Đến nội dung

Hình ảnh

Một tin vui cho sinh viên VN

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 75 trả lời

#61
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
Tập nghiên cứu từ khi còn sinh viên là rất tốt vì nó giúp mình quen hơn, đồng thời nếu gặp khó khăn thầy hướng dẫn sẽ giúp đỡ. Nhưng cũng phải đọc những mảng khác. Bây giờ mình thấy hơi ngợp, kiến thức những ngành khác tệ hại, mà chuyên ngành cũng chưa ăn thua. Năm sau phải làm luân văn, rồi thi quốc gia, hết thời gian để học những thứ khác...
Có một vài kết quả khích lệ cũng tốt, còn không thì cũng bình thường. Làm toán đâu phải ngày một ngày 2.
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#62
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Về Khoản 1: làm quen từ sớm là rất tốt, tuy nhiên nói chung nên xác định rằng mình nên là người học. Có câu nói: bạn chưa bao giờ học khi chưa vào đại học, chưa bao giờ thực sự nghiên cứu khi chưa có bằng tiến sĩ. Tất cả chỉ nên xác định đó là học nghề.
Cũng giống như luyện võ thôi. Có người thì học được vài ba món thì đã đi đánh lung tung, có người thì luyện đến nơi đến chốn mới xuống núi, nhưng mà đã xuất chiêu nào là biết mùi chiêu đó. Việt Nam mình những cái shortterm bao giờ chả giỏi. Ngay cả ở các trung tâm toán lớn, nói chung thì những NCS có paper rất sớm là rất ít và hầu hết đều ra khi ở gian đoạn cuối nghiên cứu sinh. Anh Ngo Bảo Châu đến tận cuối gần hết hạn làm PhD vẫn chưa làm được gì, tưởng như phải về nước thì đột nhiên làm được một kết quả to và trở thành chuyên gia tầm cỡ thế giới ngay lập tức.

Về khoản thứ 2, tôi đồng ý. Đó là cách tốt nhất để học toán sau. Tuy nhiên, để có học như được thì trước hết phải biết kiến thức cơ bản đã. Ví dụ không biết topo đại cương thì không thể bổ sung kiến thức về topo đại số được. Không biết nhóm là gì thì không thể bổ sung về lý thuyết galoa được. Dục tốc bất đạt.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kakalotta: 07-03-2006 - 07:48

PhDvn.org

#63
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
theo bác cuốn sách hình học không giao hoán của ông nào là mở đầu tốt nhất vậy? Hôm qua đọc sơ qua bài của ông Jone thì thấy nhức đầu, hà hà.
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#64
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết
Có lẽ như bác hoadaica và anh KK hơi hiểu lầm ý của mad. Ý của mad ko phải nhấn mạnh việc có paper hay ko, mà là việc làm quen với nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu từ sớm sẽ rất bổ ích cho sau này, cho dù có ra được kết quả hay ko.

-- Việc tìm tòi mày mò ko phải là việc ìhọc được vài ba món rồi đi đánh lung tung”, cũng ko phải để có cái gì đó để đi khoe, mà là để tìm niềm vui khi học toán. Rất đồng ý với anh KK là lúc này thì chỉ là học nghề; nhưng học và tìm tòi, tìm tòi và học cũng ko có ranh giới rõ rệt.

mad có học một môn, thầy cho 10 bài tập hằng tuần, trong đó có 1,2 bài khó; ngồi bứt rụng tóc luôn mà có khi nghĩ cũng ko ra. Nhưng có khi lại nghĩ ra, rất thích, lại cố ngồi tìm cách mở rộng một chút (giải đã mất thời gian, ko còn thời gian làm môn khác, nhưng lại cứ thích ngồi nghịch ngợm); được một cái gì đó mới mới khoái lắm, đem lên nói thầy, thầy bảo sai rồi về làm lại đi :geq, thế là lại ngồi làm, … Sau khóa học đó cũng làm được một số cái nho nhỏ, chẳng đáng gì cả, chẳng phải pây pờ pây piếc gì hết, mà là một số ghi chép tay về một số mở rộng cho bài tập mà tự mình tìm ra, nhưng cảm thấy rất thích :leq.

Những cái này gọi là học cũng được, mày mò cũng được, ìnghiên cứu nhỏ” cũng được, nhưng dù sao nó cũng có một cái gì đó thú vị hơn là chỉ đọc sách suông. Và làm quen với các research project trong 1 học kì hay 1 năm lại có những cái hay khác; tuy rằng nó làm cho mình ko có thời gian học rộng nhưng mình lại hiểu sâu một số vấn đề, và nó sẽ làm nền tảng cho mình đi tiếp những bước khác..

-- Bác hoadaica có nói, làm toán ko chỉ ngày một ngày hai, mad cũng xin phép nói là học toán ko chỉ ngày một ngày hai, vào thư viện thì thấy một núi sách toán, biết chừng nào học cho hết; chẳng lẽ học hết một phần lớn đó, luyện được một nội công thâm hậu thì mới bắt tay vào nghiên cứu à ? Nhưng cũng có thể đó là một cách hay, mỗi người có một quan điểm về cách học riêng :sum .

mad kiến thức hạn hẹp, tầm nhìn hạn chế hơn các bác nhiều, nhưng cũng xin được nêu một vài ý kiến như trên; và luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bậc đàn anh.

Quên mất, vào topic này mà quên chúc mừng hai bạn Hưng và Khải. Thật sự nể hai bạn ghê luôn, chúc hai bạn sẽ tiến xa hơn nữa :sum

#65
hoang

hoang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết
Góp vui chút: 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự có ai học được hết đâu.
hoanglovely

#66
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Có đạt Ma sư tổ.
PhDvn.org

#67
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
ý tôi không phải thế. Có thời mình cũng không đồng ý với anh KK về chuyện học tràng lang, nhưng giờ mới thấy thiếu.
Thế nào đi nữa giờ mình vẫn học lệch. Nhưng chủ trương của mình là thiếu cái nào ta tìm lại ngay (tức trong lúc đọc sách về những cái mình đang làm, thấy có cái mình thiếu thì tìm đọc ngay). Cách này có vẻ nghịch lịch lý với chuyện đào giếng, nhưng chịu khó chắc cũng không đến nỗi nào.
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#68
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Tất nhiên quan điểm của mỗi người một khác nhau và mỗi ngành mỗi khác. Cũng từng có thời mình nghĩ y hệt như vậy, nhưng về sau thấy cần phải thay đổi nhiều. Ví dụ nghiên cứu chuyên ngành toán sơ cấp thì chả cần biết gì cả.
Chả phải ngẫu nhiên mà lúc mới đầu, Vaughan Jones khuyên mình phải có một tư duy cân đối giữa tất cả các ngành, giải tích, đại số, hình học, topo, vật lý lý thuyết không được thiên lệch trong gian đoạn đầu tiên. Và nói thẳng, mình nghe lời của một người được giải Fields hơn một người không có uy tín gì.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kakalotta: 08-03-2006 - 16:17

PhDvn.org

#69
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Công nhận thời gian đầu mình cũng học lệch, chỉ học những cái gì phục vụ cho bài toán của ông thầy giao, chỉ học cái gì để mà viết ra được paper, học chỉ mục đích là để có bài báo, mặc dù đến nay thì mình chưa có 1 kết quả nào.
Nhưng đó là 1 sự sai lầm. Nói chung toán học để học hết nó thì không thể được, nhưng cần phải có 1 kiến thức nền tảng cơ bản nhất định, lúc đó mới có thể hiểu được những thứ mình đã làm, vì sao lại làm như thế, và nói chung là có 1 định hướng nhất định.
Mình cũng tin lời của Jones nói (thông qua lời của KK nói lại), nhưng không phải vì Jones được giải Fields mà mình cho rằng Jones nói đúng, mà đó là trải qua 3 năm tự đúc rút cách học thế nào hiệu quả cho mình, và thấy lời của ông ta trùng với những suy nghĩ hiện tại của mình

Có 1 số người có thể học 1 cách rút ngắn ( chỉ học những thứ mình cần ), nhưng đối với mình pp này hoàn toàn sai. Sẽ không thể hiểu hình học đại số 1 cách cẩn thận nếu không biết 1 ít giải tích phức. Sẽ không thể hiểu hết Topo đại số nếu không biết hình học vi phân.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quantum-cohomology: 09-03-2006 - 09:38


#70
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Bổ sung thêm một chút. Không thể hiểu giải tích hàm hiện đại một cách tử tế nếu không có topo đại số, sẽ không thể hiểu được giải tích điều hòa một cách nghiêm túc nếu thiếu đi lý thuyết biểu diễn và hình học symplectic.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kakalotta: 09-03-2006 - 10:33

PhDvn.org

#71
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết
Ý tưởng về "tư duy cân đối" hay thật; cám ơn anh KK và anh QC đã "khai thông" :P

Nhưng ko biết tại sao HHDS cần giải tích phức thế nào nhỉ, và topo đại số liên quan tới hhvp ra sao, anh QC có thể nói sơ được ko ?

P/s: hình như 72 tuyệt kỹ ra đời sau khi Đạt Ma sư tổ viên tịch ^_^ Ở đây

#72
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Mình thì biết cũng không nhiều, chỉ có thể nói đại khái thôi. HHDS ví dụ trên trường phức thì cần kha khá kiến thức giải tích phức. Ví dụ việc hiểu thế nào là 1 đa tạp đại số, tại sao đa tạp đại số lại biểu diễn qua không điểm của các đa thức, thì cũng phải nắm sơ qua 1 vài tính chất của hàm holomorphic.
Chẳng hạn khi ta học Sheaf theory của HHDS thì Giải tích phức chắc chẵn là hữu ích rồi, việc hiểu 1 loạt các khái niệm trừu tượng của HHDS thông qua giải tích phức dễ hơn nhiều là việc chỉ hiểu thuần túy abstract.
Còn về topo đại số, thì việc học nó cần đến hình học vi phân là chắc chắn rồi. Nếu không hiểu vector bundle, nhóm Lie,... thì làm sao hiểu được topological K-Theory.

Kinh nghiệm của mình hồi trước thế này: Mình học topo đại số pure hoàn toàn, không có công cụ gì khác hết, cho nên chỉ hiểu các object của toán học như nhóm đối đồng điều, đồng điều, đồng luân hết sức formal, hết sức là vẹt, vì toàn thuộc lòng.
Từ ngày học thêm mấy chiêu bên hình học vi phân, như đối đồng điều De Rham, mình hiểu Poincare đối ngẫu tốt hơn nhiều --> hiểu luôn cả Serrre đối ngẫu trong HHDS tốt lên. Từ hình học vi phân, mình học rộng ra bên vật lý lý thuyết 1 ít về lý thuyết trường gauge mình thấy hiểu nhóm đồng luân hơn hẳn hồi xưa, chỉ có topo chay.

Học hình học đại số hồi xưa, mình chỉ toàn học đại số giao hoán, cho nên hiểu tương đối là hình thức, từ ngày luyện thêm mấy chiêu giải tích phức, mình thấy ngôn ngữ abstract của Sheaves cohomology cũng dễ hiểu 1 cách hình học hơn nhiều.

#73
Inzaghi

Inzaghi

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
[FONT=Times]đương nhiên là toàn học hiện đại cần phải biết nhiều về Giải tícch lẫn đại số. Nếu mà các bác cứ bàn luận vấn đề này mãi thì mệt lắm.
Sống là yêu và cùng chia xẻ
Chết thì có ai mà biết đâu

#74
meovaheo

meovaheo

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Cũng lâu rồi không vào 4rum!
Đọc được những ý kiến chân thành của các bạn, mình hết sức cảm ơn!
Sẽ cố gắng hơn nữa!
Đúng rồi, học Toán mà, có bao giờ hết đâu! Phải học và tìm tòi nhiều thật nhiều! Đồng thời cũng phải học rộng và biết rộng, không nên học lệch!
Chúc mọi người thành công và vui vẻ trong việc học, làm và nghiên cứu Toán!

#75
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
meovaheo là ai thế nhỉ :)

#76
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Là 1 trong 2 bạn Hưng hoặc Khải. Ở trên meovaheo đã thông báo nội dung mấy cái e-mails về chuyện article được đăng.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh