không phải để lên lớp 4, lớp 5”.

Chúng tôi ghé thăm trường, thầy Huỳnh Quang Toàn, giáo viên lớp 4/2, thừa nhận: ìH. và T. không đọc được chữ, không đọc được âm và vần so với những em khác do mất căn bản từ lớp 1”. Vì thương hai em, thầy đã bàn với gia đình cho học ìgửi” vào lớp 1 của cô Phạm Thị Minh Tâm. Từ đó, mỗi ngày H. và T. phải học lớp 1 với cô Tâm vào buổi sáng và lớp 4 với thầy Toàn vào buổi chiều.

Nhưng ở trường này không chỉ có hai em H. và T. mà còn nhiều em khác nữa cũng không đọc được chữ. Một giáo viên (đề nghị không nêu tên) cho biết một lần thầy viết hai chữ đạo đức lên bảng cho hai em N.V.V., N.V.C. - HS lớp 5/2, cả hai nhìn chữ rồi nhìn nhau... cười. Còn lúc viết chữ, hai em nhìn chữ trên bảng rồi viết vào tập thì được, nhưng lúc đọc cho các em viết thì... thua.

Chưa hết, một giáo viên khác lại cho chúng tôi biết có hai em là N.T.D.T. và Đ.T. K.T. học lớp 5/1 của trường cũng thuộc diện chưa biết chữ. Riêng em T. viết chữ rất đẹp nhưng đọc không được. Xác minh tại nhà, mẹ của D.T. vui vẻ cho biết: ìCháu hát karaoke hay lắm, nhưng toàn... thuộc lòng không hà. Bảo đọc chữ bài hát đọc hổng được!”.

Trong khi đó, chị P.T.L. - phụ huynh của em M.T.B.L., HS lớp 5 Trường tiểu học Mỹ Long, huyện Cao Lãnh - cũng cho biết: ìCháu về nhà hổng biết chữ nào mà trường cũng cứ cho lên lớp. Đầu năm nay trường cho cháu ìhọc ngược” trở lại lớp 1, bị bạn bè chọc ghẹo nên cháu nghỉ luôn”!

Khủng khiếp căn bệnh thành tích!

Chuyện không chỉ dừng lại ở hai trường tiểu học nói trên. Trong những ngày đi tìm tư liệu cho bài viết này, chúng tôi cũng liên tục nhận được nhiều thông tin của giáo viên ở các huyện Tân Hồng, Thanh Bình, các xã Ba Sao, Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh)... cho biết: ìỞ chỗ chúng tôi cũng còn không ít trường hợp tương tự. Nhà báo cứ tới, chúng tôi sẵn sàng cung cấp thông tin”. Một giáo viên ở Trường tiểu học Ba Sao còn tận tình hướng dẫn: ìNhà báo cứ tìm học bạ các em lớp 4, lớp 5, kiểm tra em nào có học lực ìtrung bình” là rõ ngay.”

Điều đáng nói hơn nữa là sau khi tiếp xúc với các báo, đài đến tìm hiểu những thông tin trên, một số giáo viên đã bị phòng giáo dục mời lên làm tường trình và ìnhắc nhở” đủ điều. Sau đó, ban giám hiệu nhà trường tiếp tục ìcăn dặn” giáo viên không được trả lời nhà báo khi chưa được phép của ban giám hiệu và phòng giáo dục. Có giáo viên lo lắng đến mức mất ăn mất ngủ vì không biết số phận mình sẽ ra sao, có bị kỷ luật không và sợ sau này sẽ bị trù dập bằng cách hạ bậc thi đua, không được nâng lương, thậm chí bị đổi đi nơi khác.

Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, ông Phạm Chí Năng, giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp, tỏ vẻ bức xúc: ìChúng tôi đã cho kiểm tra và xác nhận tình trạng học sinh lớp 4, lớp 5 chưa thông thạo chữ viết như trên là có. Đây chính là hệ quả của căn bệnh thành tích từ nhiều năm qua. Chúng tôi sẽ kiểm tra toàn diện, cụ thể từng trường hợp học sinh có học lực trung bình, kém, nếu không đủ điều kiện lên lớp thì cương quyết cho ở lại. Đồng thời bố trí giáo viên dạy kèm các em này để nâng dần trình độ.

Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận không hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục tiểu học để trả lại đúng thực chất kết quả học tập của học sinh. Về lâu dài, phải thay đổi cách đánh giá tiêu chuẩn thi đua của giáo viên để tránh gây sức ép ìhoàn thành chỉ tiêu”, tạo cho họ có tâm lý thoải mái trong giảng dạy và hướng đến chất lượng hơn là số lượng”.

Trả lời về hiện tượng một số giáo viên bị ìnhắc nhở” và phải làm tường trình sau khi tiếp xúc với báo đài, ông Phạm Chí Năng cho biết: ìTôi còn được nghe có hiệu trưởng còn ìhướng” giáo viên viết tường trình theo kiểu đối phó, tránh né sự thật. Cái này dứt khoát không được.

Căn bệnh che giấu cái xấu để chạy theo thành tích này cần phải được chữa trị càng sớm càng tốt. Giáo viên dám mạnh dạn nói lên sự thật càng phải cảm ơn và biểu dương họ. Báo đài nêu lên thực trạng ngành giáo dục là để chỉ ra cái nhược giúp mình khắc phục sửa chữa, cũng cần phải cảm ơn và biểu dương họ”.


DƯƠNG THẾ HÙNG
(from: Tuoitreonline)
<span style='color:green'>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</span>

#2
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Bệnh thành tích

TT - Hôm qua đi họp sơ kết học kỳ một cho cô con gái học lớp 3, tôi cảm thấy hơi... hẫng khi nghe cô giáo phụ trách lớp báo cáo: ì100% học sinh trong lớp được xếp loại giỏi. Tất cả đều được điểm 10 môn toán, còn về môn văn chỉ có một số em đạt điểm 9!”.

Tôi liên tưởng đến một số bài nói về chuyện thành tích xuất hiện trên các số báo Tuổi Trẻ mấy hôm nay mà lấy làm buồn, khi nghĩ rằng căn bệnh thành tích đã ăn khá sâu vào một bộ phận lớn ở đất nước ta. Chồng tôi nói: ìNói gì xa, anh đã từng thấy nhiều người có bằng thạc sĩ (của VN) viết tiếng Việt còn chưa rành, sai chính tả, sai ngữ pháp mà có khi toàn là những lỗi sơ đẳng...”.

Tôi nhớ đến hơn mười năm trước cái vẻ hí hửng của một ông hiệu trưởng trường cấp II nơi tôi là giáo viên khi hào hứng khoe: ìNăm nay trường mình thi tốt nghiệp PTCS đậu 99%” (thi tại trường). Tôi không biết vị hiệu trưởng này có quan tâm đến việc chỉ một tháng sau đó, cũng số học sinh tốt nghiệp nói trên khi thi vào lớp 10 (trường khác) chỉ đậu có... mười mấy phần trăm! Chả trách có một số người nước ngoài nói rằng họ không tin tưởng bằng cấp của VN.

Ở công ty tôi làm việc, một kỹ sư bình thường của nước ngoài thường được bố trí làm sếp và trong số nhân viên có cả những người có bằng thạc sĩ. Đôi khi họ ngạc nhiên khi nhận ra thực chất khả năng làm việc của những người dưới quyền mình, dù cho những người này có văn bằng về học vấn cao hơn. Biết bao giờ chúng ta mới có được một hệ thống giáo dục và văn bằng phản ánh đúng chất lượng học tập của người được cấp và làm cho người nước ngoài tin tưởng hoàn toàn?

NGUYỄN MẠNH BÍCH NGỌC

Nguồn: (Tuổi Trẻ, Thứ Hai, 31/01/2005)
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#3
Pham_Gia

Pham_Gia

    Tự hào là hàng Việt Nam chất lượng cao!

  • Thành viên
  • 22 Bài viết
Đầu tiên là xóa mù chữ, giờ nước nhà phổ cập cấp I rồi này, một số tỉnh thành phố phổ cập cấp II rồi, giờ lại quay ra xét điểm vào cấp III ... đến bao giờ phổ cập cả "cấp IV" nữa thì liệu người dân mình có thực sự "bằng cấp" hơn ko ?! :beat Thành phố nào, trường nào, lớp nào, giáo viên chủ nhiệm nào, thậm chí học sinh nào cũng mong có cái bằng khen sáng sủa, ghi lại thành tích tốt, tóm lại thì cũng chỉ là vì mong "đứng cao" hơn ngừi khác :ph34r: ... Đến bao giờ bằng nhà mình đi nước ngoài xin được việc nhỉ ?! ... :wub:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Pham_Gia: 01-02-2005 - 12:26

-----

... Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó,
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm ? ...

#4
toanvatoi

toanvatoi

    911

  • Thành viên
  • 95 Bài viết
Một phần là do nhà trường, nhưng cũng một phần do học sinh. Đơn giản vì gia đình khó khăn, ko có điều kiện thuận lợi nên đi học chỉ cho có. Rồi nhà trường muốn làm gì thì làm, đặc biệt là học sinh nghèo, phài phụ giúp gia đình. Chẳng hiểu tương lai học sinh sẽ đi về đâu. Báo chí cũng nói nhiều, đại diện các trường sẽ nói là hết sức cố gắng này nọ, nhưng mọi chuyện vẫn đâu hoàn đấy!
HÃY TỰ TIN VÀ TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN BẠN


Hình đã gửi

#5
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
Đây nữa:
TT - Theo kết quả thống kê chung của một số trường mầm non, tiểu học, THCS... ở các quận nội thành TP.HCM, mỗi năm học giáo viên (GV) của họ phải tham gia đến... 15-17 hội thi các loại.
Như vậy, tính trung bình, cứ hai tuần GV phải dự một hội thi (36 tuần/năm học), chưa kể thời gian chuẩn bị, ôn luyện. Thế nhưng người ta không khỏi tự hỏi: những hội thi ấy có tác dụng gì đối với công tác giảng dạy của GV?
(…)
Chị T. L., người đã từng đoạt giải cao trong hội diễn văn nghệ ngành GD-ĐT TP, tâm sự: ìNếu ban giám hiệu trường không thông cảm có lẽ sẽ chẳng GV nào dám đi thi. Làm việc quần quật từ 6g30-17g, sau khi trả cháu xong phải ở lại trường để tập múa cho dẻo, hát cho thanh. 21, 22g đêm về đến nhà người mệt nhoài, thời gian đâu để tìm tòi phương pháp giảng dạy hay hơn, hiệu quả hơn nữa, chỉ tội cho HS thôi...”.
Hoàng Hương
(nguồn: http://www.tuoitre.c...55&ChannelID=13 )
Nhạn độ hàn đàm

#6
logichoc2000

logichoc2000

    vì một tương lai tươi sáng

  • Thành viên
  • 192 Bài viết
Tui nghĩ một số phụ huynh cũng mắc bệnh thành tích --> Con cái dễ mắc bệnh nữa

Thế mới có chuyện một học sinh chuyên toán thi tốt nghiệp lại dưới trung bình .


To Pham_Gia : Đến năm 2... thì bằng mình lớn hơn bằng nước ngoài
Mãi mãi một tình yêu

#7
phudu

phudu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết
Ra Tết lại bắt đầu hội giảng mùa xuân. Gọi là hội, nhưng đâu có vui khi vẫn có ban giám khảo, chấm điểm đánh giá, khá là hình thức. Người đi dạy cũng lo, vì phải khoác vào vai danh dự của cả tổ, cả trường. Bộ mặt mà. Những tiết dạy được chuẩn bị rất kỹ, vì được dượt đi tập lại không biết đến lần thứ bao nhiêu. Giáo án thì như là món nộm ấy, vì mỗi lần lên lớp,lại góp ý, lại phải chỉnh đi sửa lại ,...Ai bị chọn đi thi, cũng không thấy vinh dự tự hào, mà lo đến mất ăn mất ngủ. Được điểm cao thì thở phào thoát nợ,nhưng khi tính công thì được đánh giá là công sức của tập thể; điểm thấp thì buồn cả đời,...
Giá như bỏ được hội thi ấy; hoặc là có một hình thức nào đó cho thỏa đáng, có lợi cho thầy và trò; cho lớp thầy cô trẻ có cơ hội được học hỏi các bậc lão thành...
Để hôm nào đó mơ tiếp vậy....
Đi ngủ đã! :P
...Tại vầng trăng, tại em hay tại anh?
Tại sang đông không còn hoa sữa,
Tại nhiều lắm, tại gì không biết nũa,
Tại con bướm vàng có cánh nó bay...

#8
phudu

phudu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết
Viết xong ngó lên mới hay ngốctử đã viết về việc này rồi. Thôi thì thêm một vị vào món nộm vậy. Mọi người thông cảm, vì thấy tiếc công bức xúc nên không xóa bài. Hẹn hôm khác bù vậy :P
...Tại vầng trăng, tại em hay tại anh?
Tại sang đông không còn hoa sữa,
Tại nhiều lắm, tại gì không biết nũa,
Tại con bướm vàng có cánh nó bay...

#9
toanvatoi

toanvatoi

    911

  • Thành viên
  • 95 Bài viết
Nói là thế nhưng làm thế nào để khắc phục tình trạng này ??? Trong khi việc cải cách giáo dục đang đến
HÃY TỰ TIN VÀ TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN BẠN


Hình đã gửi

#10
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Tiếp tục than và thở, và bất lực đứng nhìn


Quảng Ngãi: Học sinh THCS không biết đọc, biết viết!


TTO - ìLớp này, em nào chưa biết đọc, biết viết?”, lời cô giáo vừa ngừng, lập tức có 4 học sinh lớp 6A trường THCS Đức Phong (xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) đứng lên.

Đó là một trong số chục trường hợp dù đã vượt qua kì thi tốt nghiệp tiểu học, học đến gần hết bậc THCS vẫn chưa thể đọc thông, viết thạo, nhiều trường hợp còn không biết được hết mặt chữ cái a, b, c, điều mà các em đã được học từ lớp 1…

Không biết đọc, biết viết vẫn tốt nghiệp

Cô Phan Thị Nở, giáo viên dạy văn kể: ìBuổi đầu lên lớp (lớp 6E), sau khi chép bài lên bảng, tôi đi xuống lớp thì thấy em V.Q.T không chép bài. Tưởng là em bị cận thị không nhìn thấy chữ, tôi đưa em lên bàn đầu ngồi nhưng mãi cũng không thấy em chép chữ nào. Lúc này thì những học sinh khác mới cho biết là T không viết được. Gọi đọc bài thì em đứng mãi mà không đọc được”. Đó không phải là trường hợp cá biệt của lớp này. Là giáo viên chủ nhiệm của lớp, cô Nở cho biết thêm lớp còn một số học sinh chưa biết đọc, biết viết như N.T.T, V.H.K…

ìĐiểm trung bình học kì của các em rất thấp, chỉ trên hai phẩy. Do phần lớn các môn đều kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm nên những em này có thể coi bạn bên cạnh rồi đánh theo, thậm chí là các học sinh khác làm bài dùm!”, cô Nở cho biết. Riêng những môn kiểm tra tự luận thì phần làm bài của các em có khi bỏ trống, khi thì được một dòng(theo lời của nhiều giáo viên là ìnhìn sách vẽ chữ”).

Như trường hợp em V.Q.T, bài làm môn Kỹ thuật công nghiệp của em tòan chữ ìchuối chiên, chuối chiên, chuối chiên…”, còn bài làm môn văn thì lại tòan chữ ìnhấm nhẳn, nhấm nhẳn, nhấm nhẳn…” Bà của T nghi ngại: ìnhư thế mà lên lớp thì nó sẽ học như thế nào?!”

Theo nhiều giáo viên thì số học sinh chưa biết đọc, biết viết rải đều ở hầu khắp các khối lớp, tập trung nhất là khối 6. Trong đó, lớp 6A cũng có đến 4 trường hợp chưa đọc thông viết thạo. Riêng em L.H.N thậm chí còn không biết mặt chữ cái, không thể làm các phép tóan cơ bản mà lẽ ra em phải làm được điều ấy từ khi học lớp 1, lớp 2. Chị Nguyễn Thị Bốn, mẹ em N cho biết: ìmỗi buổi sáng nó phải nhờ ba lấy thời khóa biểu ra, đọc cho biết hôm nay học môn gì để lấy vở đi học.

Bữa nào đi học cũng mang theo một đống vở nhưng về thì lại chẳng có chữ nào cả. Lúc còn kèm thì cháu còn biết mặt các chữ cái còn trộn lộn xộn các chữ lại rồi hỏi thì cháu không nhận biết được mặt chữ”. Biết được sức học của con mình, anh Thanh, ba của N đã phải hai lần lên trường tiểu học Đức Phong xin cho con ở lại lớp vào các năm lớp 1 và 3. Tuy nhiên N vẫn không thể đọc, viết được. Điều ngạc nhiên là dù không thể đọc, viết nhưng N vẫn đều đặn lên lớp và đàng hòang tốt nghiệp tiểu học. Hiện tại, dù đang học lớp 6 nhưng N lại được đứa cháu gọi bằng cậu đang học lớp 3 dạy vỡ lòng a, b, c!

Một trường hợp khác, tuy biết ìvẽ chữ” (nhìn theo sách để viết, tuy rất chậm) nhưng vẫn không thể tự đọc, viết được là T.Q.P, học sinh lớp 6A. Chị Nguyễn Thị Lưu, mẹ P cho biết nếu có người kèm thì P còn viết được, khi một mình thì P không làm được. Cũng vì thế mà cuốn tập ìmột cho tất cả(các môn học)”của P chỉ lèo tèo vài dòng nguyệch ngọac. Tuy không đọc viết được nhưng trong suốt các năm tiểu học, P không hề ở lại lớp một năm nào, ngay cả anh Trương Quang Mẫn, ba của P cũng ngạc nhiên ìhọc thế mà sao cũng lên lớp được”!

Cũng vì muốn con mình có thể đọc, viết được, anh Mẫn đã đến trường tiểu học Đức Phong tha thiết xin cho P được quay về học lại tiểu học. Điều trớ trêu là theo cách trả lời của trường thì vì P đã tốt nghiệp tiểu học rồi nên không thể quay về học lại được! ìNhư vậy rồi thì chúng tôi cũng để em nó tới trường cho có bạn có bè, được một chữ hai chữ gì cũng được, biết thêm cái gì hay cái ấy chứ lên lớp thì lên lớp chứ có biết gì đâu!”, chị Lưu cho biết. Một giáo viên dạy toán trường THCS Đức Phong khẳng định: ìGiáo viên tiểu học còn không dạy các em đọc viết được thì chúng tôi làm sao có thể làm được”!

Tất cả đều do... phổ cập!?

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì trường THCS Đức Phong có cả chục trường hợp chưa biết đọc biết viết như thế. Ngay cả một số học sinh tuy học đến lớp7, 8 nhưng vẫn chưa thể đọc thông viết thạo, thậm chí là chưa thể tự đọc, viết được như học sinh Đ.D lớp 7C, N.T.H lớp 8A… Vậy thì làm sao mà các em vẫn lên lớp đều đặn và tốt nghiệp được? Theo nhiều học sinh học lớp 6 cho biết, trong kì thi tốt nghiệp tiểu học, các cô giáo ở trường làm bài vào giấy nháp rồi đưa cho học sinh chép vào bài thi, thậm chí còn chỉ bài trực tiếp cho các em.

Những em không viết được thì được các bạn chép bài dùm. Có lẽ vì vậy mà nhiều năm qua tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học ở trường Đức Phong nói riêng và nhiều trường tiểu học khác nói chung luôn ở mức 100%. Điều đó có thể nhận thấy một điều rằng, khi chủ trương phổ cập ra đời thì thành tích về tỷ lệ tốt nghiệp cũng được ìphổ cập” theo, tức người nào trong độ tuổi cũng được học và học thế nào cũng được tốt nghiệp cho dù người đó không biết đọc, biết viết!

Ông Nguyễn Vinh Quang, hiệu trưởng trường tiểu học Đức Phong cho biết: ìMột số em đã không đọc viết được thi làm sao thi tốt nghiệp được, trường hợp thức hóa để phổ cập cho các em thôi. Luật phổ cập giáo dục tiểu học ràng buộc các trường làm thế nào phải dạy cho các em biết chữ. Chúng tôi cũng tổ chức phụ đạo cho các em nhưng không hiệu quả. Học sinh lưu ban lớp 1, 2 mà vẫn chưa biết chữ thì vẫn phải đưa lên vì nếu cho các em lưu ban nữa thì có thể các em sẽ nghỉ học, rồi mù chữ và như thế sẽ không thực hiện được mục tiêu phổ cập”.

Không biết chữ, qua được kì thi tốt nghiệp tiểu học, thế là xong, trường tiểu học đã hòan thành trách nhiệm! Phần tiếp theo là trường THCS phải gánh. Không chỉ học các môn cơ bản, học các thuật tóan đơn giản như bậc tiểu học, lên THCS, học sinh phải học nhiều môn hơn với khối lượng kiến thức cũng như mức độ, độ khó ngày càng tăng. Một câu hỏi lại được đặt ra: những học sinh này ngay cả việc đọc viết còn chưa làm được thì làm sao có thể học và lên lớp? Một lần nữa, yếu tố phổ cập lại được đưa ra để lý giải cho việc học sinh không biết chữ vẫn được lên lớp đều đặn.

Ông Trần Công Châu, hiệu trưởng trường THCS Đức Phong thẳng thắn cho biết: ìNói gì lớp 6, ngay cả một số học sinh lớp 8, 9 cũng không thể tự viết được một bản kiểm điểm, chữ nguệch ngọac không thể đọc được. Nếu cho điểm ngay thẳng thì tỷ lệ lên lớp chỉ khỏang 50%(hiện tại là trên 90%). Chỉ tiêu lên lớp phấn đấu theo chỉ tiêu chung của Phòng nên nhiều em thi lại không làm được gì cũng phải cho lên lớp vì chúng ta đang thực hiện phổ cập THCS. Các em dù chưa đọc được cũng phải đưa lên vì để lại cũng không được gì, các em đã mất căn bản, không học được thì rèn luyện còn hơn để các em ở nhà rồi lêu lỏng. Vì thế chỉ những học sinh quá nghịch ngợm thì trường mới cho ở lại lớp”.

Trong khi đó, ông Trần Như Thế, trưởng Phòng GD-ĐT huyện Mộ Đức thẳng thắn thừa nhận: ìMục tiêu của phổ cập là nâng cao dân trí, hơn nữa, do vướn quy định học sinh ở một cấp học không được ở lại quá hai năm nên phải cho các em lên lớp, dù các em không biết đọc, biết viết. Các em lên lớp không phải vì đạt yêu cầu mà vì không thể ở lại được nữa! Ở lại thì cũng đâu có lợi ích gì vì tư chất các em đã như thế, trong khi lên lớp thì các em được hòa nhập vào công đồng, ít ra cũng tốt hơn nghỉ học ở nhà”. Ông Thế cũng cho biết, trong số hơn 33.000 học sinh từ tiểu học đến THCS của huyện hiện có trên 300 em chưa biết đọc, biết viết và được liệt vào diện cá biệt.

Một giáo viên cho biết: ìMột tiết dạy bây giờ vất vả gấp rưỡi trước kia. Vì học sinh biết trước dù không học thế nào cũng được cho lên lớp nên không cố gắng học, nhất là những học sinh yếu. Cứ cái đà này thì học sinh mất động lực phấn đấu học tập, giáo viên thì ngày càng vất vả mà thôi”!

Những chỉ tiêu, những con số tròn trịa, đẹp mắt đã đánh lừa dư luận về chất lượng của một nền giáo dục. Ai là người đặt ra những chỉ tiêu phấn đấu, những con số cần phải đạt được ấy? Các trường, các cấp quản lý giáo dục địa phương hay chính Bộ GD-ĐT?!

MINH GIẢNG

Tuổi trẻ Online,20/02/2005

Hồi đọc bài Học sinh lớp 5 không biết đọc viết, nghĩ chắc đây chỉ là cá biệt. Đọc bài này xong có ai nghĩ là cá biệt không ?

#11
huongnhai

huongnhai

    Phía trước là bầu trời

  • Thành viên
  • 44 Bài viết

Tiếp tục than và thở, và bất lực đứng nhìn

đúng quá đi. tụi mình chỉ có thể than và thở và đứng nhìn thôi, mấy sếp trên bộ còn chưa làm gì nổi nữa là...
mình có đứa em mới thi tốt nghiệp năm vừa rồi, nó học khối A và dốt đặc khối C
vậy mà khi đi thi sử nó rất tự tin, không phẩi vì học hết bài rồi , hỏi ra mới biết"cô giáo em nói cứ mang tài liệu vào mà quay, giám thị không bắt đâu, trường đó đã thỏa thuận với trường em là coi "dễ dễ " để tỉ lệ tốt nghiệp của hai trường đều cao", thì ra là vậy. tôi chỉ còn biết im lặng mà thôi.
mong bình yên luôn đến với những người bạn của tôi...

#12
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
HSG luôn luôn là niềm tự hào của chúng ta thì đây, số liệu thống kê lấy từ forum.edu.net.vn
Kì thi TSĐH 2004 vừa qua, trong 81 trường Đại học (không có Trường Cao Đẳng) có dữ liệu, số lượt thí sinh được cộng điểm thưởng (từ 0.5 đến 2đ) là 19.676
Kết quả thi của số hs giỏi này như sau( tính điểm ba môn thi, chưa cộng điểm thưởng):
Dứoi 15 đ : 1854 thí sinh (~ 10%) , dứoi 10.5 đ : 396 thí sinh (có 3 thí sinh đạt giải trong kì thi HSG QG), dưới 3.5đ: 33 thí sinh và 0đ cho cả ba môn: 8 thí sinh, trong số này có 2 thí sinh vốn được thưởng cộng 2đ
Chuyện thật như đùa.

ĐỊnh post thêm mấy bài báo nữa, nhưng thôi, như vậy đã quá đủ cho một cái nhìn về một thực trạng cua GD VN hiện đại. Có lẽ chỉ những ai ở ngoài trường hoặc ở trên trường mới không thấy cái căn bệnh thành tích này. Lớp 5, lớp 6 mà chưa biệt chữ thì quả thật hi hửu, nhưng cấp ba mà không làm được 4 phép tính cộng trừ nhân chia phân số, số thập phân, thậm chí số nguyên thì không ít đâu. Không biết có bạn nào đã thử ra những bài toán ngớ ngẫn kiểu 5 – 3 = ?, 0.01*0.0001 = ? hay 1/2 + 1/3 =? cho hs cấp ba của mình không nhỉ? Tôi đã thử không chỉ một lần và kết quả thật tình không thể nói là tôt đẹp: Ở bài thứ nhất nhiều hs đã phân vân không biết kết quả là +8 hay –8 !, ở bài hai thì nhiều hs đã cực kì kiên nhẫn viết đủ 4 dòng các chữ số 0. Cuối cùng ở bài thứ ba thì không ít hs cho kết quả là 2/5! Dĩ nhiên tôi không dám đưa ra kết luận gì về trình độ chung của hs VN ta ngày nay qua những kiểm tra ấy, tuy nhiên tôi dám cá rằng số học sinh có trình độ Toán đại khái như thế ít ra cũng nhiều gấp rất nhiều lần số hs đạt giải quốc gia quốc tế hàng năm. Nhiều lúc tôi nghĩ Bộ phải tặng bằng khen cho casio vì các máy tính kiểu 500ms nhờ tính năng làm được các phép tính cộng trừ nhân chia số nguyen, phân số đã nâng cao đáng kể thành tích học tập toán nói riêng, đến tỉ lệ hs tốt nghiệp hằng năm của ta nói chung.
Ngày nay SP không phải là nới tìm đến cuối cùng của nhiều lứa học sinh, mà là chọn lựa đầu tiên của nhiều bạn trẻ học giỏi. Điều ấy thật đáng mừng, nhưng nếu cứ thực trạng này tiếp diễn thì những bạn trẻ giỏi giang ấy khi ra trường lọt thỏm vào một môi trường sư phạm không bình thường, liệu họ sẽ giữ được nhiệt tình trong bao lâu?.
Vậy thì .. than với thở như thế là đủ, nhỉ?. Tôi không nghĩ rằng các sếp bó tay thì ta cũng pó chi. Chúng ta, đặc biệt của các bạn trẻ vừa mới hay sắp sửa ra trường sp phải tìm cách để trước hết là tự cứu mình.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ngôctử: 06-03-2005 - 01:18

Nhạn độ hàn đàm

#13
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
Có lẽ trước hết thử xem các người có trách nhiệm đã nói gì về nguyên nhân của tình trạng đáng buồn này:
Nguyên nhân 1: vì mục tiêu Phổ cập GD.

Học sinh lưu ban lớp 1, 2 mà vẫn chưa biết chữ thì vẫn phải đưa lên vì nếu cho các em lưu ban nữa thì có thể các em sẽ nghỉ học, rồi mù chữ và như thế sẽ không thực hiện được mục tiêu phổ cập.

Nguyên nhân 2: vì thương học trò.

Các em dù chưa đọc được cũng phải đưa lên vì để lại cũng không được gì, các em đã mất căn bản, không học được thì rèn luyện còn hơn để các em ở nhà rồi lêu lỏng.

Nguyên nhân 3: vì phương pháp giảng dạy

do hậu quả của việc dạy học đồng loạt, đọc đồng thanh, thầy nói trò nghe đã tồn tại trong một thời gian khá dài trên đất nước chúng ta. Hay nói cách khác là sự đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là việc dạy đến từng cá thể HS chưa được thâm nhập vào đời sống thực tiễn của đội ngũ GV tiểu học.

Ngyên nhân 4: vì quản lí

Một nguyên nhân khác cũng vô cùng quan trọng, đó là sự chậm đổi mới của công tác quản lý dẫn đến sự lựa chọn của GV theo hướng tiêu cực.
Ví dụ, để yên thân, GV sẽ chọn cách dạy theo đúng phân phối chương trình (tức là cứ theo đúng trình tự, đến tuần thứ mấy trong năm thì dạy đúng bài học đã được bộ qui định, bất chấp HS có học được bài hay không). Với cách dạy này, hiện tượng HS sau bốn, năm năm ở trường tiểu học, được lên lớp mà vẫn chưa biết viết, biết đọc là điều tất yếu xảy ra đối với vài em không đến trường học buổi thứ hai, về nhà không tự học thêm hoặc học ở nhà không có người thân biết kèm cặp

Tìm ra đung nguyên nhân gây bệnh mới mong cắt thuốc đúng bệnh. Thế thì, những nguyên nhân nêu trên liệu đã đúng ?
Ghi chú: Trích dẫn ở Nguyên nhân 1, 2 là từ bài nguyen hung đã post trên, ở nguyên nhân 3,4: từ http://www.tuoitre.c...14&ChannelID=13
Nhạn độ hàn đàm

#14
Mr Stoke

Mr Stoke

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 582 Bài viết
Oa không ngờ GD mình cũng lắm chuyện nhẩy. Cái ngành GD là gì: đó là ngành mà bất kì một ai dù không muốn cũng phải dính vào: tôi đi học, con tôi đi học, cháu tôi đi học, và dĩ nhiên tôi muốn mình có kq tốt nhất. Nhớ lại câu nói của John Dewey : "Giáo dục không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống, chính Giáo dục là cuộc sống" . Vậy là ai ai cũng vậy đổ xô vào soi mói mọi nhất cử nhất động của Giáo dục. Ngành này một trong những nguyên tắc là không được có phế phẩm bởi vậy người trong cuộc ai ai cũng lo ngay ngáy. Lãnh đạo vì thế mà ko thể làm ngơ, thành tích là thước đo hàng đầu, chất lượng chúng mình bàn sau.

Thiết nghĩ để thay đổi căn bản vấn đề chất lượng GD, đầu tiên phải thay đổi cái đầu của một số Giáo viên , và những zị hay lam hay làm mà chẳng bao giờ chịu ngồi nghiên cứu nghiêm túc. Để làm công ziệc đầu thì có lẽ phải thay cả các giáo viên của giáo viên. Tui đã chứng kiến nhiều cảnh diở khóc dở cười khi mà người ta luôn kêu gọi HS, SV nghiên cứu, tổ chức hết hội nghị Khoa rồi đến trường rồi lên tận Bộ ,mà chẳng thấy mấy người hướng dẫn có hội nghị KH với nhau. Vì thế mà các đề tài kh của hssv VN nói chung là ko trung thực hoặc nếu có, chỉ là vớ vẩn và chẳng có tí sáng tạo nào trong đó cả. Tiếc là chẳng có thằng ma Tây nào nó đọc hay ngó ngàng đến nên dốt cùng nhau bắt tay và nghĩ mình giỏi thiệt.

Còn học sinh thì chẳng cần bởi đơn giản đã là con người thì nói chung, trừ những vĩ nhân thiên tài, ai cũng giống ai mà thôi!

Í quên, các zị dạy chuyên cố gắng nhồi nhét các cháu ít thôi nhé , đặc biệt là vị 612 :P :pm :Rightarrow

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mr Stoke: 09-05-2005 - 18:24

Mr Stoke 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh